Đề tham khảo thi học sinh giỏi huyện môn: lịch sử 9 thời gian: 120 phút

Đề tham khảo thi học sinh giỏi huyện môn: lịch sử 9 thời gian: 120 phút

Câu 1: Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga 1917?(3đ)

Câu 2: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã có tác động gì đối với đời sống con người? Theo em, cần phải làm gì để hạn chế những mặt trái đó?(4đ)

II/ Lịch sử Việt Nam(13)

Câu 3: Quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra như thế nào? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng?(4)

 

doc 3 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1654Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tham khảo thi học sinh giỏi huyện môn: lịch sử 9 thời gian: 120 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THAM KHẢO THI HS GIỎI HUYỆN
Môn: Lịch sử 9
Thời gian: 120’
I/ Lịch sử thế giới (7)
Câu 1: Ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga 1917?(3đ)
Câu 2: Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã có tác động gì đối với đời sống con người? Theo em, cần phải làm gì để hạn chế những mặt trái đó?(4đ)
II/ Lịch sử Việt Nam(13)
Câu 3: Quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra như thế nào? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng?(4)
Câu 4: Tại sao nói Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời chính Đảng vô sản ở Việt Nam?(8)
ĐÁP ÁN
I/ Lịch sử thế giới
 Câu 1:
 - Đối với nước Nga :(1,5đ)
 + Lật đổ chế độ chuyên chế Nga Hoàng, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức, bóc lột, đứng lên làm chủ đất nước.
 + Mở ra kỉ nguyên mới: Đưa giai cấp công nhân và nhân dân lao động lên địa vị làm chủ vận mệnh của mình, đưa nước Nga tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
 - Đối với thế giới: (1,5đ)
 + Làm thay đổi cục diện thế giới, hình thành hai hệ thống xã hội: Xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa
 + Tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.
 “ Giống như mặt trời chói lọi, cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái Đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có một cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu sắc như thế” (Hồ Chí Minh)
 Câu 2: 
 * Tác động tích cực: (1đ)
 - Là mốc đánh dấu chói lọi trong lịch sử tiến hóa của văn minh nhân loại.
 - Mang lại tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu và những thay đổi to lớn trong cuộc sống con người
 - Nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống.
 * Tác động tiêu cực (1đ)
 - Chế ra những loại vũ khí và những phương tiện quân sự có mức tàn phá và hủy diệt cuộc sống.
 - Nạn ô nhiễm môi trường, nhiễm phóng xạ nguyên tử, bệnh dịch
 * Biện pháp (2đ)
 - Lên án và đấu tranh chống lại việc sử dụng các thành tựu KHKT vào mục đích chiến tranh, phá hủy môi trường, ảnh hưởng đến con người.
 - Có ý nghĩa bảo vệ môi trường, khi mà công nghiệp hóa phát triển, hậu quả của việc xử lí không tốt việc ô nhiễm môi trường do sản xuất công nghiệp gây ra.
 Câu 3: 
 * Quá trình thành lập Đảng(2đ)
 - 3/ 2/ 1930, Hội nghị họp tại Cửu Long- Hương Cảng( Trung Quốc) dưới sự chủ tọa của Nguyễn Ái Quốc. Các đại biểu đã thấy rõ sự cần thiết phải chấm dứt tình trạng chia rẽ và lập một Đảng cộng sản duy nhất với tên gọi là Đảng cộng sản Việt Nam.
 - Hội nghị đã thông qua chính Cương, vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo
 * Ý Nghĩa của việc thành lập Đảng (2đ)
 - Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và kết quả tất yếu lịch sử, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố: CN Mác Lê Nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
 - Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam.
 - Đảng ra đời khẳng định giai cấp công nhân Việt Nam đã đủ sức lãnh đạo cách mạng chấm dứt thời kì khủng hoảng của cách mạng Việt Nam.
 - Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.
 Câu 4: 
 * Sau khi tiếp nhận chủ nghĩa Mác- Lê nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào trong nước. Quá trình này trải qua các thời kì sau:
 a. Thời ở Pháp( 1920- 1923)
 - Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tranh thủ sự ủng hộ của giai cấp công nhân Pháp đối với Việt Nam.
 - Người tham gia hội “Những người yêu nước” tại Pháp, sáng lập hội “Liên Hiệp các dân tộc thuộc địa” (1921) để gây tình đoàn kết giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới
 - Người tham gia xây dựng báo “ Le Paria” ( “Người cùng khổ”) vào năm 1922. Người còn viết nhiều bài đăng trên báo “ Nhân đạo”, “Đời sống công nhân”. Tiêu biểu nhất là cuốn “ Bản án chế độ thực dân Pháp”
 - Những sách báo do Người viết, một mặt tố cáo tội ác của bọn đế quốc, nhất là đế quốc Pháp ở Đông Dương; mặc khác, khích lệ lòng yêu nước cho đồng bào tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lênin vận động quần chúng đấu tranh.
 b. Thời kì ở Liên Xô (1923- 1924)
 - Giữa năm 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Pháp sang Liên Xô dự Hội Nghị Quốc tế nông dân (10/ 1923) sau đó, Người ở Liên Xô một thời gian ngắn để hoạt động trong Quốc tế cộng sản, học tập thêm về lí luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và thực tiễn về cách mạng tháng Mười Nga. Trong thời gian này, Người viết nhiều bài đăng trên báo “ Sự thật” – cơ quan ngôn luận của Đảng cộng sản Liên Xô “ Thư tín quốc tế”-cơ quan ngôn luận của quốc tế cộng sản.
 - Tháng 7/ 1924, Người dự Đại Hội V của Quốc tế cộng sản và đọc tham luận tại Đại Hội, trình bày quan điểm của mình về vị trí chiến lược của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ giữa phong trào công nhân ở các nước Đế quốc với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa, về vai trò và sức mạnh to lớn của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.
 - Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian này chủ yếu trên mặt trận tư tưởng- chính trị nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin vào nước ta.
 c. Thời kì ở Trung Quốc (1924- 1927)
 - Tháng 11/ 1924, Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về Quảng Châu (Trung Quốc) để tập hợp những người yêu nước ở Việt Nam, truyền bá giáo dục cho họ chủ nghĩa Mác- Lê nin.
 - Đầu tiên Người tìm hiểu và cải tổ “Tâm Tâm xã” thành “ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên” (6/1925). Người sáng lập báo “ Thanh niên”(1926).
 - Cùng với nhiều nhà cách mạng các nước, Người tham gia sáng lập “Hội Liên Hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông” để gây tình đoàn kết giữa cách mạng các nước trong khu vực
 - Tại Quảng Châu ( Trung Quốc), Người đã mở nhiều lớp huấn luyện(1925-1927) đào tạo được 75 cán bộ cách mạng Việt Nam. Những bài giảng của Người sau này tập hợp lại trong cuốn “ Đướng Kách Mệnh” được xuất bản tại Trung Quốc vào năm 1927
 - Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe HSG MON SU CHAC AN DAU.doc