Đề thi học sinh giỏi huyện môn Ngữ văn 9

Đề thi học sinh giỏi huyện môn Ngữ văn 9

Câu1 :(8điểm )

 Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi sau:

“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa

 Sóng đã cài then đêm sập cửa

 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

 Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

 ( Trích “Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận )

1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ.

2. Biển nước ta ở phia đông, ta chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển, tại sao Huy Cận lại viết “ Mặt trời xuống biển. Cách viết đó tưởng như vô lí, lại có lí chỗ nào?

 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu của đoạn

4. Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ.

 

doc 4 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 892Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi huyện môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề thi học sinh giỏi huyện
 môn ngữ văn lớp 9
 Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu1 :(8điểm )
 Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi sau:
“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then đêm sập cửa
 Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
 Câu hát căng buồm cùng gió khơi.’’
 ( Trích “Đoàn thuyền đánh cá ’’ - Huy Cận )
Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ.
Biển nước ta ở phia đông, ta chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển, tại sao Huy Cận lại viết “ Mặt trời xuống biển.’’ Cách viết đó tưởng như vô lí, lại có lí chỗ nào?
 3. Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu của đoạn
Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ.
Câu 2 :
 Phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật bé Thu trong văn bản “ Chiếc Lược Ngà’’ của Nguyễn Quang Sáng.
 Biểu điểm chấm thi học sinh giỏi 
Môn Ngữ văn lớp 9
Tổng điểm toàn bài: 20đ; phân chia như sau:
Câu 1): 8 đ
Yêu cầu:
Phương thức biểu đạt của đoạn thơ là: Miêu tả, biểu cảm ( 0,5 đ )
Biển nước ta ở phía đông, ta chỉ thấy cảnh mặt trời mọc trên biển, nhưng Huy Cận lại viết “ Mặt trời xuống biển.’’ Cách viết đó tưởng như vô lí, lại có lí ở chỗ điểm nhìn của tác giả đang ở trên thuyền ngoài khơi xa hoặc trên một hòn đảo xa đất liền . Ông nhìn về phía tây sẽ thấy cảnh mặt trời lặn xuống biển. Hình ảnh đó là thực nhưng cũng có thể là hình ảnh trong cảm quan nghệ thuật của nhà thơ.(1đ )
Hai câu thơ sử dụng các biện pháp tu từ : ( 1,5 đ)
- So sánh: hình ảnh Mặt trời với hình ảnh Hòn lửa , giữa hai hình ảnh có sự tương đồng về màu sắc và hình khối.Cách so sánh làm nổi bật vẻ đẹp lộng lẫy và rực rỡ của cảnh biển lúc hoàng hôn.
 - Ân dụ : Sóng đã cài then đêm sập cửa, tạo liên tưởng thật đep vũ trụ là mái nhà, màn đêm là cánh cửa, những đợt sóng dài chuyển động là những chiếc then của càc vào màn đêm.
 - Nhân hoá: Sử dụng các từ chỉ hành động của con người “ xuống, cài, sập’’ để chỉ hành động của thiên nhiên, làm cho cảnh thiên nhiên thật sinh động. 
4. Yêu cầu: Cảm nhận được
- Khổ thơ trích trong bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá ” của Huy Cận đã làm hiện lên hình ảnh cảnh biển Hạ Long lúc hoàng hôn và cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong niềm vui của người lao động. 
 -Với trí tưởng tượng phong phú, bay bổng Huy Cận đã vẽ nên trong hai câu thơ đầu cảnh biển lúc hoàng hôn thật đẹp sinh động. Những so sánh, ẩn dụ ,nhân hoá sáng tạo hoạ lại những chuyển dịch của thiên nhiên, mặt trời từ từ chìm xuống lòng đại dương xanh thẳm, vũ trụ là mái nhà, màn đêm là cánh cửa, những đợt sóng dài chuyển động là những chiếc then của càc vào màn đêm.Hai vần trắc lửa- cửa tạo lên ấn tượng đột ngột của đêm tối bắt đầu bao trùm không gian. 
 - Hai câu sau là cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá trong thời điểm hoàng hôn đặc biệt đó . Phép hoán dụ đoàn thuyền đánh cá và phép ẩn dụ, nhân hoá, khoa trương câu hát căng buồm thể hiện được tinh thần chủ động ,sức mạnh niềm vui , sự hào hứng của những ngư dân yêu biển, yêu nghề tha thiết. 
- Khổ thơ ngắn gọn, hình ảnh vừa hiên thực vừa lãng mạng , cảm xúcdạt dào phấn chấn rất tiêu biểu cho phong cách thơ Huy Cận. Nhịp thơ 4/3 khoẻ khoắn làm lời thơ như những lời ca ca ngợi thiên nhiên, ca ngợi con người lao động mới . Khổ thơ đã giúp chúng ta hiểu thêm về hồn thơ phơi phới niềm vui của một Huy Cận sau cách mạng. 
Cách cho điểm:
4- 5 đ: Cảm nhận đầy đủ, sâu sắc, diễn đạt trong sáng, trôi chảy.
2,5 - 3,75đ: Cảm nhận khá đủ, có ý sâu sắc
1,5- 2,25đ: Cảm nhận hời hợt, tản mạn, diễn đạt còn lủng củng
0,5- 1,25: Thiếu nhiều ý, mang tính chất diễn xuôi nội dung đoạn thơ.
0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
Câu 2 ( 12đ)
I/ Mở bài: 1đ
Yêu cầu:
- Giới thiệu được tác giả , tác phẩm và nhân vật bé Thu với tài năng miêu tả tâm lý nhân vật 
II/ Thân bài: 10đ
Yêu cầu: 
Phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật bé Thu - nhân vật chính của đoạn trích “ Chiếc Lược Ngà’’ một cô bé hồn nhiên ngây thơ, có cá tính bướng bỉnh nhưng yêu thương ba sâu sắc.
- Khái quát được cảnh ngộ của gia đình bé thu , đất nước có chiến tranh, cha đi công tác khi Thu chưa đầy một tuổi, lớn lên em chưa một lần gặp ba được ba chăm sóc yêu thương, tình yêu Thu dành cho ba chỉ gửi trong tấm ảnh ba chụp chung cùng má (0,5đ)
- Diễn biến tâm lý của bé Thu trước khi nhận anh Sáu là cha
 + Yêu thương ba nhưng khi gặp anh Sáu ,trước những hành động vội vã thái độ xúc động, nôn nóng của cha Thu ngac nhiên lạ lùng, sợ hãi và bỏ chạy.những hành động chứa đựng sự lãng tránh đó lại hoàn toàn phù hợp với tâm lí trẻ thơ bởi trong suy nghĩ của Thu anh Sáu là người đàn ông lạ lại có vết thẹo trên mặt giần giật dễ sợ.(1đ)
 + Trong hai ngày sau đó Thu hoàn toàn lạnh lùng trước những cử chỉ đầy yêu thương của cha ,nó cự tuyệt tiếng ba một cách quyết liệt trong những cảnh huống mời ba vào ăn cơm, xử lí nồi cơm sôi, và thái độ hất tung cái trứng cá trong bữa cơmTừ cự tuyệt nó đã phản ứng mạnh mẽ.nó căm ghét cao độ người đàn ông măt thẹo kia ,nó tức giận ,và khi bị đánh nó đã bỏ đi một cách bất cần .đó là phản ứng tâm lí hoàn toàn tự nhiêncủa một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ Hành động tưởng như vô lễ đáng trách của Thu lại hoàn toàn không đáng trách mà còn đáng thương,bởi em còn quá nhỏ chưa hiểu được những tình thế khắc nghiệt éo le của đời sống. Đằng sau những hành động ấy ẩn chứa cả tình yêu thương ba,sự kiêu hãnh của trẻ thơ về một tình yêu nguyên vẹn trong sáng mà Thu dành cho ba.(2,5đ ) 
- Diễn biến tâm lý của Thu khi nhận ba 
+ Sự thay đổi thái độ đến khó hiểu của Thu, không ương bướng mà buồn rầu nghĩ ngợi sâu xa, ánh mắt cử chỉ hành động của bé Thu như thể hiện sự ân hận, sự nuối tiếc, muốn nhận ba nhưng e ngại vì đã làm ba giận (1đ )
+ Tình yêu thương ba được bộc lộ hối hả ào ạt mãnh liệt khi anh Sáu nói “ Thôi ba đi nghe con”. Tình yêu ấy kết đọng trong âm vang tiếng Ba trong những hành động vội vã : Chạy nhanh như con sóc, nhảy thót lên, hôn ba nó cùng khắp, trong lời ước nguyện mua cây lược, tiếng khóc nức nởĐó là cuộc hội ngộ chia tay đầy xúc động, thiêng liêng đã tác động sâu sắc đến bác Ba, mọi người ( 2,5 đ)
+ Sự lý giải nguyên nhân việc hiểu lầm của bé Thu đựoc tác giả thể hiện thật khéo léo đó là do vết thẹo trên mặt người ba khi hiểu ra sự thực Thu “ nằm im lăn lộn thở dài như người lớn”. Vết thẹo không chỉ gây ra nỗi đau về thể xác mà còn hằn nên nỗi đau về tinh thần gây ra sự xa cách hiểu lầm giữa cha con bé Thu. Nhưng chiến tranh dù có tàn khốc bao nhiêu thì tình cảm cha con anh Sáu càng trở lên thiêng liêng sâu lặng.(1đ 
* Đánh giá chung: (1,5đ)
- Khẳng định lại vấn đề: Ngòi bút miêu tả tâm lý khắc hoạ tính cách nhân vật tinh tế thể hiện được ở bé Thu một cô bé hồn nhiên ngây thơ, mạnh mẽ cứng cỏi yêu ghét rạch ròi. Trong sự đối lập của hành động thái độ trước và sau khi nhân ba lại là sự nhất quán về tính cách về tình yêu thương ba sâu sắc.
- Những năm tháng sống gắn bó với mảnh đất Nam bộ,trái tim nhạy cảm, nhân hậu, am hiểu tâm lý của trẻ thơ đã giúp tác giả xây dựng thành công nhân vật bé Thu .
- Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh, trân trọng tình cảm gia đình trong cuộc sống hôm nay.
III/ Kết bài: (1đ)
Yêu cầu: 
	Khẳng định thành công, đồng thời bộc lộ ấn tượng sâu đậm nhất về nhân vật cũng như toàn bộ tác phẩm.
Cách cho điểm:
+ 11- 12 đ: Phân tích đầy đủ, sâu sắc, diễn đạt trong sáng, trôi chảy.
+ 8 - 10đ: Phân tích khá đủ, có ý sâu sắc
+ 5- 7: Phân tíchcòn thiếu một vài ý, tản mạn, diễn đạt còn lủng củng
+ 1- 4: Thiếu nhiều ý, mang tính chất diễn xuôi nội dung .
+ 0: Thiếu hoặc sai hoàn toàn.
	=== Hết ===

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_sinh_gioi_huyen_mon_ngu_van_9.doc