Câu1:( 8 điểm).
Đ/c hiểu thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Hãy nêu mối quan hệ giữa môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Vì sao nói môi trường và TNTN có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống và phát triển của con người và xã hội?
Trình bầy nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường và TNTN?
Trường THCS Xuân Hưng đề thi chọn GIáO VIÊN giỏi CấP TRƯờNG Năm học 2011 - 2012 Môn : Giáo dục công dân (Thời gian 150 phút không kể thời gian giao đề) Câu1:( 8 điểm). Đ/c hiểu thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Hãy nêu mối quan hệ giữa môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Vì sao nói môi trường và TNTN có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống và phát triển của con người và xã hội? Trình bầy nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và các biện pháp bảo vệ môi trường và TNTN? Câu 2:( 3 điểm ) Theo đ/c những cơ quan nào trong bộ máy nhà nước ta được gọi là cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước và do ai bầu ra? Cơ quan nào là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ? Tại sao? Làm và quyết định những công việc gì của đất nước ? ( có ví dụ để chứng minh ) Câu3:( 4 điểm): Trình bày những quy định chung của pháp luật nước ta về trật tự ATGT ? Hệ thống biển báo giao thông đường bộ gồm những nhóm nào? Cách nhận biết và nơi đặt các loại biển báo đó ? Những nguyên nhân nào dẫn đến tai nạn giao thông đường bộ hiện nay ở nước ta? Câu4:( 4 điểm) Đồng chí hiểu như thế nào là Dân chủ và Kỷ luật ? mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ luật Chứng minh rằng : " Dân chủ, kỷ luật là sức mạnh của tập thể"? Câu 5:( 1,0 điểm) Nhung là con một trong gia đình, lại hay ốm yếu nên được bố mẹ và nhiều người quan tâm, nuông chiều. Do đó mỗi khi gặp khó khăn, đau ốm, buồn bực là Nhung lại khóc lóc, rên rỉ, bi quan, cho rằng mình thật là khổ sở, bất hạnh. Hỏi: a. Em có đồng ý với việc làm và suy nghĩ của Nhung không ? Vì sao ? b. Nếu em là người thân hoặc là bạn của Nhung thì em sẽ khuyên bạn như thế nào ? ---------------------------------------------------Hết----------------------------------------------------- Trường THCS Xuân Hưng đáp án thi chọn GIáO VIÊN giỏi CấP TRƯờNG Năm học 2011 - 2012 Câu 1: :( 8 điểm). a) Môi trường là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động tới đồi sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Những điều kiện đó hoặc đã có sẵn trong tự nhiên (rừng cây, đồi, núi, sông, hồ...) hoặc do con người tạo ra (nhà máy, đường sá, công trình thuỷ lợi, khói bụi, rác, chất thải...). ( 0,5 điểm ) b) Tài nguyên TN là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người. Tài nguyên thiên nhiên là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Ví dụ:+ Tài nguyên rừng: Các loại Động vật ( Hươu, nai, hổ,..).Các loài Thực vật ( đinh, sến, táu....) + Tài nguyên đất: Quỹ đất sử dụng trong chăn nuôi, trồng trọt. + Tài nguyên nước: Sông, hồ, biển, các mạnh nước ngầm. + Sinh vật biển. + Khoáng sản: Các khoáng vật, khoáng chất, có ích ở thể rắn, lỏng, khí.. có trên mặt đất, trong lòng đất, dưới đáy biển. ( 0,5 điểm ) c) Mối quan hệ: TNTN là một bộ phận thiết yếu của MT, có quan hệ chặt chẽ với môi trường. Mỗi hoạt động KT khai thác TNTN dù tốt, xấu đều tác động đến MT ( 0,5 điểm ) d) Môi trường và TNTN có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống và phát triển của con người và xã hội (1,0 đ - Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm ) - Môi trường và tài nguyên có tầm quan trọng đặc biệt với đời sống con người, tạo cơ sở vật chất để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. - Tạo cho con người phương tiện để sinh sống, phát triển trí tuệ, đạo đức, tinh thần. Nếu không có môi trường, con người không thể tồn tại được. đ) Trình bầy nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường (1,5 điểm,Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm ) - Do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và trong các hoạt động kinh tế, không thực hiện các biện pháp bảo vệ MT, tài nguyên, chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt. - Ví dụ về ô nhiễm MT: Những con sông bị tắc nghẽn, đục ngầu do rác thải; khói, bụi, rác bẩn từ các nhà máy, khu dân cư xả ra; không khí ngột ngạt; khí hậu biến đổi bất thường;.. - Ví dụ về cạn kiệt TN: Rừng bị chặt phá bừa bãi, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp; đất bị bạc mầu; nhiều loài động-thực vật bị biến mất; nạn khan hiếm nước sạch;.. e ). Trình bầy các biện pháp bảo vệ MT và TNTN?( 2,0 đ - Mỗi ý đúng cho 0,5 điểm ) - Không sử dụng các nguyên, nhiên, vật liệu có tác nhân gây ô nhiễm môi trường; - Thường xuyên áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong sản xuất và sinh hoạt; xử lý hiệu quả các chất thải CN, chất thải sinh hoạt để không làm ô nhiễm MT. - Đưa tiêu chí bảo vệ MT vào một trong những tiêu chí đánh giá hiệu quả SX Kdoanh - Khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn TNTN; chăm sóc bảo vệ các loài động vật, thực vật quý hiếm cần phải bảo tồn. - Nghiên cứu các biện pháp ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra. - Giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác đúng nơi quy định. - Hạn chế dùng chất khó phân huỷ (nilon, nhựa), thu gom, tái chế và tái sử dụng đồ phế thải. - Tiết kiệm điện, nước sạch - Hưởng ứng Ngày 5/6 hàng năm được Liên hợp quốc chọn làm ngày “Môi trường thế giới” f). Học sinh phải làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? ( 2,0 đ - Mỗi ý đúng cho 0,25 điểm ) - Ra sức học tập để năng cao nhận thức về môi trường TNTN. ( 0,25 điểm ) - Tuyên truyền vận động mọi người cùng nhau bảo vệ môi trường. ( 0,25 điểm ) - Giữ gìn vệ sinh trường học, lớp học và xung quanh nơi ở; ( 0,25 điểm ) - Trồng cây xanh xung quanh nhà ở và ở trường học; ( 0,25 điểm ) - Tích cực tham gia các cuộc thi viết, vẽ với chủ đề: Cùng chung tay bảo vệ MT. ( 0,25 điểm ) - Đấu tranh với những hành vi gây ô nhiễm môi trường; ( 0,25 điểm ) - Đổ rác đúng nơi quy định... ( 0,25 điểm ) - Tích cực tham gia ủng hộ Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam và Ngày môi trường thế giới 5/6 hàng năm. ( 0,25 điểm ) Câu 2:( 3 điểm ) - Cơ quan đại biểu của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước đó là Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Có ví dụ- HĐND Xã do cử tri xã đó bầu ra ( 1, 0 điểm ) - Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc hội .( 2 điểm - mỗi ý đúng cho 0,5 điểm ) Tại vì Quốc hội quyết định những nhiệm vụ quan trọng nhất của đất nước như : (0,5đ) +Làm Hiến pháp và luật để quản lý xã hội . ( 0,5 điểm ) +Quyết định các chính sách cơ bản về đối nội (kinh tế-xã hội,tài chính,an ninh quốc phòng ) và đối ngoại của đất nước. (0,5đ) +Quyết định các nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và hoạt động của công dân ( 0,5 điểm ) Câu3:( 5,5 điểm): 1. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông: ( 1 điểm - mỗi ý đúng cho 0,25 điểm). - Hệ thống đường GT chưa đáp ứng yêu cầu đi lại của N dân như đường xấu và hẹp. ( ( 0,25 điểm ) - Phương tiện cơ giới và thô sơ trong mấy năm gần đây tăng nhanh và tập trung ở những thành phố lớn, trong khi đó đường sá tăng không kịp và chất lượng xấu( 0,25 điểm). - Giao thông đường sắt cũng có nhiều khó khăn ( 0,25 điểm ) - Nhưng nguyên nhân phổ biến quan trọng nhất là do ý thức của người tham gia giao thông kém như kém hiểu biết pháp luật về an toàn giao thông hoặc biết nhưng không tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông như chạy quá tốc độ cho phép, uống rượu, sử dụng ma tuý khi tham gia giao thông, đi không đúng phần đường quy định..... ( 0,25 điểm ) 2) Trình bầy những quy định chung của PL nước ta về TTATGT ? ( 2 điểm-mỗi ý đúng cho 0, 4 điểm ) - Để đảm bảo an toàn khi đi đường, chúng ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu giao thông gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, hàng rào chắn. ( 0, 4 điểm ) - Khi phát hiện công trình giao thông bị xâm phạm hoặc có nguy cơ không an toàn thì phải báo cáo ngay cho chính quyền địa phương hoặc người có trách nhiệm. ( 0, 4 điểm ) - Mọi hành vi vi phạm về TTATGT phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật, không phân biệt đối tượng vi phạm. ( 0, 4 điểm ) - Khi xảy ra tai nạn giao thông phải giữ nguyên hiện trường. Người có liên quan trực tiếp đến tai nạn phải có mặt tại hiện trường khi nhà chức trách tiến hành lập biên bản. Người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông phải giúp đỡ, cứu chữa người bị thương và báo cho cơ quan nhà nước hoặc chính quyền địa phương gần nhất. ( 0, 4 điểm ) - Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. ( 0, 4 điểm ) 3) Cách nhận biết các loại biển báo hiệu đường bộ: ( 2 điểm - mỗi ý đúng cho 0,4 điểm ) - Loại biển báo cấm: Có dạng hình tròn (trừ biển số 122 “Dừng lại” có hình 8 cạnh đều) nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường phải tuyệt đối tuân theo. Hầu hết các biển có viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ màu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ. Loại biển báo cấm có 40 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 140 ( 0, 4 điểm ) - Loại biển báo nguy hiểm: Thường có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất các sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử lý cho phù hợp với tình huống. Loại này có 46 kiểu được ký hiệu từ biển số 201 đếm biển số 246. ( 0, 4 điểm ) - Loại biển báo hiệu lệnh: có dạng hình tròn, nền màu xanh lam, trên có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người sử dụng đường biết hiệu lệnh phải thi hành. Loại này có 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 309. ( 0, 4 điểm ) - Loại biển chỉ dẫn: thường có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền màu xanh lam để báo cho người sử dụng đường những định hướng cần thiết hoặc những điều có ích khác trong hành trình. Loại này có 48 kiểu ( 401 đến 448). ( 0, 4 điểm ) - Loại biển phụ: Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông. Biển báo phụ được đặt kết hợp với các biển báo nguy hiểm, báo cấm, báo hiệu và chỉ dẫn nhằm thuyết minh bổ sung để hiểu rõ các biển báo đó hoặc được sử dụng độc lập. Loại biển phụ gồm 10 kiểu được đánh số thứ tự từ số 501 đến biển số 510. ( 0, 4 điểm ) 4. Cách đặt biển báo . ( 0, 5 điểm): Đặt bên phải theo hướng đi và cách nơi cần thông báo trên 100 mét. Câu4:( 2,5 điểm) Dân chủ là mọi người được làm chủ công việc của tập thể và xã hội, mọi người phải được biết, được cùng tham gia bàn bạc, góp phần thực hiện, giám sát những công việc chung của tập thể và xã hội có liên quan đến mọi người, đến cộng đồng và đất nước. ( 0,5 đ ) Kỉ luật là những quy định chung của một cộng đồng hoặc của tổ chức xã hội yêu cầu mọi người phải tuân theo nhằm tạo ra sự thống nhất hành động để đạt chất lượng, hiệu quả trong công việc. ( 0,5 đ) Dân chủ kỷ luật là 2 mặt của một vấn đề, có dân chủ mới có kỷ luật và ngược lại ở đâu có kỷ luật cao thì nơi đó có dân chủ tốt. ( 0,5 đ) Chứng minh “ Dân chủ và kỉ luật là sức mạnh của một tập thể” + Dân chủ tạo cơ hội để mọi người thể hiện và phát huy được sự đóng góp của mình vào công việc chung ; kỷ luật là điều kiện đảm bảo cho dân chủ được thực hiện có hiệu quả. ( 0,5 đ) + Thực hiện tốt dân chủ và kỉ luật sẽ tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động của các thành viên trong một tập thể ; tạo điều kiện để xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp ; nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập, lao động và hoạt động xã hội. ( 0,5 đ) Câu 5:( 1,0 điểm) a. Không đồng ý với suy nghĩ và việc làm của Nhung. Vì đó là những suy nghĩ nông cạn, thiếu tích cực, làm cho người thân thêm lo lắng, buồn phiền. ( 0,5 đ) b. Nếu là bạn thân của Nhung, em sẽ khuyên Nhung không nên khóc lóc, rên rỉ, bi quan mà phải sống lạc quan, có quyết tâm đấu tranh chống lại ốm đau, bệnh tật, vượt lên mọi khó khăn trong cuộc sống, cần biết tự chủ trong mọi tình huống. Có lấy ví dụ để khiyeen giải Nhung. ( 0,5 đ)
Tài liệu đính kèm: