Đề tài Xây dựng và áp dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm vào dạy học sinh học 9 – thcs

Đề tài Xây dựng và áp dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm vào dạy học sinh học 9 – thcs

Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đã được tiến hành rộng rãi, đặc biệt là với bộ môn sinh học, trong đó có sinh học 9. Kèm theo đó, hệ thống bài tập trắc nghiệm cũng đã bước đầu được ứng dụng như là một phương tiện phục vụ cho các PPDH mới. Để có một cái nhìn, một cách hiểu đúng đắn về trắc nghiệm; để phát huy tốt các ưu điểm của hệ thống bài tập trắc nghiệm mang lại trong quá trình dạy và học sinh học 9 thì cần phải đi sâu vào tìm tòi, phân tích, xây dựng, sử dụng chúng một cách hợp lý để phù hợp với các bài học trong SGK, phù hợp với các loại kiến thức sinh học 9, phù hợp với từng loại đối tượng học sinh và giáo viên. Đó chính là vấn đề chúng tôi quan tâm và là lý do để tôi chọn đề tài nghiên cứu này.

 

doc 15 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1214Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Xây dựng và áp dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm vào dạy học sinh học 9 – thcs", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xây dựng và áp dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm 
Vào dạy học sinh học 9 – THCS
Phần I: Mở đầu
I.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) đã được tiến hành rộng rãi, đặc biệt là với bộ môn sinh học, trong đó có sinh học 9. Kèm theo đó, hệ thống bài tập trắc nghiệm cũng đã bước đầu được ứng dụng như là một phương tiện phục vụ cho các PPDH mới. Để có một cái nhìn, một cách hiểu đúng đắn về trắc nghiệm; để phát huy tốt các ưu điểm của hệ thống bài tập trắc nghiệm mang lại trong quá trình dạy và học sinh học 9 thì cần phải đi sâu vào tìm tòi, phân tích, xây dựng, sử dụng chúng một cách hợp lý để phù hợp với các bài học trong SGK, phù hợp với các loại kiến thức sinh học 9, phù hợp với từng loại đối tượng học sinh và giáo viên. Đó chính là vấn đề chúng tôi quan tâm và là lý do để tôi chọn đề tài nghiên cứu này.
I.2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài
I.2.1. Mục tiêu nghiên cứu.
Xác định phương pháp, hình thức xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm sinh học 9 vào dạy học và kiểm tra sinh học 9 nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục.
I.2.2. Nhiệm vụ của đề tài.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan.
- Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm vào dạy học và kiểm tra sinh học 9.
- Thử nghiệm áp dụng trên một số đối tượng có liên quan.
- Rút ra kết luận, đề xuất ý kiến và giải pháp tốt nhất cho việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm sinh học 9 vào dạy học và kiểm tra sinh học 9.
I.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
I.3.1. Đối tượng.
Phương pháp, cách thức và hình thức xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm sinh học 9 trong dạy học và kiểm tra sinh học 9.
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu.
* Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tìm, đọc, tra cứu tài liệu.
* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Thực nghiệm sư phạm.
Phần II: Nội dung nghiên cứu và kết quả đạt được.
II.1. Cơ sở lý luận.
II.1.1. Đổi mới PPDH sinh học 9 ở trường THCS với việc sử dụng bài tập trắc nghiệm.
Việc đổi mới PPDH sinh học 9 nằm trong chương trình đổi mới PPDH chung trên toàn quốc của tất cả các môn học, của tất cả các khối lớp thực hiện từ năm 2002. Đi kèm với đổi mới PPDH là sự đổi mới về nội dung chương trình sinh học 9 so với trước; đổi mới SGK, đổi mới theo hướng sử dụng các phương tiện dạy và học theo hướng hiện đại hóa, theo kịp với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ và sự ứng dụng nó trong đời sống xã hội.
Tính tích cực được biểu hiện trong hoạt động và đặc biệt trong hoạt động học tập, về thực chất là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Vì vậy, để phát huy tốt tính tích cực của học sinh với môn học thì phải áp dụng tốt các phương pháp dạy học tích cực. Một trong những biện pháp được cho là hữu hiệu là sử dụng thành thạo, linh hoạt các phương tiện dạy học, trong đó, bài tập trắc nghiệm là một phương tiện tốt. Có thể nhận thấy rằng bài tập trắc nghiệm sinh học 9 có vai trò quan trọng trong việc làm cho học sinh thêm phầm hứng thú trong hoạt động, làm đơn giản hóa quá trình nhận thức và cơ bản là đem lại hiệu qủa giáo dục cao.
II.1.2. Hệ thống bài tập trắc nghiệm áp dụng vào dạy học sinh học 9 – THCS
II.1.2.1. Trắc nghiệm.
Trắc nghiệm là các phương pháp dùng để lượng giá trong giáo dục. Theo nghĩa rộng, trắc nghiệm là một phép lượng giá cụ thể mức độ khả năng thể hiện hành vi trong lĩnh vực nào đó của một người cụ thể nào đó.
II.1.2.2. Các phương pháp – hình thức trắc nghiệm.
Dựa vào cách thực hiện trắc nghiệm thì việc phân chia các phương pháp trắc nghiệm như sau:
Các phương pháp trắc nghiệm
 Quan sát Viết Vấn đáp
 Trắc nghiệm khách quan Trắc nghiệm tự luận
 Tiểu luận Cung cấp thông tin
 Ghép đôi Điền khuyết Trả lời ngắn Đúng sai Nhiều lựa chọn 
Như vậy, trắc nghiệm theo thói quen như ta vẫn nhắc tới, về thực chất là hình thức trắc nghiệm khách quan: “Đề thi thường bao gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu lên vấn đề và những thông tin cần thiết để học sinh có thể trả lời từng câu một cách ngắn gọn”.
Trong trắc nghiệm khách quan, cơ bản gồm 5 hình thức:
Câu ghép đôi: Đòi hỏi học sinh phải ghép đúng từng cặp, nhóm từ 2, 3,...cột với nhau sao cho phù hợp về nghĩa.
Ví dụ: Ghép các ý ở cột B tương ứng với các ý ở cột A:
Các đặc điểm của quần xã
Đặc điểm
Cột A
Các chỉ số
Cột B
Thể hiện
Trả lời
Số lượng các loài trong quần xã
1. Độ đa dạng
a. Loài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác.
1 – c
2. Độ nhiều
b. Loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã.
2 – d
3. Độ thường gặp
c. Mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã.
3 – e
Thành phần loài trong quần xã
4. Loài ưu thế
d. Mật độ cá thể của từng loài trong quần xã.
4 – b
5. Loài đặc trưng
e. Tỷ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát.
5 – a
Câu điền khuyết: Nêu một mệnh đề có khuyết một hoặc một số bộ phận, học sinh phải nghĩ ra nội dung thích hợp để điền vào chỗ trống.
Ví dụ: Điền những cụm từ: a- tính trạng, b – nhân tố di truyền, c – tổ hợp tự do, d – tổ hợp lại vào những chỗ trống trong những câu sau:
Cơ chế chủ yếu tạo nên các biến dị tổ hợp là sự phân li độc lập của các...(1)...trong quá trình phát sinh giao tử và sự...(2)... của chúng trong quá trình thụ tinh.
Đáp án: 1- a, 2 – c.
Câu trả lời ngắn: Là câu trắc nghiệm chỉ đòi hỏi trả lời bằng nội dung rất ngắn.
Ví dụ: Ai được coi là Newton của sinh học?
Đáp án: Gregor Menden.
Câu đúng sai: Đưa ra một nhận định, thí sinh phải lựa chọn một trong hai phương án trả lời để khẳng định nhận định đó là đúng hay sai?
Ví dụ: Quy luật di truyền liên kết do Jacop và Mono phát hiện ra là đúng hay sai?
Đáp án: Sai.
Câu nhiều lựa chọn (NLC): Đưa ra một nhận định và 4 đến 5 phương án trả lời, thí sinh phải chọn để đánh dấu vào phương án đúng hoặc phương án tốt nhất.
Ví dụ: Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở nước ta là:
A. Chọn giống lúa, ngô. 	C. Cải tạo giống địa phương.
B. Chọn giống ưu thế lai ở lợn, gà. 	D. Chỉ có A và B.
Đáp án: D.
Trong các kiểu câu trắc nghiệm đã nêu, kiểu câu đúng sai và kiểu câu NLC có cách trả lời đơn giản nhất. Câu đúng sai cũng chỉ là trường hợp riêng của câu nhiều lựa chọn với 2 phương án trả lời.
II.1.2.3. So sánh các phương pháp trắc nghiệm khách quan và tự luận.
Cần khẳng định ngay rằng không thể nói phương pháp nào là hoàn toàn tốt hơn; mỗi phương pháp có các ưu điểm và nhược điểm nhất định. Bảng dưới đây cho thấy tùy theo từng vấn đề, ưu thế thuộc về phương pháp nào:
Vấn đề
ưu thế thuộc về
phương pháp
TNKQ
TNTL
ít tốn công ra đề thi.
+
Đánh giá được khả năng diễn đạt đặc biệt là tư duy trừu tượng.
+
Đề thi phủ kín nội dung môn học.
+
ít tốn công chấm thi.
+
áp dụng được công nghệ mới trong việc nâng cao chất lượng đề thi, hạn chế quay cóp khi thi, hạn chế tiêu cực trong chấm thi và giúp phân tích kết quả thi.
+
ít may rủi do trúng tủ, trật tủ
+
Phương pháp tự luận nên dùng trong các trường hợp sau:
1. Khi học sinh không quá đông.
2. Khi muốn khuyến khích và đánh giá cách diễn đạt.
3. Khi muốn tìm hiểu ý tưởng của học sinh hơn là khảo sát thành quả học tập.
4. Khi có thể tin tưởng khả năng chấm bài tự luận của giáo viên là chính xác.
5. Khi không có nhiều thời gian soạn đề nhưng có đủ thời gian để chấm bài.
Phương pháp trắc nghiệm nên dùng trong các trường hợp sau:
1. Khi số học sinh rất đông.
2. Khi muốn chấm bài nhanh.
3. Khi muốn có điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào bài chấm thi.
4. Khi phải coi trọng yếu tố công bằng, vô tư, chính xác và muốn ngăn chặn gian lận trong thi cử.
5. Khi muốn kiểm tra một phạm vi hiểu biết rộng, muốn ngăn ngừa nạn học tủ, học vẹt và giảm thiểu sự may rủi.
II.1.2.4. Cách viết câu hỏi khách quan, câu hỏi tự luận.
a. Cách viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan.
Yêu cầu chung:
+ Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với học sinh.
+ Không hỏi ý kiến riêng của học sinh, chỉ hỏi sự kiện, kiến thức.
Loại nhiều lựa chọn:
1. Các phương án sai phải có vẻ hợp lý.
2. Chỉ nên dùng 4 hoặc 5 phương án chọn.
3. Đảm bảo cho câu dẫn nối liền với mọi phương án chọn theo đúng ngữ pháp.
4. Chỉ có 1 phương án chọn là đúng.
5. Tránh dùng câu phủ định, đặc biệt là phủ định 2 lần.
6. Tránh lạm dụng kiểu: “không phương án nào trên đây đúng” hoặc “mọi phương án trên đây đều đúng”.
7. Tránh việc tạo phương án đúng khác biệt so với các phương án khác (dài hơn hoặc ngắn hơn, mô tả tỉ mỉ hơn,).
8. Phải sắp xếp phương án đúng theo thứ tự ngẫu nhiên.
Loại đúng sai:
1. Câu phát biểu phải hoàn toàn đúng hoặc sai.
2. Soạn câu trả lời thật đơn giản.
3. Tránh dùng câu phủ định, đặc biệt là phủ định 2 lần.
Loại ghép đôi:
1. Hướng đẫn rõ về yêu cầu của việc ghép cho phù hợp.
2. Đánh số ở mỗi cột và chữ ở cột kia.
3. Các dòng trên mỗi cột phải tương đương về nội dung, hình thức, ngữ pháp, độ dài.
4. Tránh các câu phủ định.
5. Số từ trên hai cột không như nhau, thường nên từ 5 đến 10.
Loại điền khuyết:
1. Chỉ để 1 chỗ trống.
2. Thiết kế sao cho có thể trả lời bằng một từ đơn nhất mang tính đặc trưng (người, vật địa điểm, thời gian, khái niệm,).
3. Cung cấp đủ thông tin để chọn từ trả lời.
b. Cách viết câu hỏi tự luận.
Tự luận là kiểu trắc nghiệm thuận lợi cho việc đánh giá cách diễn đạt và những khả năng tư duy ở mức độ cao, tuy nhiên khó chấm một cách khách quan. Để phát huy ưu điểm của loại trắc nghiệm này và hạn chế độ thiên lệch của việc chấm bài, cần lưu ý các điểm sau đây:
1. Đảm bảo cho đề tự luận phù hợp với mục tiêu học tập và nội dung giảng dạy.
2. Làm cho học sinh hiểu rõ trả lời cái gì. Câu cần rõ ràng và xác định. Nếu cần, bài tự luận cụ thể hơn, có thể phác họa cấu trúc chung của bài tự luận.
3. Cho học sinh biết sẽ xử dụng các tiêu chí nào để đánh giá bài tự luận, sẽ cho điểm như thế nào.
4. Lưu ý cho học sinh về bố cục và ngữ pháp.
5. Nên sử dụng những câu, từ khuyến khích tư duy sáng tạo, bộ óc phê phán và ý kiến cá nhân.
6. Nêu những tài liệu chính cần tham khảo.
7. Cho giới hạn độ dài (số từ).
8. Đảm bảo đủ thời gian để thí sinh làm bài khi làm ở lớp hoặc thời hạn nộp bài khi làm ở nhà.
9. Khi ra đề bài tự luận có cấu trúc, nên quy định tỷ lệ điểm cho mỗi phần và mỗi khi chấm bài, nên chấm từng phần cho mọi học sinh.
II.2. Nhận xét chương trình, nội dung sinh học 9.
II.2.1. Từ định hướng PPDH, thiết bị dạy học và PP đánh giá.
Sinh học là môn khoa học thực nghiệm. Các kiến thức sinh học cần được hình thành theo phương pháp quan sát và thí nghiệm. Tuy nhiên, sinh học 9 mang tính khái quát và trừu tượng cao. Vì vậy, cần cho học sinh lĩnh hội bằng tư duy trừu tượng, dựa vào các thì nghiệm mô phỏng, sơ đồ khái quát. Phát triển các phương pháp tích cực: hoạt động quan sát, thí nghiệm, thảo luận trong nhóm nhỏ, dạy học đặt và giải quyết vấn đề,
Theo hướng phát triển các phương  ... i tính như Microsoft Office PowerPoint, violet, thuận lợi cho giáo viên giảng dạy.
Cải tiến các hình thức kiểm tra truyền thống, phát triển các loại hình TNKQ, kể cả trắc nghiệm bằng sơ đồ, hình vẽ, bài tập nhằm giúp học sinh tự kiểm tra trình độ nắm kiến thức toàn chương trình, tăng nhịp độ thu nhận thông tin phản hồi để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học. 
Từ đoạn thông tin trên, tôi thấy rằng chúng ta đã có cơ sở rất vững chắc về mặt lý luận và cả thực tiễn cho việc dạy và học với việc sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm.
II.2.2. Điều kiện thực tế thuận lợi cho việc sử dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm vào sinh học 9.
Có thể thấy rằng hiện nay, hệ thống bài tập trắc nghiệm sinh học 9 có điều kiện được sử dụng rất thuận lợi vì:
+ Đồ dùng cho việc dạy và học của học sinh và giáo viên cơ bản được đảm bảo đủ.
+ Các thiết bị hiện đại dần dần được trang bị cho các trường THCS như: Máy chiếu hắt, máy chiếu đa năng, máy vi tính, máy photocopy, máy quét chấm các bài kiểm tra, thi trắc nghiệm, các phần mềm hỗ trợ dạy học,
II.3. Thực nghiệm và kết quả.
Để xác định và chứng minh cho cơ sở lý luận của đề tài, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm giảng dạy trên thực tế với các lớp: 9A, 9B, 9C. Chúng tôi đã lưu ý một số chi tiết như sau:
+ Chọn bài thực nghiệm: chọn bài đại diện cho các dạng kiến thức điển hình: Lý thuyết, thực hành thí nghiệm, thực hành tư duy trên giấy bút,
+ Sử dụng các thiết bị phục vụ cho việc dạy và học để đạt hiệu quả cao như: máy chiếu, tranh ảnh, vi tính, tư liệu sưu tầm bằng hình ảnh, 
+ Có thực nghiệm và đối chứng.
+ Có kiểm tra nhận thức và kiểm tra độ bền kiến thức sau mỗi lần thực nghiệm.
+ Ngoài ra, chúng tôi còn biên soạn các đề kiểm tra cho các đối tượng học.
Qua các bài thực nghiệm cụ thể, chúng tôi rút ra một vài điều như sau: 
+ Phải nắm vững các kiến thức cơ bản về trắc nghiệm và cách biên soạn đề trắc nghiệm.
+ Biên soạn có hệ thống, rõ ràng, khoa học và được biên soạn càng công phu thì chất lượng dạy học càng được nâng cao.
+ Việc áp dụng các bài tập trắc nghiệm trên từng bài học, phần học phải mang tính linh hoạt cần có sự đầu tư suy nghĩ, cân nhắc kỹ lưỡng, dựa vào nội dung SGK, hướng dẫn của SGV, các sách tham khảo có liên quan, đặc biệt là phối hợp với từng bài, loại bài cụ thể.
+ áp dụng phải dựa trên từng loại đối tượng học sinh và mục đích áp dụng.
+ Không nên áp dụng quá cứng nhắc, tùy tiện.
Ví dụ 1: 
Trường THCS Điệp Nông
Năm học: 2009 – 2010
Kiểm tra sinh học 9
Tuần 11 – tiết 21
Câu 1 (5 điểm): Chọn đáp án trả lời đúng nhất trong mỗi câu cho dưới đây:
1. Đặc điểm của đậu Hà Lan thuận lợi cho việc nghiên cứu di truyền của Menđen là:
a. Sinh trưởng và phát triển mạnh	c. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn cao
b. Tốc độ sinh trưởng nhanh	d. Có hoa đơn tính
2. Phép lai dưới đây tạo ra ở cơ thể lai F1 có hai kiểu hình là:
a. P: Aa x aa	b. P: AA x AA	
c. P: aa x aa	d. P: AA x Aa
3. Theo cách gọi của Menđen, yếu tố nằm trong tế bào quy định tính trạng của cơ thể là:
a. Cấu trúc gen	b. Nhân tố di truyền 	
c. Phân tử ARN	d. Nhiễm sắc thể
4. Kiểu gen dị hợp về hai cặp gen là:
a. AaBb	b. aaBb	
c. AABb	d. Aabb
5. Trong nguyên phân có thể quan sát rõ nhất hình thái nhiễm sắc thể (NST) vào kì:
a. Kì trung gian	b. Kì đầu	
c. Kì giữa	d. Kì sau
6. Khi chưa nhân đôi, mỗi NST được gọi là:
a. Một crômatit	b. Một NST đơn	
c. Một NST kép	d. Cặp crômatit
7. Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở:
a. Tế bào mầm sinh dục	c. Hợp tử
b. Tế bào sinh dưỡng	d. Noãn bào bậc I và tinh bào bậc I
8. ở một loài có 12 nhóm gen liên kết, tên của loài đó là:
a. Lúa nước	b. Ruồi giấm	
c. Tinh tinh	d. Người
9. Các nguyên tố hoá học tham gia vào thành phần của phân tử ARN là:
a. C, H, O, N	b. C, H, N, O, S, Na	
c. C, H, O, N, Mg	d. C, H, O, N, P
10. Quá trình tổng hợp Prôtêin xảy ra ở:
a. Trong nhân tế bào	c. Trên màng tế bào
b. Trong tế bào chất	d. Trong nhân con
Câu 2 (2 điểm): Hãy liệt kê các chức năng của Prôtêin? Cho ví dụ về mỗi chức năng?
Câu 3 (1 điểm): Phát biểu nội dung qui luật phân li độc lập của Menđen?
Câu 4 (2 điểm): Một gen có tổng số nuclêôtit là 3000, trong đó số nuclêôtit loại Ađênin chiếm 30%.
a. Tính chiều dài, số chu kì xoắn của gen?
b. Tính số nuclêôtit mỗi loại của gen?
Trường THCS Điệp Nông
Năm học: 2009 – 2010
đáp án đề Kiểm tra sinh học 9
Tuần 11 – tiết 21
Câu 1 (5 điểm): Chọn đáp án trả lời đúng nhất:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
c
a
b
a
c
b
d
a
d
b
Câu 2 (2 điểm): Các chức năng của Prôtêin:
+ Chức năng cấu trúc: 
Prôtêin tham gia cấu tạo tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể.
Ví dụ: Prôtêin loại Histon tham gia cấu tạo nên NST.
+ Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất:
	Bản chất của các Enzim là Prôtêin, Enzim tham gia xúc tác các phản ứng sinh hoá trong cơ thể.
	Ví dụ: Enzim Amylaza làm biến đổi tinh bột chín thành đường.
+ Chức năng điều hoà các quá trình trao đổi chất:
	Các hoocmôn phần lớn là prôtêin có vai trò điều hoà các quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể.
	Ví dụ: Insulin có vai trò điều hoà lượng đường trong máu.
+ Ngoài các chức năng trên, prôtêin còn có các chức năng khác:
	- Bảo vệ cơ thể (các kháng thể).
	- Vận động của tế bào và cơ thể.
	- Vận chuyển O2 và CO2.
	- Cung cấp năng lượng.
	- Dự trữ, truyền xung thần kinh,
Câu 3 (1 điểm): Nội dung qui luật phân li độc lập của Menđen:
+ Các nhân tố di truyền (gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
+ Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng thuần chủng, tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia và ngược lại, kết quả tỉ lệ kiểu hình ở đời con tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
Câu 4 (2 điểm): 	
+ Chiều dài của gen:	
Lgen = = (Ao)
+ Số chu kì xoắn của gen:	
C = = (Chu kì)
+ Số nuclêôtit mỗi loại của gen: 	
A = T = 30%N = (Nuclêôtit)	
G = X = (Nuclêôtit)
Trường THCS Điệp Nông
Năm học: 2010 – 2011
Kiểm tra sinh học 9
Tuần 11 – tiết 21
Câu 1 (5 điểm): Chọn đáp án trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau đây:
1. Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích?
a. AA x Aa	b. Aa x aa	
c. Aa x Aa	d. AA x AA
2. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một sơ thể được gọi là:
a. Tính trạng	b. Kiểu gen	
c. Kiểu hình	d. Kiểu hình và kiểu gen
3. Kiểu gen nào dưới đây là đồng hợp về cả hai cặp gen:
a. AABB và aabb	b. AAbb và aaBB	
c. AaBb	d. Cả a và b
4. Một khả năng của nhiễm sắc thể đóng vai trò rất quan trọng trong sự di truyền là:
a. Biến đổi hình dạng	b. Tự nhân đôi	
c. Trao đổi chất	d. Co, duỗi
5. Số nhiễm sắc thể thường trong tế bào sinh dưỡng ở người là:
a. 22 chiếc	b. 23 chiếc	
c. 44 chiếc	d. 46 chiếc
6. Có 5 tinh bào bậc I tiến hành giảm phân bình thường tạo được:
a. 5 tinh trùng	b. 10 tinh trùng	
c. 15 tinh trùng	d. 20 tinh trùng
7. Trong giảm phân, hiện tượng nhiễm sắc thể kép co ngắn và xếp một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra ở thời kì nào?
a. Kì giữa I	b. Kì giữa II	
c. Kì sau I	d. Kì sau II
8. Nhóm sinh vật nào dưới đây có đôi nhiễm sắc thể XY trong tế bào 2n của giới cái?
a. Bò, vịt, cừu	b. Chim, ếch, bò sát	
c. Người, tinh tinh	d. Gà, ruồi giấm
9. Đơn vị cấu tạo nên ARN là:
a. Axit amin	b. A, T, G, X 	
c. Nuclêôtit	d. Cả a, b và c
10. Trong quá trình tổng hợp Prôtêin, A của mARN liên kết với:
a. T của tARN	b. U của tARN 	
c. G của tARN 	d. X của tARN
Câu 2 (2 điểm): Trình bày nội dung của qui luật phân li độc lập và nội dung của hiện tượng di truyền liên kết?
Câu 3 (2 điểm): Một gen có 480 nuclêôtit loại Ađênin và 720 nuclêôtit loại Xitôzin.
a. Tính tổng số nuclêôtit của gen?
b. Tính chiều dài, số chu kì xoắn của gen?
Câu 4 (1 điểm): Viết sơ đồ lai và thống kê kết quả F1 cho phép lai sau:
P: Dd (mắt đen) x dd (mắt xanh)
Trường THCS Điệp Nông
Năm học: 2009 – 2010
đáp án đề Kiểm tra sinh học 9
Tuần 11 – tiết 21
Câu 1 (5 điểm): Chọn đáp án trả lời đúng nhất:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
b
a
d
b
c
d
b
b
c
b
Câu 2 (2 điểm): 
Nội dung qui luật phân li độc lập của Menđen:
+ Các nhân tố di truyền (gen) đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
+ Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng thuần chủng, tương phản thì sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia và ngược lại, kết quả tỉ lệ kiểu hình ở đời con tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
	Nội dung của hiện tượng di truyền liên kết:
+ Di truyền liên kết là hiện tượng một nhóm tính trạng được di truyền cùng nhau, được quy định bởi các gen trên một nhiễm sắc thể cùng phân li trong quá trình phân bào.
Câu 3 (1 điểm): 
+ Tổng số nuclêôtit của gen: N = 2(A + X) = 2(480 + 720) = 2400 (Nuclêôtit).
+ Chiều dài của gen:	Lgen = = (Ao)
+ Số chu kì xoắn của gen:	C = = (Chu kì)
Câu 4 (2 điểm): 	Sơ đồ lai:
P: 	Dd 	x 	dd 
 (mắt đen) 	 (mắt xanh)
GP: 	D; d	d
F1:	Dd	:	dd
 (mắt đen) 	 (mắt xanh)
	Kết quả F1: 	TLKG: 1Dd : 1dd
	TLKH: 1 mắt đen: 1 mắt xanh
Ví dụ 2: 
+ Đối với: mục II và III bài 1, mục II bài 18, mục I bài 21,thì nên dùng hình thức trắc nghiệm dưới dạng bảng.
+ Đối với: mục I bào 2, mục III bài 3, mục I bài 9, Mục III bài 33, thì nên dùng phiếu học tập dạng các câu hỏi tự luận với nội dung ngắn để học sinh thâu tóm kiến thức dễ dàng.
III. Kết luận và kiến nghị
áp dụng hệ thống bài tập trắc nghiệm trong dạy học và kiểm tra sinh học 9 là chọn lọc sưu tầm hoặc tự ra đề kiểm tra trắc nghiệm dưới hình thức là các câu hỏi và bài tập mà vận dụng vào trong suốt quá trình dạy và học sinh học 9 của giáo viên và học sinh. Có thể sử dụng trong kiểm tra bài cũ, có thể trong giảng dạy kiến thức mới, trong kiểm tra cuối bài, trong kiểm tra viết, Các câu hỏi và bài tập này được công phu biên soạn từ dễ đến khó, từ phần đầu cho đến phần kết thúc với đa dạng loại hình trắc nghiệm, được áp dụng theo tính chất hệ thống, linh hoạt, phối hợp hài hòa với các yếu tố khác như mục tiêu, phương pháp, phương tiện,thì sẽ nâng cao và phát huy rất tốt cho việc dạy và học theo hướng tích cực hóa người học đang được tiến hành. Học sinh sẽ nâng cao được tính chủ động sáng tạo, tiếp cận được với những thành tựu khoa học hiện đại, tiên tiến, phát triển các kỹ năng tư duy ở mức độ cao, chất lượng dạy và học sinh học 9 cũng sẽ được nâng cao hơn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Trong đề tài này, tôi mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu bước đầu và gợi mở ra triển vọng cho một vấn đề mới và cũng chưa thực sự đi sâu vào chi tiết. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn sẽ tiếp tục nghiên cứu cho đề tài được thực sự hoàn thiện. Dưới góc độ bài viết này và với trình độ của chúng tôi chắc chắn còn nhiều thiếu sót và hạn chế, rất mong đồng nghiệp tham khảo góp ý kiến chân thành!
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Điệp Nông, ngày 14 tháng 02 năm 2011
Giáo viên
Nguyễn Việt Dũng

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem SINH HOC.doc