Giải bài tập Ngữ văn 9 (Đỗ Văn Nghĩa – Đông Hải)

Giải bài tập Ngữ văn 9 (Đỗ Văn Nghĩa – Đông Hải)

Bài tập 1/08 – SGK:

 Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau:

 a/ Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này làm ông khổ tâm hết sức.

 (Kim Lân – Làng)

 b/ - Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.

 (Nam Cao – Lão Hạc)

 c/ Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.

 (Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa)

 d/ Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lý tưởng chứ.

 (Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa)

 e/ Đối với cháu, thật là đột ngột .

 (Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa)

Bài tập 2/08 – SGK:

 Viết lại các câu sau bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì):

a/ Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.

 - Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1086Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giải bài tập Ngữ văn 9 (Đỗ Văn Nghĩa – Đông Hải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khởi ngữ
Bài tập 1/08 – SGK:
	Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau:
	a/ ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này làm ông khổ tâm hết sức.
	(Kim Lân – Làng)
	b/ - Vâng! ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
	(Nam Cao – Lão Hạc)
	c/ Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.
	(Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa)
	d/ Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lý tưởng chứ.
	(Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa)
	e/ Đối với cháu, thật là đột ngột ...
	(Nguyễn Thành Long – Lặng lẽ Sa Pa)
Bài tập 2/08 – SGK:
	Viết lại các câu sau bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì):
a/ Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
	- Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
b/ Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được. 
	- Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
Phép phân tích và tổng hợp
Bài tập 1/10 – SGK:
	Phân tích luận điểm: Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.
	+ Học vấn là thành quả tích luỹ của nhân loại.
	+ Học vấn của nhân loại được lưu giữ trong sách và được truyền lại cho đời sau.
	+ Sách là kho tàng quý báu ...
	+ Bất kì ai muốn phát triển koa học kĩ thuật cũng phải bắt đầu từ kho tàng quý báu được lưu giữ trong sách, nếu không mọi sự bắt đầu sẽ là con số không, thậm chí là lạc hậu, giật lùi.
Bài tập 2/10 – SGK:
	Phân tích những lí do phải chọn sách để đọc:
	+ Do sách nhiều, chất lượng khác nhau cho nên phải chọn sách tốt mà đọc mới có ích.
	+ Do sức người có hạn, không chọn sách mà đọc thì lãng phí sức mình.
	+ Sách coa loại chuyên môn, có loại thường thức, chúng liên quan nhau, nhà chuyên môn cũng cần đọc sách thường thức.
Bài tập 3/11 – SGK:
	Phân tích tầm quan trọng của cách đọc sách:
	+ Tham đọc nhiều mà chỉ liếc qua cốt để khoe khoang là mình đã đọc sách nọ sách kia thì chẳng khác gì chuồn chuồn đạp nước chỉ gây ra sự lãng phí thời gian và sức lực mà thôi: Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.
	+ Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm thay đổi khí chất.
	+ Có 2 loại sách cần đọc là sách về kiến thức phổ thông và sách về kiến thức chuyên ngành, đó là 2 bình diện rộng và sâu của tri thức.
Bài 4/10 – SGK:
	Vai trò của phân tích trong lập luận:
	+ Có thể nói, trong văn bản nghị luận, phân tích là 1 thao tác bắt buộc mang tính tất yếu bởi nếu không phân tích thì không thể làm sáng tỏ được luận điểm và không thể thuyết phục được người nghe, người đọc.
	+ Cần nhớ rằng mục đích của phân tích và tổng hợp là giúp cho người nghe, người đọc nhận thức đúng, hiểu đúng vấn đề, do đó nếu đã có phân tích thì đương nhiên phải có tổng hợp & ngược lại. Nói cách khác, PT & tổng hợp luôn có mối quan hệ biện chứng để làm nên hồn vía cho văn bản nghị luận.
Luyện tập phân tích và tổng hợp
Bài 1/11 – SGK:
	Đoạn văn a:
*Luận điểm: Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài.
*Trình tự phân tích:
	1/ Cái hay thể hiện ở các điệu xanh: xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo ...(phối hợp các màu xanh khác nhau).
	2/ Cái hay thể hiện ở những cử động: thuyền nhích, sóng gợn tí, lá đưa vèo, tầng mây lơ lửng, con cá động ... (phối hợp các cử động nhỏ).
	3/ Cái hay thể hiện ở các vần thơ: tử vận hiểm hóc, kết hợp với từ với nghĩa chữ, tự nhiên, không non ép ...
	Đoạn văn b:
*Luận điểm: Mấu chốt của thành đạt là ở đâu.
*Trình tự phân tích:
	1/ Do nguyên nhân khách quan (đây là điều kiện cần): gặp thời, hoàn cảnh bức bách, điều kiện học tập thuận lợi, tài năng trời phú.
	2/ Do nguyên nhân chủ quan (đây là điều kiện đủ): tinh thần kiên trì phấn đấu, học tập không mệt mỏi & không ngừng trau dồi phẩm chất đạo đức tốt đẹp.
Bài 2/12 – SGK:
	Dẫn vào đề: Hiện nay, chúng ta đang phấn đấu XD 1 XH học tập, nghĩa là mọi người đều có quyền được học & có nhu cầu đi học. Hiểu theo nghĩa chân chính thì: „Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người & để tự khẳng định mình“ (UNESCO), tức là học để phát triển & hoàn thiện con người theo quy luật của cái đẹp, trong đó cốt lõi của cái đẹp là trí tuệ. Tuy nhiên có 1 ít bộ phận không ít người chưa nhận thức thật đầy đủ về ý nghĩa & mục đích cao cả của việc học tập, do đó có những biểu hiện lệch lạc trong học tập như học qua loa đại khái, học đối phó ...Chúng ta cần phải trao đổi, bàn bạc 1 cách nghiem túc về vấn đề này để thấy được những tác hại tiêu cực của nó, đồng thời cùng nhau tìm ra những biện pháp đẩy lùi & tiến tới xoá bỏ nó.
	Nêu vấn đề bài tập 2:
1/ Học qua loa đối phó:
a/ Học qua loa có các biểu hiện sau:
	+ Học không có đầu có đuôi, không đến nơi đến chốn; cái gì cũng biết 1 tí, nhưng không có kiến thức cơ bản, hệ thống, sâu sắc.
	+ Học chỉ cốt để khoe mẽ là đã có bằng nọ bằng kia, nhưng thực ra đầu óc trống rỗng; chỉ quen „nghe lỏm, học mót, nói dựa, ăn theo“ người khác, không dám bày tỏ ý kiến của mình về các vấn đề liên quan đến học thuật.
b/ Học đối phó có những biểu hiện sau:
	+ Học chỉ cốt để thầy cô không quở trách, cha mẹ không rầy la; chỉ lo giải quyết việc trước mắt như thi cử, kiểm tra không bị điểm kém.
	+ Học đối phó thì kiến thức phiến diện, nông cạn, hời hợt ...Nếu cứ lặp đi lặp lại kiểu học này thì người học ngày càng trở nên dốt nát, trí trá, hư hỏng: vừa lừa dối người khác, vừa tự huyễn hoặc mình; đây là 1 trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng „tiến sỹ giấy“ đang bị XH lên án gay gắt.
2/ Bản chất của lối học đối phó & tác hại của nó:
a/ Bản chất:
	+ Có hình thức của học tập như: cũng đến lớp, cũng đọc sách, cũng có điểm thi, cũng có bằng cấp ...
	+ Không có thực chất: đầu óc rỗng tuếch đến nỗi :ăn không nên đọi nói khống nên lời“, hỏi cái gì cũng không biết, làm việc gì cũng hỏng...
b/ Tác hại:
	+ Đối với XH: những kẻ học đối phó sẽ trở thành gánh nặng lâu dài cho XH về nhiều mặt như: KT, tư tưởng, đạo đức, lối sống ...
	+ Đối với bản thân: những kẻ học đối phó sẽ không có hứng thú học tập & do đó hiệu quả học tập càng ngày càng thấp.
Bài 3/12 – SGK:
	PT lí do khiến mọi người phải đọc sách (dựa vào văn bản Bàn về đọc sách – Chu Quang Tiềm):
	+ Sách là kho tri thức được tích luỹ từ hàng nghìn năm của nhân loại, vì vậy bất kì ai muốn có hiểu biết đều phải đọc sách.
	+ Tri thức trong sách bao gồm những kiến thức khoa học & kinh nghiệm thực tiễn đã được đúc kết, nó được coi là cái mặt bằng xuất phát của mọi người có nhu cầu học tập, hiểu biết; do đó nếu không đọc sách sẽ bị lạc hậu, không thể tiến bộ được.
	+ Càng đọc sách chúng ta mới càng thấy kiến thức của nhân loại thì mênh mông như đại dương, còn hiểu biết của chúng ta thì chỉ là vài ba giọt nước vô cùng nhỏ bé; từ đó chúng ta mới có thái độ khiêm tốn & ý chí cao trong học tập.
Bài 4/12 – SGK:
	Viết đoạn văn tổng hợp những điều đã PT trong bài Bàn về đọc sách: 
	Ngạn ngữ phương Đông có câu: Hãy để lại cho con cái 1 ngôi nhà, 1 cái nghề & 1 quyển sách. Một ngôi nhà vừa là tài sản vật chất, vừa là nơi để ở theo tinh thần an cư lạc nghiệp. Một cái nghề vừa là phương tiện kiếm sống, vừa là phần đóng góp nhỏ bé của 1 công dân cho XH. Còn 1 quyển sách là tài sản tinh thần vô giá. Trong quyển sách ấy có tri thức, có kinh nghiệm sống, có hoài bão, có ước mơ ... của tiền nhân truyền đạt & gửi gắm cho muôn đời con cháu. Trong rất nhiều lời răn dạy của tiền nhân chắc chắn có những lời răn bổ ích, thấm thía về việc học hành; chẳng hạn như: Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lí (Ngọc không mài dũa không thành vật báu, người không học không hiểu đạo lí). Như vậy việc học tập có vai trò quyết định trong việc lập thân của mỗi con người. Vì thế, muốn thành tài phải khổ công học tập, rèn luyện; phải học có đầu có đuôi, học đến nơi đến chốn; tuyệt đối không được học qua loa đối phó theo kiểu cưỡi ngựa xem hoa cốt chỉ để kiếm lấy mảnh bằng mà thực chất chỉ là hành vi lừa người dối mình. Trong quá trình học tập, tất nhiên phải đọc sách, cho nên phải biết chọn sách mà đọc & phải biết cách đọc để tiếp thu có hiệu quả những tri thức & kinh nghiệm của tiền nhân; đó chính là hành trang quan trọng để làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường học vấn của mỗi người.
Các thành phần biệt lập
Bài 1/19 – SGK:
	Tìm các TP tình thái, cảm thán trong những câu sau: (gạch chân)
a/ Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. TP tình thái 
b/ Chao ôi, bắt gặp 1 con người như anh ta là 1 cơ hội hãn hữu ...
TP cảm thán
c/ Trong giờ phút ..., hình như chỉ có tình cha con ...
 TP tình thái
d/Ông lão bỗng ngừng lại ... Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.
 TP tình thái 
Bài 2/19 – SGK:
	Sắp xếp từ ngữ theo trình tự tăng dần độ tin cậy ( hay độ chắc chắn):
	Dường như – hình như, có vẻ như, có lẽ, chắc là, chắc hẳn, chắc chắn.
Bài 3/19 – SGK: Trong nhóm từ chắc, hình như, chắc chắn thì chắc chắn có độ tin cậy cao nhất, hình như có độ tin cậy thấp nhất. TG dùng từ chắc trong câu: Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh vì niềm tin vào sự việc sẽ có thể diễn ra theo hai khả năng: 
	+ Thứ nhất, theo tình cảm huyết thống thì sự việc sẽ phải diễn ra như vậy.
	+ Thứ hai, do thời gian & ngoại hình, sự việc cũng có thể diễn ra khác đi 1 chút.
Bài 4/19 – SGK:
	Viết đoạn văn nói về cảm xúc khi được thưởng thức 1 TP văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng ...), trong đoạn văn có chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái:
	Trong rất nhiều phim đang chiếu trên VTV3, em thích nhất bộ phim Thần y Hơ-Jun của Hàn Quốc. Ôi, 1 bộ phim không hề có các nữ diễn viên xinh đẹp với mắt xanh, môi tím, tóc vàng; không hề có các nam diễn viên bảnh trai, sành điệu, & đa tài đa tình; nhưng mà sao vẫn hấp dẫn & cảm động. Hơ-Jun là 1 chàng trai có trái tim nhân hậu, lại được học 1 bậc danh y lừng lẫy & cũng là người vô cùng nhân hậu, cho nên Hơ-Jun sớm trở thành 1 người thầy thuốc tài đức vẹn toàn. Là người không màng danh vọng, Hơ-Jun chấp nhận 1 c/s khó khăn, thiếu thốn để hết lòng chữa bệnh cho những người nghèo khổ. H/ả Hơ-Jun dùng miệng của mình để hút máu mủ cho bệnh nhân hoặc bạt khóc sung sướng khi thấy đôi mắt người bệnh đã sáng trở lại khiến em vô cùng cảm phục & xúc động. Em tin rằng, tất cả những ai đnag xem bộ phim này, chắc chắn đều có cảm nghĩ như em.
Các thành phần biệt lập (tiếp)
Bài 1/32 – SGK:
	Thành phần gọi - đáp trong đoạn trích:
+ Từ dùng để gọi: này.
+ Từ dùng để đáp: vâng.
+ Quan hệ: trên (nhiều tuổi) – dưới (ít tuổi).
+ Thân mật: hàng xóm láng giềng gần gũi, cùng cảnh ngộ.
Bài 2/32 – SGK:
	Bầu ơi thương lấy bí cùng
	Tuy rằng khác giống nhưng chung một ...  câu in đậm là: chắt giùm nước để cơm khỏi nhão. Em bé dùng hàm ý vì đã có lần (trước đó) nói thẳng rồi mà không có hiệu quả & vì vậy bực mình. Vả lại, lần nói thứ 2 này có thêm yếu tố thời gian bức bách (tránh để lâu nhão cơm).
	Việc sd hàm ý không thành công, vì Anh Sáu vẫn ngồi im, tức là anh tỏ ra không cộng tác (vờ như không nghe, không hiểu).
Bài 3/92 – SGK:
	A: Mai về quê với mình đi!
	B: Mình bận ôn thi.
	A: Đành vậy.
Bài 4/92 – SGK:
	Qua sự so sánh của Lỗ Tấn có thể nhận ra hàm ý: Tuy hi vọng chưa thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể đạt được.
Bài 5/93 – SGK:
	Câu có hàm ý mời mọc là 2 câu mở đầu =: Bọn tớ chơi ...
	Câu có hàm ý từ chối là 2 câu: Mẹ mình đang đợi ở nhà - Làm sao có thể rời mẹ mà đến được.
	Có thể viết thêm câu có hàm ý mời mọc: Không biết có ai muốn chơi với bọn tớ không? – Chơi với bọn tớ thích lắm đấy. 
ôn tập Tiếng Việt lớp 9
I/ Khởi ngữ & các TP biệt lập:
Bài 1/109 – SGK:
a/ Khởi ngữ: Xây cái lăng ấy.
b/ TP tình thái: Dường như.
c/ TP phụ chú: những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp lại ta nữa, hay nhìn ta như vậy.
d/ TP gọi - đáp: Thưa ông.
 TP cảm thán: vất vả quá!
Khởi ngữ
Thành phần biệt lập
Tình thái
Cảm thán
Gọi - đáp
Phụ chú
Xây cái lăng ấy
Dường như
vất vả quá
Thưa ông
những người ...như vậy
Bài 2/110 – SGK:
	Viết đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn Bến quê - NMC, trong đó có sd ít nhất 1 câu chứa khởi ngữ & 1 câu chứa TP tình thái:
	Bến quê là 1 câu chuyện về c/đ - c/đ vốn rất bình lặng quanh ta – với những nghịch lí không dễ gì hoá giải. Hình như, trong c/s hôm nay, chúng ta có thể gặp ở đâu đó 1 số phận giống như hoặc gần giống như số phận của nhân vatạ Nhĩ trong câu chuyện của NMC? Người ta có thể mải mê kiếm danh, kiếm lợi để rồi sau khi đã rong ruổi gần hết c/đ, vì 1 lí do nào đó phải nằm bẹp dí 1 chỗ, con người mới chợt nhận ra rằng: gđ chính là cái tổ ấm cuối cùng đưa tiễn ta về nơi vĩnh hằng! Cái chân lí giản dị ấy, tiếc thay, Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày tháng cuối cùng của c/đ mình. Nhĩ đã từng đi tới không sót 1 xó xỉnh nào trên trái đất, nhưng khi chẳng may bị mắc bệnh hiểm nghèo, liệt toàn thân thì c/s của anh lại hoàn toàn phụ thuộc vào những người khác. Nhưng vào chính cái khoảnh khắc mà trực giác đã mách bảo cho anh biết rằng cái chết đã cận kề thì trong anh lại bừng lên những khát vọng thật đẹp đẽ & thánh thiện. Có thể nói, Bến quê là câu chuyện bàn về ý nghĩa của c/s, nhân vật Nhĩ là 1 nhân vật tư tưởng; nhưng là thứ tư tưởng đã được hình tượng hoá 1 cách tài hoa & có khả năng gây xúc động mạnh mẽ cho người đọc.
II/ Liên kết câu & liên kết đoạn văn:
Bài 1/110 – SGK:
a/ Phép nối: Nhưng, Nhưng rồi, Và.
b/ Phép lặp: cô bé – cô bé.
 Phép thế đại từ: cô bé – nó.
c/ Phép thế: bây giờ cao sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa – thế.
Bài 2/110 – SGK:
	Bảng tổng kết về các phép LK đã học:
Phép liên kết
Lặp từ ngữ - đồng nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng – thế – nối
Từ ngữ tương ứng
cô bé – cô bé; nó; thế; Nhưng, Nhưng rồi, Và.
III/ Nghĩa tường minh & hàm ý:
Bài 1/111 – SGK:
	Hàm ý của câu: ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi! là Địa ngục mới là nơi dành cho các ông (nhà giàu).
Bài 2/111 – SGK: 
a/ Tôi thấy họ ăn mặc rất đẹp. Hàm ý:
+ Đội bóng huyện chơi không hay.
+ Tôi không muốn bình luận về vấn đề này.
	Người nói cố ý vi phạm phương châm quan hệ.
b/ Tớ báo cho Chi rồi. Hàm ý:
+ Tớ chưa báo cho Nam & Tuấn.
	Người nói cố ý vi phạm phương châm về lượng.
Tổng kết về ngữ pháp
A/ Từ loại:
I/ Danh từ, động từ, tính từ:
Bài 1/130 – SGK:
+ Danh từ: lần, lăng, làng.
+ Động từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập.
+ Tính từ: hay, đột ngột, phải, sung sướng.
Bài 2/130 – SGK:
	Khả năng kết hợp của DT, ĐT, TT:
+ DT có thể kết hợp với các từ: những, các, một:
	những, các, một + lần, cái lăng, làng, ông giáo.
+ ĐT có thể kết hợp với các từ: hãy, đã, vừa:
	hãy, đã, vừa + đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập.
+ TT có thể kết hợp với các từ: rất, hơi, quá:
	rất, hơi, quá + hay, đột ngột, phải, sung sướng.
Bài 5/131 – SGK:
	Tìm hiểu sự chuyển loại từ:
a/ Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn.
	TT dược dùng như ĐT. 
b/ Làm kí tượng, được ở cao thế mới là lí tưởng chứ.
	 DT được dùng như TT.
c/ Những băn khoăn ấy làm cho nhà hội hoạ không NX được gì ở cô con gái ...
	TT được dùng như DT. 
II/ Các từ loại khác:
Bài 1/132 – SGK:
	Ôn tập về các từ loại khác:
Số từ
Đại từ
Lượng từ
Chỉ từ
Phó từ
QHT
Trợ
 từ
Tình
thái từ
Thán từ
- ba
- năm
- tôi
- b/n
- bao giờ
- bấy giờ
 những
- ấy
- đâu
- đã
- mới
- đang
- ở
- của
-nhưng
- như
- chỉ
- cả
-ngay
- hả
- trời ơi
Bài 2/ 133 – SGK:
	Từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn là: à, ư, hử, hở, hả ... Chúng thuộc loại tình thái từ.
B/ Cụm từ:
Bài 1/133 – SGK:
	Thành phần trung tâm của CDT: Dấu hiệu là những lượng từ đứng trước: những, một ...
a/ tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó
	TP TT
+ một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất phương Đông ... đại.
	 TPTT	TPTT
b/ những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng
	 TPTT
c/ tiếng cười nói xôn xao cảu đám người mới tản cư lên ấy 
 TPTT
Bài 2/133 – SGK:
	Thành phần trung tâm của CĐT: Dấu hiệu là từ đứng trước: đã, sẽ, vừa.
a/ đã đến gần anh
	TPTT
+ sẽ chạy xô vào lòng anh
 TPTT
+ sẽ ôm chặt lấy cổ anh
 TPTT
b/ vừa lên cải chính
 TPTT
Bài 2/133 – SGK:
	Thành phần trung tâm của cụm từ: Dấu hiệu: rất
+ rất VN, rất bình dị, rất VN, rất phương Đông, rất mới, rất hiện đại 
+ sẽ không êm ả
+ phức tạp hơn, cũng phong phú & sâu sắc hơn
Tổng kết về ngữ pháp (tiếp)
C/ Thành phần câu:
I/ TP chính & TP phụ:
Bài 1/145 – SGK:
	TP chính & dấu hiệu nhận biết chúng:
+ TP chính của câu là những TP bắt buộc phải có mặt để câu có cấu tạo hoàn chỉnh & diễn đạt được 1 ý trọn vẹn.
+ CN: là TP chính của câu nêu tên sự vệt, hiện tượng có hoạt động, đặc điểm, trạng thái ... được miêu tả ở VN. CN thường trả lời cho câu hỏi: Ai? Con gì? Cái gì?
+ VN: là TP chính của câu có khẳ năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian & trả lời cho các câu hỏi: Làm gì? Làm sao? Như thế nào? Là gì?
	TP phụ & dấu hiệu nhận biết chúng:
+ Trạng ngữ: đứng ở đầu câu, cuối câu hoặc đứng giữa CN & VN, nêu lên hoàn cảnh về KG, thời gian, cách thức, phương tiện, nguyên nhân, mục đích ... diễn ra sự việc nói ở trong câu.
+ Khởi ngữ: thường đứng trước CN, nêu lên đề tài của câu nói, có thể thêm QHT về, đối với vào trước. 
Bài 2/145 – SGK:
	Phân tích TP câu:
a/ Đôi càng tôi / mẫm bóng.
	CN	VN
b/ Sau 1 hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi/, mấy người học trò cũ/ đến sắp hàng dưới hiên rồi đi vào lớp.
	TN	 CN	 VN VN
c/ Còn tấm gương ...bạc, / nó/ vẫn là người bạn trung thực, chân thành, ... ác...
	KN CN VN
II/ TP biệt lập:
Bài 1/145 – SGK:
	 TP biệt lập & dấu hiệu nhận biết chúng:
+ TP tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
+ TP cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận ...)
+ TP gọi - đáp: được dùng để thiết lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
+ TP phụ chú: được dùng để bổ sung 1 số chi tiết cho nội dung chính của câu.
	Dấu hiệu để nhận biết các TP biệt lập là: chúng không trực tiếp tham gia vào sự việc được nói trong câu. Cũng vì vậy, chúng được gọi chung là TP biệt lập.
Bài 2/145 – SGK:
	Tìm TP biệt lập:
a/ Tình thái: Có lẽ.
b/ Tình thái: ngẫm ra.
c/ Phụ chú: dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn ... vỏ hồng 
d/ Gọi - đáp: bẩm
+ Tình thái: có khi.
e/ Gọi - đáp: ơi.
D/ Các kiểu câu:
I/ Câu đơn:
Bài 1/146 – SGK:
	Tìm CN – CN:
a/ Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói 1 ... mẻ.
 CN VN VN
b/ Không, lời gửi của 1 ND, 1 Tôn-xtôi cho nhân loại /phức tạp hơn, ... hơn.
 CN VN
c/ Nghệ thuật / là tiếng nói của tình cảm.
 CN VN
d/ Tác phẩm vừa là kết tinh ... sáng tác, vừa là sợi dây ... trong lòng.
 CN VN VN
e/ Anh / thứ sáu & cũng tên Sáu.
 CN VN
Bài 2/147 – SGK:
	Câu đặc biệt trong đoạn trích:
a/ + Có tiếng léo xéo ở gian trên.
 + Tiếng mụ chủ ...
b/ Một anh TN hai mươi bảy tuổi!
c/ + Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên.
+ Hoa trong công viên.
+ Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong 1 góc phố.
+ Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu ...
+ Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó.
II/ Câu ghép:
Bài 1/147 – SGK:
	Câu ghép trong đoạn trích - Quan hệ giữa các vế:
a/ Anh gửi vào TP 1 lá thư, 1 lời nhắn nhủ, anh muốn đem 1 phần của mình góp vào đ/s chung quanh. (Quan hệ bổ sung)
b/ Nhưng vì bom nổ gần, Nho bị choáng. (Quan hệ nguyên nhân)
c/ Ông lão vừa nói vừa chăm chắm nhìn vào cái bộ mặt lì xì của người bà con bên ngoại dãn ra vì kinh ngạc ấy mà ông lão hả hê cả lòng. (Quan hệ bổ sung)
d/ Còn nhà hoạ sĩ & cô gái cũng nín bặt, vì cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp 1 cách kì lạ. (Quan hệ nguyên nhân)
e/ Để người copn gái khỏi trở lại bàn, anh lấy chiếc khăn tay còn vo tròn cặp giữa cuốn sách tới trả cho cô gái. (Quan hệ mục đích)
Bài 3/148– SGK:
	Quan hệ giữa các vế:
a/ Quan hệ tương phản.
b/ Quan hệ bổ sung.
c/ Quan hệ điều kiện – giả thiết.
Bài 4/149– SGK:
	Tạo câu ghép có kiểu quan hệ mới trên cơ sở các câu đã cho sẵn:
	Quả bom tung lên & nổ trên không. Hầm của Nho bị sập.
+ Nguyên nhân:
	Vì quả bom tung lên & nổ trên không, (nên) hầm của Nho bị sập.
+ Điều kiện:
	Nếu quả bom tung lên & nổ trên không thì hầm của Nho bị sập.
	Quả bom nổ khá gần. Hầm của Nho không bị sập.
+ Tương phản:
	Quả bom nổ khá gần, nhưng hầm của Nho không bị sập.
+ Nhượng bộ:
	Hầm của Nho không bị sập, tuy quả bom nổ khá gần.
III/ Biến đối câu:
Bài 1/149– SGK:
	Câu rút gọn:
+ Quen rồi.
+ Ngày nào ít: ba lần.
Bài 2/149– SGK:
	Câu vốn là 1 bộ phận của câu đứng trước được tách ra:
a/ Và làm việc có khi suốt đêm.
b/ Thường xuyên.
c/ Một dấu hiệu chẳng lành.
	TG tách câu như vậy để nhấn mạnh nội dung của bộ phận được tách ra.
Bài 3/149– SGK:
	Tạo câu bị động từ các câu cho sẵn:
a/ Đồ gốm được người thợ thủ công làm ra khá sớm.
b/ Một cây cầu lớn sẽ được tỉnh ta bắc qua tại khúc sông này.
c/ Những ngôi đền ấy đã được người ta dựng lên từ hàng trăm năm trước.
IV/ Các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau:
Bài 1/150– SGK:
	Câu nghi vấn trong đoạn trích:
+ Ba con, sao con không nhận? (Dùng để hỏi)
+ Sao con biết là không phải? (Dùng để hỏi)
Bài 2/150– SGK:
	Câu cầu khiến:
+ ở nhà trông em nhá! (Dùng để ra lệnh)
+ Đừng có đi đâu đấy. (Dùng để ra lệnh)
+ Thì má cứ kêu đi. (Dùng để yêu cầu)
+ Vô ăn cơm! (Dùng để mời)
Bài 3/151– SGK:
	Câu nói của anh Sáu trong đoạn trích có hình thức câu nghi vấn. Nó được dùng để bộc lộ cảm xúc, điều này được xác nhận trong câu đứng trước của TG: Giận quá & không kịp suy nghĩ, anh vung tay đánh vào mông nó & hét lên.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI TAP NGU VAN 9.doc