Câu 1 (1,5đ):
a, Trong quần xã sinh vật, hãy cho biết các khái niệm: độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp, loài đặc trưng.
b, Giải thích tại sao :
-Trong quần xã có độ đa dạng loài càng cao, lưới thức ăn càng có nhiều chuỗi thức ăn thì quần xã càng ổn định?
-Trong một chuỗi thức ăn thường có ít bậc dinh dưỡng
ĐỀ THI VÀO 10 CHUYÊN SINH HN-AMS -Thời gian làm bài: 150 phút. Năm 2009-2010 Câu 1 (1,5đ): a, Trong quần xã sinh vật, hãy cho biết các khái niệm: độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp, loài đặc trưng. b, Giải thích tại sao : -Trong quần xã có độ đa dạng loài càng cao, lưới thức ăn càng có nhiều chuỗi thức ăn thì quần xã càng ổn định? -Trong một chuỗi thức ăn thường có ít bậc dinh dưỡng? c, Có một loài kiến thường đem lá trong rừng về xếp một chỗ cho nấm phát triển. Nấm dinh dưỡng qua con đường thủy phân lá, sản phẩm phân hủy lá cung cấp thức ăn cho kiến. Mỗi quan hệ đó là mối quan hệ gì? Cho biết vai trò của mối quan hệ này? Câu 2 (1,5đ): a, Trong các nhân tố sinh thái: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm thì nhân tố nào là quan trọng hơn cả đối với sự sống? Giải thích. b, Phân biệt chuyển hóa vật chất và chuyển hóa năng lượng. c, Cho biết hậu quả của mất cân bằng sinh thái đối với con người. Muốn hệ sinh thái nông nghiệp phát triển bền vững thì cần có biện pháp gì? Câu 3 (1,5đ): a, Cho biết cơ chế hình thành cặp NST tương đồng và các quá trình sinh học xảy ra trên 1 cặp NST tương đồng. b, Trong trường hợp các gen không nằm trên NST giới tính; thế hệ P gồm 2 cá thể thuần chủng lai với nhau, thu được F1. Hãy dự đoán những kết quả có thể có khi lai phân tích F1. Biết rằng, mỗi gen quy định 1 tính trạng và có tính trội hoàn toàn. Câu 4 (1,5đ): a, Thế nào là nhóm gen liên kết? Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết. b, Trong trường hợp cơ thể dị hợp tử về 2 cặp gen lai với cơ thể có các tính trạng lặn tương ứng (trội hoàn toàn). Dựa vào kết quả lai hãy nêu cách nhận biết khi xảy ra di truyền độc lập hay di truyền liên kết. Cho ví dụ và viết sơ đồ lai minh họa. c, Xét 3 cặp gen trong tế bào của một cá thể là : Aa, Bb, Dd. Kiểu gen của cơ thể trên có thể được viết như thế nào? Câu 5 (1,0đ): a, Cho biết những điểm khác nhau cơ bản giữa quá trình phát sinh giao tử cái và giao tử đực ở động vật. b, Tính ổn định của AND ở mỗi loài sinh vật được đảm bảo nhờ cơ chế nào? Vì sao sự ổn định của AND có tính tương đối? c, Mạch thứ nhất của gen 1 và gen 2 như sau: Gen 1 : AXGGTXXGTATG Gen 2 : ATXATTGGATTX Hãy dự đoán khả năng chịu nhiệt của gen 1 so với gen 2. Giải thích. Câu 6 (1,25đ): Có 3 hợp tử kí hiệu là A, B, C. Hợp tử của A nguyên phân 3 lần liên tiếp, môi trường nội bào cung cấp nguyên liệu tạo nên 84 NST. Hợp tử B nguyên phân 4 lần liên tiếp tạo ra các tế bào con chứa tổng số 256 NST. Hợp tử C nguyên phân 2 lần liên tiếp, ở kì giữa của lần nguyên phân đầu tiên trong hợp tử chứa 40 crômatit. a, Cho biết 3 hợp tử trên cùng loài hay khác loài? b, Tính tổng số tế bào con được tạo thành sau các lần nguyên phân của 3 hợp tử nói trên. c, Tổng số NST môi trường nội bào cung cấp cho 3 hợp tử A, B, C nguyên phân là bao nhiêu? Câu 7 (1,75đ): Lai dòng cây hoa đỏ thuần chủng với dòng cây hoa trắng thuần chủng, người ta thu được hàng nghìn hạt F1. Khi gieo các hạt F1 này cho mọc thành cây thì trong số hàng nghìn cây hoa đỏ thấy xuất hiện một cây hoa trắng. Hãy giải thích kết quả trên. Biết rằng tính trạng màu sắc của hoa do 1 gen chi phối. --------------Hết-------------- Năm 2008-2009 Câu 1 (1,5đ): a, Hãy cho biết sự thích nghi về mặt hình thái của động vật với nhiệt dộ môi trường ở vùng lạnh và vùng nóng. Lấy ví dụ minh họa. b, Trong cùng thời gian, số thế hệ của một loài động vật biến nhiệt ở vùng nhiệt đới nhiều hơn hay ít hơn số thế hệ của loài đó ở vùng ôn đới? Giải thích và cho ví dụ. c, Các loài tảo ở biển có nhiều màu sắc khác nhau: tảo lam, tảo lục, tảo nâu, tảo đỏ, tảo vàng, Sự khác nhau về màu sắc này có ý nghĩa gì? Có thể gặp loài tảo nào trước, loài nào sau cùng nếu đi từ mặt biển đến đáy biển sâu? Câu 2 (1,0đ): a, Hãy chứng tỏ rằng quần xã sinh vật là cấu trúc động. b, Trong một lưới thức ăn: -Thực vât → Thú có túi → Báo -Thực vât → Cừu → Báo Trong một khu rào kín là nơi sinh sống của thú có túi và báo, người ta thả thêm cừu vào. Hãy cho biết cừu có ảnh hưởng thế nào đến thú có túi? Câu 3 (1,5đ): a, Thể đột biến là gì? Trong những trường hợp nào đột biến chuyển thành thể đột biến? b, Số lượng gen trên một NST có thể được tăng lên theo những cơ chế nào? c, Người ta thu được một dòng ruồi giấm đột biến có 1 cặp NST tương đồng bị thay đổi hình dạng, 2 chiếc NST thay đổi giống nhau. Hãy giải thích cơ chế làm xuất hiện dòng ruồi giấm này. Câu 4 (1,5đ): a, Cho P: AaBb x AaBb. Tìm tỉ lệ kiểu hình ở F1 (không xét tác động qua lại giữa các gen). b, Xét một cặp gen có 2 alen là A và a. Trong trường hợp nào có thể viết được 5 kiểu gen khác nhau; 7 kiểu gen khác nhau? Viết các kiểu gen này. c, Bộ NST của người: 2n=46. Trong điều kiện không xảy ra đột biến, không xảy ra trao đổi chéo và cấu trúc mỗi cặp NST tương đồng khác nhau. Hãy chứng tỏ rằng tỉ lệ giao tử của bố chứa tất cả các NST có nguồn gốc từ ông nội là (1/2)^23. Câu 5 (1,0đ): a, Lai kinh tế là gì ? Cho ví dụ về lai kinh tế ở Việt Nam. b, Vì sao tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ lại dẫn tới thoái hóa giồng? Kiểu gen như thế nào thì tự thụ phấn sẽ không gây thoái hóa? Vai trò của tự thụ phấn bắt buộc trogn chọn giống? Câu 6 (1,5đ): a, Lai cà chua quả đỏ, bầu dục thuần chủng với cà chua quả vàng, tròn thuần chủng, ở F1 thu được tất cả cà chua đỏ, tròn. Lai cà chua F1 với nhau thu được F2 như thế nào về kiểu gen và kiểu hình? b, Từ phép lai giữa 1 ong đực với 1 ong chúa cho ra các kiểu gen của F1 như sau: Ong đực: AB, Ab, aB, ab; Ong cái : AaBb, Aabb, aaBb, aabb. Xác định kiểu gen của P và viết sơ đồ lai. Câu 7 (2,0đ): Một tế bào chứa gen A và gen B. Các gen này được tái bản sau một số lần nguyên phân liên tiếp của tế bào, chúng đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 139.500 nuclêôtit tự do. Tổng số nuclêôtit thuộc 2 gen đó có trong tất cả các tế bào con được hình thành sau các lần nguyên phân ấy là 144.000. Trong tất cả các tế bào con, tổng số liên kết hidro của gen A là 115.200, gen B là 67.200. Khi gen A tái bản một lần đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp số nuclêôtit bằng 2/3 số nu cần cho gen B tái bản 2 lần. a, Xác định số lần nguyên phân của tế bào nói trên. b, Tính chiều dài của gen A và gen B. c, Sau các lần nguyên phân liên tiếp nói trên, môi trường nội bòa cung cấp từng loại nu tự do là bao nhiêu cho quá trình tái bản của mỗi gen A và gen B? --------------Hết---------------- Năm 2007-2008 Câu 1 (1,5đ): 1. Kể tên và phân biệt bằng hình vẽ ba dạng hình tháp tuổi biểu diễn thành phần nhóm tuổi của quần thể sinh vật. 2. Nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa quần thể sinh vật và quần xã sinh vật. 3. Cho biết một số đặc trưng cơ bản của quần thể người. Quần thể người khác quần thể sinh vật ở điểm nào? Do đâu có sự sai khác này? Câu 2 (1,25đ): 1.Cho biết các yếu tố cấu thành nên hệ sinh thái. 2. Sự chuyển hóa năng lượng trong chuỗi thức ăn diễn ra như thế nào? 3. Cho biết những biện pháp chính của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên. Câu 3 (1.5đ): 1. Sự kết hợp giữa các quá trình nào đảm bảo cho bộ NST của loài được ổn định từ thế hệ này sang thế hệ khác? Giải thich. 2. Hãy phân biệt: a, NST kép với NST tương đồng. b, NST thường với NST giới tính. Câu 4 (1,5đ): Trong phân tử AND, A liên kết với T bởi 2 liên kết hyđrô, và X liên kết với G bởi 3 liên kết hyđrô. 1. Số liên kết hydro của gen thay đổi như thế nào trong các trường hợp đột biến gen sau đây: a, Mất 1 cặp nucleotit. b, Thêm 1 cặp nuleotit. c, Thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác. 2. Xét một cặp gne dị hợp Bb, trong đó mỗi gen đều dài 4080 Angstron. Phân tích hai gen này thấy: -Gen trội B có 3120 liên kết hydro. -Gen lặn b có 3240 liên kết hydro. Hãy tính số lượng từng loại nu trong mỗi gen B và b. Câu 5 (1,5đ): 1.Tìm 5 phép lai thích hợp thuộc các quy luật di truyền khác nhau đều cho tỉ lệ phân ly kiểu hình là 1:1. Mỗi quy luật cho một sơ đồ lai minh họa. 2.Giải thích vì sao kết quả của giảm phân cho giao tử chỉ chiếm n NST. Câu 6 (1,25đ): 1. Số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội của cây ngô 2n=20. Hãy viết công thức và cho biết số lượng NST có thể có trong các thể dị bội sau đây: a, Thể một nhiễm b, Thể ba nhiễm kép c, Thể bốn nhiễm d, Thể bốn nhiễm kép 2. Vì sao không nên dùng con lai kinh tế để nhân giống? 3. Cho biết hai thành tựu chọn giống cây trồng và hai thành tựu chọn giống vật nuôi ở nước ta. Câu 7 (1,5đ): Lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng về tính trạng mắt; con cái có mắt kiểu hình (B) với con đực có mắt kiểu hình hoang dại; F1 thu được tất cả kiểu hình hoang dại. Cho F1 giao phối với nhau, F2 thu được: Các con cái có 50% kiểu hình (B), 50% kiểu hình hoang dại; Các con đực 100% kiểu hình hoang dại. Hãy xác định đặc điểm di truyền của gen quy định tính trạng trên và viết sơ đồ lai. Biết rằng tính trạng mắt được quy định bởi một gen. Các gen quy định kiểu hình (B) và kiểu hình hoang dại không ảnh hưởng đến sức sống của cơ thể. --------------Hết---------------- Năm 2006 – 2007 Câu 1 (1,5đ): a, Trình bày ảnh hưởng của nhân tố vô sinh đến quần thể và quần xã sinh vật. b, Vì sao quần thể có biến động số lượng cá thể mà vẫn duy trì được trạng thái cân bằng ổn định? Cho ví dụ minh họa. c, Hãy nêu tác động của nhân tố con người làm cho số lượng cá thể trong quần thể phát triển và quần thể bị thu hẹp. Câu 2 (1,5đ): a, Cho các sinh vật: cỏ, lúa, hổ, rắn, cây thân gỗ, vi sinh vật phân giải, chuột, hươu, thỏ. Các loài sinh vật trên có thể là thành phần của một quần xã sinh vật không? Vì sao và trong điều kiện nào? Giả sử các loài sinh vật trên là thành phần của một quần xã sinh vật, hãy xác định bốn chuỗi thức ăn có thể có trong quần xã sinh vật này. b, Nêu mối quan hệ sinh thái có thể có giữa sinh vật với sinh vật trong quần thể và quần xã. Câu 3 (1,5đ): a, Thế nào là biến dị tổ hợp và di truyền liên kết? Lấy ví dụ từng loại. b, Một tế bào có các cặp NST như hình vẽ; trong đó XY là cặp NST giới tính. A a C c B b X Y Hãy viết các kiểu giao tử liên quan đến các cặp NST của tế bào. Biết rằng trong giảm phân không xảy ra bắt chéo NST. c, Sự thay đổi vị trí của gen trong phạm vi một cặp NST tương đồng theo những cơ chế nào? Câu 4 (2,0đ): a, Trong một cơ thể có kiểu gen dị hợp (Aa) quan hệ giữa hai gen alen trong sự hình thành tính trạng như thế nào? b, Xét một cặp NST thường trong bộ NST lưỡng bội của loài. Hãy cho biết các hiện tượng di truyền và biến dị có thể xảy ra đối với cặp NST này. c, Trong trường hợp các gen không nằm trên NST giới tính; thế hệ P gồm hai cá thể thuần chủng lai với nhau thu đuợc F1. Hãy dự đoán kết quả có thể có được khi lai phân tích F1. Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và có tính trội hoàn toàn. Câu 5 (1,0đ): a, Kỹ thuật gen là gì? Kỹ thuật gen gồm những khâu cơ bản nào? b, Vì sao tự thụ phấn bắt buộc đối với những cây giao phấn qua nhiều thế hệ sẽ dẫn tới thoái hóa giống? Câu 6 (1,0đ): a, Làm thí nghiệm sử dụng 2 loại enzim cắt khác nhau để cắt đôi một đoạn phân tử AND theo một đường thẳng sáo cho kích thước, khối lượng, số lượng nucleotit của hai nửa là như nhau. Người ta thu được hai trường hợp: TH1: Số nu của một nửa là A=T=G=1000; X=1500 TH2: Số nu của một nửa là A=T=750; G=X=1500 Hãy xác định cách cắt enzim trong hai trường hợp trên. b, Bộ NST lưỡng bội của người kí hiệu là 2n. Trong điều kiện không xảy ra đột biến, không trao đổi chéo, và cấu trúc mỗi cặp NST tương đồng đều khác nhau, chứng minh rằng: Tỉ lệ giao tử của bố chứa tất cả NST có nguồn gốc từ ông nội là 1/2n. Câu 7 (1,5đ): Một người phụ nữ kể về gia đình mình như sau: ” Ông ngoại tôi bị bệnh mù màu còn bà ngoại tôi không bị bệnh này. Bố mẹ tôi đều bình thường sinh được 3 chị em tôi, em trai tôi bị mù màu còn chị cả và tôi không bị bệnh này. Chị tôi lấy chồng bình thường, sinh được 2 con gái bình thường và một con trai bị mù màu. Chồng tôi và con trai tôi bình thường.” a, Dựa vào lời kể của phụ nữ trên hãy lập sơ đồ phả hệ của gia đình này. b, Hãy cho biết gen quy định mù màu là trội hay lặn, có liên kết giới tính không? Giải thích. c, Xác định kiểu gen của những người trong gia đình nói trên. --------------Hết----------------
Tài liệu đính kèm: