Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục môn ngữ văn năm học 2010 – 2011 và giai đoạn 2010 – 2015

Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục môn ngữ văn năm học 2010 – 2011 và giai đoạn 2010 – 2015

BÁO CÁO THAM LUẬN

“GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC MÔN NGỮ VĂN

NĂM HỌC 2010 – 2011 VÀ GIAI ĐOẠN 2010 – 2015”

Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS, góp phần làm hình thành những con người có trình độ học vấn PTCS, chuẩn bị cho họ hoặc ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc cao hơn đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng biết thương yêu, yêu chủ nghĩa xã hội; biết hướng tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

Để nâng cao chất lượng giáo dục môn Ngữ văn trong năm học 2010 – 2011 và giai đoạn 2010 – 2015, tổ xã hội trường THCS Đại An xin đưa ra một số giải pháp sau.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 759Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục môn ngữ văn năm học 2010 – 2011 và giai đoạn 2010 – 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT VĂN QUAN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 TRƯỜNG THCS ĐẠI AN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 Đại An, ngày 10 tháng 10 năm 2010
BÁO CÁO THAM LUẬN
“GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2010 – 2011 VÀ GIAI ĐOẠN 2010 – 2015”
Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của trường THCS, góp phần làm hình thành những con người có trình độ học vấn PTCS, chuẩn bị cho họ hoặc ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc cao hơn đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng biết thương yêu, yêu chủ nghĩa xã hội; biết hướng tới những tư tưởng tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái tinh thần tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái xấu, cái ác. Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mĩ trong nghệ thuật, trước hết là trong văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng tiếng việt như một công cụ để tư duy và giao tiếp. Đó là những con người có ham muốn đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Để nâng cao chất lượng giáo dục môn Ngữ văn trong năm học 2010 – 2011 và giai đoạn 2010 – 2015, tổ xã hội trường THCS Đại An xin đưa ra một số giải pháp sau.
I: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH CHUNG
Kết quả giáo dục môn Ngữ văn của nhà trường trong 3 năm gần đây.
 - Chất lượng giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong 3 năm gần đây
Năm học
TSHS
Giỏi
%
Khá 
%
T Bình
%
Yếu 
%
Kém
%
2007-2008
201
0
0
23
11,4
131
65,2
44
21,9
3
1,5
2008-2009
185
1
0,5
43
23,3
123
66,5
18
9,7
0
0
2009-2010
184
2
1,1
44
23,9
126
68,5
12
6,5
0
0
 - Kết quả tốt nghiệp THCS của nhà trường đã đạt được trong 3 năm gần đây.
 Năm học 2007 - 2008 tốt nghiệp 55/55 =100%
 Năm học 2008 - 2009 tốt nghiệp 32/32 =100%
 Năm học 2009 - 2010 tốt nghiệp 48/48 =100%
 - Về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cho bộ môn chủ yếu được thực hiện ở các lớp 8, 9 việc thực hiện bồi dưỡng còn hiều hạn chế do thiếu phòng học, giáo viên chủ yếu hướng dẫn học sinh tự học, tự tham khảo thêm kiến thức nâng cao ở nhà.
Kết quả thi vào lớp 10 của 3 năm gần đây:
Năm học
TSHS
DT
Điểm 0
Điểm
0,25- >2
Điểm
2,25->4
Điểm
4,25->5
Điểm
5,25->7
Điểm
7,25>7
Tỉ lệ điểm dưới 2
Tỉ lệ điểm trên 5
2008-2009
44
0
13
24
5
2
0
29,55%
4,55%
2009-2010
31
0
12
15
3
1
0
38,71%
3,23%
2010-2011
48
0
31
16
1
0
0
64,58%
0%
3. Đánh giá chung: 
 Trong 3 năm học gần đây chất lượng môn học Ngữ văn của nhà trường chưa đạt được kết quả cao, cụ thể là tỷ lệ học sinh yếu còn khá cao, só học sinh giỏi còn ít, đặc biệt là chưa có học sinh giỏi cấp huyện. Kết quả điểm thi vào lớp 10 trong 3 năm cho thấy chất lượng học sinh học yếu môn ngữ văn ngày càng có chiều hướng gia tăng.
Nguyên nhân tình trạng chất lượng còn thấp
- Học sinh chưa xác định được động cơ học tập bộ môn, chưa có quyết tâm tự giác trong học tập. 
- Học sinh mất kiến thức căn bản ngay từ lớp dưới (viết sai chính tả, đọc chậm còn đánh vần) do đó học sinh ngại học môn Ngữ văn do phải đọc nhiều, viết nhiều
- Nhiều học sinh đuối sức trong học tập, không theo kịp các bạn (thiếu kiến thức, kỹ năng, khả năng để học tập lớp đang học (ngồi nhầm lớp), sinh ra chán học, sợ học 
- Học sinh còn lười suy nghĩ, hầu hết là học thụ động, học vẹt, do đó không có khả năng vận dụng kiến thức.
- Học sinh còn giúp gia đình làm nhiều công việc nên chưa có nhiều thời gian để học tập. Thời lượng học của bộ môn còn khá nhiều 4 đến 5 tiết trên 1 tuần, gây cho một số học sinh sợ học bộ môn vì phải chuẩn bị qúa nhiều bài, nên chỉ học qua loa, đối phó
- Đường sá của địa phương đi lại khó khăn nên cứ vào mùa mưa gió, rét là nhiều học sinh nhà xa trường ngại đến trường nên nghỉ học hoặc muộn giờ học.
- Nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến việc học của con em (không biết con học lớp nào, năm nay được lên lớp hay ở lại lớp), chưa có kế hoạch kết hợp với giáo viên cùng giáo dục học sinh, còn phó mặc việc giáo dục con em cho nhà trường.
- Năng lực chuyên môn của giáo viên còn nhiều hạn chế như chưa có nhều kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu. Một số ít còn chậm đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách quản lí học sinh, hướng dẫn học sinh cách học, tự học ở nhà. Mặt khác đội ngũ giáo viên thường thiếu, ít ổn định ảnh hưởng đến việc phụ đạo, bồi dưỡng học sinh.
- Cơ sở vật chất của nhà trường chưa đảm bảo như thiếu lớp học, thiếu các phương tiện dạy học hiện đại cho việc đổi mới phương pháp dạy học. 
- Sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền, các ngành đoàn thể địa phương và nhân dân trong việc giáo dục học sinh còn hạn chế.
- Sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, Tổ chuyên môn đối với việc bồi dưỡng học sinh giỏi chưa được thường xuyên, liên tục.
- Sự phối hợp giữa giáo viên bộ môn với các tổ chức, đoàn thể trong trường để giáo dục học sinh còn ít.
II: CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC
 1. Giải pháp trước mắt
	- Dựa vào kết quả năm học trước và kết quả thi khảo sát đầu năm giáo viên phân loại học sinh yếu cần phụ đạo và học sinh khá, giỏi để bồi dưỡng. 
- Đối với học sinh yếu, giáo viên cần xây dựng kế hoạch phụ đạo đưa ra những chỉ tiêu biện pháp cụ thể phù hợp với đối tượng học sinh như: Tìm hiểu nguyên nhân học yếu của từng học sinh, thường xuyên quan tâm giúp đỡ học sinh về mọi mặt, động viên, khuyến khích học sinh cố gắng vươn lên trong học tập.
- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ xem học sinh yếu kiến thức ở chỗ nào thì phụ đạo cho kiến thức đó. Nghiên cứu tài soạn bài lên lớp phù hợp với đối tượng học sinh, trong giờ học cần chú ý đến học sinh yếu. Luôn kiểm tra theo dõi kết quả học tập của từng em học sinh kịp thời uốn nắn những biểu hiện lười học của học sinh
	- Phân công học sinh khá giỏi kèm học sinh yếu trong giờ học trên lớp cũng như ở nhà. Hàng tuần giáo viên có kiểm tra kết quả
	- Kịp thời biểu dương học sinh có cố gắng vươn lên trong học tập, nghiêm khắc phê bình học sinh còn lười học, ý thức kém.
	- Mời phụ huynh đến trường, đến thăm gia đình học sinh, trao đổi với phụ huynh tìm ra biện pháp giúp đỡ con em trong học tập.
	- Đối với học sinh khá, giỏi, giáo viên cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đưa ra chỉ tiêu học sinh giỏi cấp trường và học sinh giỏi cấp huyện. Soạn giáo án có chất lượng có nội dung kiến thức cao hơn, mở rộng hơn ở các tiết chính khóa, tăng thời gian thực hành, rèn luyện kĩ năng viết văn cho học sinh. Bên cạnh đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách nghiên cứu tham khảo tài liệu nâng cao. Khuyến khích học sinh tự học tự ở nhà, xây dựng chỉ tiêu phấn đấu của bản thân trong năm học và kế hoạch thực hiện chỉ tiêu đó.
- Phụ huynh cần thường xuyên nhắc nhở con cái tự học ở nhà nhiều hơn, tạo mọi điều kiện cho con có thời gian học tập, luôn kiểm tra theo dõi kết quả học tập của con để uốn nắn nhắc nhở. 
- Ban giám hiệu sắp xếp công tác cho giáo viên hợp lí, đảm bảo cho giáo viên có thời gian đầu tư cho việc phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Tổ chuyên môn cần tổ chức các chuyên đề trao đổi kinh nghiệm giảng dạy giữa các giáo viên, trao đổi tìm ra biện pháp giúp đỡ học sinh yếu, cách bồi dưỡng học sinh khá giỏi.
- Chính quyền địa phương, các tổ chức cần quan tâm đến nhà trường nhiều hơn, có những biện pháp nhân rộng tấm gương học tập, gây dựng phong trào thi đua học tập sôi nổi trong xã.
2. Giải pháp lâu dài
 * Ban giám hiệu:
 - Cần có kế hoạch cho mỗi năm học sát với tình hình cụ thể thực tế của nhµ trường cña ®Þa ph­¬ng.
 - Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh khá giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém thường xuyên và có tính lâu dài 
 - Có những biện pháp kích thích tập thể cán bộ giáo viên tự học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao trình độ tin học; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào giảng dạy và giáo dục học sinh
 - Thường xuyên dự giờ các giáo viên trong trường để kịp thời đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên đồng thời giúp cho giáo viên còn hạn chế về phương pháp dạy học
 - Đôn đốc các tổ chuyên môn hoạt động, tích cực tạo điều kiện cho các tổ hoạt động: như tạo điều kiện về thời gian, kinh phí tổ chức các chuyên đề đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng giảng dạy
 - Kết hợp tốt với hội phụ huynh học sinh, tạo ra phong trào thi đua học tập trong xã.
 - Tham mưu với cấp trên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường
 *Tổ chuyên môn: 
 - Đẩy mạnh các hoạt động của tổ chuyên môn như tổ chức các buổi chuyên đề hội thảo về các nội dung giảng dạy các bài dạy khó, về các chuyên đề bồi dưỡng học sinh khá giỏi, phụ đạo học sinh yếu, các chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực; dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, đổi mới kiểm tra đánh giá; các chuy ên đề về sử dụng đồ dùng dạy học
 	- §Èy m¹nh c«ng t¸c qu¶n lÝ c¸c gi¸o viªn trong tæ vÒ thùc hiÖn quy chÕ chuyªn m«n. §Èy m¹nh c«ng t¸c phª b×nh vµ tù phª b×nh, biÓu d­¬ng, phª b×nh kÞp thêi ®èi víi c¸c thµnh viªn trong tæ.
 - Xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt, khuyÕn khÝch ph¸t huy tÝnh n¨ng ®éng s¸ng t¹o cña tõng thµnh viªn
 * Giáo viên:
 - Tích cực đổi mới phương pháp trong dạy học bộ môn, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Soạn giáo án, sử dụng phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh.
 - Đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, khai thác tư liệu trên Internet vận dụng phù hợp vào thực tế giảng dạy của địa phương.
 - Không ngừng tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức nhà giáo. Mạnh dạn, tự giác trao đổi, góp ý giúp đỡ đồng nghiệp.
 - Thường xuyên tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học học yếu để kịp thời giúp đỡ. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém ngay từ đầu các năm học
 - Xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho học sinh, hướng dẫn các em cách học và tự học ngay từ các lớp đầu cấp
 - Tăng cường sử dụng các đồ dùng và thiết bị dạy học, tuyệt đối không dạy chay, tích cực sáng tạo trong việc sử dụng và làm đồ dùng dạy học.
 - Đẩy mạnh kết hợp với để nắm bắt thông tin về học sinh ở nhà. Phối hợp chặt chẽ với các đồng nghiệp trong giảng dạy và giáo dục học sinh
 - Xây dựng môi trường học tập thân thiện giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh, tạo sự đoàn kết thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
III. Kiến nghị
 1: Xây dựng cơ sở vật chất như phòng học, nhà công vụ, đảm bảo cho giáo viên và học sinh có đủ điều kiện để giảng dạy và học tập.
 2: Cung cấp phương tiện dạy học hiện đại, cho nhà trường
 3: Thực hiện luân chuyển giáo viên đồng đều giữa các trường, kịp thời cho mỗi năm học và có tính ổn định.
 T/M Tổ Xã hội
 ĐÀM VĂN CƯỜNG

Tài liệu đính kèm:

  • docTHAM LUAN NANG CAO CHAT LUONG GD.doc