Đề thi học sinh giỏi huyện môn: Ngữ văn lớp 9

Đề thi học sinh giỏi huyện môn: Ngữ văn lớp 9

ĐỀ BÀI:

Câu 1: (3 điểm) Trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” xuất hiện hai nhân vật: Mã Giám Sinh và Thuý Kiều, một nhân vật phản diện và một nhân vật chính diện. Em thấy cách xây dựng hai mẫu nhân vật ấy có gì giống nhau và khác nhau?

Câu 2: (4 điểm) Viết lời bình cho bài thơ sau (không quá 20 dòng).

 MẸ VÀ QUẢ

Những mùa quả mẹ tôi hái được.

Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng

Những mùa quả lặn rồi lại mọc

Như mặt trời, khi như mặt trăng.

 Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên

 Còn những bí và bầu thì lớn xuống

Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn

Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

 Và chúng tôi một thứ quả trên đời

 Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái

 Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi

 Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

 (Nguyễn Khoa Điềm)

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1176Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi huyện môn: Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD – ĐT 	 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN
 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (Không tính thời gian phát đề)
 (vòng 1)
ĐỀ BÀI:
Câu 1: (3 điểm)	Trong đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” xuất hiện hai nhân vật: Mã Giám Sinh và Thuý Kiều, một nhân vật phản diện và một nhân vật chính diện. Em thấy cách xây dựng hai mẫu nhân vật ấy có gì giống nhau và khác nhau?
Câu 2: (4 điểm)	Viết lời bình cho bài thơ sau (không quá 20 dòng).
 MẸ VÀ QUẢ
Những mùa quả mẹ tôi hái được.
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng.
	Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
	Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
	Và chúng tôi một thứ quả trên đời
	Bảy mươi tuổi mẹ mong chờ được hái
	Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
	Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
	(Nguyễn Khoa Điềm)
Câu 3:	(3 điểm)	NGƯỜI ĂN XIN
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc-ghê-nhép - Ngữ văn 9, tập 1)
Thông điệp mà câu chuyện gửi đến cho người đọc?
Câu 4: (10 điểm)	“Ánh trăng” - vẻ đẹp của một ánh nhìn từ quá khứ.
(Ghi chú: “Ánh trăng”: Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy).
-----HẾT-----
Chữ ký của GT1: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .	Chữ ký của GT2: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
KỲ THI HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2008 – 2009
(biểu điểm 20)
Câu 1: (3 điểm) Gợi ý:
a) Giống nhau: 
- Nhân vật trong tác phẩm văn chương đều phải mang những đặc điểm tiêu biểu nhất. Những đặc điểm của Mã Giám Sinh và Thuý Kiều tuy là ở hai tuyến nhân vật khác nhau nhưng đều phải bộc lộ thông qua dáng vẻ, cử chỉ, hành động, cách cư xử và đời sống nội tâm.
- Cả hai nhân vật đều được miêu tả qua cái nhìn chủ quan, thể hiện rõ thái độ yêu - ghét của tác giả.
b) Khác nhau: 
- Ở nhân vật Mã Giám Sinh: Tác giả chú ý nhiều hơn đến các biểu hiện bên ngoài. Từ chuyện nói năng, cách ăn mặc, cách đứng, ngồi, nhất cử nhất động của y đều bộc lộ nhân cách của một kẻ tầm thường, ít học. Nhưng đến khi đụng đến đồng tiền, Mã Giám Sinh đã lộ nguyên hình là một con buôn chuyên nghiệp, đầy thủ đoạn: “Cò kè bớt một, thêm hai”. Hắn mặc sức giẫm đạp lên đạo đức, lèo lái, láu cá không chút ngượng mồm: “Rằng mua ngọc sính nghi... xin dạy”. Mã Giám Sinh dốt nhưng không ngu. Xây dựng nhân vật này, Nguyễn Du như lấy nguyên mẫu từ cuộc sống, để nhân vật bước vào tác phẩm văn chương
- Ở nhân vật Thúy Kiều: Với nhân vật mà mình yêu thương - Thuý Kiều - nhà thơ vẫn sử dụng nguyên tắc ước lệ trong miêu tả: lấy thiên nhiên làm chuẩn mực để miêu tả con người (thềm hoa, lệ hoa, sương, gió, cúc, mai), lấy sự hài hoà cân đối để tôn vinh cái đẹp (sắc, tài, cung cầm nguyệt, bài quạt thơ), lấy độc thoại thay cho đối thoại (vì người con gái khuê các như nàng có thể nói gì, nói với ai giữa cảnh trớ trêu ấy?). Nhân vật Thuý Kiều hiện ra với bao nhiêu là tâm trạng. Đó là những nỗi niềm không dễ nói ra: “Nỗi mình thêm tức nỗi nhà...”,vì cảnh ngộ mà nhân phẩm và sắc, tài bị đem ra trả giá trong cuộc mua bán
* Biểu điểm: 	- Giống nhau: 1 điểm.
	- Khác nhau: 2 điểm.
+ Chỉ ra được thủ pháp xây dựng nhân vật (1 điểm)
+ Biết cách phân tích, lập luận, đưa dẫn chứng minh họa chính xác, chặt chẽ (1 điểm)
Câu 2: (4 điểm)
* Yêu cầu học sinh viết lời bình cho bài thơ “Mẹ và quả” của Nguyễn Khoa Điềm, không quá 20 dòng.
* Gợi ý: HS có thể bình một vài khía cạnh về nội dung và nghệ thuật của bài thơ. Gợi ý: 
- Tựa đề bài thơ “Mẹ và quả” là một hình tượng đầy ý nghĩa về tình mẫu tử. Những đứa con được so sánh với quả lớn lên từ bàn tay mẹ. Đó là cách so sánh thật khéo léo và tinh tế Hay nhất, ý nghĩa nhất, để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho người đọc là hai câu thơ kết: “Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi
	 Mình vẫn là một thứ quả non xanh”
- Bài thơ có một tứ thơ lạ: “Quả” - một hình ảnh bình dị mà độc đáo mang tính biểu tượng. Lối nói ẩn dụ làm cho bài thơ thật sâu sắc, hàm súc. Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm lắng, âm vang tiếng lòng tri âm tha thiết của tác giả. Bàn tay mẹ và sự ra đời của quả là hình ảnh xuất hiện nhiều lần trong cả 3 khổ thơ. Phải có một tình yêu mẹ da diết lắm mới đau đáu “hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi” mà “mình vẫn là một thứ quả non xanh”
- Ăm ắp dâng đầy trong 3 khổ thơ là vẻ đẹp của nghệ thuật tu từ so sánh và liên tưởng. Dùng cách điệp lại hình ảnh “những mùa quả”, nhà thơ vừa diễn tả mùa hoa trái theo thời gian, vừa dựng nên hình ảnh lượm hái của con người. Mùa quả cũng vì thế đồng hiện với hình ảnh người mẹ trong những tháng năm qua
- Bài thơ mở đầu từ tấm lòng hàm ơn của người con với tạo hoá và với mẹ, tiếp đến là sự lên tiếng của lòng con hướng về mẹ rồi kết lại thành những lời tự thú chân thành và cảm động của tình mẫu tử trước bước đi lặng lẽ mà cũng thật nghiệt ngã của thời gianTất cả nhằm tôn vinh sự hy sinh thầm lặng của người mẹ. Bài thơ như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà thâm thúy về tình mẹ cao cả
* Biểu điểm:
- Điểm 4: Lời bình tự nhiên, cảm động, sáng tạo, có chiều sâu cảm thụ, diễn đạt tốt, tạo được ấn tượng cho người đọc.	
- Điểm 3: Còn thiên về phát hiện, phân tích ý nghĩa, có cảm xúc văn học nhưng lời bình chưa có độ sâu, diễn đạt tốt. 	
- Điểm 1 - 2: Hiểu đúng bài thơ, phát hiện được chi tiết, hình ảnh, nêu được ý nghĩa nhưng chưa viết được lời bình. 
- Điểm 0: Không hiểu bài thơ, viết lan man. 
Lưu ý:	- Nếu dài quá 20 dòng, trừ 1/3 tổng số điểm đạt được. (giáo viên xem xét từng bài làm cụ thể và cho điểm dựa trên gợi ý trên).
- Học sinh có thể cảm thụ theo cách khác nhưng phải đúng và hay, vẫn cho điểm theo đáp án. 
Câu 3: (3 điểm)
Học sinh có nhiều cách viết khác nhau, nhưng phải đảm bảo được các yêu cầu sau đây:
a) Câu chuyện ngắn gọn, hấp dẫn nhưng chứa đựng ý nghĩa triết lý lớn lao: Tình yêu thương và sự cảm thông giữa con người với con người
b) Bài học của bản thân mà câu chuyện đã mang đến cho mình, giúp mình biết yêu thương và sống tốt hơn“Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”Hãy yêu thương và tôn trọng những người nghèo khổ
c) Bài viết mạch lạc, bố cục chặt chẽ, có chiều sâu về cảm nhận văn chương, thể hiện được cảm xúc chân thật
* Biểu điểm: 	- Yêu cầu a: 1 điểm
- Yêu cầu b: 1 điểm
- Yêu cầu c: 1 điểm
Tuỳ theo mức độ của từng bài làm cụ thể, giáo viên cho điểm theo yêu cầu trên.
Câu 4: (10 điểm)
1. Yêu cầu chung:
- Về nội dung: Chỉ ra và cảm thụ được vẻ đẹp của bài thơ “Ánh trăng”: vẻ đẹp của một ánh nhìn từ quá khứ.
- Về phương pháp: Biết vận dụng thao tác giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận để làm một bài nghị luận tổng hợp.
- Về kỹ năng: Biết trình bày bài viết thành một hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, mạch lạc; có khả năng lập luận chặt chẽ, logich. Bài viết có sự sáng tạo.
2. Yêu cầu cụ thể: Gợi ý nội dung cần đạt:
a) Vầng trăng là người bạn đồng hành với con người suốt từ thuở ấu thơ cho đến lúc lớn khôn. Từ “hồi nhỏ” đến “hồi chiến tranh”, vầng trăng đã trở thành “tri kỷ” của con người. Đó là vẻ đẹp thuần khiết, hoà hợp giữa con người và thiên nhiên, vạn vật
b) Hoàn cảnh thay đổi, tâm lý con người cũng thay đổi theo. Từ vâng trăng tri kỷ, tình nghĩa, giờ đây vầng trăng đã trở thành “người dưng qua đường”. Vậy mà vầng trăng vẫn nguyên vẹn một vẻ đẹp chân thành, gợi bao nhiêu nghĩa tình với triết lý sống sâu sắc: nhắc nhở con người “rưng rưng” với đồng, bể, sông, rừng, với những năm tháng gian lao mà ngọt ngào, với tình bạn, tình đồng đội cùng chia ngọt sẻ bùi
c) “Trăng cứ tròn vành vạnh” – tròn đầy một vẻ đẹp viên mãn. Giờ đây, ánh trăng là biểu tượng của ánh nhìn bao dung, độ lượng, trong sáng từ quá khứ không hề đòi hỏi một sự đáp đền. Và ánh trăng cũng toả sáng ánh nhìn của một vị quan toà im lặng mà nghiêm khắc để con người biết “giật mình” tự vấn lương tri, nhận ra điều lầm lỡ của chính mình
d) Từ một câu chuyện riêng, bài thơ “Ánh trăng” là lời tự nhắc nhở thấm thía về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, về tình cảm của con người đối với những năm tháng gian lao, tình nghĩa; đối với thiên nhiên, đất nước bình dị Cái “giật mình” thức tỉnh của con người cuối bài thơ ánh lên vẻ đẹp thấm đẫm chất nhân văn, nhẹ nhàng mà sâu sắc biết bao: “Được mùa lúa, chớ phụ khoai
 	 Đến khi thất bát, lấy ai bạn cùng!”.
* Biểu điểm:
- Điểm 9 – 10: Bài viết thể hiện đầy đủ các yêu cầu trên. Viết tốt các ý b, c, d. Biết cách khai thác các yếu tố tự sự đặt trong mạch cảm xúc của bài thơ. Bài viết có độ sâu cảm thụ và cảm xúc chân thật, có sự sáng tạo. Biết cách làm bài văn nghị luận tổng hợp, lập luận chặt chẽ.
- Điểm 7 – 8: Viết khá tốt các ý b, c; các ý a, d có thể còn sơ sài. Kỹ năng diễn đạt tốt; có cảm xúc văn học. Biết cách làm bài văn nghị luận tổng hợp, lập luận đôi chỗ còn hạn chế.
- Điểm 5 – 6: Đạt trung bình các yêu cầu trên. Bài viết chưa được trình bày, triển khai theo mạch cảm xúc của bài thơ. Hệ thống luận điểm chưa hoàn chỉnh, phân tích chung chung, chưa chỉ ra được những vẻ đẹp của bài thơ nhưng tỏ ra có nắm bắt được nội dung và chủ đề bài thơ. Kỹ năng diễn đạt khá, ít lỗi diễn đạt.
- Điểm 3 – 4: Xác định được yêu cầu đề bài nhưng viết chưa sâu, còn lan man; trình bày hệ thống các luận điểm chưa hợp lý; sai nhiều về lỗi diễn đạt và chính tả. Nhìn chung, chưa đạt được yêu cầu trung bình.
- Điểm 1 – 2: Bài viết lan man, chưa xác định được yêu cầu của đề bài hoặc tỏ ra chưa hiểu đúng nội dung và chủ đề của bài thơ. Diễn đạt lủng củng, sai nhiều lỗi điễn đạt và chính tả.
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc bỏ giấy trắng.
-----oOo-----

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi hoc sinh gioi 9.doc