Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2009 - 2010

Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2009 - 2010

Đề bài

Câu 1: (10 điểm)

 Trình bày cảm nhận của em về đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” trong truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.

 Đáp án :

1.Mở bài :

 -Nêu sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du.

 -Vị trí của đoạn trích trong tác phẩm ( Kiều rơi vào tay Mã Giám Sinh – Tú Bà- bị mụ Tú Bà làm nhục- Kiều tự vẫn nhưng được cứu sống, Tú Bà đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích với lời hứa : con hãy thong dong nhưng thực chất là để giam lỏng

 -Đoạn thơ không chỉ biểu lộ tình cảm xót thương của Nguyễn Du đối với kiếp người bạc mênh mà còn thể hiện 1 bút pháp nghệ thuật đặc sắc về tự sự về tả cảnh ngụ tình về độc thoại để biểu đạt nỗi lòng và trân trọng của nhân vật Thuý Kiều

2.Thân bài

 - 6 Câu thơ đầu là một không gian nghệ thuật và một tâm trạng nghệ thuật đồng hiện. Có “non xa” và “ tấm trăng gần” có “Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”, giưa một thiên nhiên vắng lặng và mênh mông Kiều chỉ còn biết “ Bốn bề.trông” một cảm giác cô đơn buồn tủi, bẽ bàng cho thân phận, chỉ có một mình đối diện với “ Mây sớm đèn khuya” nỗi lòng người con gái lưu lạc, tủi nhục và ngao ngán

 -8 câu thơ tiếp theo là nỗi nhớ người yêu và xót thương cha mẹ. Với Kim Trọng thì Kiều “ Tưởng người .” với cha mẹ thì nàng “xót người .”mỗi đối tượng thì Kiều có một lòng thương nỗi nhớ riêng=> Kiều là người con gái có trái tim vị tha, chỉ nghĩ đến người khác chứ không nghĩ đến thân phận mình- thân phận mà đúng ra phải được người khác quan tâm

 -8 câu cuối với điệp ngữ “ buồn trông” đặc sắc là cảm xúc chủ đạo của tâm trạng. Đây là một đoạn thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất- mỗi cảnh vật thấm đẫm tâm trạng- phảng phất số phận Kiều

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS thạch hoà
đề thi chọn HS giỏi
Môn ngữ văn – lớp 9
Năm học 2009 -2010
 (Thời gian 150 phút)
Đề bài 
Câu 1: (10 điểm)
	Trình bày cảm nhận của em về đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” trong truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.
 Đáp án :
1.Mở bài :
	-Nêu sơ lược về cuộc đời và sự nghiệp của đại thi hào Nguyễn Du.
	-Vị trí của đoạn trích trong tác phẩm ( Kiều rơi vào tay Mã Giám Sinh – Tú Bà- bị mụ Tú Bà làm nhục- Kiều tự vẫn nhưng được cứu sống, Tú Bà đưa Kiều ra lầu Ngưng Bích với lời hứa : con hãy thong dong nhưng thực chất là để giam lỏng
	-Đoạn thơ không chỉ biểu lộ tình cảm xót thương của Nguyễn Du đối với kiếp người bạc mênh mà còn thể hiện 1 bút pháp nghệ thuật đặc sắc về tự sự về tả cảnh ngụ tình về độc thoại để biểu đạt nỗi lòng và trân trọng của nhân vật Thuý Kiều
2.Thân bài
	- 6 Câu thơ đầu là một không gian nghệ thuật và một tâm trạng nghệ thuật đồng hiện. Có “non xa” và “ tấm trăng gần” có “Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”, giưa một thiên nhiên vắng lặng và mênh mông Kiều chỉ còn biết “ Bốn bề....trông” một cảm giác cô đơn buồn tủi, bẽ bàng cho thân phận, chỉ có một mình đối diện với “ Mây sớm đèn khuya” nỗi lòng người con gái lưu lạc, tủi nhục và ngao ngán
	-8 câu thơ tiếp theo là nỗi nhớ người yêu và xót thương cha mẹ. Với Kim Trọng thì Kiều “ Tưởng người ...” với cha mẹ thì nàng “xót người ....”mỗi đối tượng thì Kiều có một lòng thương nỗi nhớ riêng=> Kiều là người con gái có trái tim vị tha, chỉ nghĩ đến người khác chứ không nghĩ đến thân phận mình- thân phận mà đúng ra phải được người khác quan tâm
	-8 câu cuối với điệp ngữ “ buồn trông” đặc sắc là cảm xúc chủ đạo của tâm trạng. Đây là một đoạn thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất- mỗi cảnh vật thấm đẫm tâm trạng- phảng phất số phận Kiều
3.Kết bài :
-Cảm nhận chung về số phận Kiều- đánh giá về phẩm chất thuỷ chung, vị tha của Kiều
-Liên hệ với số phận của những người con gái dưới chế độ phong kiến như Vũ Nương – Kiều Nguyệt Nga
-Đánh giá về thành công vè nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc
Câu 2: ( 10 điểm)
	 Cuộc sống và quan niệm sống của ông Ngư được thể hiện như thế nào trong đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn”
Đáp án :
*Mở bài:
- Giới thiệu sơ lược về cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu
	-Giá trị của tác phẩm đối với đời sống tinh thần của nhân dân Nam bộ nói riêng và nhân dân cả nước nói chung.
	-Nêu được sơ lược 1 số hình ảnh lý tưởng trong truyện: Lục Vân Tiên , Hớn Minh, Tử Trực , ông Ngư...
*Thân bài :
	-Cuộc sống của ông Ngư và gia đình : Hẩm hút , thanh bần(làm nghề chài cá- tài sản duy nhất và có giá trị nhất là chiếc thuyền)
	-Quan niệm sống: luôn luôn làm việc nghĩa, việc nhân không mong người đời báo đáp.:
	“Ngư rằng: lòng lão chẳng mơ
	Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”
-Sống thanh bần nhưng không mất đi vẻ thanh cao, khoáng đạt , tự do, thanh thản , lãng man: đó là cuộc sống sông nước làm bạn với gió, trăng đầy ắp niềm vui.
	-HS nhận thức rõ: Ông Ngư và không chỉ ông Ngư mà còn có ông Tiều, ông Quán...đó là những người lao động nghèo khổ, nhưng lại là những người có lối sống và quan niệm sống rất thanh cao của những nhà ẩn sỹ, những nhà nho làu thông kinh sử, quyết lánh đời, vui với cuộc sống đạm bạc, khinh thường công danh , phú quý, nhận rõ thiện ác, hết mình cho cái thiện, cứu người, giúp người ung dung thanh thản với cuộc sống với thiên nhiên. Đó không phải những người nghèo khổ thất học đơn thuần mà chính là các nhân vật đặc biệt để nhà thơ bộc lộ quan niệm và mơ ước.Họ là đại diện cho cái thiện , cho chính nghĩa
*Kết bài :
	-Cảm nhận chung của bản thân về cuộc sống , quan niệm sống của ông Ngư; đồng thời làm sáng tỏ ý :Nguyễn Đình Chiểu vô cùng trân trọng ưu ái những con người như thế. Nhà thơ nhiều khi hoá thân vào các nhân vật ấy để bày tỏ ý nghĩ, tư tưởng và tình cảm của mình
* Đáp án chi tiết 
* Điểm 8-10 :
-Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu cơ bản trên
-Văn viết giàu cảm xúc, lập luận logic, diễn đạt mạch lạc, có nhiều ý sáng tạo
*Điểm 5-7 :
	-Đáp ứng được 1/2 nội dung yêu cầu
	-Văn viết còn mang tính dàn trải- thiếu cảm xúc
*Điểm 2-4:
	- Nội dung viết còn sơ sài, chỉ dùng ở mức độ bình thường
	-Diễn đạt còn lan man, câu chư thoát ý, mắc một số lỗi về câu, dùng từ.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi HSG -ngu van 9.doc