Câu 1 (1,5 điểm)
Trên trời mây trắng như bông
Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
Những cô má đỏ hây hây
Đội bông như thể đội mây về làng
(Ngô Văn Phú)
a. Xác định đâu là danh từ, động từ, tính từ trong các từ có gạch chân ở trên.
b. Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong bài thơ trên là gì?
Câu 2 (1,5 điểm)
Phân tích cấu trúc ngữ pháp của các câu sau:
a. Hoa và tôi cùng học một lớp.
b. Vườn nhà tôi hoa nở sớm.
c. Anh ấy chưa nói hết chuyện nên tôi chưa về.
SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT QUẢNG TRỊ Khoá thi ngày 19 tháng 6 năm 2012 Câu 1 (1,5 điểm) Trên trời mây trắng như bông Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây Những cô má đỏ hây hây Đội bông như thể đội mây về làng (Ngô Văn Phú) Xác định đâu là danh từ, động từ, tính từ trong các từ có gạch chân ở trên. Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong bài thơ trên là gì? Câu 2 (1,5 điểm) Phân tích cấu trúc ngữ pháp của các câu sau: Hoa và tôi cùng học một lớp. Vườn nhà tôi hoa nở sớm. Anh ấy chưa nói hết chuyện nên tôi chưa về. Câu 3 ( 2,0 điểm) Viết đoạn văn ngắn theo hình thức diễn dịch phát triển từ câu chủ đề sau đây: “Mẹ của em ở trường là cô giáo mến thương”. Câu 4 ( 5,0 điểm) KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. .. Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm” (Trích Truyện Kiều- Nguyễn Du) Phân tích đoạn thơ trên để thấy được tình cảm thiết tha, sâu nặng của Kiều với người thân. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRỊ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM 2012 MÔN NGỮ VĂN # YÊU CẦU Điểm Câu 1 1,5 điểm a Chỉ cần xác định được 5 từ trong số các từ gạch chân Danh từ gồm: trời, bông, cánh đồng, mây, làng Tính từ gồm: trắng, đỏ hây hây Động từ: đội Còn lại, GK vận dụng cho điểm từ 0,25 đến 0,75 1,0 b Biện pháp tu từ chủ yếu: so sánh-không cần nêu giá trị tu từ. Nếu HS ghi thêm nhiều BPTT khác cũng không cho thêm hoặc trừ bớt điểm. 0,5 Câu 2 HS có thể vẽ mô hình cấu trúc câu hoặc chỉ ra: 1,5 điểm a Câu đơn 1 cụm C-V, trong đó: C : Hoa và tôi; V: cùng học một lớp. 0,5 b - Câu đơn có 1 cụm C-V nòng cốt, trong đó V là một cụm C-V. (Lưu ý: nhiều HS nhầm đây là câu đơn với trạng ngữ là “Vườn nhà tôi”. Gặp trường hợptrên, GK không cho điểm- trừ trường hợp điểm số toàn bài thi =0 thì cho 0,25) 0,5 c - Câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân – hệ quả với 2 cụm C-V đều là nòng cốt: (C1 – V1) nên (C2 – V2) Mỗi trường hợp sai hoặc thiếu: trừ 0,25 đ 0,5 Câu 3 2,0 điểm Yêu cầu: *Viết đoạn văn theo hình thức diễn dịch, phát triển chủ đề theo hướng: - nêu rõ vai trò người giáo viên như người mẹ hiền : yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ - khẳng định lòng biết ơn đối với cô giáo, cảm giác hạnh phúc, tự hào - ý thức học tập, tu dưỡng để làm vui lòng Cô giáo và Mẹ hiền * HS có thể diễn đạt khác vẫn vận dụng cho điểm, miễn là viết gọn, từ 5 đến 7 câu và bám sát chủ đề. 1,5 0,5 Câu 4 A. YÊU CẦU CHUNG I.Hình thức: - Bố cục hợp lý, văn viết có hình ảnh, diễn đạt lưu loát, có dẫn chứng minh họa. - Vận dụng khéo léo các kỹ năng về nghị luận văn học, II. Nội dung: Cảm nhận và phân tích được các khía cạnh chiều sâu vẻ đẹp nhân bản trong tình cảm của Kiều dành cho người yêu, cha mẹ, gia đình...Đó là tấm lòng thủy chung, hiếu thảo. B. YÊU CẦU CỤ THỂ. Gợi ý. I. Mở bài : Ý 1 - Nêu được vị trí của đoạn trích: là một đoạn thơ điển hình trong Truyện Kiều, diễn tả cuộc sống của Thúy Kiều trong thời gian bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Ý 2- Đây là một đoạn thơ điển hình trong nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật (NV) của Nguyễn Du, diễn tả nhiều cung bậc tình cảm khác nhau của Kiều. Đó là nỗi cô đơn, buồn tủi, là tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Kiều dành cho Kim Trọng và cha mẹ. Nội dung trữ tình của đoạn thơ này tập trung vào miền tâm trạng thứ hai. HS có thể vào bài cách khác, 2 Ý này GK vận dụng cho điểm từ 0,25 đến 0,5. II. Thân bài : Ý 3- Khái quát không gian sống của Kiều. Đó là một không gian hoang vắng, bao la và xa lạ. Thiên nhiên rộng lớn càng tô đậm sự cô đơn lạnh lẽo của Kiều. Ngoài “tấm trăng” mà Kiều coi như là người tri kỉ, còn lại “vẻ non xa” và “cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia” chỉ làm cho nàng càng cảm thấy trơ trọi, cô đơn và khao khát hơi ấm người thân, gia đình hơn. Ý 4- Tô đậm chiều sâu tình cảm của NV. Trong cảnh “bẽ bàng” thương tâm của số phận, Kiều cảm nhận được từ trong nội tâm của mình ngọn lửa tình yêu sưởi ấm cảnh cô đơn. Và nàng “chia tấm lòng” mình, hướng lòng mình về người thân, hình dung những người thân yêu đang đêm ngày mong ngóng. + Đó là người yêu “ tin sương luống những rày trông mai chờ”. Kiều hình dung cảnh người yêu nóng lòng chờ tin mình, tấm lòng son của chàng chỉ có trời xanh và nàng hiểu thấu. + Đó là cha mẹ “tựa của hôm mai” lo lắng, mong đợi. Kiều đau lòng nghĩ đến cảnh cha mẹ già nua thiếu người chăm sóc, xót xa vì không được làm vui lòng mẹ cha. Ý 5- Trong hoàn cảnh cô đơn, lẻ loi Kiều không nghĩ cho riêng mình mà chỉ thương cho người khác. Điều đó thể hiện đức hy sinh và tấm lòng vị tha, nhân hậu của nàng. Ý 6 – Về nghệ thuật, Nguyễn Du đã thể hiện một tài năng bậc thầy trong việc diễn tả tâm trạng Kiều bằng các hình thức tả cảnh ngụ tình (tập trung ở đoạn sau-tả nỗi buồn của Thúy Kiều), hình thức tương phản, đối lập giữa không gian bao la rợn ngợp với sự lẻ loi đơn độc của nhân vật. Tác giả còn dùng nhiều từ ngữ ước lệ (tin sương, dưới nguyệt chén đồng, sân Lai...) làm tăng vẻ trang trọng và nhiều cách đặc tả tâm trạng độc đáo (tấm trăng, bẽ bàng...). Lưu ý: Ý 6 không bắt buộc; tính điểm 0.5 cho bài thi nào có bàn đến. III. Kết bài: Ý 7 – Đánh giá lại giá trị đoạn trích, khẳng định tình cảm cao quý, vị tha rất đáng trân trọng của Kiều. C. HƯỚNG DẪN CHO ĐIỂM - Điểm 4,0 đến 5,0: Đạt các yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể, hiểu được tinh thần của đoạn thơ, phân tích được các ý quan trọng trong phần thân bài; văn viết có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, ít sai chính tả, ngữ pháp. - Điểm 2,75 đến dưới 4,0: Bài làm cơ bản đạt các yêu cầu trên, nắm được những chi tiết quan trọng nhưng phân tích chưa sâu, khai thác được 2/3 số ý trong đó có Ý 4 và 5; diễn đạt đôi chỗ chưa trôi chảy, sai chính tả, ngữ pháp 3-5 lỗi. - Điểm 1,5 đến 2,5 : Bài làm chưa hoàn chỉnh, nắm được nội dung của đoạn thơ nhưng sa vào diễn nôm, diễn đạt còn lủng củng, sai chính tả, ngữ pháp 5 lỗi trở lên. - Điểm dưới 1,0 đến dưới 1,5: Không hiểu đề, nắm đoạn trích mơ hồ; viết sơ sài, sai chính tả, ngữ pháp rất nhiều. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN GIA LAI NĂM HỌC 2012 - 2013 ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1. (1,0 điểm) Xác định và nêu tác dụng của phép liên kết câu trong đoạn trích sau: “Cuộc sống ở đây đã dạy cho chúng tôi thế nào là sự im lặng. Sự im lặng từ sáng đến giờ không bình thường. Cái không bình thường đó đang đến.” (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi ) Câu 2. (1,0 điểm) Phân tích giá trị các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: “Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.” (Bằng Việt, Bếp lửa) Câu 3. (3,0 điểm) Trong thư gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai theo học, ngài Abraham Lincoln (1809- 1865), vị Tổng thống thứ 16 của nước Mĩ, đã viết: “Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kì diệu của sách ... nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát trên đồi xanh...". Suy nghĩ của em về đoạn trích trên. Câu 4. (5,0 điểm) Vì sao nhân vật anh thanh niên là “mẫu người” khiến ông họa sĩ già trăn trở: "Làm một bức chân dung, phác họa như ông làm đây, hay rồi vẽ dầu, làm thế nào làm hiện lên được mẫu người ấy? Cho người xem hiểu được anh ta, mà không phải hiểu như một ngôi sao xa? ... Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài."? (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 CHUYÊN GIA LAI NĂM HỌC 2012 - 2013 ĐỂ CHÍNH THỨC Môn: Ngữ văn (Không chuyên) Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian phát đề) Câu 1. (1,0 điểm) a. Khởi ngữ là gì? b. Chuyển các câu sau thành câu có khởi ngữ: Nó đi đến đâu người ta cũng thương. Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được. Câu 2. (1,0 điểm) Tìm câu chứa hàm ý trong câu chuyện sau và cho biết nội dung của hàm ý: Chủ nhà dọn cơm khách, mang thiếu một đôi đũa. Ai nấy cầm đũa mời nhau còn khách không có đũa đứng dậy nói với chủ nhà rằng: - Cho tôi xin một chén nước lạnh. Chủ nhà hỏi: - Hả, để làm gì vậy? - Đặng rửa tay cho sạch mà bốc đồ ăn. (Truyện cười dân gian) Câu 3. (3,0 điểm) “Con dù lớn vẫn là con của mẹ, Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.” (Chế Lan Viên, Con cò) Ý thơ trên gợi cho em suy nghĩ gì về tình mẹ trong cuộc đời mỗi người? 2. Về nội dung: Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau song cần nều được các ý cơ bản sau: + Giải thích ý thơ của Chế Lan Viên: 0,5 đ Dựa trên nội dung bài thơ Con cò, đặc biệt là hai câu thơ mang ý nghĩa triết lí sâu sắc khẳng định tình mẹ bao la bất diệt Trước mẹ kính yêu con dù khôn lớn trưởng thành như thế nào chăng nữa thì vẫn là nhỏ bé, rất cần và luôn được mẹ yêu thương che chở suốt cuộc đời. + Khẳng định vai trò của người mẹ trong cuộc sống của mỗi người: 1 đ Mẹ là người sinh ra ta trên đời, nuôi nấng, chăm sóc dạy dỗ chúng ta Mẹ mang đến cho ta biết bao điều tuyệt vời nhất. Mẹ là bến đỗ bình yên của cuộc đời mỗi người, là niềm tin, là sức mạnh nâng bước con trên đường đời Công lao của mẹ vô cùng, vô tận(đưa dẫn chứng cụ thể) + Việc làm để đền đáp công ơn của mẹ: 1đ Cuộc đời mẹ không gì vui hơn khi thấy con khỏe mạnh, chăm ngoan, hiếu thảo Mỗi chúng ta cần rèn luyện học tập, chăm chỉ, siêng năng để mẹ vui lòng Phê phán những biểu hiện thái độ hành vi chưa đúng với đạo lí làm con của một số người trong cuộc sống hiện nay: 0,5 đ + Liên hệ mở rộng đến những tình cảm gia đình khác: Tình cảm cha con, ông bà, anh chị em để khẳng định đó là những tình cảm bền vững trong đời sống tinh thần của mỗi người Tình cảm gia đình bền vững cũng là cội nguồn sức mạnh xây dựng một xã hội tốt đẹp Câu 4. (5,0 điểm) Vẻ đẹp người đồng mình qua lời người cha trong bài thơ Nói với con của Y Phương. §Ò thi thö tuyÓn sinh líp 10 - thpt M«n thi: ng÷ v¨n Thêi gian lµm bµi: 120 phót Ngµy thi: 30 th¸ng 6 n¨m 2012 Câu 1:(1,0 điểm) Tìm và gọi tên thành phần biệt lập trong những ví dụ dưới đây a. “Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa?” (Bằng Việt, Bếp Lửa) b. Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về (Hữu Thỉnh, Sang thu) Câu 2: (2,0 điểm) Kết thúc một bài thơ trong chương trình Ngữ văn 9, có đoạn: Trăng cứ tròn vành vạnh kể chi người vô tình ánh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình. a,Đoạn thơ trên viết trong tác phẩm nào? Của ai? b.Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. c.Vầng trăng là hình ảnh xuất hiện xuyên suốt bài thơ trên. Em hãy giải thích ý nghĩa hình ảnh đó? Câu 3:(2,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn theo cách diễn dịch với câu chủ đề sau: “Được sống trong tình yêu thương là một hạnh phúc lớn”. Câu 4: (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Mà sao nghe n ... 9 (Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Bếp lửa, Ánh trăng, Đoàn thuyền đánh cá, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Sang thu, Nói với con). Thứ hai, các khổ thơ được chọn phải có nội dung liên quan tới vẻ đẹp của con người Việt Nam. Thứ ba, khi phân tích, người làm bài phải có ý thức nêu bật được vẻ đẹp của con người Việt Nam trong một hoặc hai khổ thơ nói trên. Những vi phạm các yêu cầu nói trên sẽ làm cho bài viết rơi vào tình trạng xa đề, lan man hoặc lạc đề. Để có được kết quả tốt, bài viết còn phải có bố cục rõ ràng. Bài viết không mắc các lỗi về hành văn. Đặc biệt, phải thực hiện tốt thao tác phân tích một đoạn thơ, phải phân tích những yếu tố nghệ thuật của thơ để làm rõ giá trị của nó. Đây là một câu hỏi làm văn. Cho nên bài viết phải có đủ ba phần : mở bài, thân bài, kết bài. Trong phần mở bài, nên giới thiệu tác giả, bài thơ và đặc biệt là một hoặc hai khổ thơ được chọn để phân tích. Trong phần thân bài, cần giới thiệu vị trí của phần thơ được chọn trong bài thơ, giới thiệu đại ý của phần thơ được chọn. Sau đó, phân tích và làm rõ vẻ đẹp của con người Việt Nam trong phần thơ đó. Có thể, nhận xét và đánh giá ý nghĩa của phần thơ đối với cả bài, đối với đề tài. Cuối cùng, trong phần kết bài cần tổng kết khẳng định phần thơ thể hiện vẻ đẹp của con người Việt Nam. Có thể hình dung vẻ đẹp của con người Việt Nam qua các bài thơ như sau : Đồng chí : vẻ đẹp của tình đồng chí ở những con người xuất thân từ đồng ruộng, gắn bó với nhau, lạc quan trong cuộc sống chiến đấu gian khổ. Bài thơ về tiểu đội xe không kính : vẻ đẹp của người bộ đội lái xe trên đường mòn Trường Sơn thời đánh Mỹ : ung dung, lạc quan, khí phách, hiên ngang coi thường khó khăn gian khổ, yêu thương đất nước và miền Nam ruột thịt. Đoàn thuyền đánh cá : vẻ đẹp của người lao động, của người ngư dân trong công cuộc lao động xây dựng đất nước (lạc quan, chủ động, tích cực, hào hùng, đầy ân tình). Bếp lửa : vẻ đẹp của tình bà cháu; vẻ đẹp của người bà, người phụ nữ Việt Nam giàu lòng yêu thương (gia đình, đất nước), tần tảo hy sinh, chịu thương chịu khó; tấm lòng biết ơn trân trọng của cháu đối với bà. Ánh trăng : vẻ đẹp của con người Việt Nam thể hiện trong sự gắn bó ân tình của con người với thiên nhiên, trong lời nhắc nhở phải biết thủy chung, uống nước nhớ nguồn. Mùa xuân nho nhỏ : vẻ đẹp của con người Việt Nam: yêu thiên nhiên; hăng hái tích cực trong lao động xây dựng đất nước và chiến đấu bảo vệ tổ quốc; vẻ đẹp của con người nguyện cống hiến cả đời cho đất nước, nguyện làm một “mùa xuân nho nhỏ” cho đời. Viếng lăng Bác : vẻ đẹp của Bác Hồ, “mặt trời trong lăng rất đỏ”; vẻ đẹp của tấm lòng trân trọng, kính yêu đối với Bác Hồ. Sang thu : vẻ đẹp của một tâm hồn nhạy cảm trước sự biến chuyển của thiên nhiên trong lúc giao mùa. Nói với con : vẻ đẹp của con người Việt Nam được thể hiện trong lời tâm tình, nhắn nhủ của người cha đối với con : phải biết yêu quý gắn bó với gia đình, với quê hương, với đất nước; phải biết tự hào về vẻ đẹp của truyền thống, của đất nước; phải sống xứng đáng với gia đình, với đất nước. Đây là một số gợi ý chung của cả bài. Mỗi phần thơ được chọn sẽ có nội dung cụ thể. Người làm bài sẽ căn cứ vào phần thơ đó phân tích để làm rõ vẻ đẹp cụ thể được biểu hiện trong phần thơ. TUYỂN SINH VÀO 10 HÀ NỘI GỢI Ý LỜI GIẢI MÔN NGỮ VĂN (Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội năm học 2012-2013) Phần I (7 điểm): Nhà thơ Phạm Tiến Duật có câu thơ thật độc đáo: “ Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi” Và trên chiếc xe ấy, người chiến sĩ lái xe đã: “ Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa như ùa vào buồng lái.: (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2011) 1. Những câu thơ vừa dẫn trích trong tác phẩm nào? Cho biết năm sáng tác của tác phẩm đó. Gợi ý: Những câu thơ trên trích trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” được sáng tác năm 1969. 2. Chỉ ra từ phủ định trong câu thơ độc dáo trên. Việc dùng liên tiếp từ phủ định ấy nhằm khẳng định điều gì và góp phần tạo nên giọng điệu nào cho bài thơ? Gợi ý: + Từ phủ định là từ: “không” + Việc dùng liên tiếp từ phủ định trên nhằm khẳng định: Nguyên nhân vì sao chiếc xe không có kính. Đó là do “Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”. Phản ánh rõ hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước diễn ra trên tuyến đường Trường Sơn. + Cách sử dụng liên tiếp từ phủ định cũng góp phần tạo nên giọng điệu ngang tàng, thản nhiên, câu thơ rất gần với câu văn xuôi. 3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính, trong đó có sử dụng câu phủ định và phép thế (gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế) Gợi ý: - Học sinh viết đoạn văn đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau: *Về cấu trúc đoạn nghị luận: Viết theo cách lập luận diễn dịch (có câu mở đoạn, thân đoạn phát triển các ý nhỏ làm rõ ý khái quát, không có câu kết); Độ dài đoạn văn khoảng 12 câu, chữ đầu đoạn viết thụt vào một ô *Về ngữ pháp: Gạch chân và chú thích rõ ràng: Câu phủ định và phép thế mà học sinh đã sử dụng thích hợp trong đoạn văn. *Về nội dung: Học sinh làm rõ ý chính của đoạn là: Cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính qua khổ thơ mà đề bài yêu cầu, với một số gợi ý sau: + Câu mở đoạn: - Giới thiệu 4 câu thơ trích từ Tác phẩm“ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. - Ý chính: Bạn đọc cảm nhận được cảm giác mạnh mẽ, đột ngột cụ thể của người lái xe ngồi trong chiếc xe không kính. +Thân đoạn: - Qua khung cửa xe không có kính chắn gió, người lái xe tiếp xúc trực tiếp với thế giới bên ngoài: + Học sinh phân tích điệp ngữ “ nhìn thấy” kết hợp với các hình ảnh được liệt kê: gió, con đường, sao trời, cánh chim, làm rõ những khó khăn mà người lính lái xe đang phải đối mặt khi làm nhiệm vụ, nhưng cũng mang lại cho họ cảm giác thích thú: “xoa mắt đắng”, “chạy thẳng vào tim”, “Như sa như ùa vào buồng lái” => phân tích thêm những động từ là nghệ thuật nhân hóa: “xoa”, “chạy thẳng”, “sa”, “ùa’ để thấy cảm giác rất cụ thể của người lính. - Qua các điệp ngữ “thấy” và “như”, khổ thơ cũng diễn tả một cách chính xác và gợi cảm tốc độ của những chiếc xe đang lao nhanh ra chiến trường. Người đọc cảm nhận được đoạn đường của xe chạy: khi thì là con đường chạy thẳng: “con đường chạy thẳng vào tim”, khi thì xe đang chạy ở lưng chừng núi, ở độ cao tiếp xúc với “sao trời”, với “cánh chim”. Người đọc cảm nhận được cung đường gập ghềnh, khúc khuỷu đầy khó khăn mà người lính lái xe phải vượt qua. - Qua cảm giác mạnh, đột ngột của người lính lái xe khi ngồi trong buồng lái, người đọc thấy được thái độ bất chấp khó khăn, nguy hiểm và tâm hồn lạc quan, trẻ trung, yêu đời của người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn qua hình ảnh: “ Sao trời và đột ngột cánh chim” Như sa như ùa vào buồng lái” Lưu ý: -Học sinh có thể có những cách cảm nhận riêng, sắp xếp mạch ý theo lập luận của mình nhưng phải làm rõ ý chính của đề bài. - Các câu văn phải có liên kết ý, phân tích ý thơ từ, câu chữ, nghệ thuật, diễn đạt ý rõ và có cảm xúc của người viết. 4. Chép lại hai câu thơ liên tiếp sử dụng từ phủ định trong tác phẩm ( được xác định ở câu hỏi 1) Gợi ý: Hai câu thơ liên tiếp sử dụng từ phủ định trong tác phẩm là: “Không có kính, rồi xe không có đèn Không có mui xe, thùng xe có xước” Phần II (3 điểm) 1. Lặng lẽ Sa Pa là một truyện ngắn thành công của nhà văn Nguyễn Thành Long. Em hãy giới thiệu ngắn gọn (khoảng nửa trang giấy thi) về tác phẩm này. Gợi ý: + “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyến đi Lào Cai hè năm 1970 của nhà văn Nguyễn Thành Long, thời kỳ miền Bắc xây dựng XHCN và đấu tranh giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước. + Nội dung câu chuyện xoay quanh cuộc gặp gỡ tình cờ của người họa sĩ đi tìm ý tưởng sáng tác trước khi nghỉ hưu và cô kỹ sư nông nghiệp trẻ vừa ra trường lên Lai Châu nhận công tác với anh thanh niên 27 tuổi (nhân vât chính của truyện) làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu, sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét đã được 4 năm trong vòng 30 phút qua lời giới thiệu của bác lái xe. +Tác giả Nguyễn Thành Long đã giới thiệu anh thanh niên là người rất yêu nghề, sống có lý tưởng, biết sống vì mọi người. Anh đã vượt lên khó khăn của cuộc sống cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người để báo về “ốp” đều đặn những con số bằng máy bộ đàm vào 4 giờ, 11 giờ, 7 giờ tối và 1 giờ sáng một cách chính xác, đều đặn. Anh thanh niên còn chủ động tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng thật ngăn nắp, như trồng hoa, nuôi gà, tự học và tự đọc sách ngoài giờ làm việc. Anh khiêm tốn từ chối ông họa sĩ đừng vẽ chân dung mình mà giới thiệu hai người khác đáng được vẽ hơn, đó là ông kỹ sư nghiên cứu giống su hào cho to củ ở vườn rau Sa Pa và người nghiên cứu vẽ bản đồ sét cho đất nước. + Qua câu chuyện anh thanh niên kể về công việc và qua cuộc sống hàng ngày của anh, ông họa sĩ đã tìm được ý tưởng sáng tác về con người mới, còn cô gái trẻ hàm ơn anh vì cô đã khẳng định được việc mình từ bỏ mối tình nhạt nhẽo ở thành phố để lên Lai Châu nhận công tác là đúng. + Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” giàu chất trữ tình, có dáng dấp như một bài thơ. Thông qua khung cảnh thiên nhiên ở Sa Pa thơ mộng, qua các nhân vật trong câu chuyện không có tên riêng cụ thể mà mang tên chung khái quát cho lứa tuổi, nghề nghiệp, vẻ đẹp của nhân vật chính hiện dần qua cảm nhận của các nhân vật phụ, nhà văn Nguyễn Thành Long đã phản ánh tới bạn đọc hiện thực của đất nước Việt Nam những năm 1970: ca ngợi những con người lao động lặng lẽ, âm thầm, cống hiến hết mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. 2. Trong nhan đề Lặng lẽ Sa Pa, tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề truyện ngắn? Gợi ý: Tác giả đã đảo vị ngữ “lặng lẽ” lên trước chủ ngữ “Sa Pa”. Cách sắp xếp này có dụng ý thể hiện chủ đề của truyện là: “Trong cái lặng im của Sa Pa, dưới những dinh thự cũ kỹ của Sa Pa, Sa Pa mà chỉ nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi”, ở đó có những con người lao động lặng lẽ, âm thầm, cống hiến hết mình cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. 3. Ghi lại một dẫn chứng ở một bài thơ đã học (Nêu rõ tên tác phẩm) để thấy rằng cách sắp xếp đó được nhiều tác giả sử dụng trong sáng tác của mình Gợi ý: Trong một số bài thơ mà các tác giả có sự sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường tương tự như “Lặng lẽ Sa Pa” là: + Câu “ Đột ngột vầng trăng tròn” trong Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy. + Câu “Vẫn còn bao nhiêu nắng” trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. + Câu “Dập dìu tài tử giai nhân” trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (Truyện Kiều của Nguyễn Du)
Tài liệu đính kèm: