ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2008- 2009
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể giao đề)
Câu I ( 2 điểm):
“ -Tây nó đốt nhà tôi rồi, ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính cải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!
Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải để cho người khác biết chứ. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người. Ai ai cũng mừng cho ông lão.
Đến cả mụ chủ nhà là người mà ông lão yên trí nghe tin này thế nào mặt mụ cũng sa sầm xuống mà nói tức nói xóc, thì trái lại, mụ lại tỏ vẻ rất vui sướng. Mụ giương tròn cả hai mắt lên mà reo:
- A thế chứ! Thế mà tớ cứ tưởng dưới nhà đi Việt gian thật, tớ ghét ghê ấy Thôi, bây giờ thì ông bà lại cứ ở tự nhiên ai bảo sao. ăn hết nhiều chứ ở hết là bao nhiêu ”
(Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, trang 171)
Hãy trình bày cảm nhận của em về tinh thần kháng chiến chống Pháp của người nông dân thuần hậu, chất phác trong đoạn văn trên.
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện Năm học: 2008- 2009 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể giao đề) Câu I ( 2 điểm): “-Tây nó đốt nhà tôi rồi, ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chínhcải chính cái tin làng Chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả! Cũng chỉ được bằng ấy câu, ông lão lại lật đật bỏ đi nơi khác. Còn phải để cho người khác biết chứ. Ông lão cứ múa tay lên mà khoe cái tin ấy với mọi người. Ai ai cũng mừng cho ông lão. Đến cả mụ chủ nhà là người mà ông lão yên trí nghe tin này thế nào mặt mụ cũng sa sầm xuống mà nói tức nói xóc, thì trái lại, mụ lại tỏ vẻ rất vui sướng. Mụ giương tròn cả hai mắt lên mà reo: - A thế chứ! Thế mà tớ cứ tưởng dưới nhà đi Việt gian thật, tớ ghét ghê ấyThôi, bây giờ thì ông bà lại cứ ở tự nhiên ai bảo sao. ăn hết nhiều chứ ở hết là bao nhiêu” (Làng- Kim Lân, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2005, trang 171) Hãy trình bày cảm nhận của em về tinh thần kháng chiến chống Pháp của người nông dân thuần hậu, chất phác trong đoạn văn trên. Câu II (2 điểm): Ca dao có câu: Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. Trong Truyện Kiều, câu 1603- 1604, Nguyễn Du viết: Long lanh đáy nước in trời Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng. Em hãy làm rõ nghệ thuật miêu tả đặc sắc trong những câu thơ trên. Câu III ( 6 điểm): Cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du biểu hiện ở đoạn thơ “ Chị em Thuý Kiều” (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du- SGK Ngữ văn 9, tập một) Hướng dẫn chấm môn ngữ văn 9 Năm học: 2008- 2009 Câu 1: (2 điểm) Yêu cầu chung: HS có thể có những cách trình bày khác nhau nhưng bài viết phải đạt được các yêu cầu cơ bản sau: Về nội dung, nêu được: - Đoạn văn kể, tả tâm trạng của Hai khi hay tin nhà mình bị giặc đốt cháy, làng Chợ Dầu quê hương ông không theo giặc. Niềm vui, niềm tự hào của các nhân vật biểu hiện tinh thần toàn dân kháng chiến, nhận thức danh dự của mỗi người dân gắn liền với danh dự của làng quê, đất nước. Tác giả đã cho thấy tấm lòng của những người nông dân như ông Hai quyết tâm kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ thật cảm động và đáng trân trọng. - Nhân vật có đặc điểm thuần hậu, chất phác được thể hiện qua ngôn ngữ ( trần thuật, đối thoại), cử chỉ, hành động (lật đật đi hết chỗ này đến chỗ khác, múa tay lên mà khoe), qua chuỗi sự việc (ông Hai vui mừng, bà chủ cũng vui mừng, ai ai cũng vui mừng). Về hình thức: Bảo đảm bố cục rõ ràng, biết cách tiếp cận, phân tích tâm trạng nhân vật trong một đoạn văn bản của thể loại tự sự, chủ động trong việc hành văn nghị luận, lập luận chặt chẽ, văn viết có cảm xúc. Câu 2: (2 điểm) Yêu cầu về hình thức: Biết viết một đoạn văn theo đúng yêu cầu của đề. Có cách diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ, viết có cảm xúc, không mắc các lỗi về câu, chính âm, chính tả Yêu cầu về nội dung: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản sau: - Đây là những cặp lục bát thuộc loại tuyệt bút trong việc tả cảnh thiên nhiên và biểu hiện tình cảm con người. - Cặp lục bát của người nghệ sĩ dân gian chỉ bằng mấy nét chấm phá đã làm hiển hiện vẻ đẹp huyền ảo, thơ mộng của cảnh tát nước đêm trăng. Mấy chữ múc ánh trăng vàng khiến cả không gian, thời gian, nhân vật, công việc tát nước thấm đẫm trăng vàng. Bài ca lao động hoà quyện vào bài ca giao duyên, tình yêu thiên nhiên, yêu làng quê - Cặp lục bát trong Truyện Kiều của Nguyễn Du vẽ bức tranh thu kì thú mơ màng thần tiên. Nước thu trong lặng, phản chiếu trời mây, sương khói núi non và nắng vàng thu. Câu thơ tĩnh mà động. Hàm ẩn trong đó cả tâm trạng khấp khởi vui sướng của Thúc Sinh khi được trở lại Lâm Tri với Thuý Kiều vì tưởng rằng mình đã lừa được Hoạn Thư. Câu 3: ( 6 điểm): Mở bài: ( 0,5 điểm) Đưa dẫn được vấn đề cần nghị luận: Cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du Biểu hiện qua đoạn thơ Chị em Thuý Kiều. Thân bài : ( 5 điểm) Phân tích, đánh giá những biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du toả sáng qua đoạn thơ “ Chị em Thuý Kiều.” Với nhiệt tình trân trọng, ngợi ca, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ cổ điển, lấy những hình ảnh thiên nhiên để gợi tả, khắc hoạ Chị em Thuý Kiều thành những trang tuyệt sắc giai nhân. - Thuý Vân có vẻ đẹp hài hoà với thiên nhiên, với trăng, hoa, mây, tuyết, những tạo vật tinh khôi của đất trời, tạo hoá. - Thuý Kiều so bề tài sắc còn hơn cả Thuý Vân, lại thêm tâm hồn mặn mà, đa cảm khiến “hoa’’ phải “ghen’’, “ liễu’’ phải “hờn”, thiên nhiên đố kỵ, ghen ghét. + Cùng với nhiệt tình trân trọng, ngợi ca, trong dòng cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du còn có cả niềm yêu thương, quan tâm, lo lắng cho số phận con người. Nguyễn Du đã dồn nén nhiệt tình trân trọng, ngợi ca, tài hoa, bút lực tạc dựng nên hình tượng nàng Kiều đa sắc, đa tài, đa tình, có một không hai.Thế nhưng từ giọng điệu, ngọn bút, hình tượng thơ đều phảng phất một sự lo lắng cho số phận nàng Kiều và gợi lên dự cảm về một kiếp đời tài hoa bạc mệnh. + Dẫu sao niềm yêu thương, trân trọng, ngợi ca cũng đã làm vợi nhẹ đi nỗi ám ảnh về triết lí “tài hoa bạc mệnh”, đã tạo nên nét tươi sáng cho cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du. Kết bài : (0,5 điểm): Bộc lộ cảm nhận sâu đậm nhất về cảm hứng nhân văn của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn thơ Chị em Thuý Kiều. (chẳng hạn: Đến với Chị em Thuý Kiều, để trái tim mình bắt mạch vào cảm hứng nhân văn của đại thi hào Nguyễn Du, tự nhiên lòng ta bỗng thấy thêm thương yêu, trân trọng con người hơn)
Tài liệu đính kèm: