Đề thi chọn học sinh giỏi Năm học 2008-2009 Môn Ngữ văn - Trường THCS Xuân Lâm

Đề thi chọn học sinh giỏi Năm học 2008-2009 Môn Ngữ văn - Trường THCS Xuân Lâm

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

Năm học 2008-2009

Môn: Ngữ văn

Thời gian:120 phút

Câu 1(2 đ): Trong bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy, sáng tác 1978, có tám câu thơ cuối, rất ấn tượng với bạn đọc:

 Ngửa mặt lên nhìn mặt

Có cái gì rưng rưng

Như là đồng, là bể

Như là sông, là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình

Ánh trăng im phăng phắc

Đủ cho ta giật mình

( Ánh trăng, Nguyễn Duy)

Hãy phân tích tám câu thơ trên.

Câu 2( 2đ): Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ để phân tích nét nghệ thuật đặc sắc trong khổ thơ sau:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim !

( Viếng lăng Bác, Viễn Phương)

Câu 3 (6đ)Truyện ngắn “ Làng” của nhà văn Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp?

 

doc 3 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 565Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi chọn học sinh giỏi Năm học 2008-2009 Môn Ngữ văn - Trường THCS Xuân Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Xuân Lâm
Đề thi chọn học sinh giỏi
Năm học 2008-2009
Môn: Ngữ văn
Thời gian:120 phút
Câu 1(2 đ): Trong bài thơ ánh trăng của Nguyễn Duy, sáng tác 1978, có tám câu thơ cuối, rất ấn tượng với bạn đọc:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
Có cái gì rưng rưng
Như là đồng, là bể
Như là sông, là rừng
Trăng cứ tròn vành vạnh
Kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình
( ánh trăng, Nguyễn Duy)
Hãy phân tích tám câu thơ trên.
Câu 2( 2đ): Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ để phân tích nét nghệ thuật đặc sắc trong khổ thơ sau:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim !
( Viếng lăng Bác, Viễn Phương)
Câu 3 (6đ)Truyện ngắn “ Làng” của nhà văn Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp? 
Đáp án chấm môn Ngữ văn 9- đề thi chọn HS giỏi
Câu 1: HS viết được đoạn văn với các ý chính sau: 
Trong phút đối diện không lời với trăng, kỉ niệm xưa chợt ùa về khiến lòng người rưng rưng xúc động.
Trăng đã thành một hình tượng thơ mang ý nghĩa sâu sắc : Con người có thể vô tình có thể lãng quên nhưng thiên nhiên quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.Hãy sống thuỷ chung và đừng quên đi quá khứ là một thời gian khổ oanh liệt vừa qua
Câu 2: Chỉ ra các hình ảnh ẩn dụ trong đoạn thơ: vầng trăng, trời xanh( 0,5đ)
Nêu tác dụng của các hình ảnh ẩn dụ này trong thơ ( 1,5đ)
+ Hình ảnh Vầng trăng sáng trong dịu hiền gợi người đọc liên tưởng đến đời sống tinh thần thanh cao của Bác.
 + Hình ảnh Trời xanh là mãi mãi : Khẳng định sự bất tử của Bác. Bác Hồ đã hoá thân vào sông núi đất nước ; Bác sống mãi trong lòng dân tộc và nhân loại.
( Yêu cầu viết thành đoạn văn, có cảm xúc chân thành, diễn đạt lưu loát)
 Câu 3: 
MB: (0,5 đ) 
Truyện ngắn Làng của Kim Lân được sáng tác vào thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp 1948.
Nội dung phản ánh những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp
TB: ( 5đ)
ở nhân vật ông hai tình yêu làng quê luôn gắn với tình yêu đất nước và tinh thần ủng hộ kháng chiến.
ở nơi tản cư, ông luôn nhớ làng mong muốn trở về cùng du kích lập làng kháng chiến.
Nghe tin làng chợ Dầu làm “Việt gian” theo giặc, ông Hai đau đớn, phẫn nộ và tủi nhục , không dám gặp ai, nhìn ai. Ông rơi vào tình trạng đầy mâu thuẫn: vừa yêu thương, vừa căm giận, vừa tin tưởng, ngờ vực.
Tin làng được cải chính khiến ông Hai vui mừng khôn xiết đi cải chỉnh tin đồn thất thiệt về làng.
c) Kết bài: (0,5đ)
Mọi người dân Việt Nam đều gắn bó yêu thương làng xóm quê hương mình, nơi tổ tiên, ông bà, cha mẹ sinh cơ lập nghiệp, nơi chôn rau cắt rốn.
Tình yêu quê hương đất nước là tình cảm thiêng liêng, nâng cao giá trị đời sống tinh thần của con người . Với truyện ngắn Làng Kim Lân đã khẳng định điều ấy qua nhân vật điển hình và sinh động.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_chon_hoc_sinh_gioi_nam_hoc_2008_2009_mon_ngu_van_truo.doc