Đề tài Soạn giảng một tiết sinh học theo hướng tích cực

Đề tài Soạn giảng một tiết sinh học theo hướng tích cực

Soạn giảng theo hướng tích cực là một yêu cầu trọng tâm trong phương pháp giảng dạy mới nhằm phát huy năng lực học tập của học sinh .M uốn có tiết dạy có hiệu quả giáo viên cần phải biết đầu tư giáo án đúng mức về nội dung chuyên môn và phương pháp giảng dạy.Vậy việc soạn giảng một tiết sinh học theo hướng tích cực cần tiến hành như thế nào?

docx 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1324Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Soạn giảng một tiết sinh học theo hướng tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HỮU CẢNH
TỔ TỰ NHIÊN
*****
CHUYÊN ĐỀ :
SOẠN GIẢNG MỘT TIẾT SINH HỌC THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
A/Đặc vấn đề:
 Soạn giảng theo hướng tích cực là một yêu cầu trọng tâm trong phương pháp giảng dạy mới nhằm phát huy năng lực học tập của học sinh .M uốn có tiết dạy có hiệu quả giáo viên cần phải biết đầu tư giáo án đúng mức về nội dung chuyên môn và phương pháp giảng dạy.Vậy việc soạn giảng một tiết sinh học theo hướng tích cực cần tiến hành như thế nào?
B/Giải B quyết vấn đề: 
 I.dặc diểm và yêu cầu soạn giảng theo hướnh tích cực : 
 1.Đối với HS:
 - Được độc lập nghiên cứu thông tin sgk, tranh vẽ mô hình ,mẫu vật, phim 
 - Được tiến hành các thí nghiệm sinh học .
 - Được thảo luận trao đổi với nhau về các thông tinđược cung cấp trong sgk để tìm kiến thức mới.
 2.Đối với giáo viên :
 - Chuẩn bị đồ dùng dạy học cần thiết :các phương tiện trực quan, fim ảnh 
Các dụng cụ thí nghiệm
 - Gợi ý, định hướng cách giải quyết vấn đề đặc ra , giúp học sinh phát hiện kiến thức mới.
 - Đánh giá kết quả hoạt động học tập của học sinh.
 II.Các bước thực hiện soạn giảng:
 1.đầu tiên GV cần nghiên cứu toàn bộ chương trình sinh học của khối lớp đang dạy để nắm được cụ thể mục tiêu cần đạt được trong một năm , một học kì, một chương va một bài cụ thể.Từ đó định hướng hoạt động dạy học trong một tiết liên quan tới các tiết khác.
 Ví dụ:chương trình sinh học 9 gồm hai phần:
 Phần di truyền và biến dị bao gồm các nội dung : các thí nghiệm của Men-den, NST,ADNvà Gen,biến dị , ứng dụng di truyền học.
 Phần sinh vật và môi trường gồm ;SV và môi trường, quần thể sinh vật , hệ sinh thái ,con người , dân số và môi trường.
 2.Nghiên cứu tiết dạy và xác định mục tiêu trọng tâm của tiết dạy .
 VD:Bài đột biến gen;
 Mục tiêu :
 - Kiến thức:trình bảy được khái niệm và nguyên nhân phát sinh đột biến gen.Hiểu được tính chất, biểu hiện và vai tròcủa đột biến gen đối với sinh vật và con người.
 - Kỹ năng:phát triển kỹ năng quan sát qua tranh vẽ , rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm
 - Thái độ :giải thích được các hiện tượng sinnh học về đột biến gen
 3. xác định phương pháp vá thời gian cho từng mục tiêu cụ thể
 4. chuẩn bị đồ dùng cho tiết dạy:
 5. Cụ thể hóa nội dung dự kiến trên giáo án.
 VD; Trong bài đột biến gen .
 Phần I: đột biến gen là gì?
 - Yêu cầu HS đọc thông tin SGKkết hợp quan sát tranh H.26.1 để so sánh sự khác nhau giữa gen đột biến và gen thường,từ đó đặc tên cho từng dạng đột biến
 - GV có thể treo bảng phụ với nội dung gợi ý :
Đoạn ADN a(ban đầu)
Số cặp nuclêôtit
Điểm khác so với đoạn a
Đặt tên cho dạng đột biến
.b
.c
.d
 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời 2 lệnh SGK, sau đó cử đại diện nhóm điền nội dung thích hợp vào ô trống ở bảng.-Mời đại diện nhóm khác nhận xét.
 - Vấn đề cần lưu ý khi giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận phải rõ ràng, giớ hạnthời gian thảo luận phù hợp.
 7.việc củng cố kiến thức trong tiết học cần đặc biệt quan tâm , câu hỏi mang tính tư duy hơn là ghi nhớ máy móc.Câu hỏi cũng phải ohù hơp với đối tượng HS trong lớp.
C.Kết luận :
 Việc đầu tư soạn giảng một tiết sinh học theo hướng tích cực là vấn đề quan trọng ảnh hưởnh đến chất lượng dạy học.Để nâng cao chất lượng dạy học bồi dưỡng tình cảm yêu thích bộ môn sinh học GV cần nghiên cứu và đưa ra những vấn đề phù hợp với năng lực học tập của HS.Không nên đưa vấn đề quá khó hoặc quá dễ sẽ sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn
 Rất mong đượ sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp
 Xuân Thành ngày 25 tháng 3 năm 2010
 Nguyễn Ngọc Văn

Tài liệu đính kèm:

  • docxChuyen de sinh hoc.docx