Định hướng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Ngữ văn – áp dụng vào văn bản “thông tin về ngày trái đất năm 2000” (ngữ văn 8 - Tập I)

Định hướng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Ngữ văn – áp dụng vào văn bản “thông tin về ngày trái đất năm 2000” (ngữ văn 8 - Tập I)

Chúng ta biết môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động, nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa thẩm mĩ Vậy nhưng chúng ta thấy hiện nay vấn đề môi trường đang là vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu, nó đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, và sự sống của con người đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng, bởi môi trường bị suy thoái Đặc biệt ở Việt Nam, với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế – xã hội trong những năm qua đã làm đổi mới xã hội, chỉ số tăng tưởng kinh tế không ngừng được nâng cao. Tuy vậy, sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì thế môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp các ngành và đông đảo tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số thành quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế – xã hội trong thời kì đổi mới. Nhìn chung môi trường của nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc có nơi đã bị báo động. Chính vì vậy, mà ngày 31/1/2005 Bộ trưởng bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định trọng tâm đến năm 2020 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp trong các môn học. Đặc biệt là môn Ngữ Văn – với chức năng “Dạy văn là dạy cách làm người, học văn là học cách làm người”. Qua bộ môn Ngữ Văn việc giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước – người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với việc bảo vệ môi trường bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau. Nhận thấy tầm quan trọng đó của đề tài, là một giáo viên Ngữ Văn tôi luôn trăn trở về điều này, nên trong khuôn khổ bài viết tôi xin đề cập tới vấn đề “Giáo dục môi trường trong môn Ngữ Văn THCS - áp dụng vào văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”(Ngữ văn 8 – Tập 1).

doc 16 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 625Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Định hướng tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Ngữ văn – áp dụng vào văn bản “thông tin về ngày trái đất năm 2000” (ngữ văn 8 - Tập I)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐỊNH HƯỚNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO MÔN NGỮ VĂN – ÁP DỤNG VÀO VĂN BẢN “THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000” (NGỮ VĂN 8 - TẬP I).
 SỐ PHÁCH: 
Tân Kỳ, ngày..tháng .năm 2010
PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ
TRƯỜNG THCS Nghĩa Đồng
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐỊNH HƯỚNG TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO MÔN NGỮ VĂN – ÁP DỤNG VÀO VĂN BẢN “THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000” (NGỮ VĂN 8 - TẬP I).
Họ và tên:Phan Hồng Lan
 Trường:THCS Nghĩa Đồng
Tổ bộ môn: Văn – GDCD.
 SỐ PHÁCH : 
Tân Kỳ, ngày 20 tháng 4 năm 2010
A-Đặt vấn đề.
Chúng ta biết môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân hủy các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuấtMôi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Đó không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động, nghỉ ngơi, hưởng thụ và trau dồi những nét đẹp văn hóa thẩm mĩVậy nhưng chúng ta thấy hiện nay vấn đề môi trường đang là vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu, nó đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại, và sự sống của con người đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng, bởi môi trường bị suy thoái Đặc biệt ở Việt Nam, với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế – xã hội trong những năm qua đã làm đổi mới xã hội, chỉ số tăng tưởng kinh tế không ngừng được nâng cao. Tuy vậy, sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. Vì thế môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp các ngành và đông đảo tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu đã thu được một số thành quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển kinh tế – xã hội trong thời kì đổi mới. Nhìn chung môi trường của nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc có nơi đã bị báo động. Chính vì vậy, mà ngày 31/1/2005 Bộ trưởng bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định trọng tâm đến năm 2020 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường bằng nhiều hình thức phù hợp trong các môn học. Đặc biệt là môn Ngữ Văn – với chức năng “Dạy văn là dạy cách làm người, học văn là học cách làm người”. Qua bộ môn Ngữ Văn việc giáo dục bảo vệ môi trường còn góp phần hình thành nhân cách người lao động mới, người chủ tương lai của đất nước – người lao động, người chủ có thái độ thân thiện với môi trường, phát triển kinh tế hài hòa với việc bảo vệ môi trường bảo đảm nhu cầu của hôm nay mà không phương hại đến các thế hệ mai sau. Nhận thấy tầm quan trọng đó của đề tài, là một giáo viên Ngữ Văn tôi luôn trăn trở về điều này, nên trong khuôn khổ bài viết tôi xin đề cập tới vấn đề “Giáo dục môi trường trong môn Ngữ Văn THCS - áp dụng vào văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”(Ngữ văn 8 – Tập 1). 
B – Nội Dung.
I- Thực trạnh vấn đề dạy học- tích hợp môi trường trong nhà trường hiện nay.
Trong những năm gần đây, vấn đề giáo dục BVMT đã được các cấp, các ngành quan tâm. Đặc biệt được áp dụng rộng rãi vào trong các nhà trường, được giáo viên và học sinh hưởng ứng rất sôi nổi bằng nhiều hình thức khác nhau. Song thực tế trong quá trình giảng dạy một số giáo viên – trong đó khá đông giáo viên Ngữ Văn- vẫn chưa lưu tâm nhiều đến vấn đề đưa giáo dục BVMT vào trong từng tiết dạy, chủ yếu chú trọng về nội dung bài học mà chưa quan tâm việc tích hợp giáo dục BVMT vào một số bài (có thể tích hợp về môi trường).
Về học sinh bên cạnh những em có ý thức tốt trong công tác bảo vệ môi trường thì vẫn còn một số em nhận thức về vấn đề bảo vệ môi trường chưa cao- chưa hiểu hết thế nào là trường xanh- sạch- đẹp nên còn thờ ơ, vô cảm trước vấn đề ô nhiễm môi trường, hiện tượng học sinh vứt giấy, rác, bao bì ni lông lung tung trong các buổi học, vào sau các buổi lao động còn nhiều vừa gây ô nhiễm môi trường vừa mất mĩ quan trường học. 
Từ thực trạng này, mà qua bài viết tôi mong muốn làm được một cái gì đó tác động vào ý thức các em và góp vào sự nghiệp giáo dục BVMT theo chủ trương của Đảng, Nhà nước và toàn ngành giáo dục một tiếng nói đồng cảm. 
II- Sự cần thiết phải giáo dục bảo vệ môi trường trong trường học.
Môi trường được hiểu là bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người có ảnh hưởng đến đời sống và sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Vậy nhưng môi trường – lá phổi xanh, nguồn máu – đó của con người đang ngày càng bị tổn thương nghiêm trọng. Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của loài người, cụ thể như: trái đất đang ngày bị nóng lên, tầng ô dôn bị thủng , các nguồn tài nguyên khác đang ngày bị cạn kiệt, thu hẹpHậu quả là thiên tai, lũ lụt xảy ra khắp nơi; hạn hán kéo dài, nhiều sinh vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, băng tan nước mặn tràn ngập khiến ngành nông nghiệp bị tổn thất nặng nề Mà một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là ý thức của người dân về vấn đề môi trường còn kém. Họ nghĩ môi trường là của chung, ai lo được thì lo còn đó không phải việc của họ, cho nên trái đất đang lên tiếng kêu cứu Nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường trong công cuộc xây dựng và phát triểnđất nước, Đảng và Nhà nước chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và phát triển xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững của quốc gia. Vì vậy, nhiều văn bản được ban hành để thể chế hóa bảo vệ môi trường (BVMT), trong đó có công tác giáo dục bảo vệ môi trường, cụ thể:
Ngày 17/10/2001 Thủ tướng kí quyết định 1363/QĐ-TTG về việc phê duyệt đề án: “Đưa nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân” với mục tiêu: “Giáo dục học sinh, sinh viên các cấp học, bậc học trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng về BVMT”.
Ngày 15/11/2004 Bộ chính trị đã ra NQ 41/NQ /TƯ về: “Bảo vệ môi trường trong thời kì xây dựng công nghiệp hóa –hiện đại hóa đất nước” – nghị quyết đã coi tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức là giải pháp số một trong bảy giải pháp BVMT của nước ta và chủ trương: “Đưa nội dung giáo dục BVMT vào chương trình Sách Giáo Khoa của hệ thống giáo dục quốc dân tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính khóa đối với các cấp học phổ thông”
Như vậy, sở dĩ Đảng và Nhà nước có chủ trương thể hiện sự cần thiết phải giáo dục BVMT trong trường học là vì: Nước ta có khoảng 23 triệu học sinh, sinh viên các cấp và gồm một triệu giáo viên, cán bộ quản lí và cán bộ giảng dạy. Đây là một lực lượng hùng hậu. Việc trang bị các kiến thức về môi trường, kĩ năng BVMT cho số đông đối tượng này cũng có nghĩa là cách nhanh nhất làm cho gần 1/3 dân số hiểu biết về môi trường. Đây cũng chính là lực lượng xung kích trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường cho gia đình, cộng đồng dân cư, của khắp các địa phương trong cả nước. Bởi cái đích quan trọng của giáo dục BVMT là không chỉ làm cho mọi người hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường mà quan trọng là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường. Điều này phải được sự hình thành trong quá trình lâu dài và phải bắt đầu ngay từ tuổi ấu thơ. Trong những năm học phổ thông, học sinh không những được tiếp xúc với thầy cô giáo, bạn bè mà còn tiếp xúc với khung cảnh trường, lớp, bãi cỏ, vườn câyViệc hình thành cho học sinh tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm đến thế giới xung quanh, có thói quen sống ngăn nắp, vệ sinh phụ thuộc rất nhiều vào nội dung và cách thức giáo dục của những nhà làm giáo dục chúng ta. Giáo dục BVMTphải được đưa vào chương trình giáo dục phổ thông là nhằm bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, bồi dưỡng những cảm xúc, xây dựng cái thân thiện trong mỗi con người, hình thành thói quen kĩ năng BVMT. Không chỉ vậy, những năm gần đây thể hiện sự cần thiết của việc đưa giáo dục BVMT vào trường học thì Đảng, Nhà nước và ngành GD- ĐT còn rèn luyện ý thức cho học sinh trong vấn đề BVMT bằng cách xây dựng mô hình nhà trường xanh-sạch-đẹp phù hợp với từng vùng miền, địa phươngBởi suốt tuổi niên thiếu các em là ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy trường học chính là ngôi nhà của các em, nơi các em học tập, vui chơi, giải trí và lớn lên. Ngôi nhà đó phải do chính bàn tay vun đắp của các em để trở thành xanh- sạch-đẹp; để in đậm trong tâm trí các em mẫu hình môi trường-xanh-sạch-đẹp. Các em sẽ trở thành những người chủ tương lai của đất nước, mang theo kỉ niệm tuổi ấu thơ đến suốt cuộc đời. Do vậy, là người làm giáo dục chúng ta phải là những người tiên phong, phải nhận thấy tầm quan trọng của công tác BVMT trong nhà trường, có như vậy những nhà kĩ “sư tâm hồn” mới có thể giúp các em bảo vệ “ngôi nhà chung” của chúng ta ngày một trong lành hơn.
III- Nguyên tắc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào môn Ngữ Văn.
Chúng ta biết mỗi một môn học đều có khả năng góp phần giáo dục bảo vệ môi trường. Nhưng môn Ngữ Văn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hình thành và rèn luyện nhân cách cho người học sinh, vì lẽ đó là một giáo viên Ngữ Văn tôi luôn trăn trở phải làm thế nào để có thể thể chế hóa được công tác BVMT vào tận trường học một cách hiệu quả thông qua các tiết dạy trên lớp. Thiết nghĩ để làm được điều đó yêu cầu người giáo viên Ngữ Văn phải nắm được các nguyên tắc tích hợp giáo dục BVMT vào trong môn Ngữ Văn, có như thế thì công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường mới đạt hiệu quả. Vậy yêu cầu về nguyên tắc tích hợp trong môn Ngữ Văn đó là gì?
(1)-Chỉ tích hợp với những bài có nội dung thật sự liên quan đến môi trường, không gượng ép. Không tích hợp tràn lan, không tích hợp với những bài học ít liên quan hoặc không liên quan trực tiếp đến môi trường.
-Điều này đảm bảo cho việc khai thác nội dung về giáo dục môi trường một cách tự nhiên, hợp lí, không khiên cưỡng. Do đó sẽ đạt hiệu quả cao.
(2)-Đảm bảo đặc trưng của môn học. không biến giờ học thành giờ trình bày về giáo dục môi trường. Điều này trước hết giờ Văn phải là giờ Văn, giờ Tiếng Việt phải là giờ Tiếng Việt, giờ Tập làm văn phải là giờ Tập làm văn. Giáo dục môi trường chỉ là một nội dung được tích hợp một cách tự nhiên, hòa đồng trong cá đơn vị kiến thức chuyên môn.
(3)-Không làm tăng nội dung học tập dẫn đến quá tải. Các phương diện về môi trường cần phải được nghiên cứu kĩ, chọn lọc cẩn thận, và gia công về cách thức dẫn dắt, liên hệ, đảm bảo cho học sinh vừa nắm vững kiến thức chuyên môn, vừa tăng thêm kiến thức về môi trường, có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường và tuyên truyền cho những người khác.
(4)- Chia nhỏ, rải đều vấn đề môi trường vào các bài trong mỗi lớp một cách hợp lí. Những vấn đề về môi tr ... ân tích văn bản thuyết minh có yếu tố lập luận chặt chẽ và dẫn chứng thuyết phục.
(II)-Chuẩn bị.
- Giáo viên(GV):+ Chuẩn bị đồ dùng học tập: Các tranh ảnh về môi trường trong lành và cả môi trường bị ô nhiễm.
 + Các ngữ liệu liên quan đến bài học.
 + Dự kiến phương pháp: Phương pháp đàm thoại, phương pháp trao đổi thảo luận nhóm, tổ.
 - Học sinh(HS): Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến môi trường, soạn bài theo hướng dẫn của GV ở tiết trước.
(III)-Tiến hành các hoạt động trên lớp.
 Hoạt động 1(3ph):- Ổn định lớp.
 - Bài cũ:
? Em hãy kể tên các tác giả, tác phẩm truyện kí Việt Nam đã học và ôn tập? Em ấn tượng với nhân vật nào nhất? Vì sao?
 Hoạt động 2(1ph): Giáo viên giới thiệu bài mới .
- GV giới thiệu một số tranh ảnh về môi trường HS nhận xét về các tranh ảnh đó ->GV bổ sung và từ đó giới thiệu bài:
 Trái Đất, “ ngôi nhà chung” của nhân loại đang ngày càng bị nhiều hiểm họa đe dọa. Một trong những hiểm họa khôn lường ấy lại do chính con người gây ra. Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu là: “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”- tác giả của bức thông điệp này chúng ta điều gì? phân tích văn bản này chúng ta sẽ rõ. 
 Hoạt động 3(7ph)
 Giáo viên lưu ý HS cách đọc: làm nổi bật tính chất nguy hiểm của bao bì ni lông với môi trường và với sức khỏe con người.
?Theo em văn bản này thuộc kiểu văn bản gì?
? Bàn về vấn đề gì?
? Văn bản đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
? Thuyết minh về vấn đề gì?
? Văn bản nhật dụng cập nhật vấn đề gì?
? Nêu bố cục của văn bản? nội dung của từng phần?
 II-Hoạt động 4(28ph)
? Những thông tin nào được nêu ra ở phần mở đầu?
? Đưa ra những thông tin ấy nhằm mục đích gì?
? Nhận xét về cách giới thiệu của tác giả? Từ đó thông điệp nào được làm rõ?
GV: Qua phần mở bài, tác giả đã cho chúng ta thấy thế giới rất quan tâm đến môi trường và Việt Nam cũng đã tỏ rõ sự quan tâm này.
? Chúng ta đã sử dụng bao bì ni lông vào những mục đích nào?
? Khi sử dụng bao bì ni lông có những tiện ích gì?
? Việt Nam bao bì ni lông được sử dụng với số lượng như thế nào?Em có nhận xét gì về việc sử dụng và thu gom bao bì ni lông ở Việt Nam?
? Ở địa phương em việc sử dụng và xử lý bao bì ni lông như thế nào?
GV: Giới thiệu một số hình ảnh bao bì ni lông vứt bừa bãi ở ao hồ, sông ngòi, nơi công cộng
GV chốt: Như vậy, chúng ta thấy sử dụng bao bì ni lông mặc dầu rất tiện lợi nhưng là “lợi bất cập hại”.
? Theo các nhà khoa học vì sao sử dụng bao bì ni lông có thể gây hại cho môi trường?
GV: Tùy vào từng loại bao bì ni lông, nhưng chúng có thể từ 20 đến 5000 năm.
? Vậy sử dụng bao bì ni lông đã gây nên những tác hại nào?
GV: Hàng năm ở Mĩ thải hơn 400.000 tấn Pôliêtilen chôn cất.
GV: Như vậy, sử dụng bao bì ni lông không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống con người. Điều này sẽ là gánh nặng và khổ đau lâu dài cho gia đình và xã hội.
? Em hãy nhận xét cách dùng từ của tác giả ở đây?
? Ngoài ra để làm rõ tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông, tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào? Kiến thức của chuyên ngành nào để thuyết minh? Tác dụng?
? Trước những hiểm họa của việc sử dụng bừa bãi bao bì ni lông người ta đã đưa ra những giải pháp nào để khắc phục?
? Những giải pháp đó đã hợp lí chưa? Vì sao?
? Ở địa phương em đã thực hiện những biện pháp nào để xử lí bao bì ni lông đã sử dụng? tác dụng?
? Từ đó, em thấy giải pháp tối ưu nhất để hạn chế việc sử dụng bao bì ni lông là gì?
GV: Tuyên truyền như thế nào? Và thế giới đã có những kiến nghị gì, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu phần 3.
? Nhằm BVMT ở phần cuối tác giả đã đưa ra những kiến nghị gì?
? Tác giả đưa ra nhiệm vụ trước hành động cụ thể sau. Vì sao?
? Nhận xét về lời kiến nghị, kiểu câu và cách viết được sử dụng ở phần cuối? Tác dụng?
 Hoạt động 4.(5ph)
?Em hãy khái quát đặc sắc về nghệ thuật của văn bản?
?Từ đó nội dung nào được gửi gắm qua tác phẩm? 
GV: cho HS đọc lại ghi nhớ SGK.
? Qua văn bản bước đầu giúp em hiểu gì về đặc điểm của văn bản thuyết minh? 
GV yêu cầu HS nạp tranh vẽ về chủ đề môi trường đã được hướng dẫn ở nhà.
GV có thể chọn một số tranh tiêu biểu treo và cho HS nhận xét ->cho điểm. 
I-Đọc – tìm hiểu chung văn bản
1-Đọc.
- 2 HS đọc văn bản.
- HS nhận xét cách đọc bài của bạn.
2-Tìm hiểu chung.
- Văn bản nhật dụng.
- Vấn đề môi trường.
- Thuyết minh.
-Việc sử dụng bao bì ni lông.
-Một ngày không sử dụng bao bì ni lông.
- 3 phần:(1) Từ đầu đến “ ni lông”
 ->Sự ra đời của bức thông điệp.
 (2) Tiếp đó “ô nhiễm nghiêm trọng với môi trường”. 
 ->Tác hại và giải pháp của việc sử dụng bao bì ni lông.
 (3) Còn lại ->Lời kêu gọi hành động.
II-Tìm hiểu chi tiết
1-Sự ra đời của bức thông điệp.
- Ngày 22/4: Ngày Trái đất.
+ có 141 nước tham gia.
+ Năm 2000 Việt Nam tham gia với chủ đề “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”.
-Giới thiệu tổ chức BVMT.
-Chứng tỏ Việt Nam cũng rất quan tâm đến vấn đề này.
-Cụ thể, ngắn gọn và dễ hiểu.
-Bảo vệ môi trường bảo vệ “ngôi nhà chung” của chúng ta.
2-Tác hại và giải pháp của việc sử dụng bao ni lông.
-Đựng rau, củ, quả
-Đựng thực phẩm: cá, thịt
-Nhẹ, dễ cầm, sạch sẽ, gọn gàng, tiện dụng.
- Đựng được cả chất lỏng.
-Việt Nam sử dụng bao bì ni lông với số lượng lớn: thải ra hàng triệu bao.
- Điều đáng lo là chỉ thu gom được một phần nhỏ số lượng bao ni lông, phần lớn bị vứt bừa bãi nơi công cộng, sông ngòi, ao hồ
-HS tự do trình bày.
-Do đặc tính không phân hủy của chất Platich.
-Lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài vật, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến xói mòn.
+ Vứt xuống cống làm tắc đường dẫn rác thải, gây lụt lội, muỗi nhiều gây truyền dịch bệnh.
+ Trôi ra biển làm chết sinh vật khi chúng nuốt phải.
+ Vứt rác lung tung làm mát mĩ quan, đất canh tác.
- Đặc biệt, nguy hiểm tới sức khỏe con người: ngộ độc, ngất, khó thở, gây ung thư 
- Tác giả đã nhấn mạnh hai từ “đặc biệt” để gây ấn tượng mạnh, sử dụng cụm từ “nguy hiểm nhất” để nói về khí độc thải ra khi đốt bao bì ni lông.
- Phương pháp TM: liệt kê, phân tích.
- Kiến thức chuyên ngành:sinh học, hóa học.
-> Làm rõ tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông, tăng tính hấp dẫn và thuyết phục người đọc.
-Thay đổi thói quen sử dụng, giặt bao bì ni lông để sử dụng lại.
- Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết.
- Sử dụng các túi đựng bằng giấy, bằng lá nhất là khi đựng thực phẩm.
- Tuyên truyền cho mọi người về tác hại của bao bì ni lông, tìm giải pháp giảm thiểu việc sử dụng và không thải bỏ bừa bãi.
-Hoàn toàn hợp lí vì nó chủ yếu tác động vào ý thức của người sử dụng.
- HS nêu. Có thể chôn, lấp, đốt -> ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
- Tác động vào ý thức của người dân bằng nhiều hình thức như tuyên truyền
3- Lời kêu gọi hành động.
- Cùng nhau quan tâm tới Trái Đất, bảo vệ Trái Đất.
- Cùng hành động “Một ngày không sử dụng bao bì ni lông”.
- Nhiệm vụ là trước mắt, hành động là lâu dài ->Kêu gọi hạn chế sử dụng bao bì ni lông không phải là ngày một ngày hai mà đó là việc là thường xuyên liên tục trong cuộc sống của chúng ta.
- Lời kiến nghị rõ ràng, ngắn gọn,vừa sức, cụ thể.
- Sử dụng kiểu câu cầu khiến, lời kêu gọi viết bằng chữ in hoa.
-> + Vừa kêu gọi vừa nhấn mạnh nhiệm vụ trước mắt của chúng ta: hãy quan tâm tới môi trường hơn nữa.
 + Bảo vệ Trái Đất trước những nguy cơ gây ô nhiễm môi trường gia tăng
 + Làm một việc làm thiết thực đơn giản: “ MỘT NGÀY KHÔNG SỬ DỤNG BAO BÌ NI LÔNG” (tương tự một ngày không hút thuốc lá) để nhắc nhở và giáo dục.
III- Tổng kết.
1- Nghệ thuật. 
- Văn bản ngắn gọn, mạch lạc, tập trung vào nêu tác hại theo mức độ tăng cấp và đưa ra các yêu cầu hành động phù hợp, thiết thực. Lập luận chặt chẽ, số liệu xác đáng thuyết phục.
2- Nội dung
- Chủ đề của Ngày Trái Đất năm 2000 được thể hiện cụ thể trong lời kêu gọi MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO BÌ NI LÔNG. Tác giả đã thuyết minh, phân tích đầy sức thuyết phục về nguy hại của bao bì ni lông và kêu gọi 4 việc làm để hạn chế việc sử dung bao bì ni lông, mà cụ thể nhất là hưởng ứng Ngày Trái Đất năm 2000: MỘT NGÀY KHÔNG SỬ DỤNG BAO BÌ NI LÔNG.
-HS nêu ,GV nhận xét,bổ sung.
- HS nạp.
- HS nhận xét. 
 Hoạt động 5- Dặn dò(2p)
HS nắm nội dung bài học, hiểu ý nghĩa của lời kêu gọi của tác giả.
Soạn bài :Nói giảm, nói tránh.
+ Đọc kĩ các ngữ liệu tập phân tích rút ra khái niệm. 
+ Vận dụng làm bài tập.
V- Kết quả:
 Qua tiết thực nghiệm giáo dục bảo vệ môi trường ở lớp 8D, đối chứng với lớp 8B chỉ dạy theo nội dung bài học thông thường, tôi thấy nhận thức – ý thức của HS có sự thay đổi rõ rệt, c¸c em ®· có ý thức giữ gìn vệ sinh chung trong trường học. Cụ thể áp dụng qua một bài kiểm tra nhỏ sau khi dạy xong bài “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000” kết quả như sau:
* Kết quả điểm số của lớp thực nghiệm: 8D và lớp đối chứng: 8B.
C- KẾT LUẬN.
 Như vậy, thông qua giáo dục BVMT, chúng ta đã hình thành, bồi dưỡng cho các em tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên, hiểu được hiểm họa do ô nhiễm môi trường gây nên. Từ đó không chỉ giáo dục các em có ý thức bảo vệ môi trường ngày một tốt hơn mà còn giúp các em biết áp dụng những điều đã học vào cuộc sống hiện tại của các em về tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường ở trường, lớp, địa phương nơi các em sinh sống.
 Thiết nghĩ để đạt được điều đó ngoài việc áp dụng tích hợp giáo dục BVMT vào trong các tiết dạy, thì nhà trường và các giáo viên Ngữ Văn phải có thêm nhiều định hướng giảng dạy giáo dục BVMT bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải thiết thực và không quá tải cho HS trong quá trình học tập như:
(1)- Tổ chức những buổi thực hành, thực tế, ngoại khóa về giáo dục BVMT.
 + Tổ chức ngày thu gom bao bì ni lông.
 + Ngày thứ 7 hàng tuần vệ sinh trường lớp.
(2) Tổ chức tuyên truyền giáo dục BVMT bằng một số cuộc thi:
 + Sáng tác văn học về đề tài BVMT.
 + Vẽ tranh về môi trường.
 Trên đây là một trong những ý kiến chủ quan của tôi về vấn đề tích hợp giáo dục BVMT trong trường học qua môn Ngữ Văn, áp dụng vào một tiết dạy cụ thể, chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Rất mong sự góp ý chân thành của đồng nghiệp để cho tôi có thêm kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.
 Tôi xin chân thành cảm ơn. 
SÁCH THAM KHẢO.
(1)- SGK Ngữ Văn 8.
(2)- SGV Ngữ Văn 8.
(3)- SGK Sinh học 9.
(4)- Sách giáo dục BVMT trong môn Ngữ Văn THCS.
(5)- Sách BDTX về vấn đề môi trường.
 MỤC LỤC.
Nội dung
Trang
A- Đặt Vấn Đề.
3
B- Nội Dung.
4
I- Thực trạng vấn đề dạy học- tích hợp môi trường vào trong nhà trường hiện nay.
4
II- Sự cần thiết phải giáp dục BVMT trong trường học.
4
III- Nguyên tắc tích hợp giáo dục BVMT vào môn Ngữ Văn.
6
IV- Vận dụng vào dạy văn bản: “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”.
7
Vài nét cần lưu ý khi đọc- hiểu văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”.
7
Ứng dụng vào dạy văn bản “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”.
8
 V- Kết quả.
14
C- Kết Luận
15
Ngày 10 tháng 4 năm 2010.	

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN v8 nh 2009-2010 (lan).doc