Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương một: Các thí nghiệm của Men Đen

Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương một: Các thí nghiệm của Men Đen

A- Mục tiêu

I- Kiên thức

-HS nêu được muc đích nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học

-Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen

-Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, ký hiệu trong di truyền học

 II- Kỹ năng

- Tiếp tục phát triển kỹ năng so sánh, phân tích

B- Chuẩn bị

 

doc 128 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1072Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án lớp 9 môn Sinh học - Chương một: Các thí nghiệm của Men Đen", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:15/ 8/2009 Chương I: Các thí nghiệm của men đen
Giảng:17/ 8 /2009
Tiết 1: Men đen và di truyền học
A- Mục tiêu
I- Kiên thức
-HS nêu được muc đích nhiệm vụ và ý nghĩa của di truyền học
-Hiểu được công lao và trình bày được phương pháp phân tích các thế hệ lai của Men đen
-Hiểu và nêu được một số thuật ngữ, ký hiệu trong di truyền học
	 II- Kỹ năng
Tiếp tục phát triển kỹ năng so sánh, phân tích 
B- Chuẩn bị
- Giáo viên: Tranh phóng to hình H.1.2 SGK
C- Hoạt động dạy học
 I- Bài mới
* Mở bài:Grêgo Men đen(1822-1884) là người đầu tiên vận dụng phương pháp khoa học vào việc nghiên cứu di truyền học
Hoạt động dạy và học
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
I- Di truyền học:
Gv:yêu cầu học sinh làm bài tập mục I(tr5) Liên hệ bản thân mình có những điểm giống và khác bố mẹ?
+Giống bố, mẹ là hiện tượng di truỳênhiện tượng di truyền là gì?
+Khác bố mẹ là hiện tượng biến dị Biến dị là gì?
+Thế nào là di truyền, biến dị ? 
+Nêu mối quan hệ giữa di truyền, biến dị ? Vậy di truyền và biến dị là hai hiện tượng phát sinh từ đâu?
- Nội dung và ý nghĩa thực tiễn của di truyền học?
(ngành di truyền học giải thích nguyên nhân và các biện pháp khắc phục nhiều loại bệnh tật di truyền) 
Hs trình bày những đặc điểm của bản thân giống và khác bố mẹ về chiều cao, màu mắtvà nêu được :
*KL:
-Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ tổ tiên cho các cá thế hệ con cháu 
-Biến dị là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết 
- Biến dị và di truyền là 2 hiện tượng song song và gắn liền với quá trình sinh sản 
*Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất , cơ chế , tính qui luật của hiện tượng di truyền và biến dị
Hoạt động 2
II- Men đen người đặt nền móng cho di truyền học 
Gv:Phương pháp nghiên cứu di truyền độc đáo của Men đen là gì? vì sao TN của Men đen thành công?
-GV yêu cầu HS quan sát hình 1.2, nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai
+ Tại sao ông chọn đậu Hà lan là đối tượng nghiên cứu? 
HS: đọc mục em có biết
Hs quan sát và phân tích hình 1.2. HS đọc kĩ thông tin SGK.nêu được: sự tương phản của từng cặp tính trạng ,trình bày được nội dung cơ bản của phương pháp thống kê, phân tích các thế hệ lai để tìm ra các qui luật di truyền.
HS: Một vài học sinh phát biểu, lớp bổ xung
*KL: Phương pháp phân tích các thế hệ lai(Sgk)
Hoạt động 3
III- Một số thuật ngữ cơ bản của di truyền học:
Gv: hướng dẫn HS nghiên cứu một số thuật ngữ
GV yêu cầu HS lấy VD minh hoạ cho từng thuật ngữ
GV giới thiệu một số kí hiệu
VD: P: mẹ bố
*chú ý: Khi hình thành các khái niệm nên nhắc lại kiến thức về thụ tinh ở lớp 8 rồi hình thành luôn các sơ đồ lai (Hãy sử dụng các kí hiệu trên để viết sơ đồ lai giữa 2 giống đậu hà lan có thân thấp lai với cây thân cao được cơ thể lai F1 toàn thân cao.)
a/ Thuật ngữ:
H S thu nhận thông tin nghi nhớ kiến thức .
 -Tính trạng.
-Cặp tính trạng tương phản.
-Nhân tố di truyền
-Giống(dòng) thuần chủng SGK(tr.6)
b/ Kí hiệu :
P:Cặp bố mẹ xuất phát.
X:Kí hiệu phép lai.
G: giao tử +Giao tử đực (cơ thể đực)
 + Giao tử cái( cơ thể cái)
F: Thế hệ con
 II/củng cố:
1/Hãy lấy các VD về các cặp TT ở người để minh hoạ cho khái niệm “ cặp tính trạng tương phản”
2/Nội dung cơ bản của phương pháp lai phân tíchcác thế hệ lai của MD gồm những điểm nào?
 III/ Hướng dẫn về nhà:
Đọc bài tiếp theo +học thuộc bài
 IV/Rút kinh nghiệm:
Soạn: 17/8/2008 
Giảng:19/8/2008
Tiết 2: Lai một cặp tính trạng
A- Mục tiêu
I- Kiên thức
-HS Trình bày và phân tích đươc thí nghiệm lai một cặp tính trạng của men Đen
-Hiểu và nghi nhớ khái niệm kiểu hình, kiểu gen, thể đồng hợp, thể dị hợp .
-Hiểu và phát biểu được định luật phân li.
-Giải thích được kết quả thí nghiệm theo quan điểm của men đen
	II- Kỹ năng
-Tiếp tục phát triển kỹ năng phân tích kênh hình
-Rèn kĩ năng phân tích số liệu
B- Chuẩn bị
- Giáo viên: Tranh phóng to hình H.1.2 SGK
C- Hoạt động dạy học
 I- Bài mới
* Mở bài: GV cho HS trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của MenĐen
Vậy sự di truyền các tính trạng của bố mẹ cho con cháu như thế nào
Hoạt động dạy và học
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
I- Thí nghiệm của MĐ:
Gv: Hướng dẫn HS quan sát hình 2.1 trình bàyTN của MĐ:
GV yêu cầu HS nhận xét kết quả thống kê ở bảng 2:
+Nhận xét kiểu hình ở F1 ?
+Xác định tỉ lệ kiểu hình ở F2 trong từng trường hợp?
+Kiểu hình ở F1 và F2 có gì khác nhau? Các nhân tố di truyền có hòa lẫn vào nhau không? vì sao?
-GV yêu cầu HS làm bài tập điền từ(tr 9 ) đó chính là kết luận về nội dung thí nghiệm.
-GVy/c HS nhắc lại kết quả thí nghiệm
Gv: Nhấn mạnh về sự thay đổi 
giống làm mẹ thì kết quả không thay đổi vai trò di truyền như nhau của bố và mẹ.
GV sử dụng bảng 2 để phân tích các khái niệm : Kiếu hình, tính trạng trội, tính trạng lặn.
a/ Thí nghiệm :
-Hs quan sát tranh nghi nhớ cách tiến hành
-kiểu hình F1 đồng tính mang tính trạng trội(của bố hoặc của mẹ)
-Tỉ lệ kiểu hình ở F2 (từ kết quả TN rút ra tỉ lệ 3trội : 1lặn đối với các cặp tính trạng)
- F2 xuất hiện các tính trạng lặn, các tính trạng không hòa lẫn vào nhau.
HS : chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
b/ Kết luận:
Khi lai hai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội :1 lặn
c/ Các khái niệm:
-Kiểu hình : Là tổ hợp các tính trạng của cơ thể.
-Tính trạng trội: là tính trạng biểu hiện ở F1 
-Tính trạng lặn: Là tính trạng đến F2 Mới được biểu hiện.
-HS lên viết sơ đồ lai như (SGK) rồi trả lời theo nội dung câu hỏi:
Hoạt động 2
II- Men đen giải thích kết quả thí nghiệm:
GV giới thiệu thông tin phần đầu mục II SGK và giới thiệu tranh (sơ đồ hình 2.3 SGK) từ P đến F1 hỏi:
+Tỉ lệ các loại giao tử của F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2?
+Tại sao F1 đồng tính, F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng? 
+Men đen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào?
GV gợi ý và có thể giải thích như sau:
.Mỗi tính trạng do cặp nhân tố di truyền qui định(gen).
.trong quá trình phát sinh giao tử có sự phân li của của cặp nhân tố di truyền (p/l cặp gen)
.các nhân tố di truyền được tổ hợp lại trong thụ tinh (Các giao tử tổ hợp thành hợp tử).
-Nếu P không thuần chủng có thu được kết quả trên không?
HS quan sát h 2.3 thảo luận nhóm xác định được :
+G F1 : 1A :1a ( mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố DT Aa đã phân li khỏi nhau trong quá trình phát sinh giao tử)
+Hợp tử F2 có tỉ lệ: 1AA : 2A a :1aa
Vì trong hợp tử Aa, nhân tố di truyền trội A đã lấn át hoàn toàn a
HS giải thích kết quả TN theo MĐ:
*Giải thích:
*Nội dung của qui luật: Trong quá trình phát sinh giao tử mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần chủng của P
-k/n:Gen là 1 đoạn phân tử axitnuclêic mang thông tin qui định cấu trúc của 1 chuỗi pôlipeptit nào đó.
	 II/củng cố:
1/Trình bày TN lai một cặp tính trạng và giải thích kết quả TN theo MĐ?
2/Phân biệt tính trạng trội tính trạng lặn cho VD?
 III/Hướng dẫn về nhà:Đọc bài tiếp theo + học thuộc bài trả lời câu hỏi SGK 
 IV/Rút kinh nghiệm:
.
 Soạn: 22 8 /2009 
 Giảng:24/8 /2009
 Tiết3: Lai một cặp tính trạng (tiếp theo)
A- Mục tiêu
I- Kiên thức
-HS Trình bày được nội dung, mục đích và ứng dụng của phép lai phân tích .
-Giải thích được vì sao qui luật phân li chỉ nghiệm đúng trong những điều kiện nhất định .
-Nêu được ý nghĩa của qui luật phân li đối với lĩnh vực SX
-Hiểu và phân tích được di truyền trội không hoàn toàn với di truyền trội hoàn toàn 	 II- Kỹ năng
-Tiếp tục phát triển tư duy lí luận phân tích so sánh.
-Rèn kĩ năng hoạt động nhóm
-Rèn kĩ năng viết sơ đồ lai
B-Giáo viên: Tranh phóng to lai phân tích + tranh phóng to h 3 SGK
C- Hoạt động dạy học
 I- Kiểm tra bài cũ:
1/ Phát biểu nội dung qui kuật phân li?
2/ Một số HS làm bài tập số 4 trên bảng.
II/ Bài mới:
* Mở bài: 2 học sinh lên bảng viết 3 sơ đồ lai: 1 bài tập 4(T-10), 2 sơ đồ của phép lai phân tích( chú ý cách ghi bảng để sử dụng cho bài mới)
Nội dung kiến thức
Hoạt động dạy và học
Từ VD trên GV đưa thêm thông tin để HS phân biệt một số khái niệm: thể đồng hợp, thể dị hợp
GV: hai kiểu gen nhưng lại có chung một kiểu hình, có cách nào phân biệt từng kiểu gen trên?
GV giới thiệu về phép lai – hỏi:
+Em hãy nhận xét kết quả của 2 phép lai trên? và giải thích vì sao cùng một kiểu hình trội lại cho ra 2 kết quả trên?
+Làm thế nào để xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội? Dựa trên cơ sở khoa học nào để xác định được điều đó?
HS làm bài tập điền từ 
1:Trội 2 :kiểu gen 3: Lặn 4: Đồng hơp. 5: Dị hợp
+ Vậy phép lai phân tích là gì?
a/ Một số khái niệm:
-Kiểu gen : Là tổ hợp toàn hợp các gen trong tế bào của cơ thể 
-Thể đồng hợp : Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng giống nhau.
-Thể dị hợp: Kiểu gen chứa cặp gen tương ứng khác nhau.
b/Lai phân tích:	
HS căn cứ vào hai sơ đồ lai thảo luận và nêu được:
+Nếu đời con là đồng tính tức chỉ có 1 kiểu hình thì cơ thể mang TT trội chỉ cho ra 1 loại giao tử: nó phải có kiểu gen đồng hợp AA
+Nếu đời con phân tính thì cơ thể mang TT trội đã cho ra 2 loại giao tử với tỉ lệ 1:1, nó dị hợp tử.
+ đem lai với cá thể mang tính trạng lặn
HS lần lượt điền các cụm từ theo thứ tự 
*KL: SGK(T-11)
Hoạt động 2
II- ý nghĩa của tương quan trội lặn :
Gvy/c HS nghiên cứu thông tin SGK thảo luận. 
-GV Nêu tương quan trội lặn trong tự nhiên 
+Xác định tính trạng trội lặn nhằm mục đích gì?
+Việc xác định độ thuần chủng của giống có ý nghĩa gì trong sản xuất ?
 +Muốn xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào?
Tự thu nhận thông tin và xử lí thông tinthảo luận nhóm, thống nhất đáp án
đại diện nhóm trình bày ý kiến nhóm khác bổ xung:
-Trong tự nhiên mối tương quan trội lặn là phổ biến vì kiêủ gen chịu sự ảnh hưởng của môi trường.
-Tính trạng trội thường là tính trạng tốt Cần xác định tính trạng trội và tập trung nhiều gen quí vào 1kiểu gen tạo giống có ý nghĩa kinh tế
-Trong chọn giống để tránh sự phân li tính trạng phải kiểm tra độ thuần chủng của giống.
HS: xác định được cần sử dụng phép lai phân tích (nêu nội dung phương pháp)
 Hoạt động 3
III/Trôị không hoàn toàn
GV y/c HS quan sát hình 3, nghiên cưú thông tin SGK Nêu sự khác nhau về kiểu hình ở F1 , F2 giữa trội không hòan toàn với thí nghiệm của MĐ?
+ Vì sao có hiện tượng trội không hoàn toàn?
GV y/c HS làm bài tập điền từ .
+Em hiểu thế nào là trội không hoàn toàn ?
HS tự thu nhận thông tin ,kết hợp quan sát hình xác định được kiểu hình của trội không hoàn toàn :
F1: Tính trạng trung gian 
F2: 1 trội : 2 trung gian :1 lặn:
HS: Điền được các cum từ 1:”Tính trạng trung gian” 2 : “1 :2 :1”.
-Trội không hoàn toàn là hiện tượng di truyền trong đó kiểu hình củaF1 biểu hiện TT trung gian giữa bố mẹ, còn F2 có tỉ lệ kiểu hình là 1:2:1
 III/củng cố:
Khoanh tròn ... ng .
 2 - Kĩ năng
Tiếp tục rèn kĩ năng so sánh tổng hợp – khái quát hóa . 
Kỹ năng hoạt động nhóm .
 3 – Thái độ 
- Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên , môi trường sống .
II . Đồ dùng dạy – học:
-Bảng phụ có nghi sẵn nội dung các bảng 64.1 64.5
-HS kẻ sẵn 6 bảng trong SGK vào vở
III – Hoạt động dạy – học:
 Hoạt động 1
Đa dạng sinh học
 Mục tiêu : HS hệ thống hóa từng đơn vị kiến thức , lấy được ví dụ để chứng minh .
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
-GV chia học sinh thành 5 nhóm , mỗi nhóm sẽ điền kiến thức vào 1 bảng phụ -mẫu SGK
-Sau 10 phút GV gọi lần lượt từng nhóm lên trình bày nội dung kiến thức trong bảng được giao 
-GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện kiến thức nếu cần.y/ học sinh liên hệ thực tế, hay lấy VD minh hoạ cho bài học sinh động
-Các nhóm nhận bảng để thảo luận và hoàn thành nội dung.
-Các nhóm khác bổ sung ý kiến nếu cần và có thể hỏi thêm câu hỏi khác trong nọi dung của nhóm đó
-Các nhóm khác bổ sung kiến thức 
*Kết luận : nội dung các bảng kiến thức như SGK
Hoạt động 2
Sự tiến hoá của động vật và thực vật
-GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập mục ở SGK tr, 192+193
-GV gọi từng nhóm lên viết bảng
-Sau khi các nhóm thảo luận, GV thông báo đáp án đúng
-Y/C HS lấy VD động vật và thực vật đại diện cho các ngànhđộng vạt và thực vật
-Các nhóm tiếp tục thảo luận để hoàn thành 2 bài tập SGK tr. 192+193
-Đại diện 2 nhóm lên bảng viết kết quả lên bảng để lớp theo dõi và bổ sung ý kiến
-Các nhóm so sánh bài với kết quả GV đưa ra, tự sửa chữa
-HS nêu VD
*Kết luận Sự phát sinh phát triển của thực vật(SGK sing học 6)
-Tiến hoá của giới động vật:
1-d 2-b 3-a 4-e 5-c 6-i 7-g 8-h
IV. Kiểm tra đánh giá:
Giáo viên đánh giá hoạt động và kết quả của cá hóm
V: Dặn dò:
Ôn tập các nội dung ở bảng 65.1 đến 65.5
Nội dung kiến thức ở các bảng
Bảng 64.1. Đặc điểm chung và vai trò của các nhóm SV:
Các nhóm SV
Đặc điểm chung
Vai trò
Vi rút
-Kích thước rất nhỏ
-Chưa có cấu tạo tế bào, hưa phải là dạng cơ thể điển hình, kí sinh bắt buộc.
-Khi kí sinh thường gây bệnh 
Vi khuẩn
-Kích thước nhỏ bé
-Có cấu trúc tế bào nhưng chưa có nhân hoàn chỉnh.
-Sống hoại sinh hoặc kí sinh
-Trong thiên nhiên và đời sống con người: phân hủy chất hữu cơ, được ứng dụng trong công, nông nghiệp
Nấm 
-Cơ thể gồm những sợi không màu, một số ít là đơn bào(nấm men), có cơ quan sinh sản là mũ nấm, sinh sản chủ yếu bằng bào tử.
-Sống dị dị dưỡng (kí sinh hoặc hoại sinh)
Phân huỷ các chất hưh cơ thành chất vô cơ, dùng làm thuốc, thức ăn hay chế biến thực phẩm.
-Gây bệnh hay độc hại cho sinh vật khác.
Thực vật
-Cơ thể gồm cơ quan dinh dưỡng(thân dễ , lá) và sinh sản như (hoa, quả, hạt)
-Sống tự dưỡng (tự tổng hợp chất hữu cơ).
Phần lớn không có khả năng di động
-Phản ứng chậm với cá chát kích thích từ bên ngoài. 
-Cân bằng khí ô xi và cacbonic, điều hoà khí hậu.
-Cung cấp nguồn dinh dưỡng, khí thở, chỗ ởvà bảo vệ môi trường sống cho các SV khác
Động vật
-Cơ thể bao gồm nhiều cơ quan và hệ cơ quan: vận động, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, sinh sản
-Sống dị dưỡng
-Có khả năng di chuyển
-Phản ứng nhanh vưói các kích thích
Cung cấp nguồn dinh dưỡng, nguyên liệu và được dùng vào việc nghiên cứu và hỗ trợ cho người
-Gây bệnh hay truyền bệnh cho người.
Bảng 64.2 Đặc điểm của các nhóm thực vật
Các nhóm thực vật
Đặc điểm
Tảo
-Là thực vật bậc thấp, gồm thể đơn bào và đa bào, tế bào có diệp lục, chưa có rễ , thân , lá thật sự.
-Sinh sản sinh dưỡng và hữu tính, hầu hết sóng ở nước
Rêu
-Là thực vật bậc cao , có thân lá cấu tạo đơn giản, chưa có rễ chính thức, chưa cso hoa.
-Sinh sản bằng bào tử, là thực vật sống ở cạn đầu tiên nhưng chỉ phát triển được ở môi trường ẩm ướt.
Quyết
-Điển hình là dương xỉ, có thân rễ lá thật và có mạch dẫn
-Sinh sản bằng bào tử
Hạt trần 
-điển hình là cây thông, có cấu tạo phức tạp: thân gỗ, có mạch dẫn
-Sinh sản bằng hạt nằm lộ trên các noãn hở, chưa có hoa và quả
Hạt kín
-Cơ quan dd có nhiều dạng rễ, thân, lá, có mạch dẫn phát triển
-Có nhiều dạng hoa, quả
Bảng 64.3 Đặc điểm của cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm
Đặc điểm
Cây 1 lá mầm
Cây 2 lá mầm
-Số lá mầm
-Kiểu rễ
-Kiểu gân lá
-Số cánh hoa
-Kiểu thân
-Một
-Rễ chùm
-Hình cung hoặc song song
-6 hoặc 3
-Thân cỏ
Hai
-Rễ cọc
-Hình mạng
-5 hoặc 4
-Thân gỗ, thân cỏ, thân leo
Bảng 64.4.Đặc điểm các ngành động vật
Ngành
Đặc điểm
Động vật nguyên sinh
-Là cơ thể đơn bào, phânf lớn dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông hay roi bơi
-SS vô tính theo kiểu phân đôi, sống tự do hoặc kí sinh
Ruột khoang
Đối xứng toả tròn,
*Lưu ý:
-Bảng 63.4 trong SGK chỉ là sự hệ thống hóa các khái niệm đã được đề cập rõ ở SGK, do đó GV hướng dẫn học sinh tự hệ thống.
-Bảng 63.6 tưong ứng với bảng 49 SGK , do đó để hs xem lại
-Mục VD trong bảng 63.1 SGK để hs chủ động đưa VD
 Hoạt động 2
-Trả lời câu hỏi SGK GV xen kẽ hỏi ở mục 1, những câu còn lại về môi trường GV nên dạy hs cách học theo hệ thống: Môi trường những tác động của con người tới môi trượngthực trạng về môi trườngcác biện pháp gìn giữ và bảo vệ môi trường
Hs nghiên cứu SGK tr 174 đến 177 thảo luận nội dung trong các bảng hoàn thành
Phiếu học tập: Sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên
loại tn
Nội dung
Tài nguyên đất
Tài nguyên nước
Tài nguyên rừng
Đất là nới ở, nơi sx lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, sv khác
- Tái sinh
- Nước là nhu cầu không thể thiếu của tất cả các sinh vật trên trái đất
- Tái sinh
- Cung cấp lâm sản, gỗ
- Rừng điều hoà khí hậu
- tái sinh
Cách sử dụng hợp lí
- Cải tạo đất, bón phân hợp lí
- Chống sói mòn đất, chống khô cạn, chống nhiễm mặn
- Khơi thông dòng chảy
- Không thả rác, chất thải CN, SH xuống sông, hồ, biển
- Tiết kiệm nguồn nước ngọt
- Khai thác hợp lí kết hợp bổ sung
- Tahnhf lập khu bảo tồn thiên nhiên
*Liên hệ:
+ Em hãy cho biết tình hình sử dụng nguồn tài nguyên rừng, nước, đất ở VN hiện nay?
Gv thông báo thêm:
- TĐ có 1 triệu 400 triệu tỷ lít nước và chỉ có 0,0001 % lượng nước ngọt được sử dụng
- Gv đưa thêm khối lượng phát triển bền vững
Gv yêu cầu hs liên hệ..
Hs có thể nêu:
+ Phủ xanh đất trống, đồi trọc
+ Ruộng bậc thang
+ Khử mặn, hạ mạch nước ngầm
* Khái niệm phát triển bền vững:
- Phát triển bền vững là sự phát triển không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện nay mà không làm tổn hại đến thế hệ tương lai đáp ứng lại các nhu cầu của họ
 Sự phát triển bền vững là mối quan hệ giữa n hoá và thiên nhiên
IV- Củng cố
	1) Phân biệt tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh?
	2) Tại sao phải sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên?
V- Hướng dẫn về nhà
Học bài tar lời câu hỏi SGK
D- Rút kinh nghiệm
 Ôn tập học kì II
 Bảng 63.1. Môi trường và các nhân tố sinh thái:
Môi trưòng
Nhân tố sinh thái
VD
Môi trường nước 
NTST vô sinh
HTST hữu sinh
Môi trưòng trong đất
NTST vô sinh
HTST hữu sinh
Môi trưòng trên mặt đất- không khí
NTST vô sinh
HTST hữu sinh
Môi trưòng sinh vật
NTST vô sinh
HTST hữu sinh
Bảng 63.2 Sự phân chia các nhóm SV dựa vào giới han sinh thái
Nhan tố sinh thái
Nhóm thực vật
Nhóm động vật
ánh sáng
Nhóm cây ưa sáng
Nhóm cây ưa bóng
-Nhóm động vật ưa sáng
-Nhóm động vật ưa bóng
Nhiệt độ 
Thực vật biến nhiệt
-Động vật biến nhiệt
-Động vật hằng nhiệt
Độ ẩm
-Thực vật ưa ẩm
-Thực vật chịu hạn
-Động vật ưa ẩm
-Động vật ưa khô
Bảng 63.3 Quan hệ cùng loài và khác loài:
Quan hệ
Cùng loài
Khác loài
Hỗ trợ
-Quần tụ cá thể
-Cách li cá thể
-Cộng sinh
-Hội sinh
Cạnh tranh (hay đối địch)
-Cạnh tranh thức ăn, chỗ ở
-Cạnh tranh trong mùa sinh sản
-Cạnh tranh thức ăn, chỗ ở
-Cạnh tranh trong mùa sinh sản
-Ăn thịt nhau
-Cạnh tranh
-Kí sinh, nửa kí sinh
-Sinh vật này ăn sinh vật khác
Bảng 63.5.Các đặc trưng của quần thể:
Các đặc trưng
Nội dung cơ bản
ý nghĩa sinh thái
Tỉ lệ đực /cái
Phần lớn các QT có tỉ lệ đực: cái là 1:1
Cho thấy tiềm năng sinh sane của QT
Thành phần nhóm tuổi
QT gồm các nhóm tuổi:
-Nhóm trước sinh sản
-Nhóm sinh sản
-Nhóm sau sinh sản
-Tăng trưởng khối lượng và kích thước QT
-Quyết định mức sinh sản của QT
-Không ảnh hưởng tới sự phát triển của QT
Mật độ QT
Là số lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích
Phản ánh các mối quan hệ trong QT và có ảnh hưởng tơí các đặc trưng khác của QT
(P/A sự cân bằng giữa khả năng ss của quần thể và sức chịu đựng của môi trường)
Trả lời câu hỏi ôn tập
Câu1: Có, vì các nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến hình thái của sing vật
Câu 2: những điểm khác biệt về quan hệ cùng loài và quan hệ khác loài:
-SV cùng loài thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau
-Sinh vật khác loài có quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch
Câu 3: Quần thể người khác quần thể sinh vật: QT người có các đặc trưng kinh tế xã hội, pháp luật, hôn nhân, giáo dụcDo con người có tư duy, có trí thông minh nên con người có k/n tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên
Câu4
Quần thể
Quần xã
-Tập hợp các cá thể cùng loài sống trong một sinh cảnh
-Mỗi quan hệ giữa cá thể chủ yếu là thích nghi về mặt dinh dưỡng, nơi ở
Tạp hợp các quần thể của các loài khác nhau cùng sống trong một sinh cảnh
-Ngoài mối quan hệ thích nghi còn có các quan hệ hỗ trợ và đối địch
Câu 5:
Cỏ Thỏ Cáo Vi sinh vật
Câu 6:
Những hoạt động tích cực
Những hoạt động tiêu cực
-Sử dụng hựop lí tài nguyên thiên nhiên
-Không săn bắt động vật quí hiếm
-Sử dụng đúng mức thuốc trừ sâu và hoá chất thực vật
-Trồng cây gây rừng
-Tuyên truyền cho mọi người có ý thức bảo vệ môi trường sống
-Phun thuốc trừ sâu
-Đổ rác thải ra sông
-Săn bắn động vất quí hiếm
-Chặt phá rừng làm củi laays gỗ
-Khai thác khoáng sản bừa bãi
Câu 7: Dựa vào nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường để giải thích
Câu8: Sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách tiết kiệm và hợp lí là hình thức sử dụng vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của XH hiện tại vừa đảm bảo duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau
Câu 9: Cần bảo vệ hệ sinh thái vì hiện nay trên trái đất nhiều vùng bị suy thoái , cần bảo vệ các loài sinh vật và MT sống của chúng nhằm tránh ô nhiễm MT và cạn kiệt nguồn tài nguyên . Mỗi quốc gia và mọi người đều phải có trách nhiệm bảo vệ hệ sinh thái , góp phần bảo MT sống trên trái đất
Câu 10: Cần có luật bảo vệ MT vì: Luật bảo vệ môi trường được ban hành nhằm điều chỉnh hành vi của cả XH để ngăn chặn khắc phục các hậu quả xấu do hoạt động của con người gây ra cho môi trườn tự nhiên, khai thác và sử dụng hợp lí và tiết kiệm thiên nhiên
-Nội dung cưo bản trong luật bảo vệ môi trường Việt nam:
+Các tổ chức cá nhân có trách nhiệm giữ cho MT trong lành ,sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn khắc phục hậu quả xấu do con người thiên ghiên gây ra, khai thác sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên
+Cấm nhập khẩu các chất thải vào VN
-Các tổ chức cá nhân phải có trách nhiệm bồi thường và khắc phục sự cố môi trường 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an sinh 9 hot.doc