Đề thi môn Ngữ văn - Trường THCS Định Long

Đề thi môn Ngữ văn - Trường THCS Định Long

Đề thi:

Câu 1: Khoang tròn vào chữ cái đầu dòng trong các câu sau ý em cho là đúng:

a. Truyện ngắn nào giàu chất thơ nhất.

A. Làng C. Bến quê

B. Chiếc lược ngà D. Lặng lẽ Sa Pa

b. Những tác phẩm viết về hình tượng người nông dân

A. Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long

B. Lão Hạc - Nam Cao

C. Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng

D. Làng - Kim Lân

c. Các hình ảnh: "mồ hôi", "má", "lưng", "tim" trong ba dòng thơ sau thuộc biện pháp nghệ thuật gi?

 "Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi

 Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

 Lưng đưa nôi và tim hát thành lời"

A. Hoán dụ C. Liệt kê

B. Ẩn dụ D. Tương phản

d. Hình ảnh người lính xuất hiện ở mấy tác phẩm thơ hiện đại mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 học kỳ I.

A. Một C. Ba

B. Hai D. Bốn

 

doc 5 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 771Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn - Trường THCS Định Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Định Long
Đề thi mụn: Vật lý
Thời gian làm bài: 150 phỳt
Họ và tờn người ra đề: Bựi Thị Tuyết
	Cỏc thành viờn thẩm định đề: Lờ Thị Hải, Trịnh Thị Loan
Đề thi:
Câu 1: Khoang tròn vào chữ cái đầu dòng trong các câu sau ý em cho là đúng:
a. Truyện ngắn nào giàu chất thơ nhất.
A. Làng	C. Bến quê
B. Chiếc lược ngà	D. Lặng lẽ Sa Pa
b. Những tác phẩm viết về hình tượng người nông dân
A. Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long
B. Lão Hạc - Nam Cao
C. Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng
D. Làng - Kim Lân
c. Các hình ảnh: "mồ hôi", "má", "lưng", "tim" trong ba dòng thơ sau thuộc biện pháp nghệ thuật gi?
	"Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
	Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
	Lưng đưa nôi và tim hát thành lời"
A. Hoán dụ	C. Liệt kê
B. ẩn dụ	D. Tương phản
d. Hình ảnh người lính xuất hiện ở mấy tác phẩm thơ hiện đại mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 9 học kỳ I.
A. Một	C. Ba
B. Hai	D. Bốn
Câu 2: Trong câu ca dao
	Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
	Như đứng đống lửa như ngồi đống than
a. Từ "bổi hổi bồi hồi" là từ gì?
b. Giải nghĩa từ "bổi hổi bồi hồi".
c. Phân tích cái hay của câu thơ do phép so sánh đem lại.
Câu 3: Cảm nhận của em trước bức hoạ tuyệt đẹp về mùa xuân trong bốn câu thơ đầu đoạn trích "Cảnh ngày xuân" (trích "Truyện Kiều" của Nguyễn Du).
Câu 4: Trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa", Nguyễn Thành Long có kể về cuộc gặp gỡ với anh thanh niên làm công tác khí tượng đã khiến cô kỹ sư trẻ tuổi cảm thấy như nhân được cùng với bó hoa tươi anh hái tặng cô "Một bó hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng".
	Hãy phân tích để làm rõ: Vì sao cô gái trong truyện có thể nhận được sự "háo hức và mơ mộng" từ một thanh niên rất đỗi bình thường, làm một công việc thật đơn điệu giữa chốn núi rừng quang năm lặng lẽ.
----------------Hết---------------
Hướng dẫn chấm
Câu 1: 2 điểm
 Khoanh tròn vào các ý
a. D	b. B,D	c. A	d. C
Câu 2: 2 điểm
Gợi ý:
a. Đây là từ láy chỉ mức độ cao (0.5đ)
b. Giải nghĩa: Trạng thái có những cảm xúc, ý nghĩa cứ trở đi trở lại trong cơ thể con người (0,5đ)
c. Trạng thái mơ hồ, trừu tượng chỉ được bộc lộ bằng cách đã ra hình ảnh cụ thể: đứng đống lửa, ngồi đống than để người khác hiểu được cái mình muốn nói một cách dễ dàng. Hình ảnh so sánh có tính chất phóng đại rất gợi cảm. (1đ)
Câu 3: 6 điểm
Gợi ý: 
a. Yêu cầu về nội dung
	- Cần làm rõ 4 câu thơ đầu của đoạn trích "Cảnh ngày xuân" là một bức họa tuyệt đẹp về mùa xuân.
	+ Hai câu thơ đầu gợi không gian và thời gian - Mùa xuân thấm thoắt trôi mau. Không gian tràn ngập vẻ đẹp của mùa xuân, rộng lớn, bát ngát. (0.5đ)
	+ Hau câu thơ sau tập trung miêu tả làm nổi bật lên vẻ đẹp mới mẻ, tinh khôi giàu sức sống, nhẹ nhàng thanh khiết và có hồn qua "đường nét, hình ảnh, màu sắc, khí trời cảnh vật ... (1.5đ)
	- Tâm hồn con người vui tươi, phấn chấn qua cái nhìn thiên nhiên trong trẻo, tươi tắn, hồn nhiên (!đ)
	- Ngòi bút của Nguyễn Du tài hoa, giàu chất tạo hình, ngôn ngữ biểu cảm gợi tả. (1đ)
b. Yêu cầu về hình thức (1đ)
	- Trình bày thành văn bản ngắn. Biết sử dụng các thao tác biểu cảm để làm rõ nội dung.
	- Câu văn mạch lạc, có cảm xúc.
	- Không mắc các lỗi câu, chính tả, ngữ pháp thông thường (gọi chung là lỗi diễn đạt).
Câu 4: 10 điểm
A. Mở bài: 1.5đ
	- Giới thiệu chủ đề của truyện Lặng Lẽ Sa Pa và nghệ thuật xây dựng nhân vật chính của Nguyễn Thành Long.
	- Nêu suy nghĩ của cô kỹ sư nông nghiệp (xem đề bài).
B. Thân bài:
1. Anh luôn háo hức và mơ mộng trong công việc (2đ)
	- Tính chất công việc có vẻ đơn điệu nhàm chán, lại phải làm 1 mình.
	- Hăng hái nhận nhiệm vụ, làm việc hết mình, luôn vươn lên những kết quả cao hơn.
	- Lúc nào cũng mơ ước, say sưa với công việc, gắn bó với nó thắm thiết.
2. Anh luôn háo hức và mơ mộng trong cuộc sống (2đ)
	- Hăm hở, sôi nổi, hồn nhiên khi tiếp xúc với mọi người,
	- Sống đầy mộng mơ: Một mình mà trồng cả một vườn hoa to, trò truyện với sách như với bạn, cư xử tinh tế, sống có chiều sâu (nhiều suy ngẫm, triết lý về cuộc đời, về quan hệ với cuộc sống chiến đấu, sản xuất của đất nước ....)
3. Những đặc điểm đó ở anh không chỉ dễ gây xúc động mà còn khiến người khác khi tiếp xúc với anh phải suy nghĩ (1.5đ)
	- Những suy nghĩ, nhận xét của bác lái xe
	- Những suy nghĩ và lời hứa quay trở lại với anh của ông hoạ sĩ.
	- Nhất là những duy nghĩ rút ra bài học vào đời của cô gái.
4. Cách xây dựng nhân vật có chiều sâu của tác giả (!đ).
	- Ngoài việc để nhân vật tự biểu hiện, còn để nhân vật hiện, còn để nhân vật hiện lên qua suy nghĩ của nhân vật khác.
	- Tác dụng: Sự đánh giá khách quan và sâu sắc.
C. Kết bài: 1 điểm
	- Cuộc gặp gỡ chỉ trong nữa giờ, được nhà văn kể thật dung dị qua những lời tâm sự, suy ngẫm, đối thoại.
	- Qua đó thể hiện thật sinh động nhân vật c hính và chủ đề của truyện tự hiện ra nhẹ nhàng, sâu lắng.
Yêu cầu: 1 điểm
	- Trình bàu thành văn bản có bố cục 3 phần rõ ràng.
	- Biết sử dụng các thao tác biểu cảm để làm rõ nội dung.
	- Câu văn mạch lạc, có cảm xúc.
	- Không mắc các lỗi câu, chính tả, ngữ pháp thông thường (gọi chung là lỗi diễn đạt). 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_mon_ngu_van_truong_thcs_dinh_long.doc