Câu 1: (3.0 điểm)
a/ Ở đậu Hà Lan hoa đỏ là tính trạng trội, hoa trắng là tình trạng lặn. Muốn chọn cây đậu Hà Lan hoa đỏ thuần chủng cần phải làm gì?
b/ Để xác định được tính trạng trội lặn của một cặp tính trạng tương phản ở vật nuôi cây trồng người ta sử dụng phương pháp nào
phòng giáo dục & đào tạo Đề thi học sinh giỏi lớp 9 Huyện thiệu hoá Năm học 2011-2012 Đề Chính thức Môn thi: sinh học. Ngày thi: 02/12/2011 Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề). Câu 1: (3.0 điểm) a/ ở đậu Hà Lan hoa đỏ là tính trạng trội, hoa trắng là tình trạng lặn. Muốn chọn cây đậu Hà Lan hoa đỏ thuần chủng cần phải làm gì? b/ Để xác định được tính trạng trội lặn của một cặp tính trạng tương phản ở vật nuôi cây trồng người ta sử dụng phương pháp nào? Câu 2: (2.5 điểm) a/ So sánh điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính? b/ Điểm giống và khác nhau giữa 4 tế bào con được tạo ra qua giảm phân II? Câu 3 : (1.5 điểm) Một tế bào gồm các NST được kí hiệu là A đồng dạng a, B đồng dạng b tiến hành phân bào. a/ Hãy cho biết bộ NST của tế bào nói trên là bộ NST đơn bội hay lưỡng bội ? Giải thích. b/ Khi các NST đó tập hợp vào mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào thì kí hiệu của các NST như thế nào? Giải thích. Câu 4: (2.0 điểm) a/ ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? b/ Giải thích mối quan hệ: ADN(gen)đ m A RN đ Prôtêin đTính trạng Câu 5: (3.0 điểm) a/ Thể dị bội là gì? Phân biệt các thể di bội có số lượng NST của bộ NST là : 2n+1 ; 2n-1? b/Cơ chế hình thành thể dị bội 2n+1? Câu 6: (2.0 điểm) ở gà bộ NST lưỡng bội 2n = 78. Có 1 tế bào sinh dưỡng lấy từ phôi gà trải qua 4 lần nguyên phân liên tiếp. a/ Tính số tế bào con thu được và tổng số NST trong các tế bào con. b/ Nếu tế bào sinh dưỡng trên đã tạo ra các tế bào con với tổng số 9984 NST đơn thì tế bào đó đã trải qua bao nhiêu lần nguyên phân liên tiếp. Câu 7: (3.0 điểm) Hai gen có tổng số 210 vòng xoắn. Số nuclêôtít của gen thứ nhất bằng của gen thứ hai . Hai gen nhân đôi với tổng số 8 lần. Riêng gen thứ nhất đã nhận của môi trường 8400 nuclêôtít. Xác định : a/ Chiều dài (Mm)và số lần nhân đôi của mỗi gen. b/ Số lượng nuclêôtít môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của 2 gen. Câu 8: (3.0 điểm) Cho cây cà chua quả đỏ giao phấn với cà chua quả vàng ở F1 thu được toàn cây quả đỏ . Cho các cây F1 tự thụ phấn F2 gồm có 152 cây quả đỏ và 51 cây quả vàng. a/ Kết quả lai đã tuân theo định luật nào? Viết sơ đồ lai từ P F2 b/ Chọn 2 cây F2 cho giao phấn cho biết kiểu gen của 2 cây đó khi F3 thu được đồng tính quả đỏ. ..Hết Họ và tên thí sinh:.Số báo danh: Chú ý: - Giám thị không giải thích gì thêm. - Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu gì. Câu Nội dung Điểm 1 a/ *Để chọn cây đậu mang tính trạng trội hoa đỏ thuần chủng ta cần thực hiện phép lai phân tích, nghĩa là cho nó lai với cây đậu mang tính trạng lặn hoa trắng. + Nếu kết quả của phép lai:100% cá thể mang tính trạng hoa đỏ thì cây hoa đỏ đem lai thuần chủng có kiểu gen đồng hợp. + Nếu kết quả của phép lai:phân tính thì cơ thể mang tính trạng trội đem lai không thuần chủng có kiểu gen dị hợp. * Có thể cho cơ thể mang tính trạng trội tự thụ phấn: + Nếu kết quả của phép lai:100% cá thể mang tính trạng trội thì cơ thể mang tính trạng trội đem lai có kiểu gen đồng hợp. + Nếu kết quả của phép lai:phân tính theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn thì cơ thể mang tính trạng trội đem lai có kiểu gen dị hợp. b/ Tương quan trội lặn là hiện tượng phổ biến của sinh vật Thông thường tính trạng trội là tính trạng tốt Trong chọn giống cần phát hiện được tính trạng trội để tập trung các gen trội về cùng một kiểu gen tạo ra giống có giá trị kinh tế cao c/ - Dùng phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen Nếu cặp tính trạng thuần chủng tương phản ở P có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 3:1 kiểu hình chiếm3/4 là trội ,kiểu hình chiếm1/4 là lặn 0,5 0,25 0,25 2 *Điểm khác nhau : NST thường NST giới tính Tồn tại thành các cặp NST tương đồng Trong tế bào sinh dưỡng tồn tại thành 1 cặp tương đồng( XX) hay không tương đồng ( XY) theo giới tính của từng loài. Hoàn toàn giống nhau cả hai giới Là những NST đặc biệt khác giữa giống đực và giống cái. Mang gen qui định các tính trạng thường Mang gen qui định tính trạng liên quan hoặc không liên quan đến giới tính b/- Điểm giống nhau: Đều mang bộ NST đơn bội n - Điểm khác nhau: Các tế bào con có bộ NST khác nhau về nguồn gốc bố mẹ 0.5 0.5 0.5 0.5 0.5 3 a/ Bộ NST lưỡng bội 2n. Vì mang các cặp NST tương đồng b/ AA aa BB bb . các NST đơn đã nhân đôi thành NST kép 0.5 0.25 0.5 0.25 4 a) Nguyên tắc tổng hợp ARN : -Khuôn mẫu :sử dụng 1 mạch ADN làm khuôn mẫu -NTBS:Các nuclêôtit trên mạch khuôn liên kết với nuclêôtit của môi trường theo NT:A-U; G-X b)Mối quan hệ: Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen qui định trình tự các nuclêôtit trên mạch ARN từ đó qui định trình tự các a xít amin cấu tạo nên phân tử prôtêin .Prôtêin tham gia vào cấu trúc tế bào ..biểu hiện thành tính trạng 0,5 0,5 1,0 5 Thể di bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng. 2n+1: Có 1 cặp NST nào đó 3 chiếc thể 3 nhiễm( thể 3) 2n-1: Có 1 cặp NST nào đó 1 chiếc thể 1 nhiễm (thể 1) 2n-2: Thiếu ( mất) 1 cặp NST nào đó thể 0 nhiễm (thể 0) Cơ chế hình thành thể dị bội 2n+1 +Giảm phân :ở cơ thể bố hoặc mẹ có 1 cặp NST nào đó không phân li 2 loại giao tử di bội : 1 loại giao tử mang cả 2 NST ở 1 cặp nào đó dạng ( n+1);1 loại giao tử thiếu 1 NST ở 1 cặp nào đó dạng (n-1 ) +Thụ tinh: Nếu giao tử n+ 1 kết hợp với giao tử bình thường nHợp tử 2n+1 : Có 1 cặp NST nào đó 3 chiếc thể 3 6 a/số tế bào con thu được và tổng số NST trong các tế bào con. -số tế bào con thu được: 24 = 16 tế bào -tổng số NST trong các tế bào con: 16 x 78 = 1248 NST b/ Số lần nguyên phân : Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào sinh dưỡng. Số tế bào con được tạo ra sau x lần nguyên phân liên tiếp: 2x Theo bài ra ta có: 2x . 78 = 9984 2x = 9984 : 78 = 128= 27 x = 7 1.0 1.0 7 a/ Chiều dài và số lần nhân đôi của mỗi gen. * Tổng số nuclêôtít của 2 gen : 210 x 20 = 4200 nuclêôtít Gọi a, b lần lượt là số nuclêôtít của gen 1 và gen 2 Ta có: a + b = 4200 Theo bài ra: a= b b + b= 4200 b= 3000 ; a = 4200-3000=1200 Chiều dài của gen 1: 1200:2 x3,4 A0 = 2040 A0 =0.204Mm Chiều dài của gen 2: 3000:2 x3,4 A0 = 5100 A0 =0.51Mm * Gọi x, y lần lượt là số đợt nhân đôi của gen 1 và gen 2 Ta có: x + y = 8 -số nuclêôtít môi trường cung cấp cho gen1: (2x – 1) . 1200 = 8400 x =3 y= 8-3 =5 b/ Số lượng nuclêôtít môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của 2 gen. Số lượng nuclêôtít môi trường cung cấp cho gen 2 : ( 25 - 1). 3000 = 93000 Số lượng nuclêôtít môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của 2 gen: 8400 + 93000 = 101400
Tài liệu đính kèm: