Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2011-2012 môn thi: sinh 9 thời gian làm bài 150 phút

Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2011-2012 môn thi: sinh 9 thời gian làm bài 150 phút

Câu 1( 3 điểm)

Phân biệt NST thường và NST giới tính về cấu tạo và chức năng.

Câu2(4điểm)

 Hãy phát biểu nội dung của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập.

So sánh hai quy luật này?

 Câu 3: (2.5điểm)

Mô tả quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN ?

 

doc 4 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1123Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi cấp huyện năm học 2011-2012 môn thi: sinh 9 thời gian làm bài 150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Cương Sơn	 ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN 
Họ và tên GV ra đề: Đinh Thị Hoà	 NĂM HỌC 2011-2012
	Môn thi: Sinh 9	
	Thời gian làm bài 150 phút
Nội dung đề thi của từng câu
Phạm vi kiến thức tại thời điểm 
 tuần ? lớp?
Câu 1( 3 điểm) 
Phân biệt NST thường và NST giới tính về cấu tạo và chức năng.
Câu2(4điểm)
 Hãy phát biểu nội dung của quy luật phân li và quy luật phân li độc lập. 
So sánh hai quy luật này?
 Câu 3: (2.5điểm)
Mô tả quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN ?
Câu 4: (4điểm) 
Cho biết ở 1 loài gà, hai cặp tính trạng về chiều cao chân và độ dài cánh do gen nằm trên NST thường quy định và di truyền độc lập với nhau.
Gen A: Chân cao, gen a: chân thấp
Gen B: cánh dài, gen b: cánh ngắn
Người ta tiến hành lai phép lai và thu được kết quả như sau ở F1
37,5% chân cao ,cánh dài
37,5% chân thấp, cánh dài
12,5% chân cao, cánh ngắn
12,5% chân thấp, cánh ngắn.
a) Hãy biện luận và lập sơ đồ lai cho phép lai trên
b) Khi cho lai gà có chân cao, cánh dài thuần chủng với chân thấp, cánh ngắn thì kết quả lai sẽ như thế nào?
Câu 5( 3.5 điểm) 
 Tế bào một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội được kí hiệu: 
Aa Bb Dd XY .
 a.Hãy xác định tên và giới tính của loài này ?
 b.Khi tế bào này giảm phân thì sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử ?
c.Hãy viết kí hiệu các nhiễm sắc thể khi tế bào đang ở vào : Kì đầu 1 và kì cuối 2 của giảm phân .
Câu 6: (3điểm)
Một đoạn mạch ARN có trình tự các nuclêôtít như sau: 
- A - U - G - X - U - A - X - G - U -
 a. Xác định trình tự các nuclêôtít trong đoạn gen đã tổng ra đoạn mạch ARN trên?
 b. Tính số lượng từng loại nuclêôtít của gen.
 c. Nếu đoạn gen đó nhân đôi 1 lần thì cấu trúc của các đoạn mới được tạo ra
 như thế nào?
Tuần 6,7 
Lớp 9
Tuần 2,3 
Lớp 9
Tuần 9 
Lớp 9
Tuần 3 
Lớp 9
Tuần 6 
Lớp 9
Tuần 9
Lớp 9
Trường THCS Cương Sơn	 HDCHẤM ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN 
Họ và tên GV ra đề: Đinh Thị Hoà	 NĂM HỌC 2011-2012
	Môn thi: Sinh 9
 Hướng dẫn này gồm 03 trang
Câu
Nội dung 
Điểm
Câu1
(3 đ) 
Câu 2
(4đ)
Câu 3:
( 2.5 đ) 
Câu 4: (4đ) 
Câu 5
( 3.5 đ) 
Câu 6: (3đ)
Phân biệt NST thường và NST giới tính về cấu tạo và chức năng. 
NST thường
NST giới tính
Cấu tạo
- Có nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội (2n)
- Luôn sắp xếp thành những cặp tương đồng
- Giống nhau giữa các thể đực và cá thể cái trong loài.
- Chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội (2n)
- Cặp XY là cặp không tương đồng
- Khác nhau giữa các thể đực và cá thể cái trong loài.
Chức năng
- Không quy định giới tính của cơ thể
- Chứa gen qui định tính trạng thường, không liên quan đến giới tính.
- Qui định giới tính
- Chứa gen qui định tính trạng có liên quan yếu tố giới tính.
* Phát biểu nội dung quy luật phân li và phân li độc lập: 
 - Quy luật phân li: 
Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P. 
 - Quy luật phân li độc lập:
 Các cặp nhân tố( cặp gen) di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát sinh giao tử.
* So sánh :
* Những điểm giống nhau: 
- Đều có các điều kiện nghiệm đúng như: 
+ Bố mẹ mang lai phải thuần chủng về các cặp tính trạng được theo dõi 
+ Tính trội phải là trội hoàn toàn 
+ Số lượng con lai phải đủ lớn 
 - Ở F2 đều có sự phân li tính trạng ( xuất hiện nhiều hơn một kiểu hình) 
 - Sự di truyền của các cặp tính trạng đều dựa trên sự kết hợp giữa hai cơ chế là: Phân li của các cặp gen trong giảm phân tạo giao tử và tổ hợp của các gen trong thụ tinh tạo hợp tử.
* Những điểm khác nhau:
Quy luật phân li
Quy luật phân li độc lập
- Phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng. 
- F1 dị hợp một cặp gen (Aa) tạo ra 2 loại giao tử. 
-F2 có 2 loại kiểu hình với tỉ lệ 3: 1 
-F2 có 4 tổ hợp với 3 kiểu gen. 
-F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp.
- Phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng. 
- F1 dị hợp hai cặp gen (AaBb) tạo ra 4 loại giao tử. 
- F2 có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1. 
- F2 có 16 tổ hợp với 9 kiểu gen. 
- F2 xuất hiện biến dị tổ hợp.
Quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN :
- Phân tử ADN có cấu trúc 2 mạch Nuclêôtit bổ sung cho nhau, nhờ đó ADN có một đặc tính quan trọng là tự nhân đôi ( sao chép) đúng mẫu ban đầu 
- Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra trong nhân TB, tại các NST trong kỳ trung gian, lúc này NST ở dạng sợi mảnh, dãn xoắn 
- Khi bắt đầu quá trình tự nhân đôi, phân tử ADN tháo xoắn, 2 mạch đơn tách nhau dần dần và các Nuclêotit trên mỗi mạch đơn sau khi tách ra lần lượt liên kết với các Nuclêotit tự do trong môi trường nội bào theo NTBS để hình thành mạch mới 
- Khi quá trình tự nhân đôi kết thúc, 2 phân tử ADN con được tạo thành rồi đóng xoắn, sau này chúng phân chia cho 2 TB con thông qua quá trình phân bào 
- Trong quá trình tự nhân đôi của phân tử ADN có sự tham gia của một số Enzim và một số yếu tố khác có tác dụng tháo xoắn, tách mạch, giữ mạch ở trạng thái duỗi, liên kết các Nuclêotit với nhau 
a.Theo đề F1 có tỉ lệ 37,5% : 37,5% : 12,5% : 12,5% = 3:3:1:1
- Phân tích từng cặp tính trạng ở F1
+về chiều cao của chân:
=
= 1:1
=
Chân cao 37,5% +12,5%	 50%	
Chân thấp	37,5% +12,5%	 50%	
=> F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích => chân cao là tính trạng trội có kiểu gen dị hợp tử Aa, chân thấp là tính trạng lặn có kiểu gen đồng hợp tử aa.
+ về độ dài cánh:
= 3:1
=
=
cánh dài 	37,5% +37,5%	 75%	
cánh ngắn	12,5% +12,5%	 25%	
=> F1 có tỉ lệ định luật phân li 3 trội : 1 lặn => bố mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử Bb
- Tổ hợp 2 cặp tính trạng trên suy ra:
+ Một cơ thể P mang kiểu gen AaBb (chân cao, cánh dài)
+ Một cơ thể P mang kiểu gen aaBb (chân thấp, cánh dài)
Sơ đồ lai P: chân cao, cánh dài x chân thấp, cánh ngắn 
Gà chân cao, cánh dài thuần chủng có kiểu gen là AABB
 Gà chân thấp, cánh ngắn có kiểu gen là aabb
Sơ đồ lai:
P: Thân cao, cánh dài (TC) x Thân thấp, cánh ngắn
 AABB aabb
a) Đây là ruồi giấm đực : 2n = 8	
b) Do có 4 cặp NST tương đồng nên số giao tử = 24 loại = 16 giao tử 
c) Kì đầu 1: Do NST đã nhân đôi trước đó nên
 kí hiệu : AAaa BBbb DDdd XXYY	
Kì cuối 2 : Có 16 loại giao tử với bộ NST đơn bội ( n )	
ABDX
ABDY
ABdX
ABdY
AbDX
AbDY
AbdX
AbdY
aBDX
aBDY
aBdX
aBdY
ab DX
ab DY
abd X
abdY
 a. Trình tự các Nuclêôtít trong đoạn gen là:
 Mạch khuôn: 	- T - A - X - G - A - T - G - X - A –
Mạch bổ sung:	- A - T - G - X - T - A - X - G - T – 
 b. A = T = 5 (Nuclêôtít)
 G = X = 4 (Nuclêôtít)
c. Gen nhân đôi 1 lần tạo 2 gen con có cấu trúc giống hệt gen mẹ. Vậy cấu trúc của 2 đoạn gen mới đượctạo ra như sau:
- Đoạn gen thứ nhất: 
Mạch 1: - T - A - X - G - A - T - G - X - A –
Mạch 2:- A - T - G - X - T - A - X - G - T –
 Đoạn gen thứ hai: 
 Mạch 1: - T - A - X - G - A - T - G - X - A –
Mạch 2:- A - T - G - X - T - A - X - G - T –
1.0đ
0.5đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0. 5 đ
0. 5 đ
1.0 đ
2.0 đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0. 5 đ
0.5 đ
0.5 đ
0.5 đ
1.0 đ
0.5 đ
0.5 đ
1.0 đ
0.5 đ
0.5 đ
0. 5 đ
2.0 đ
0,5 đ 
0,5 đ 
1.0 đ
1.0 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HSG Sinh 9.doc