I. YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dung linh hoạt những yêu cầu của HƯỚNG DẪN CHẤM , nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo.
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Mỗi câu trả lời đúng cho 0.25 điểm
Câu 1.a 1.b 1.c 2 3 4
Đáp án B A D B A B
PHẦN II: TỰ LUẬN
Câu 1: Cần nêu được những ý sau:
+ Bao trùm toàn truyện là một không khí lặng lẽ, mơ màng, sâu lắng:
- Lặng lẽ trong khung cảnh thiên nhiên Sa Pa
- Lặng lẽ trong suy nghĩ, thái độ và hành động của những người lao động nơi đây
+ Nhan đề còn thể hiện ý nghĩa công việc của những con người lao động ở Sa Pa: âm thầm lặng lẽ nhưng sự cống hiến thật cao cả, đẹp đẽ.
+ Nhan đề góp phần thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm: ca ngợi vẻ đẹp của những con người lao động mới trong công cuộc xây dựng đất nước.
Câu 2: Bằng hiểu biết về bài thơ nói chung khổ thơ cuối nói riêng, cần làm nổi bật cái hay của từ không trong khổ thơ cuối:
+ Từ không được lặp lại 3 lần trong khổ thơ trước hết phản ánh tính chất khốc liệt của cuộc chiến. Càng đi sâu vào chiến trường đoàn xe càng mang nhiều thương tích, người lính lái xe càng phải đối mặt với nhiều khó khăn gian khổ, hiểm nguy.
Sở giáo dục và đào tạo HảI dương Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT chuyên nguyễn trãi - Năm học 2008-2009 Môn thi : Ngữ văn Thời gian làm bài: 150 phút Ngày thi: tháng 6 năm 2008 Hướng dẫn chấm môn Ngữ văn I. yêu cầu chung - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của học sinh để đánh giá được một cách khái quát, tránh đếm ý cho điểm. Vận dung linh hoạt những yêu cầu của hướng dẫn chấm , nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lý; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo. - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách riêng nhưng đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho điểm tối đa. II. yêu cầu cụ thể Phần I: Trắc nghiệm Mỗi câu trả lời đúng cho 0.25 điểm Câu 1.a 1.b 1.c 2 3 4 Đáp án B A D B A B Phần II: Tự luận Câu 1: Cần nêu được những ý sau: + Bao trùm toàn truyện là một không khí lặng lẽ, mơ màng, sâu lắng: - Lặng lẽ trong khung cảnh thiên nhiên Sa Pa - Lặng lẽ trong suy nghĩ, thái độ và hành động của những người lao động nơi đây + Nhan đề còn thể hiện ý nghĩa công việc của những con người lao động ở Sa Pa: âm thầm lặng lẽ nhưng sự cống hiến thật cao cả, đẹp đẽ. + Nhan đề góp phần thể hiện rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm: ca ngợi vẻ đẹp của những con người lao động mới trong công cuộc xây dựng đất nước. Câu 2: Bằng hiểu biết về bài thơ nói chung khổ thơ cuối nói riêng, cần làm nổi bật cái hay của từ không trong khổ thơ cuối: + Từ không được lặp lại 3 lần trong khổ thơ trước hết phản ánh tính chất khốc liệt của cuộc chiến. Càng đi sâu vào chiến trường đoàn xe càng mang nhiều thương tích, người lính lái xe càng phải đối mặt với nhiều khó khăn gian khổ, hiểm nguy. + Từ không- phủ định- được đặt trong sự đối lập với từ có- khẳng định (có một trái tim), tạo ra cách hiểu bất ngờ thú vị? - Khẳng định ý chí, nghị lực, niềm tin của những người lính lái xe - Khẳng định vẻ đẹp của lòng trung thành với lý tưởng cách mạng, khát vọng giải phóng dân tộc. - Khẳng định bầu nhiệt huyết của tuổi trẻ. + Góp phần thể hiện rõ giọng điệu tự nhiên khoẻ khoắn, "chất lính" trẻ trung sôi nổi của những người lính lái xe. * Lưu ý: Trình bày được những ý như trên, diễn đạt trôi chảy, chữ viết rõ ràng, không mắc lõi diễn đạt, lỗi chính tả, cho 1.0 điểm (câu 1), 1.5 điểm (câu 2). Giám khảo căn cứ vào thang điểm tối đa để cho các điểm khác. Câu 3. A.Yêu cầu: 1. Nội dung: Bài làm có thể có cách trình bày khác nhau nhưng trên cơ sở phân tích được bài thơ ánh trăng để làm rõ cho lời bình. Nhìn chung cần có được các ý cơ bản sau: + Bài thơ được viết theo thể thơ 5 chữ khá quen thuộc, câu thơ đơn giản tự nhiên, từ ngữ giản dị, hình ảnh gần gũi, quen thuộc, bình dị. + Bài thơ có thể chia thành hai phần theo dòng chảy của thời gian trong cuộc đời con người từ quá khứ đến hiện tại. + Từ đó bài thơ đọng lại trong người đọc bao suy ngẫm xót xa. - Trong quá khứ, trăng là vẻ đẹp của quê hương đất nứơc dung dị, hiền hoà. Trăng và người đã gắn bó tri âm - Trở về thời bình, trứơc cái hào nhoáng của cuộc sống hiện đại, con người đã lãng quên quá khứ, người bạn tri âm xưa nay trở thành "người dưng". - Trăng vẫn vẹn nguyên, bao dung độ lượng, khiến con người phải "giật mình" để tự vấn lương tâm, để ân hận, day dứt về thái độ vô tâm của mình. - Trăng đưa con người trở về với quá khứ, trở về với những vẻ đẹp bình dị mà bền vững của cuộc sống. + Bài thơ thức tỉnh mỗi con người hãy trân trọng và thuỷ chung với quá khứ, với những giá trị tốt đẹp. + Bài thơ nằm trong mạch chảy truyền thống đạo lý Uống nước nhớ nguồn của dân tộc nên có tính giáo dục tự nhiên mà sâu sắc. 2. Hình thức: - Viết đúng kiểu bài nghị luận về tác phẩm thơ, vận dụng nhuần nhuyễn các phép lập luận, kết hợp tốt các phương thức biểu đạt. - Bố cục rõ ràng chặt chẽ, văn viết mạch lạc, từ ngữ trong sáng, giàu cảm xúc. - Không mắc lỗi về câu, từ, lỗi chính tả thông thường. B. Tiêu chuẩn cho điểm: + Điểm 6.0: Bài làm đạt các yêu cầu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc. Bố cục hợp lí, không mắc các lỗi diễn đạt thông thường. + Điểm 4.0: Bài làm về cơ bản đạt các yêu cầu trên, nhất là yêu cầu về nội dung, cách lập luận. Có thể còn vài sai sót nhưng ảnh hưởng không đáng kể. Văn viết trôi chảy, có thể mắc vài ba lỗi diễn đạt nhưng không làm sai ý người viết. + Điểm 3.0: Bài làm đạt khoảng nửa số ý hoặc đủ ý nhưng dẫn chứng nghèo, thiếu sức thuyết phục. Diễn đạt có thể chưa tốt nhưng đã làm rõ được ý. Còn mắc một số lỗi về câu, từ, chính tả nhưng không phải lỗi nặng. + Điểm 1.0: Bài làm chưa đạt yêu cầu trên. Nội dung quá sơ sài, diễn đạt yếu. Mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả. + Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp Lưu ý: Giám khảo căn cứ vào Tiêu chuẩn cho điểm để cho các điểm khác, có thể lẻ 0,25 điểm, không làm tròn số.
Tài liệu đính kèm: