Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Môn: Ngữ văn lớp 9

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Môn: Ngữ văn lớp 9

ĐỀ 1

Câu I (1,5 điểm):

 1)- . Mối rằng : Giá đáng nghìn vàng,

 Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài !”

 Cò kè bớt một thêm hai,

 Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.

 (Theo Ngữ văn 9 – Tập một – NXBGD 2005-tr 98)

 Đọc kỹ đoạn thơ rồi trả lời các câu hỏi sau:

 1.1) Mối rằng:”Giá đáng nghìn vàng”,nội dung lời nói phải hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

 1.2) Phương thức tu từ trong câu thơ trên là gì? Từ nào trong câu thơ cho em biết điều đó?

 1.3) Cò kè bớt một thêm hai có phải là một câu thơ hay theo quan niệm “là một câu thơ có sức gợi” (chữ dùng của nhà thơ Lưu Trọng Lư) ?

 1.4) Phương án nào là đúng nhất nói về câu thơ Cò kè bớt một thêm hai:

 A. Bản chất con buôn: trắng trợn, bỉ ổi của người được gọi là Giám Sinh họ Mã trong cảnh gia biến của Vương viên ngoại.

 B. Mã Giám Sinh xem Kiều như một món hàng cao giá, y mặc cả một cách trắng trợn, bỉ ổi, chà đạp nhân phẩm Thúy Kiều.

 C. Mụ mối và Mã Giám Sinh ngã giá về “món hàng đặc biệt”: trắng trợn, bỉ ổi, vô lương tâm trong cảnh đau đớn đến câm lặng của nàng Kiều.

 D. Ngòi bút và thái độ của Nguyễn Du về con người Mã Giám Sinh: trắng trợn, bỉ ổi, thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của Kiều.

 1.5) Phương thức biểu đạt chính của Truyện Kiều và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên có mâu thuẫn không?

 2) Chọn một phương án phù hợp ( trong các phương án A, B, C, D) và viết thêm cho rõ nghĩa câu thơ Nao nao dòng nước uốn quanh (Truyện Kiều – Nguyễn Du):

 A. Câu thơ biểu đạt sắc thái cảnh vật .

 B. Câu thơ biểu đạt cảm giác của Thuý Kiều .

 C. Câu thơ biểu đạt vẻ đẹp của dòng suối .

 D. Câu thơ biểu đạt khung cảnh buổi chiều .

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1711Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Môn: Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện
Môn: Ngữ văn lớp 9
ĐỀ 1
Câu I (1,5 điểm): 
	1)-. Mối rằng : Giá đáng nghìn vàng,
 	 Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài !”
	Cò kè bớt một thêm hai,
	 Giờ lâu ngã giá vâng ngoài bốn trăm.
	(Theo Ngữ văn 9 – Tập một – NXBGD 2005-tr 98)
	Đọc kỹ đoạn thơ rồi trả lời các câu hỏi sau:
 1.1) Mối rằng:”Giá đáng nghìn vàng”,nội dung lời nói phải hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
	1.2) Phương thức tu từ trong câu thơ trên là gì? Từ nào trong câu thơ cho em biết điều đó?
	1.3) Cò kè bớt một thêm hai có phải là một câu thơ hay theo quan niệm “là một câu thơ có sức gợi” (chữ dùng của nhà thơ Lưu Trọng Lư) ?
	1.4) Phương án nào là đúng nhất nói về câu thơ Cò kè bớt một thêm hai: 
	A. Bản chất con buôn: trắng trợn, bỉ ổi của người được gọi là Giám Sinh họ Mã trong cảnh gia biến của Vương viên ngoại.
	B. Mã Giám Sinh xem Kiều như một món hàng cao giá, y mặc cả một cách trắng trợn, bỉ ổi, chà đạp nhân phẩm Thúy Kiều.
	C. Mụ mối và Mã Giám Sinh ngã giá về “món hàng đặc biệt”: trắng trợn, bỉ ổi, vô lương tâm trong cảnh đau đớn đến câm lặng của nàng Kiều.
	D. Ngòi bút và thái độ của Nguyễn Du về con người Mã Giám Sinh: trắng trợn, bỉ ổi, thờ ơ, vô cảm trước nỗi đau của Kiều. 
	1.5) Phương thức biểu đạt chính của Truyện Kiều và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên có mâu thuẫn không? 
	2) Chọn một phương án phù hợp ( trong các phương án A, B, C, D) và viết thêm cho rõ nghĩa câu thơ Nao nao dòng nước uốn quanh (Truyện Kiều – Nguyễn Du):
	A. Câu thơ biểu đạt sắc thái cảnh vật.
	B. Câu thơ biểu đạt cảm giác của Thuý Kiều.
	C. Câu thơ biểu đạt vẻ đẹp của dòng suối.
	D. Câu thơ biểu đạt khung cảnh buổi chiều..
Câu II (2 điểm):
	Sự gặp gỡ về tâm hồn của những người đồng chí qua 2 câu thơ: 
	- Đầu súng trăng treo (Đồng chí-Chính Hữu) 
	- Vầng trăng thành tri kỷ (ánh trăng-Nguyễn Duy) 
Câu III (1,5 điểm): 
	Về chữ “hát” trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. 
Câu IV(5 điểm): Thái độ và hành động của hai nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng thuỷ văn (Lặng lẽ SaPa- Nguyễn Thành Long) và anh chiến sĩ lái xe (Bài thơ về tiểu đội xe không kính-Phạm Tiến Duật) gợi cho em suy nghĩ gì về tuổi trẻ nhân Tháng Thanh niên 2007.
-------------Hết--------------
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện
Môn: Ngữ văn lớp 9
ĐỀ 2
Câu 1 ( 2 điểm): Dựa vào “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật, hãy trả lời các câu hỏi sau:
1) Dòng nào sau đây có thể coi là tuyên ngôn nghệ thuật của nhà thơ: 
	A.Bài thơ về tiểu đội xe không kính.
	B.Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
	C.Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
	D.Chỉ cần trong xe có một trái tim.
 Hãy giải thích.
2) Từ”trái tim” trong câu “Chỉ cần trong xe có một trái tim” sử dụng phương thức chuyển nghĩa nào?
3) Hai câu thơ: 
	Không có kính, rồi xe không có đèn,
	Không có mui xe, thùng xe có xước,
a.Phạm Tiến Duật đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật ấy.
b. Hai câu thơ trên có nội dung tương tự với hai câu thơ nào trong bài Đồng chí của Chính Hữu?
Câu 2(2 điểm): Cảm nhận của em về bức tranh xuân trong hai phần trích sau:
	Cỏ non xanh tận chân trời,
	Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
	(Cảnh ngày xuân – Nguyễn Du)
	Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
	(Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải)
Câu 3 (6 điểm): Có ý kiến cho rằng:
	Trong một tác phẩm tự sự, dẫu tác giả không trực tiếp đánh giá các nhân vật, nhưng không phải vì vậy mà độc giả không hiểu được thái độ của tác giả đối với nhân vật.
	 Suy nghĩ của em về ý kiến trên. Bằng những hiểu biết về nhân vật chính trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, hãy làm sáng tỏ ý kiến của em.
-------------Hềt-----------------
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện
Môn: Ngữ văn lớp 9
ĐỀ 3
Phần I.( 4 điểm ) 
“ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
 Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
 Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. “
 ( Đồng chí- Chính Hữu )
Câu1. ( 2 điểm ) Chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên là gì?
A. Tự sự, miêu tả B. Biểu cảm, tự sự
 C. Miêu tả, thuyết minh D. Biểu cảm, nghị luận
 2. Nội dung các câu thơ trên nói về điều gì?
A. Hoàn cảnh của người lính khi ra trận
B. Những suy nghĩ của người lính về gia đình
C. Nỗi nhớ gia đình, quê hương của người lính
D. Niềm cảm thông với tâm tư, tình cảm của đồng đội.
 3. Câu thơ: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính “ được hiểu như thế nào?
A. Giếng nước gốc đa cũng nhớ người ra trận
B. Người ở nhà nhớ người ra trận
C. Người ra trận và người ở lại luôn hướng về nhau.
D. Cả quê hương dõi theo người ra trận
 4. Câu thơ: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” sử dụng phép tu từ gì?
a. ẩn dụ, nhân hoá B. Điệp ngữ, ẩn dụ
C. Nói quá, chơi chữ D. So sánh, ẩn dụ.
Câu 2.( 2 điểm ) Cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Phần II. ( 6 điểm ).
 Bằng hình ảnh ánh trăng hiện ra đột ngột giữa khung cảnh thành phố, bài thơ như một lời tự nhắc của tác giả về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên đất nước bình dị, hiền hậu.
 Qua bài thơ “ ánh trăng “ của Nguyễn Duy( Ngữ văn 9, tậpI), em hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
---------------------Hết---------------------
Đề thi học sinh giỏi huyện
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
ĐỀ 4
Câu 1: ( 1 điểm) 
Phân tích giá trị sử dụng nghệ thuật ngôn từ trong việc biểu đạt nội dung câu thơ sau:
“ Lá vàng rơi trên giấy
 Ngoài trời mưa bụi bay”
(Trích “Ông đồ” - Vũ Đình Liên)
Câu 2: (2 điểm) Cho đoạn văn:
“ Tôi rất khiêm tốn nhưng cũng rất kiên quyết đề nghị mở ra một nhà băng lưu trũ trí nhớ có thể tồn tại được sau thảm họa hạt nhân. Để cho nhân loại tương lai biết rằng sự sống đã từng tồn tại ở đây, bị chi phối bởi đau khổ và bất công nhưng cũng đã từng biết đến tình yêu và biết hình dung ra hạnh phúc. Để cho nhân loại tuơng lại hiểu điều đó và làm sao cho ở mọi thời đại, người ta đều biết tên những thủ phạm đã gây ra những lo sợ, đau khổ cho chúng ta đã giả điếc làm ngơ trước những khẩn cầu hòa bình, những lời kêu gọi làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, để mọi người biết rằng những phát minh dã man nào, nhân danh những lợi ích ti tiện nào, cuộc sống đó đã bị xóa bỏ khỏi vũ trụ này.”
( Trích “ Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” - G.G Mác-két)
Bằng văn bản (dài không quá một trang giấy thi) trong đó có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp, em hãy trình bày cảm nhận của em về suy nghĩ, thái độ và cách nói của tác giả trong đoạn văn trên.
Câu 3: (7 điểm) Thí sinh chọn một trong hai nội dung (a) hoặc (b) để làm bài:
a/ “Thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một nhân vật, một nhân vật thường kín đáo, lặng lẽ nhưng luôn luôn thấm đượm tình người.”
Em hãy giải thích ý trên và chọn một số câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu trong Truyện Kiều để minh họa cho ý kiến đó.
b/ “ Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù.”
( Trích “ Làng” - Kim Lân)
Phân tích ý nghĩ, diễn biến tâm trạng của ông Hai được thể hiện qua mạch độc thoại nội tâm trên để làm sáng tỏ nhận định: Truyện ngắn Làng của Kim Lân có giá trị thuyết phục sâu sắc nhờ xây dựng thành công nhân vật nông dân điển hình mang cá tính rõ nét, riêng biệt.
--------------------Hết------------------------
Đề thi học sinh giỏi huyện
Môn: Ngữ văn - Lớp 9
ĐỀ 5
Câu 1. (3,0 điểm) Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ tha thiết căn dặn: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Em suy nghĩ gì về lời căn dặn của Bác?
Câu 2. (3,0 điểm) Cảm nhận của em về những câu thơ sau trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:
 	- Cỏ non xanh tận chân trời,
	Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
	- Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
	Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
(Ngữ văn 9 - Tập một)
Câu 3. (4,0 điểm) Trong văn bản Tiếng nói của văn nghệ, Nguyễn Đình Thi viết:
	“Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh”.
(Ngữ văn 9 - Tập hai)
Bằng sự hiểu biết về truyện ngắn Làng, em hãy làm sáng tỏ điều mới mẻ, “lời nhắn nhủ” mà nhà văn Kim Lân muốn đem “góp vào đời sống”.
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện
Môn: Ngữ văn lớp 9
ĐỀ 6
Câu 1 ( 3,0 điểm):
 Trong số 5 phương châm hội thoại, hãy chọn và trình bày 3 phương châm mà em quan tâm nhất (nội dung phương châm, ví dụ tình huống, tác dụng...)
Câu 2 (5,0 điểm):
 Bằng một văn bản nghị luận (dài không quá hai trang giấy thi), có sử dụng lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp, hãy nêu cách hiểu của em về ý nghĩa của nhận định sau: 
 Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.
 ( Tiếng nói văn nghệ – Nguyễn Đình Thi)
Câu 3 (12,0 điểm):
 Hãy viết lời cảm ơn một nhân vật văn học về những ấn tượng và bài học mà nhân vật ấy để lại trong em. 
----------------Hết-------------
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 9 THCS
ĐỀ 7 Môn: Ngữ văn
Câu 1 ( 4, 0 điểm):
 Nhận diện và chỉ ra tác dụng nghệ thuật của các phép tu từ từ vựng chủ yếu được dùng trong các câu thơ sau: 
a) Đất nước như vì sao
 	 Cứ đi lên phía trước.
 	 	(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)
b) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
 	(Trích Viếng lăng Bác - Viễn Phương)
c) Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
 Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
 	(Trích Ngắm trăng - Hồ Chí Minh)
d) Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
 Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
 Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.
 	(Trích Bếp lửa – Bằng Việt)
Câu 2 (6, 0 điểm): Cảm nhận của em về đoạn văn sau:
 Chúng tôi, mọi người – kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:
Ba...a....a....ba!
 Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.
 Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:
Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!
 Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.
 	 (Trích Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)
Câu 3 (10, 0 điểm): Cảm hứng nhân văn biểu hiện qua đoạn thơ Chị em Thuý Kiều (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du SGK Ngữ văn 9, tập 1)
----------------Hết------------
.
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện
Môn: Ngữ văn lớp 9
ĐỀ 8
Câu 1: (12 điểm)
Một nhà văn đã viết: “Che giấu khuyết điểm của bản thân sẽ không làm ta trở nên tốt đẹp hơn. Uy tín của ta tăng thêm nếu ta chân thành công nhận khuyết điểm”.
Em hãy trình bày ý kiến của mình đối với nhận xét trên bằng cách kể lại một câu chuyện của bản thân.
Câu 2: (8,0 điểm)
Em hãy phát hiện và phân tích các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau (chỉ cần nêu vắn tắt, không cần viết thành bài văn):
“Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già”.
 1969
(Tố Hữu – Bác ơi !)

Tài liệu đính kèm:

  • docIN DE 1,2,3,4,5,6,7,8.doc