Câu 1 (3 điểm):
a- Kể tên các ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm chính của mỗi ngành đó?
b- Khái niệm về quang hợp và hô hấp ở cây xanh?
Viết sơ đồ tóm tắt cho 2 quá trình này?
Phòng giáo dục và đào tạo Đề thi giáo viên giỏi cấp huyện huyện Tân yên Chu kỳ: 2010 – 20012. Môn: Sinh học. Thời gian làm bài: 150 phút. Câu 1 (3 điểm): a- Kể tên các ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm chính của mỗi ngành đó? b- Khái niệm về quang hợp và hô hấp ở cây xanh? Viết sơ đồ tóm tắt cho 2 quá trình này? Câu 2 (4 điểm): a- Động vật có các hình thức sinh sản nào? Phân biệt các hình thức sinh sản đó? b- Đấu tranh sinh học là một biện pháp đang được áp dụng rất rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp. Đồng chí hãy cho biết: Biện pháp đấu tranh sinh học là gì? Nêu ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học? Cho ví dụ? Câu 3 (3 điểm): Một phân tử mARN có A - U= 20%, U – G =10%, X – G = 20% số ribônuclêôtit của mARN. ở mạch khuôn của gen tổng hợp lên mARN này có T – G =150 nuclêôtit. a. Xác định chiều dài của mARN? b. Tính số nuclêôtit mỗi loại và số liên kết hoá trị của gen đã tổng hợp lên phân tử mARN nói trên? c. Một đột biến xảy ra làm cho chiều dài của gen trên giảm đi 3,4A0, xác định dạng đột biến và tính số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho gen sau khi bị đột biến tự sao liên tiếp 3 lần? Câu 4 (3điểm): a- Viết sơ đồ tóm tắt quá trình phát sinh giao tử ở động vật? b- Giả sử trong tế bào ở một loài sinh vật có 3 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, cặp thứ nhất (cặp nhiễm sắc thể giới tính) chứa 1 cặp gen đồng hợp AA, cặp thứ hai chứa 2 cặp gen dị hợp (Bb và Dd), cặp thứ ba chứa 1 cặp gen dị hợp (Ee). 1. Viết các kiểu gen có thể có trong tế bào của loài này. 2. Viết các giao tử tạo ra của từng kiểu gen trên (Biết rằng không có đột biến, không có hoán vị gen xảy ra trong quá trình giảm phân). Câu 5 (4 điểm): a- Nêu chức năng chính của từng hệ cơ quan trong cơ thể người? b- Khi học bài thực hành: “Quan sát tế bào và mô” (Sinh học 8) rất nhiều học sinh gặp khó khăn khi làm tiêu bản mô cơ vân và quan sát dưới kính hiển vi. Đồng chí hãy nêu các bước tiến hành và những chú ý với học sinh để bài thực hành này thành công nhất? Câu 6 (3 điểm): ở mèo gen D quy định màu lông đen nằm trên nhiễm sắc thể X, gen d tương ứng với nó quy định màu lông hung (biết rằng NST Y không mang gen về cặp tính trạng này). Hai gen này không lấn át nhau hoàn toàn nên ở trạng thái dị hợp mèo sẽ có lông ba màu (gọi là mèo tam thể). a- Xác định kết quả phép lai trong các trường hợp sau: * Mèo cái tam thể giao phối với mèo đực đen? * Mèo cái tam thể giao phối với mèo đực hung? b- Giải thích tại sao trong thực tế thường gặp mèo cái tam thể còn mèo đực tam thể thì rất hiếm? Tóm tắt ngắn gọn cơ chế hình thành mèo đực có màu lông tam thể, viết sơ đồ minh hoạ? Đáp án thi giáo viên giỏi vòng I Năm học 2010-2011 Môn: Sinh học Câu Nội dung Điểm 1 a. * Các ngành thực vật: - Ngành Rêu - Ngành Dương xỉ - Ngành Hạt trần - Ngành Hạt kín * Đặc điểm mỗi ngành: - Ngành Rêu: Chưa có thân, lá thật, chưa có mạch dẫn, sống ở nơi ẩm ướt, sinh sản bằng bào tử. - Ngành Dương xỉ: Có rễ, thân, lá thật, sinh sản bằng bào tử. - Ngành Hạt trần: Thân gỗ, có mạch dẫn, môi trường sống đa dạng, sinh sản bằng hạt nằm trên lá noãn hở (hạt trần), chưa có hoa - Ngành Hạt kín: Là nhóm thực vật có hoa, cơ quan sinh dưỡng, môi trường sống đa dạng, sinh sản bằng hạt nằm trong quả (hạt kín) 0.5đ 1.0đ b. * Khái niệm quang hợp, hô hấp, sơ đồ minh hoạ: - Quang hợp: Là quá trình lá cây nhờ chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi Sơ đồ: ánh sáng Nước + Khí cacbonic --------------> Tinh bột + Khí ôxi Chất diệp lục - Hô hấp: Là quá trình cây lấy khí ôxi để phân giải các chất hữu cơ tạo ra năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbonic và hơi nước. Sơ đồ: Chất hữu cơ + Khí ôxi ------> Năng lượng + Khí cacbonic + Hơi nước 0.75đ 0.75đ 2 a. * Các hình thức sinh sản ở động vật: - Sinh sản vô tính - Sinh sản hữu tính * Phân biệt các hình thức sinh sản: - Sinh sản vô tính: Là hình thức sinh sản không có tế bào sinh dục đực và cái kết hợp với nhau. Có 2 hình thức chính: Sự phân đôi cơ thể và mọc chồi - Sinh sản hữu tính: Là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực (tinh trùng) và tế bào sinh dục cái (trứng) tạo thành hợp tử. 0.5đ 0.75đ 0.75đ b. * Biện pháp đấu tranh sinh học: Là biện pháp sử dụng các thiên địch, gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh động vật gây hại, nhằm hạn chế tác động xấu của sinh vật gây hại. * Ưu điểm và hạn chế của các biện pháp đấu tranh sinh học: - Ưu điểm: + Không gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm rau, quả + ít ảnh hưởng đến sinh vật có ích, sức khoẻ con người + Sử dụng đơn giản, giá thành thấp. - Hạn chế: - Nhiều loài thiên địch khi nhập vì không quen khí hậu nên kém phát triển. VD: Kiến Vống không phát triển về mùa đông lạnh. - Thiên địch không tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại mà chỉ kìm hãm sự phát triển của chúng. - Sự tiêu diệt sinh vật gây hại này lại tạo điều kiện cho sinh vật khác phát triển. VD: Thực tế ở quần đảo Haoai. - Một loài thiên địch vừa có thể có ích, vừa có thể gây hại. VD: Chim sẻ. 0.5đ 0.5đ 1.0đ 3 a. * Chiều dài của mARN: - Tính được tỷ lệ %U = 20%, A= 40%, G = 10%, X = 30% --->A – X = 10% (1) - Ta lại có Tg – Gg = 150 (2) - Từ (1) và (2) ---> Nm = 1500 (rN)--->Lm = 5100A0 1.0đ b. * Số Nu mỗi loại của gen: - Tính được: Am = 600 (Nu) Um = 300 (Nu) Gm = 150 (Nu) Xm = 450 (Nu) - Từ đó số Nu mỗi loại của gen: A = T = 900 (Nu) G = X = 600 (Nu) - Tổng số Nu của gen N = 3000 (Nu) - Số liên kết hoá trị HT = 5998 (lk) 1.0đ c. * Dạng đột biến, số Nu tự do cần cung cấp: - Mất cặp A-T: Atd = Ttd = 899 x 7 = 6293 (Nu) Gtd = Xtd = 600 x 7 = 4200 (Nu) - Mất cặp G-X: Atd = Ttd = 900 x 7 = 6300 (Nu) Gtd = Xtd = 599x 7 = 4193 (Nu) 1.0đ 4 a * Tóm tắt quá trình phát sinh giao tử ở động vật: - Quá trình phát sinh giao tử đực: (sgk T35 – Sinh học 9) - Quá trình phát sinh giao cái: (sgk T35 – Sinh học 9) 1.5đ b. * Các kiểu gen có thể có: + XAXA(BD/bd)Ee + XAXA(Bb/bd)Ee * Giao tử tạo ra từ mỗi kiểu gen: + XAXA(BD/bd)Ee----> XABDE, XABDe, XAbdE, XAbde + XAXA(Bd/bD)Ee----> XABdE, XABde, XAbDE, XAbDe 0.5đ 1.0đ 5 a. * Chức năng chính của từng hệ cơ quan trong cơ thể người: - Hệ vận động - Hệ tiêu hoá - Hệ tuần hoàn - Hệ hô hấp - Hệ bài tiết - Hệ nội tiết - Hệ sinh dục - Hệ thần kinh 2.0đ b. * Các bước tiến hành bài thực hành: - Rạch ra đùi ếchlấy các tế bào cơ-->lấy các sợi cơ, cần chú ý khi thao tác với kim nhọn và kim mũi mác, lam kính. - Nhỏ dung dịch sinh lý NaCl 0.65% lên các tế bào cơ, nhỏ 1 giọt dung dịch axit axêtic 1%, chú ý cách đậy la men lên lam kính - Quan sát dưới kính hiển vi, cần chú ý cách quan sát tiêu bản bằng kính hiển vi. 2.0đ 6 a. * Xác định kết quả phép lai: - Xác định kiểu gen P - Viết sơ đồ lai - Kết luận PL1: P: XDXd (mèo cái tam thể) x XDY (mèo đực đen) PL2: P: XDXd (mèo cái tam thể) x XdY (mèo đực hung) 1.5đ b. * Giải thích: - Mèo cái có cặp NST giới tính XX nên có thể mang cặp gen Dd ---->Thường gặp mèo cái có màu lông tam thể XDXd. - Mèo đực có cặp NST giới tính XY nên bình thường không gặp mèo đực có màu lông tam thể, mèo đực tam thể phải có kiểu gen XDXdY - Cơ chế hình thành: Do giảm phân rối loạn xảy ra ở cặp NST giới tính của thế hệ P (rối loạn ở bố hoặc mẹ hoặc cả bố và mẹ) - Sơ đồ minh hoạ: P: XDXd (mèo cái tam thể) x XDY (mèo đực đen) GP: XDXd, O XD, Y F1: XDXdY (mèo đực tam thể) Hoặc ... 1.5đ
Tài liệu đính kèm: