Đề thi học sinh giỏi lớp 9 – năm 2011- 2012 môn: sinh học thời gian :150 phút

Đề thi học sinh giỏi lớp 9 – năm 2011- 2012 môn: sinh học thời gian :150 phút

Mục tiêu

- Kiến thức lớp 8: 30% tập trung ở hai chương: thần kinh và giác quan; Nội tiết.

- Kiến thức lớp 9 : 70% tập trung ở hai chương Ivà II: các thí nghiệm của Men –Đen và nhiễm sắc thể.

- Đối tượng học sinh giỏi: thang điểm 400 đ.

 

doc 5 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 2188Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi lớp 9 – năm 2011- 2012 môn: sinh học thời gian :150 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 – NĂM 2011- 2012 
MÔN: SINH HỌC THỜI GIAN :150 PHÚT
Giáo viên ra đề: Trần Thị Lan
Đơn vị: THCS Đông Yên
I. Mục tiêu 
- Kiến thức lớp 8: 30% tập trung ở hai chương: thần kinh và giác quan; Nội tiết.
- Kiến thức lớp 9 : 70% tập trung ở hai chương Ivà II: các thí nghiệm của Men –Đen và nhiễm sắc thể.
- Đối tượng học sinh giỏi: thang điểm 400 đ.
II. Thiết kế ma trận.
CHỦ ĐỀ
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG CẤP ĐỘ THẤP
VẬN DỤNG CẤP ĐỘ CAO
1. Thần kinh và giác quan
-Sự khác nhau giữa thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.
-Cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy sống .
- Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
20%= 4 đ
25% = 1 đ
75%= 3 đ
2. Nội tiết 
- Nêu tính chất của hooc mon
- Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
10%= 2 đ
50% = 1 đ
50% = 1 đ
3. Các thí nghiệm của Men – Đen. 
- Các định luật của Men – Đen.
- Khái niệm biến dị tổ hợp.
- So sánh định luật phân li và định luật phân li độc lập.
-Giải thích ý nghĩa của biến dị tổ hợp.
25%= 5 đ
40% = 2 đ
40% =2 đ
20 % = 1 đ
4. Nhiễm sắc thể 
- Biến đổi và hoạt động của nhiễm sắc thể
- Cơ chế xác định giới tính của người. 
- Giải bài tập vận dụng.
45% = 9 đ
44% =4 đ
54% = 5 đ
12 Câu
100% = 20 đ
4 Câu
20 % = 4 đ
`5 Câu
50 %= 10 đ
3 câu
30% = 6 đ
III. Đề bài 
Câu 1: ( 30 đ)
a/ Nêu sự khác nhau giữa hai bộ phận thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên?
b/ Trình bày cấu tạo và chức năng của dây thần kinh tủy.
Câu 2: ( 50 đ)
a/ Giải thích cơ chế nhận cảm kích thích ánh sáng của cơ quan thị giác.
b/ Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.
Câu 3: (40 đ)
 a/ Phân biệt tuyến nội tiết và ngoại tiết?
 b/ Nêu tính chất của hooc mon?
Câu 4: ( 60 đ)
 Phát biểu nội dung định luật phân li và định luật phân li độc lập? So sánh định luật phân li và định luật phân li độc lập và hai cặp tính trạng?
Câu 5: ( 40 đ)	
Biến dị tổ hợp là gì? Vì sao biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu quan trọng đối với chọn giống và tiến hóa?
Câu 6: (80 đ)
 Trình bày những biến đổi và hoạt động nhiễm sắc thế trong từng chu kì quá trình nguyên phân?
Câu 7: ( 50 đ)
 Giải thích cơ chế sinh trai và sinh gái ở người, có bản sơ đồ minh họa? Vì sao ở người tỉ lệ nam nữ trong cấu trúc dân số với quy mô lớn luôn luôn xấp xỉ 1: 1?
Câu 8: ( 50 đ)
 Ở người bệnh bạch tạng trên da do gen d lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, gen trội hoàn toàn D quy định da bình thường.
 Trong một gia đình, mẹ có kiểu gen bình thường, bố bị bạch tạng, họ sinh được một đứa con gái bị bệnh bạch tạng.
 a/ Giải thích và lập sơ đồ lai.
 b/ Nếu bà ngoại của đứa con gái trên có kiểu hình bình thường. Hãy xác định kiểu hình của ông ngoại?
III. Đáp án và biểu chấm điểm.
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
a/ Sự khác nhau nhau giữa hai bộ phận thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên.
1 đ
Trung ương thần kinh
- Cấu tạo bởi não và tủy sống.
- Được bảo vệ trong khoang xương.
- Chức năng điều khiến các hoạt động.
Thần kinh ngoại biên.
- Cấu tạo bởi các dây thần kinh và hạch thần kinh.
- Nằm bên ngoài bộ phận trung ương. 
- Chức năng dẫn truyền các xung thần kinh.
b/ Cấu tạo của dây thần kinh tủy.
Tủy sống có 31 đôi dây thần kinh gọi là các đôi dây thần kinh tủy sống. Mỗi dây thần kinh tủy bao gồm các nhóm sợi thần kinh cảm giác, nối với tủy sống bằng các rễ trước ( rễ vận động). Chính các nhóm sợi liên quan đến rễ này sau khi đi qua khe giữa hai nhánh đốt sống liên tiếp đã nhập lại thành dây thần kinh tủy. 
* Chức năng của dây thần kinh tủy.
 Dây thần kinh tủy thuộc loại dây pha: vừa dẫn truyền xung thần kinh cảm giác và dẫn truyền xung thần kinh vận động.
1 đ
2
a/ Giải thích cơ chế nhận cảm kích thích ánh sáng của cơ quan thị giác.
- Khi ánh sáng tác dụng lên màng lưới, các tế bào nón và tế bào que sẽ tiếp nhận và sau đó sảy ra hàng loạt các phản ứng trong thành phần hóa học của tế bào chất của chúng. Các phản ứng này làm xuất hiện xung thần kinh hướng tâm truyền qua dây thần kinh thị giác về trung khu phân tích thị giác ở thùy chẩm của vỏ đại não. Tại đây xảy ra sự phân tích, tổng hợp và tạo cho cơ thể có cảm giác về màu sắc, hình dạng và kích thướccủa vật
1 đ
b/ Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện 
1 đ
Phản xạ không điều kiện
- Mang tính chất bẩm sinh không qua luyện tập.
- Có tính chất và di truyền.
- Trung ương nằm ở trụ não và tủy sống.
- Có tính bền vững và tồn tại rất lâu, có khi suốt đời.
- Xảy ra tương ứng với kích thước.
Phản xạ có điều kiện.
- Hình thành trong đời sống qua quá trình luyện tập. 
- Có tính chất cá thể và không di truyền.
- Trung ương nằm trong lớp vỏ đại não.
- Có tính tạm thời, có thể mất đi nểu không được củng cố.
-Xảy ra bất kỳ, không tương ứng với kích thước
1 đ
3
a/ Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết
1 đ
Tuyến nội tiết
- Không có ống dẫn, chất tiết ngấm trực tiếp vào máu và theo máu đến cơ quan.
- Có tác dụng điều hòa các quá trình trao đổi chất và chuyển hóa.
Tuyến nội tiết
- Có ống dẫn, chất tiết không ngấm vào máu mà theo ống dẫn tới cơ quan.
- Có tác dụng trong quá trình dinh dưỡng ( các tuyến tiêu hóa) thải bã ( tuyến mồ hôi)
b/ Tính chất của hooc mon
- Hooc mon có tính đặc hiệu: Mỗi hooc mon chỉ ảnh hưởng một hoặc một số cơ quan xác định đến một hàng hay một quá trình sinh lý xác định.
- Hooc mon có hoạt tính sinh học rất cao: Chỉ một liều lượng rất nhỏ nhưng cũng gây hiệu quả rõ rệt.
- Hooc mon không mang tính đặc trưng cho loài: Hooc mon của loài này có thể tác dụng lên quá trình sinh lý của loài khác. Thí dụ: Hooc mon insulin lấy từ bò được dùng để chữa bệnh tiểu đường cho người. 
1 đ
4
a/* Nội dung định luật phân li.
- Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, thì thể hệ con lai thứ hai ( F2) có sự phân li tính trạng với tỉ lệ trung bình 3 tính trội: 1 tính lặn.
* Nội dung định luật phân li độc lập.
- Khi lai giữa hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, thì sự di truyền của các cặp tính trạng phân li độc lập với nhau, cho F2 có tỉ lệ mỗi kiểu hình bằng tích của các tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
1 đ
 b/ So sánh định luật phân ly với định luật phân ly độc lập.
* Những điểm giống nhau.
- Đều có các điều kiện giống nhau như: 
+ Bố mẹ mang lai phải thuần chủng.
+ Tính trạng trội phải là trội hoàn toàn.
+ Số lượng cá thể thu được phải đủ lớn.
+ Ở F2 đều có sự phân li tính trạng ( xuất hiện nhiều kiểu hình).
* Những điểm khác nhau: 
2 đ
Định luật phân li
- Phản ánh sự di truyền của một cặp tính trạng.
- F1 dị hợp một cặp gen (Aa) tạo ra hai giao tử. 
- F2 không xuất hiện biến dị tổ hợp.
- F2 có bốn tổ hợp với ba kiểu gen.
Định luật phân li độc lập.
- Phản ánh sự di truyền của hai cặp tính trạng.
- F1 dị hợp hai cặp gen ( AaBb) tạo ra bốn loại giao tử.
- F2 có bốn kiểu hình với tỉ lệ 9:3:3:1
- F2 xuất hiện biến dị tổ hợp.
- F2 có 16 tổ hợp với 9 kiểu gen
5
a/ Khái niệm biến dị tổ hợp: Biến dị tổ hợp là loại biến dị do sự xắp xếp các đặc điểm di truyền của bố, mẹ trong quá trình sinh sản, dẫn đến ở thế hệ con, cháu xuất hiện các kiểu hình khác với bố mẹ. 
 1 đ
b/ Biến dị tổ hợp là nguyên liệu quan trọng trong tiến hóa và chọn giống vì: 
Biến dị tổ hợp tạo ra ở sinh vật nhiều kiểu gen và kiểu hình, làm tăng tính đa dạng của loài.
* Trong tiến hóa.
Tính đa dạng ở sinh vật là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên giúp cho loài có thể sống và phân bố được ở nhiều môi trường sống khác nhau.
* Trong chọn giống.
Tính đa dạng ở vật nuôi và cây trồng cung cấp cho con người nguồn nguyên liệu để dễ dàng chọn giữ lại các đặc điểm mà nhà sản xuất muốn.
1 đ
6
Những biến đổi và hoạt động của nhiễm sắc thể trong từng kỳ của quá trình nguyên phân. 
- Quá trình nguyên phân xáy ra bao gồm một giai đoạn chuẩn bị ( còn gọi là kỳ trung gian) và quá trình phân bào chính thức gồm 4 kỳ. Trong mỗi kỳ nhiễm sắc thể có những biến đổi như sau. 
1/ Kỳ trung gian: Nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh do duỗi xoắn, nhiễm sắc thể tự nhân đôi: mỗi nhiễm sắc thể đơn thành một nhiễm sắc thể kép gồm 2 cromatit giống nhau, dính nhau ở tâm động.
2/ Phân bào chính thức.
a/ Kỳ giữa: ( kỳ trước): Các nhiễm sắc thể kép bắt đầu đóng xoắn, eo ngắn dần lại và dày dần lên.
b/ Kỳ giữa: Các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại. Các nhiễm sắc thể kép tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi vô sắc.
c/ Kỳ sau: Mỗi nhiễm sắc thể kép trong tế bào tách nhau ở tâm động, trở thành 2 nhiễm sắc thể đơn phân li về 2 cực của tế bào nhờ sự co rút của sợi tơ vô sắc.
d/ Kỳ cuối: Các nhiễm sắc thể ở tế bào con chuỗi xoắn ra và tạo trở lại dạng sợi dài, mảnh. 
3 đ
7
* Giải thích cơ chế sinh trai và gái ở người. 
 Cơ chế xác định giới tính do sự phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể giới tính trong quá trình thụ tinh tạo thành hợp tử.
- Trong phát sinh giao tử.
+ Mẹ mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX tạo ra một loại trứng đều mang nhiễm sắc thể giới tính X.
+ Bố mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY tạo ra hai loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau; một loại mang X và một loại mang Y.
- Trong thụ tinh.
+ Trứng X kết hợp với tinh trùng X tạo bởi hợp tử XX ( 4 4A + XX) phát triển thành con gái.
+ Trứng X kết hợp với tinh trùng Y tạo bởi hợp tử XY ( 44A+ XY) phát triển thành con trai.
- Sơ đồ minh họa: 
P : mẹ 44A + XX x bố 44A + XY
Gp: 22A+ x 22A+ X; 22A + Y
F1
22A + X
22A+Y
22A+X
44A+XX
(con gái)
44A+Y
(con trai)
b/ Tỉ lệ nam: nữ luôn luôn xấp xỉ 1: 1 
Do trong giảm phân, tạo giao tử giới; nữ luôn tạo ra 1 loại trứng X; nam giới luôn tạo ra 2 loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau là XY, nên trong cấu trúc dân số với quy mô lớn, tỉ lệ nam: nữ luôn luôn xấp xĩ 1: 1. 
2.5 đ
8
a/ Giải thích và sơ đồ lai.
Bố bị bạch tạng mạng kiểu gen dd.
Con gái bị bạch tạng củng mang kiểu gen dd. Như vậy đứa con gái đã nhận một giao tử d từ mẹ. Mẹ có kiểu hình bình thường tạo được 1 giao tử d.
 Vậy kiểu gen của mẹ Dd.
Sơ đồ lai: P: mẹ Dd ( bình thường) x bố dd ( bạch tạng). 
 GP: D, d d
 F1: 1Dd: 1dd
 Kiểu hình: - 1 bình thường không xuất hiện.
 - 1 bạch tạng ( đứa con gái được đề cập).
b/ Xác định kiểu hình của ông ngoại, nếu bà ngoại bình thường.
Bà ngoại có kiểu hình bình thường mang kiểu gen DD hoặc Dd. 
Mẹ được sinh ra từ ông ngoại và bà ngoại. Mẹ có kiểu gen Dd.
* Trường hợp 1:
 Nếu bà ngoại mang kiểu gen này chỉ tạo được 1 giao tử D suy ra mẹ đã nhận giao tử d từ ông ngoại. Như vậy ông ngoại tạo được d có thể mang kiểu gen Dd (kiểu hình bạch tạng).
* Trường hợp 2: 
Nếu bà ngoại của kiểu gen Dd, tạo được 2 giao tử D và d.
- Nếu mẹ (Dd) nhận D từ bà ngoại, thì đã nhận d từ ông ngoại. Vậy ông ngoại đã tạo được d, tức có kiểu gen Dd ( kiểu hình bình thường) hoặc kiểu gen dd ( kiểu hình bạch tạng).
- Nếu mẹ (Dd) nhận d từ bà ngoại thì mẹ đã nhận D từ ông ngoại ông ngoại tạo được D, tức kiểu gen DD hoặc Dd ( kiểu hình bình thường). 
2 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docDe hoc sinh gioi.doc