Đề thi thử vào THPT lần 3 năm học 2009 - 2010 môn Ngữ văn

Đề thi thử vào THPT lần 3 năm học 2009 - 2010 môn Ngữ văn

Câu 1 (2,0 điểm): Cho câu văn: “. Suốt đời.đã từng đi tới không sót xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.”

 a, Đây là suy nghĩ của nhân vật nào, trong tác phẩm nào, của ai?

b, Xác định từ loại của mỗi từ sau: xó xỉnh, không, xa lắc.

c, Cụm từ “ cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình.” là:

 + Loại cụm từ nào?

 + Thuộc thành phần biệt lập nào, gọi tên thành phần đó?

Câu 2 (3,0 điểm): Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ sau:

“.Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.”

( Trích Quê hương – Tế Hanh )

Câu 3 ( 5,0 điểm): Hình ảnh nhân vật bé Thu trong ba ngày ông Sáu về thăm nhà trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà “ của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào THPT lần 3 năm học 2009 - 2010 môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT QUỲNH LƯU
TRƯỜNG THCS CẦU GIÁT
ĐỀ THI THỬ VÀO THPT LẦN 3
Năm học 2009-2010
Môn: Ngữ văn - Lớp 9 (Thời gian làm bài 120 phút)
Câu 1 (2,0 điểm): Cho câu văn: “... Suốt đời...đã từng đi tới không sót xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình...”
 a, Đây là suy nghĩ của nhân vật nào, trong tác phẩm nào, của ai?
b, Xác định từ loại của mỗi từ sau: xó xỉnh, không, xa lắc.
c, Cụm từ “ cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình...” là: 
 + Loại cụm từ nào?
 + Thuộc thành phần biệt lập nào, gọi tên thành phần đó?
Câu 2 (3,0 điểm): Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ sau:
“...Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang...”
( Trích Quê hương – Tế Hanh )
Câu 3 ( 5,0 điểm): Hình ảnh nhân vật bé Thu trong ba ngày ông Sáu về thăm nhà trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà “ của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Hết
PHÒNG GD & ĐT QUỲNH LƯU
TRƯỜNG THCS CẦU GIÁT
ĐỀ THI THỬ VÀO THPT LẦN 3
Năm học 2009-2010
Môn: Ngữ văn - Lớp 9 (Thời gian làm bài 120 phút)
Câu 1 (2,0 điểm): Cho câu văn: “... Suốt đời...đã từng đi tới không sót xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc vì chưa hề bao giờ đi đến – cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình...”
 a, Đây là suy nghĩ của nhân vật nào, trong tác phẩm nào, của ai?
b, Xác định từ loại của mỗi từ sau: xó xỉnh, không, xa lắc.
c, Cụm từ “ cái bờ bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình...” là: 
 + Loại cụm từ nào?
 + Thuộc thành phần biệt lập nào, gọi tên thành phần đó?
Câu 2 (3,0 điểm): Cảm nhận vẻ đẹp của đoạn thơ sau:
“...Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang...”
( Trích Quê hương – Tế Hanh )
Câu 3 ( 5,0 điểm): Hình ảnh nhân vật bé Thu trong ba ngày ông Sáu về thăm nhà trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà “ của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.
Hết
PHÒNG GD VÀ ĐT QUỲNH LƯU
TRƯỜNG THCS CẦU GIÁT
HƯỚNG DẪN CHẤM THI THỬ VÀO THPT 
LẦN 3 - Năm học 2009-2010
Môn: Ngữ văn - Lớp 9 (Thời gian làm bài 120 phút)
Câu 1. (2,0 điểm): 
a, Suy nghĩ của nhân vật Nhĩ, trong tác phẩm “ Bến quê”, của tác giả Nguyễn Minh Châu. (0,5 đ) 
b, - Xó xỉnh: Danh từ - Không: Phó từ - Xa lắc: Tính từ ( 0,5 đ)
c, - Cụm danh từ: ( 0,5 đ) 
 	 - Thành phần phụ chú ( 0,5 đ)
Câu 2. (3,0 điểm): 
a, Về kỹ năng: viết văn bản có bố cục 3 phần. Cần thể hiện được những cảm nhận về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ. Viết văn có cảm xúc, trình bày và lập luận có thể theo cách riêng, miễn là hợp lí, có sức thuyết phục.
b, Về kiến thức: 
- Giới thiệu bài thơ “ Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh và đoạn thơ, trích dẫn đoạn thơ. (0,5 đ)
- Cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước những hình ảnh thiên nhiên quê hương, hình ảnh đoàn thuyền, cánh buồm, dân trai tráng trong buổi sáng ra khơi (2,0 đ)
+ Thiên nhiên: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng -> không gian đẹp đẽ, trong sáng, khoáng đạt, hứa hẹn một chuyến ra khơi tốt lành.
+ Dân trai tráng: bơi thuyền ; hình ảnh con thuyền: phăng; cánh buồm: như mảnh hồn làng, như con tuấn mã, rướn, thâu góp...
-> Với nhịp thơ nhanh, cách dùng các động từ mạnh, phép nhân hóa, hình ảnh ẩn dụ, so sánh độc đáo cái cụ thể với cái trừu tượng: sự khỏe khoắn, mạnh mẽ, đầy hứng khởi của người làng chài khi ra biển; cánh buồm, con thuyền không chỉ là phương tiện mưu sinh của họ mà kết đọng hồn vía của quê hương theo họ suốt hành trình, là bệ đỡ tinh thần cho họ...
à Từ khổ thơ, hiện lên một bức tranh thiên nhiên ở làng chài thật đẹp, nên thơ, hình ảnh con người khỏe khoắn, đầy sức sống, gắn bó tha thiết với quê hương, biển cả; quê hương là điểm tựa tạo nên sức mạnh tinh thần nâng đỡ người chài ra khơi và lại trở về về với làng chài được vẽ bằng nét bút tài hoa và những rung động tha thiết. 
Người đọc hiểu thêm về nhà thơ Tế Hanh qua bài thơ – tình yêu thiên nhiên, gắn bó với làng quê, yêu quê hương sâu đậm, hồn thơ trong trẻo, tươi sáng đã tạo nên một sắc thái lạ trong Phong trào Thơ Mới. (0,5 đ)
Câu 3. ( 5,0 điểm): Gợi ý sơ lược
a, Yêu cầu về kỹ năng:
- Bài làm có đủ ba phần: Mở - Thân - Kết.
- Bài làm thể hiện kỹ năng nghị luận về một vấn đề trong tác phẩm văn học. Học sinh không sa vào thuật chuyện.
- Bố cục chặt chẽ; luận điểm mạch lạc, lý lẽ xác đáng, dẫn chứng chính xác, chọn lọc; suy nghĩ chân thành; diễn đạt trôi chảy, bài sạch sẽ, chữ rõ ràng.
b, Yêu cầu về kiến thức:
- Giới thiệu sơ lược tác phẩm, tác giả, nhân vật bé Thu, đặc biệt trong ba ngày ông Sáu về thăm nhà. ( 0,5 đ)
- Giới thiệu sơ lược hoàn cảnh của cha con ông Sáu: Ông Sáu đi kháng chiến, khi đi con gái đầu lòng và duy nhất mới một tuổi.( 0,5 đ)
 	- Tình cảm của bé Thu đối với cha: Tình cảm mãnh liệt, cháy bỏng, thể hiện qua các khoảnh khắc: 
+ Trước khi nhận ba: em cố tình xa cách, cứng đầu, ương ngạnh ( 1,5 đ)
+ Khi nhận ra ba, trong buổi sáng chia tay: sự bộc lộ tình cảm mạnh mẽ, nồng nhiệt của bé Thu đối với cha thể hiện qua tiếng gọi “ ba” xé lòng, hành động ôm hôn, giữ ba bằng mọi cách ( 1,5 đ)
 àHọc sinh lí giải được sự hợp lí trong việc không nhận ba và nhận ba
+ Để diễn tả tình yêu cha của bé Thu và tình cảm cha con sâu nặng, xúc động, thiêng liêng trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh, Nguyễn Quang Sáng đã xây dựng thành công: tình huống truyện bất ngờ, hợp lý; hệ thống nhân vật chân thực, tự nhiên; ngôn ngữ tác phẩm đặc sắc, đậm chất Nam bộ.(0,5 điểm)
- Học sinh rút ra được bài từ nhân vật bé Thu: (0,5 điểm) Học sinh có thể nêu nhiều bài học khác nhau, trong đó các ý cơ bản là:
+ Tình cảm của bé Thu đối với cha nói riêng, tình cảm cha con nói chung là tình cảm quý báu, mỗi người cần biết trân trọng, giữ gìn, phát huy.
+ Con người phải sống và làm việc sao cho xứng đáng với các tình cảm cao quý đó.
+ Đây cũng là truyền thống đạo lý của dân tộc, cần kế thừa và gìn giữ.
* Lưu ý:
 	- Giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể của học sinh để chiết điểm cho phù hợp.
 	 - Giám khảo không cho quá 1,5 điểm nếu học sinh sa vào kể chuyện.
 ------------------------- HẾT ------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi thu vao THPT 20092010.doc