Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Di truyền và biến dị - Vũ Ngọc Giang

Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Di truyền và biến dị - Vũ Ngọc Giang

Kiến thức:

 -Nêu được nhiệm vụ, nội dung v vai trị của Di truyền học.

 -Giới thiệu Men Đen là người đặt nền móng cho Di truyền học

 - Nu được phương pháp nghiên cứu của Men Đen.

 -Hiểu và nêu được 1 số thuật ngữ ,kí hiệu trong DTH.

 

doc 122 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 6128Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Lớp 9 môn Sinh học - Phần I: Di truyền và biến dị - Vũ Ngọc Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1	Ngày soạn:	05.08.2011	Ngày dạy: 16.08.2011
 Phần I: DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ.
Chương I: Các thí nghiệm của Men đen
 Tiết 1 - Bài 1: Men –đen và Di truyền học.
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
 1. Kiến thức:
 -Nêu được nhiệm vụ, nội dung và vai trị của Di truyền học.
 -Giới thiệu Men Đen là người đặt nền mĩng cho Di truyền học
 - Nêu được phương pháp nghiên cứu của Men Đen.
 -Hiểu và nêu được 1 số thuật ngữ ,kí hiệu trong DTH.
 2.Kỹ năng: rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình tìm ra kiến thức 
 3.Thái độ: xây dựg ý thức tự giác và thói quen học tập bộ môn.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: H 1.2 SGK/6.
III/ HỌAT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Oån định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ (5’) Hướng dẫn HS phương pháp học tập bộ môn và giới thiệu qua về chương trình sinh 9
3.	Hoạt động dạy – học (32’)
Vào bài: Vì sao con được sinh ra lại có những tính trạng giống hay khác bố, mẹ?
Họat động 1 (8’) DI TRUYỀN HỌC
* Mục tiêu: Hiểu được mục đích và ý nghĩa của di truyền học.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS.
-Yêu cầu HS đọc + trả lời 2 câu hỏi sau :
Hiện tượng DT là gì?
Hiện tượng BD là gì?
-Giải thích rõ ý trong sgk: “ Biến dị và DT là hai hiện tượng song song gắn liền với quá trình sinh sản”
-Yêu cầu thực hiện lênh ở sgk /trang 5 -> lâp bảng và điền vào bảng theo mẫu sau:
Tính trạng
Bản thân 
Bố 
Mẹ
Hìnhdạng tai
 Mắt 
Mũi
Tóc 
Màu mắt
Màu da
Yêu cầu vài HS đọc bảng do bản thân lập và tự rút ra nhận xét đặc điểm di truyền và biến dị đối với bản thân.
-Cho HS đọc tiếp thông tin.
 H: DTH nghiên cứu điều gì? Có vai trò gì đối với công nghệ sinh học hiện đại? 
 - HS họat động cá nhân ->đọc và trả lời câu hỏi của GV
- Học sinh nghe giảng.
-Làm bài cá nhân.
-Hs tự rút ra nhận xét : bản thân có nhiều điểm giống bố mẹ,nhưng cũng có những điểm khác với bố mẹ. 
-Học sinh tự đọc sgk và trả lời câu hỏi của GV 
*Tiểu kết
- Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính qui luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
- Di truyền học cung cấp cơ sở khoa học cho chọn giống, có vai trò quan trọng trong y học, đặc biệt là trong công nghệ sinh học,
Họat động 2 (17’)
MENĐEN – NGƯỜI ĐẶT NỀN MÓNG CHO DI TRUYỀN HỌC
* Mục tiêu : Hiểu và trình bày đươc phương pháp nghiên cứu di truyền của Menđen – phương pháp phân tích các thế hệ lai.
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
-Gọi 1 hs đọc thông tin/ phần II trang 5.
 H: Người đặt nền móng cho DT học là ai? Trong nghiên cứu DT ông đã dùng phương pháp nào?
 .Cho cả lớp gạch dưới vào sgk(= viết chì) nội dung trả lời.
-Treo tranh phóng to hình 1.2
à hướng dẫn HS quan sát hình chú ý các câu hỏi gợi ýà thảo lụân nhóm để thống nhất ý kiến. 
 Câu hỏi:
 1/Có nhận xét gì về đặc điểm của từng cặp tính trạng trong các thí nghiệm của Menđen.?
 2/ Vì sao Menđen lại chọn đậu Hà lan làm đối tượng để nghiên cứu?
 3/ Menđen sử dụng phương pháp nào để rút ra qui luật di truyền các tính trạng?
-Giải thích thêm: năm 1865 công trình của Menđen được công bố nhưng đến 1900 mới được thừa nhận
(do hạn chế sự hiễu biết về tế bào học lúc bấy giờ)
-Menđen thành công hơn các nhà khoa học đương thời do biết tách ra từng cặp tính trạng để theo dõi, còn các nhà khoa học khác thì nghiên cứu tính di truyền qua toàn bộ các tính trạng trong 1 lần.
 -Họat động cá nhân .
-1,2 HS trả lời câu hỏi.
-Dùng viết chì gạch dưới các từ sau:
 * Menđen(1822-1884).
 * Phương pháp phân tích các thế hệ lai.
 -Quan sát cá nhân H1.2 nghe GV hướng dẫn khi quan sát.
 -Thảo luận nhóm và thống nhất trả lời các câu hỏi
 Yêu cầu trả lời:
* Tương phản.
 * Hoa lưỡng tính, dễ trồng ,thụ phấn nghiêm ngặt.
 * Theo dõi sự di truyền của từng cặp tính trạng đem lại.
 * dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được.
* Tiểu kết: 
- Nội dung của phương pháp phân tích thế hệ lai của Menden:
+ Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một cặp hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản, rồi theo dõi sự di truyền riêng lẻ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
+ Dùng toán thống kê phân tích số liệu thu được, rút ra quy luật di truyền các tính trạng.
Họat động 3 (9’)
MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ KÍ HIỆU CƠ BẢN CỦA DI TRUYỀN HỌC
*Mục tiêu:Tìm hiểu một số thuật ngữ và kí hiệu cơ bản của DTH.
 HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG HỌC SINH 
-Cho HS đọc thông tin 
 + gạch dưới những cụm từ có trong sách giáo khoa về từng khái niệm:
 .Tính trạng là gì? Cho thí dụ (ngòai thí dụ trong sgk)
 .Cặp tính trạng tương phản là gì ?Cho vd
 ,Nhân tố DT là gì? Cho td.
 .Giống (hay dòng )thuần chủng là giống có đặc tính di truyền thống nhất( GV nên giải thích thêm)
 -Hướng dẫn HS cách viết sơ đồ lai(sử dụng các kí hiệu)
- vài HS phát biểu, vài HS nhận xét , bổ sung.
-Vài HS đọc lại các kí hiệu.
P? G? đực? Cái? F1? F2 ? X ?
* Tiểu kết:
* Cách viết các kí hiệu:
- P: cặp bố mẹ xuất phát.	- x: phép lai.
- G: giao tử.	- :Bố	- : mẹ
- F: thế hệ con	F1: đời 1	F2: đời 2	
IV/ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ( 5’)
1) Nội dung và ý nghĩa thực tiễn của DTH?
 	2) Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen gồm những điểm nào?
V/ DẶN DÒ (2’) -Học bài + phần gạch dưới ở sgk.
 -Đọc “Em có biết “ trang 7.
 -Chuẫn bị bài 2: (đọc phần II ).Giải thích Kết quả của thí nghiệm trong trang 9. 
¨ Rút kinh nghiệm:
Tuần 	1	Ngày soạn:	05.8	Ngày dạy: 19.08
 Tiết 2 - BÀI 2:
I/ MỤC TIÊU:
1/ Kiến thức:
_ Nêu được thí nghiệm và rút ra được nhận xét lai một cặp tính trạng của Menđen.
_ Nêu được khái niệm kiểu hình.
_ Phát biểu được nội dung qui luật phân li.
_ Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Menđen.
2/ Kỹ năng: rèn kỹ năng phân tích số liệu và kênh hình đểđgiải thích được các kết quả thí nghiệm theo quan điểm của Men Đen. Viết được sơ đồ lai.
3/ Thái độ : Củng cố niềm tin vào khoa học khi nghiên cứu tính qui luật của hiện tượng sinh học
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh H.2.1 ; H.2.2; 2.3 sgk/8,9
 Bảng 2 trang 8 sgk
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
1. Oån định lớp (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Trình bày đồi tượng, nội dung, ý nghĩa của DT học?
- Nội dung pp phân tích các thé hệ lao của Menden? Tại sao Menden lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai ?
3. Hoạt động dạy học (32’)
* MỞ BÀI (1’): với phương pháp phân tích các thế hệ lai, Menđen đã phát hiện ra các qui luật di truyền à đặt nền móng cho di truyền học. Một trong những thí nghiệm của ông là “ Lai một cặp tính trạng “ . Vậy Menđen đã tiến hành thí nghiệm ra sao ? và giải thích kết quả thí nghiệm của mình như thế nào? 
Hoạt động 1 (15’)
THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
* Mục tiêu: 	- HS hiểu và trình bày được thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen. 
	- Phát biểu đươc nội dung qui luật phân li.
GV
HS
- GV y/c HS nghiên cứu sgk + q/ s H.2.1 à đại diện lên trình bày lại thí nghiệm của Menđen dựa trên sơ đồ H.2.1.
- GV giới thiệu : Menđen đã tiến hành thí nghiệm trên vài cặp tính trạng và ông đã đưa ra kết quả thí nghiệm ở bảng 2 như sau:
- GV treo bảng 2 à đặt câu hỏi :
1. Các tính trạng như hoa đỏ, hoa trắng, thân cao, thân lùn, quả vàng, quả lục được gọi là gì?
2. Thế nào là kiểu hình?
- y/c HS thảo luận nhóm theo lệnh s/ sgk trang 8
H: có nhận xét gì về tỉ lệ kiểu hình ở F2 ?
- GV giải thích thêm: nếu đổi giống hoa đỏ là bố, hoa trắng là mẹ thì kết quả vẫn không thay đổi à kết luận: Bố, mẹ có vai trò di truyền như nhau.
H: Menđen gọi tính trạng xuất hiện ở F1 là gì? Tính trạng xuất hiện ở F2 là gì?
- Y/ C HS hoạt động cá nhân : điền vào chỗ trống câu / trang 9 phần I sgk
- Gọi 1-2 HS đọc lại câu đã bổ sung chỗ trống, 1-2 HS khác nhận xét , bổ sung.
H: qua thí nghiệm, Menđen đã rút ra được kết luận gì?
- HS nghiên cứu thông tin ( hoạt động cá nhân ) 
- đại diện nhóm lên trình bày thí nghiệm à 1-2 HS khác nhận xét , bổ sung.
- HS tự đọc thông tin và trả lời câu hỏi của GV
- Thảo luận nhóm à điền vào bảng 2 : tỉ lệ kiểu hình ở F2 .
- y/ c trả lời: tỉ lệ giống nhau ở 3 trường hợp là tỉ lệ 3: 1.
¯tính trạng xuất hiện ở F1 là tính trạng trội.
¯Tính trạng xuất hiện ở F2 là tính trạng lặn.
¯HS tự điền các từ và cụm từ vào chỗ trống.
¯HS tự rút ra kết luận
* TIỂU KẾT: 
- Bằng pp phân tích các thế hệ lai, Menden thấy rằng: khi lai 2 bố mẹ khác nhau về 1 cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì:
	+ F1 có kiều hình giống nhau (đồng tính) mang tính trạng trội.
	+ F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn
- Kiều hình: tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.
Hoạt động 2 (18’)
MENĐEN GIẢI THÍCH KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM
* Mục tiêu: HS giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan niệm của Mendel.
GV
HS
- y/ c HS đọc thông tin/ sgk trang 9
H: Quan niệm của Menđen có điểm gì khác với quan niệm đương thời.
H: Tại sao Menđen quan niệm như thế?
GV thơng báo: Menden cho rằng mỗi cặp tính trạng do cặp gen quy định và ơng dùng chữ cái để biểu thị gen.
+ Chữ in hoa: gen trội→tính trạng trội
+ Chữ in thường: gen lặn→tính trạng lặn
- GV giải thích sơ đồ H.2.3à y/ c HS thảo luận nhóm theo s / trang 9 phần II
Yêu cầu trả lời: 
+ Tại sao F1 cĩ kiểu gen Aa nhưng biểu hiện hoa đỏ?
GV thơng báo: 
+Sự kết hợp giao tử A và giao tử a tạo nên F1 cĩ kiểu gen Aa ( thể dị hợp)
+ Sự kết hợp giao tử a và giao tử a tạo nên kiểu gen ở F2 cĩ kiểu gen là aa ( thể đồng hợp lặn) → biểu hiện tính trạng lặn
- Cho HS đọc thông tin / trang 10 à nêu 2 câu hỏi:
1. Thông qua H.2.3 Menđen đãgiải thích thí nghiệm như thế nào?
2. Qua đó ông đã phát hiện ra qui luật gì? Nội dung ra sao?
y/c trả lời:
* quan niệm đương thời à các tính trạng của bố, mẹ trộn lẫn vào nhau trong quá trình di truyền, tạo nên tính trạng trung gian ( thí dụ: P : hoa đỏ X hoa trắng à F1 : hoa hồng ) 
* Menđen cho rằng: các tính trạng không hòa lẫn vào nhau.
- y/c tr ... ä nhập giống .
- GV gọi 1 HS đọc thông tin ở phần 2 / trang 103.
H: Để tạo ưu thế lai ở vật nuôi người ta dùng phương pháp nào ?
H: Nội dung của phép lai kinh tế là gì?
- Sau khi HS trả lời 2 câu hỏi , GV nhấn mạnh: Do đó F1 được gọi là con lai kinh tế .
H : Tại sao không dùng con lai kinh tế làm giống ( để nhân giống ) ?
- GV có thể mở rộng (đối với những lớp khá) :
Ở nước ta : Lai kinh tế thường dùng con cái thuộc giống trong nước và áp dụng kĩ thuật giữ tinh đông lạnh.
* Thành tựu : Lai bò vàng Thanh Hóa với bò Hônsten Hà Lan à con lai F1 chịu nóng, lượng sữa tăng .
- Hoạt động lớp : cá nhân đọc thông tin và trả lời câu hỏi của GV
- y/c trả lời được :
à Có 2 phương pháp : lai khác dòng và lai khác thứ .
* Lai khác dòng : tạo 2 dòng tự thụ phấn ( dòng thuần ) rồi cho chúng giao phấn với nhau 
* Lai khác thứ : kết hợp giữa ưu thế lai và tạo giống mới.
- Hoạt động lớp : đọc thông tin, phân tích thông tin để trả lời các câu hỏi của GV .
* Tạo ưu thế lai ở vật nuôi à chủ yếu là dùng phương pháp lai kinh tế .
* Phép lai kinh tế là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau à con lai F1 (dùng con lai F1 làm sản phẩm , không dùng nó làm giống ). 
àNếu nhân giống F1 thì các thế hệ sau sẽ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp lặn gây hại biểu hiện thành tính trạng.
* Tiểu kết: 
1. Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng
- Lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau.
VD: Ở ngô tạo được ngô lai F1 năng suất cao hơn 25 à 30% so với giống hiện có.
- Lai khác thứ: để kết hợp giữa tạo ưu thế lai và tạo giống mới
2. Phuong pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi
- Lai kinh tế: là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.
VD: Lợn Ỉ Móng CÁi x Lợn Đại Bạch à lợn con mới sinh năng 0,8kg tăng trọng nhanh, tỉ lệ nạc cao.
IV. CỦNG CỐ BÀI (3’) Hãy chọn và đánh dấu X vào câu trả lời đúng nhất :
Câu 1 : Ưu thế lai là hiện tượng con lai F1 có :
Sức sống cao , sinh trưởng nhanh , phát triển mạnh .
Khả năng chống chịu tốt.
Năng suất cao
Cả a , b , c đều đúng.
Đáp án đúng : d
Câu 2 : Người ta không dùng con lai kinh tế làm giống vì :
Dễ xuất hiện kiểu gen đồng hợp lặn gây hại.
Có kiểu gen dị hợp nên đời sau sẽ phân tính
Ưu thế lai sẽ giảm ở đời kế tiếp 
Cả 3 câu a, b, c đều đúng
Đáp án đúng : d
Câu 3 : Lai kinh tế là phép lai giữa bố , mẹ thuộc :
Hai dòng thuần khác nhau rồi giữ con lai F1 làm giống .
Hai dòng thuần khác nhau rồi giữ con lai F1 làm sản phẩm.
Hai dòng thuần có cùng kiểu gen rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.
Hai loài khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.
Đáp án đúng : b 
Câu 4 : Biện pháp nào sau đây được áp dụng để duy trì ưu thế lai ở thực vật.
Lai 2 dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
Lai 2 dòng thuần có kiểu gen giống nhau.
Giâm cành , ghép cành , chiết cành.
Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ .
Đáp án đúng : c 
V. DẶN DÒ (1’)
	* Học bài 
	* Làm tiếp các câu hỏi ở sách bài tập
	* Sưu tầm tài liệu về lai kinh tế ở VN
	* Đọc bài 36 ( chú ý phần II )
 RÚT KINH NGHIỆM
Ngày tháng năm 2011
Tổ trưởng
Lê Thị Thanh Hà
Tuần	Ngày dạy	Ngày soạn
	ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hệ thống hóa kiến thức HKI
- Nắm chắc các kiến thức cơ bản đã học
+ Cách làm bài tập lai 1 tính – xác định kết quả phép lai – viết sơ đồ lai.
+ Những hiểu biết về NST để giải thích NST là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.
+ Những hiểu biết về ADN để giải thích ADN (gen) à mARN à Protein à Tính trạng.
+ Những biến đổi trong vật chất di truyền dưới tác động môi trườn g trong và ngoài cơ thể à đột biến.
+ Phân biệt đột biến với thường biến
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng
- Khái quát hóa, hệ thống hóa, so sánh rút ra kiến thức cơ bản.
- Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng
- Tranh cấu tạo NST, mô hình ADN, các dạng đột biến.
- Sơ đồ tổng hợp Protein, sơ đồ hình thành đột biến gen, đột biến cấu trúc NST, thể đa bội, thể dị bội.
- Bảng so sánh NST thường, NST giới tính, thường biến, đột biến.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Oån định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (lồng vào phần ôn tập).
3. Bài mới (77’)
Hoạt động 1 (25’)
NHIỄM SẮC THỂ
Hoạt động GV
Hoạt động HS
- GV đặt câu hỏi cho các nhóm thảo luận:
 Tại sao NST được xem là cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ tế bào?
- GV gợi ý bằng những câu gợi mở:
 + Tính đặc trưng của bộ NST được thể hiện ở dặc điểm nào?
 + Cấu trúc của NST? 
 + Chức năng?
 + Cơ chế đảm bảo bộ NST đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào, cơ thể?
 + Phân biệt NSTT và NSTGT.
- HS vận dụng kiến thức đã học về cấu tạo NST, tính đặc trưng của bộ NST, chức năng của NST để trả lời.
- Yêu cầu HS nêu được:
à Tb của mỗi loài SV có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình dạng
à Do ADN + Protein
à Mang gen à truyền đạt do NST có khả năng tự nhân đôi.
à Nguyên phân, giảm phân, thụ tinh
* Tiểu kết
	NST
	NST thường	NST giới tính
	Các cặp NST tương đồng	Cặp (chiếc) NST giới tính
	Bộ NST lưỡng bội (2n)	Số lượng đặc trưng
	Hình dạng đặc trưng
	Bộ NST đơn bội (2)
	Các kì: kì đầu à kì giữa à kì sau à kì cuối
	 Kì trung gian
	Biến đổi hình thái NST
Chu kỳ tế bào	Duỗi xoắn cực đại à đóng xoắn à đóng xoắn cực đại
Dần duỗi xoắn
	Hoạt động chức năng của NST
	Tự nhân đôi à phân li và tổ hợp đồng đều
	Trạng thái NST: Đơn (2n) à kép 2n à đơn (2n + 2n)
Hoạt động 2 (20’)
HIỆN TƯỢNG PHÂN HÓA GIỚI TÍNH
- Yêu cầu HS hệ thống hóa kiến thức về di truyền giới tính.
 (các vấn đề: sự phân hóa giới tính – cơ chế xác định giới tính – Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính)
- GV chốt lại à HS nắm vững.
- HS vận dụng kiến thức đã học hệ thống hóa dười dạng sơ đồ trên cơ sở những gợi ý của GV
- Cho đại diện nhóm lên bảng trình bày đáp án của nhóm , nhóm khác nhận xét, bổ sung
* Tiều kết
	Hiện tượng phân hóa giới tính	Đực: XX hoặc XY
	(cặp NST giới tính)	Cái: XY hoặc XX
	Sự phân li cặp NSTGT trong giảm phân
	Cơ chế xác định giới tính	Quy luật phân hóa giới tính 1 : 1
	Sự tổ hợp cặp NSTGT trong thụ tinh
Di tuyền	Bên trong: hoocmon sinh dục
giới tính	Các yếu tố ảnh hưởng	Nhiệt độ
	sự phân hóa giới tính	Bên ngoài	Aùnh sáng
	Dinh dưỡng
	Ứng dụng: điều chỉnh tỉ lệ đực cái theo ý muốn
Hoạt động 3 (20’)
ADN – TÍNH TRẠNG
- Yêu cầu HS hệ thống hóa kiến thức về AND à ARN à Protein à tính trạng
( các vấn đề: tại sao ADN đa dạng đặc thù?
Tại sao Protein đa dạng đặc thù?
Mối quan hệ giữa AND – ARN?
Tại sao AND được xem là VCDT ở cấp độ phân tử?
Di truyền là gì? Cơ sỡ hiện tượng DT?
- Hs vận dụng những kiến thức đã học để hòan thành yêu cầu của GV
- Đại diện nhóm lên bảng hoàn thành sơ đồ
- Nhóm khác theo dỏi, nhận xét, bổ sung
* Tiểu kết
	Cấu trúc	Đa phân: 4 loại Nu (A, T, G, X)	Đa dạng
	(số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp)	Đặc thù
ADN	Cấu trúc không gian 2 mạch // xoắn đều	NTBS (A-T, G-X)
	Chứa gen (TTDT) à bảo quản (TTDT)	ADN con giống
	Chức năng	tự nhân đôi (NTBS, bán bảo toàn) à truyền đạt	ADN mẹ
	Cấu trúc: đa phân: 4 loại Nu (A, U, G, X) 1 mạch xoắn
ARN	Phân loại	mARN
	tARn
	rARN
	Cấu trúc: đa phân hơn 20 loại axit amin	Đa dạng
	Các bậc cấu trúc không gian	Đặc thù
Protein	Cấu trúc
	Chức năng	Xúc tác
	Điều hoà
Tính trạng
Hoạt động 4 (12’)
BIẾN DỊ
- Yêu cầu HS hệ thống hóa các dạng biến dị, nêu các điểm khác nhau, cho ví dụ
- HS vận dụng bài học để hoàn thành yêu cầu
- Biết nêu ví dụ minh họa và giải thích các hiện tượng thực tế.
* Tiểu kết
	Biến dị tổ hợp à phân ly độc lập
	Biến dị di truyền	ĐB gen
	Đột biến	ĐB cấu trúc NST
Biến dị	ĐBNST	ĐBSLNST	dị bội thể
	Đa bội thể
	Biến dị không di truyền	Nguyên nhân phát sinh
	Đặc điểm
4. Kiểm tra đánh giá (10’)
Hãy giải thích sơ đồ:
- ADN (gen) à mARN à Protein à Tính trạng
- Hãy giải thích mối quan hệ giữa kiểu gen – môi trường- kiểu hình? Người ta vận dụng mối quan hệ này vào thực tiễn sản xuất như thế nào?
- Tại sao đa số đột biến gen có hại? Phân biệt thường biến – đột biến?
5. Dặn dò (2’)
Ngày tháng năm 200
Nhóm trưởng
Dương Thị Trung
- Học kĩ những nội dung đã ôn tập.
- Làm nhuần nhuyễn bài tập
- Làm các bài tập lai 1 cặp tính trạng.
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần	Ngày soạn	Ngày dạy
Tiết 35	KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU
1. Thái độ: HS hệ thống hóa được kiến thức trọng tâm của phần Di truyền – Biến dị
- Biết cách làm bài tập lai 1 tính: xác định kết quả phép lai – giải thích kết quả.
- Cấu trúc NST: cơ chế duy trì bộ NST đặc trưng của loài qua các thế hệ tế bào, cơ thể.
- Cấu trúc ADN: Bản chất mối quan hệ giữa ADN à mARN à Protein à Tính trạng
- Các dạng đột biến, hậu quả.
2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng
- Làm bài tập lai 1 tính
- Viết mạch bổ sung, 2 ADN con được tạo ra qua quá trình tự nhân đôi.
- Giải thích các hiện tượng thực tế, các mối quan hệ
- Phân tích cơ chế của các quá trình.
- Vận dụng để nâng cao năng suất.
3. Thái độ:
	Giáo dục ý thức trung thực, độc lập khi làm bài
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
- Bài tập lai 1 tích: giải thích kết quả phép lai.
- Viết mạch bổ sung, 2 ADN con được tạo ra qua quá trình tự nhân đôi.
- Các dạn g đột biến.
- Phân biệt giữa đột biến và thường biến
- Cơ chế sinh con trai, con gái ở người. Quan niệm mẹ quyết định việc sinh con trai, con gái là đúng hay sai ? Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 :1 ?
- Cấu tạo hóa học, cấu trúc không gian của ADN ?
- Vì sao ADN đa dạng, đặc thù ? Hệ quả NTBS ?
- Mối quan hệ giữa gen và tính trạng ?
III. NHẬN XÉT

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh 9 hk 1.doc