Giáo án công nghệ 6 - Tiết 10 đến tiết 50

Giáo án công nghệ 6 - Tiết 10 đến tiết 50

I. Mục tiêu

1) Kiến thức: Nắm được kiến thức về vẽ và cắt mẫu giấy bao tay trẻ sơ sinh.

2) Kĩ năng: Biết vẽ và tạo mẫu giấy để khâu bao tay trẻ sơ sinh.

3) Thái độ: Cẩn thận, thao tác chính xác.

II. Chuẩn bị của GV – HS

Mẫu bao tay hoàn chỉnh 1 đôi, vải, kéo, kim chỉ, dây chun.

III. Tiến trình dạy học

 

doc 83 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1116Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án công nghệ 6 - Tiết 10 đến tiết 50", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
 Ngày giảng: 
Tiết 10.
Đ6. Thực hành:
Cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh
I. Mục tiêu
1) Kiến thức: Nắm được kiến thức về vẽ và cắt mẫu giấy bao tay trẻ sơ sinh.
2) Kĩ năng: Biết vẽ và tạo mẫu giấy để khâu bao tay trẻ sơ sinh.
3) Thái độ: Cẩn thận, thao tác chính xác.
II. Chuẩn bị của GV – HS
Mẫu bao tay hoàn chỉnh 1 đôi, vải, kéo, kim chỉ, dây chun.
III. Tiến trình dạy học
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5
3
35
3
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
? Hãy nêu cách khâu mũi thường.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài
Bài thực hành giờ trước các em đã được ôn lại kĩ thuật khâu một số đường khâu cơ bản. Tiết học này chúng ta áp dụng các đường khâu đó và việc hoàn thành một sản phẩm đơn giản, chiếc bao tay trẻ sơ sinh. Tiết 1 vẽ và thiết kế mẫu bìa, tiết 2, 3 thiết kế trên vải và may hoàn chỉnh.
Hoạt động 3: 
- GV cho HS quan sát hình 17a Sgk
- GV hướng dẫn cách dựng hình tạo mẫu trên bảng.
Dựng hình theo hình 17a
+ Kẻ hình chữ nhật ABCD có AB = CD 11cm, AD = BC = 9cm
+ AE = DG = 4,5cm làm phần đầu các ngón tay.
+ Vẽ phần cong đầu các ngón tay dùng compa vẽ nửa đường tròn có bán kính R = 4,5cm
Vậy ta được mẫu bao tay trẻ sơ sinh, khi cắt ta cắt theo nét thiết kế trên giấy.
Sau khi vẽ xong GV kiểm tra và cho cắt theo nét vẽ vừa dựng
- Theo dõi HS thực hành dựng hình và cắt giấy.
- Nhận xét rút kinh nghiệm giờ thực hành
- Nhận xét tính thần thái độ
Hoạt động 5: Dặn dò
- Về nhà em nào dựng hình chưa đẹp, còn sai kích thước thì làm lại cho chính xác để tiết sau thực hành cắt vải và khâu.
- Tiết sau chuẩn bị vải, kim chỉ và mẫu bìa hôm nay cắt để thực hành mẫu trên vải và khâu. Mang theo chỉ màu để thêu trang trí.
HS lên bảng trả lời
HS nghe
1. Vẽ và cắt mẫu bìa trên giấy
HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV
HS ghi cách vẽ vào vở.
- Theo dõi HS cắt giấy theo mẫu
HS nghe rút kinh nghiệm
- Nghe sửa chữa
*********************************************
Ngày soạn: 
 Ngày giảng:
Tiết 11.
Đ6. Thực hành
Cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh
I. Mục tiêu
1) Kiến thức: Có kiến thức về cắt vải theo mẫu giấy và khâu bao tay trẻ sơ sinh.
2) Kĩ năng: Biết cắt vải theo mẫu và vận dụng kĩ thuật khâu các đường khâu cơ bản để khâu bao tay.
3) Thái độ: Cẩn thận, thao tác chính xác theo đúng quy trình kĩ thuật cắt may đơn giản
II. Chuẩn bị của GV – HS
Mộu bao tay cắt ở tiết trước, kim chỉ, vải
III. Tiến trình dạy học
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5
20
18
2
Hoạt động 1: Chuẩn bị
Gv kiểm tra việc chuẩn bị đồ thực hành của HS
- Mẫu giấy đã dựng và cắt hình chiếc bao tay trẻ sơ sinh.
- Kim, chỉ, vải. chỉ mầu
Hoạt động 2: 
GV. Hướng dẫn HS cắt vải
(làm mẫu cho HS xem)
- Xếp vải: Có thể cắt từng lớp vải một hoặc cắt 2 lớp cùng một lúc, xếp úp hai mặt phải vải vào nhau, mặt trái vải ra ngoài (vẽ phấn lên mặt trái vải)
- Đặt mẫu giấy lên vải và ghim cố định.
- Dùng phấn vẽ lên vải theo rìa mẫu giấy.
- Cắt đúng nét vẽ được hai mảnh vải để may một chiếc bao tay trẻ sơ sinh.
(Lưu ý: dùng phấn vẽ 1 đường thứ hai cách đều đường thứ nhất từ 0,5 -> 1cm để trừ đường may. Lấy kéo cắt theo đường phấn vẽ lần sau (lần 2).
- GV theo dõi HS cách gấp vải và áp mẫu giấy vẽ.
- Thường xuyên nhắc HS phải vẽ đường thứ hai theo đường thứ nhất để có phần trừ đường khâu.
- Em nào vẽ hoàn chỉnh thì cho cắt vải theo nét vẽ thứ hai.
Hoạt động 4: 
Sau khi HS cắt xong vải, nếu các thích trang trí trên bao tay bằng các đương thêu đơn giản đã học ở lớp 4, 5 thì các em phải thêu trước rồi mới khâu hoàn chỉnh
Lưu ý:
Có thể dùng các sợi đăng ten đính trang trí vòng quanh cổ tay, với cách này thì khi may hoàn chỉnh rồi đính đăng ten sau.
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- NX tình thần thái độ làm việc
- Tiết sau vẫn thực hành khâu bao tay.
HS lấy đồ ra để GV kiểm tra
2. Cắt vải theo mẫu giấy
HS có thể thêu trang trí trước khi khâu hoàn chỉnh.
*****************************************
Tiết 12.
Đ6. Thực hành
Cắt khâu bao tay trẻ sơ sinh
I. Mục tiêu
1) Kiến thức: HS vận dụng một số mũi khâu cơ bản để khâu bao tay trẻ sơ sinh.
2) Kĩ năng: May hoàn chỉnh một chiếc bao tay.
3) Thái độ: Cẩn thận, thao tác chính xác.
II. Chuẩn bị của GV – HS
1 dây chun, kim, chỉ, kéo, phấn vẽ, thước, mẫu vải đã cắt.
III. Tiến trình dạy học
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5
38
3
Hoạt động 1: Kiểm tra việc chuẩn bị bài thực hành
Mẫu vải đã cắt hình chiếc bao tay trẻ sơ sinh.
Kim, chỉ, kéo, 
Hoạt động 2: Thực hành
GV. Thực hiện thao tác mẫu khâu theo thứ tự đường chu vi và khâu viền cổ tay.
- Sau khi cắt vải xong nếu các em thích trang trí trên bao tay bằng các đường thêu đã học ở lớp 5 thì phải thêu trước khi khâu
- Hướng dẫn HS cách khâu.
GV. Theo dõi HS thực hành khâu và uốn nắn kịp thời.
GV. Trang trí sản phẩm có hai cách:
- Trang trí bao tay bằng những đường thêu trang trí chỉ màu thì phải thêu trước khi khâu.
- Có thể dùng các sợi đăng ten, cách này may hoàn chỉnh rồi mới đính.
Hoạt động 3: Dặn dò
- NX tinh thần làm việc của HS
- NX sản phẩm HS thực hành
- Thu bài về nhà chấm
- Chuẩn bị bài thực hành sau:
+ Chuẩn bị giấy hoặc bìa để cắt mẫu
+ Chuẩn bị vải, kim, chỉ, kéo, khuy bấm hoặc khuy cài, vải ,
HS lấy vật liệu thực hành đặt sẵn trên bàn
3. Khâu bao tay.
a) Khâu vong ngoài bao tay.
- úp hai mặt vải vào nhau, sắp bằng mép cắt và khâu theo nét phấn cách đều mép từ 0,5 -> 1cm
- Dùng cách khâu mũi thường
- Khi kết thúc đường khâu cần lại mũi để thắt chỉ không bị tuột.
b) Khâu viền mép cổ tay.
- Gấp mép viền cổ tay rộng 1cm vừa đủ để luồn chun nhỏ (hoăc nịt)
- ở đường khâu viền cổ tay nên khâu lược trước khi dùng đường khâu vắt để đính nếp gấp với mặt nền.
4. Trang trí sản phẩm.
***************************************
Ngày soạn: 6/9/09
Ngày giảng: 7/9/09
Tiết 13. Đ7. Thực hành
Cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật
I. Mục tiêu
1) Kiến thức: Có kiến thức về cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật
2) Kĩ năng: Biết vẽ và cắt tạo mẫu giấy các chi tiết của vỏ gối theo kích thước qui định
3) Thái độ: Cẩn thận, khéo tay, thao tác chính xác theo qui định.
II. Chuẩn bị của GV – HS
Thước, kéo, vải, bìa, mẫu chiếc gối hoàn chỉnh.
III. Tiến trình dạy học
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5
37
3
Hoạt động 1: Giới thiệu bài, kiểm tra đồ dùng, dụng cụ thực hành.
Hoạt động 2: Thực hành
GV. Cho HS quan sát chiếc vỏ gối hoàn chỉnh và chỉ cho HS các chi tiết của vỏ gối.
Hướng dẫn:
+Vẽ một mảnh trên vỏ gối: 
15cm x 20cm . Vẽ một đường xung quanh cách đều nét vẽ 1cm
+ 2 mảnh dưới vỏ gối
Một mảnh 14cm x 15cm
Một mảnh 6cm x 15cm
Vẽ đường xung quanh cách đều nét vẽ 1cm và phần nẹp là 2,5cm.
- Hướng dẫn, yêu cầu HS cắt mẫu giấy: Cắt theo đúng nét vẽ tạo nên ba mảnh mẫu giấy của vỏ gối.
GV. Thao tác mẫu và hướng dẫn cho HS cắt trên vải.
- Trải phẳng vải trên mặt bàn.
- Đặt mẫu giấy đã cắt thẳng thep chiều dọc của sợi vải .
- Dùng phấn hoặc bút chì vẽ theo chu vi của mẫu giấy xuống vải.
- Cắt đúng nét vẽ được ba mảnh vải chi tiết của vỏ gối.
GV. Hướng dẫn HS thực hiện theo từng bước.
- Chú ý đặt mẫu giấy lên vải theo chiều dọc của vỏ gối, theo chiều dọc sợi vải.
Hoạt động 3: Tổng kết, dặn dò
- NX giờ thực hành về tinh thần, thái độ học tập, ý thức kỉ luật.
- NX mẫu vỏ gối các em thực hành.
Dặn dò:
Chuẩn bị cho bài thực hành khâu sản phẩm tiết sau măng kim, chỉ, đăng ten ,
HS đưa dụng cụ cho GV kiểm tra
1. Vẽ và cắt mẫu giấy các chi tiết của vỏ gối (hình 1 – 18 Sgk)
HS theo dõi và thực hành cá nhân.
******************************************
Ngày soạn: 7/9/09
Ngày giảng: 8/9/09
Tiết 14.
Đ7. Thực hành
Cắt khâu vỏ gối hình chữ nhật
I. Mục tiêu
1) Kiến thức: HS có kiến thức sử dụng các mũi khâu cơ bản để khâu vỏ gối hình chữ nhật.
2) Kĩ năng: Biết may vỏ gối theo đúng quy trình bằng các mũi khâu cơ bản đã ôn lại.
3) Thái độ: Có tính cẩn thận, khéo tay, thao tác chính xác.
II. Chuẩn bị của GV – HS
Mẫu vải đã cắt ở tiết trước, kim chỉ, đăng ten, kéo, 
III. Tiến trình dạy học
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
5
37
3
Hoạt động 1: Kiểm tra việc chuẩn bị bài thực hành.
Hoạt động 2: Thực hành khâu vỏ gối
GV hướng dẫn:
- Gấp mép nẹp vỏ gối có bề rộng nẹp là 1,5cm, lược cố định nẹp để khâu cho dễ (Hình 1- 19a,b Sgk)
- Khâu vắt nẹp hai mảnh dưới gối (khi khâu chỉ lấy 2 sợi vải ở vải nền để mặt phải lộ mũi chỉ nhỏ)
GV. Hướng dẫn a, b, c ,d như Sgk.
Yêu cầu HS thực hành
GV. Quan sát HS thực hành
- Chú ý đến việc thực hành đúng thứ tự tưng bước.
- Có thể HS khâu chưa xong để tiết sau làm nốt.
Hoạt động 3: Dặn dò
Tiết sau tiếp tục thực hành hoàn thiện sản phẩm. Mang dụng cụ và vỏ gối đang làm dở để làm nốt.
HS đưa dụng cụ GV đã dặn để kiểm tra.
3. Khâu vỏ gối
a) Khâu viền nẹp hai mảnh mặt dưới vỏ gối.
HS thực hành khâu theo thứ tự hướng dẫn của GV, HS khâu bình tĩnh không vội để đảm bảo kĩ thuật.
***************************************
Ngày soạn: 12/10/09
Ngày giảng: 15/10/09
Tiết 15.
Bài 7. Thực hành
Cắt kâu vỏ gối hình chữ nhật.
I. Mục tiêu
1) Kiến thức: HS có ý thức về hoàn thịên sản phẩm, trang trí vỏ gối hình chữ nhật.
2) Kĩ năng: Biết may vỏ gối theo đúng quy trình bằng các mũi khâu cơ bản đã ôn lại.
Biết đính khuy bấm hoặc làm khuyết, đính khuy ở miệng vỏ gối.
3) Thái độ: Cẩn thận, chính xác, đảm bảo theo đúng quy trình kĩ thuật.
II. Chuẩn bị của GV – HS
Vỏ gối đã khâu ở tiết trước, kim, chỉ, kéo, khuy bấm, đăng ten.
III. Tiến trình dạy học
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: GV kiểm tra dụng cụ.
GV. Hướng dẫn HS làm thực hành tiếp giờ trước, em nào khâu chưa xong thì khâu tiếp. Chú ý kĩ thuật khi khâu đột mau,
GV. Hướng dẫn HS đính khuy bấm hoặc làm khuyết, đính khuy vào nẹp vỏ gối ở hai vị trí cách đầu nẹp là 3 -> 4cm.
GV. Hướng dẫn trang trí vỏ gối có thể làm bằng cách:
Thêu các đường thêu cơ bản đã biết.
Nếu thêu trang trí mặt vỏ gối thì phải thêu trước khi khâu.
Hoạt động 2: Tổng kết, dặn dò.
- Nhận xét, đánh giá 3 tiết thực hành về tinh thần, thái độ làm việc.
- Thu sản phẩm về chấm điểm.
Dặn dò:
Xem lại nội dung chương I để giờ sau ôn tập chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
HS đem dụng ra GV kiểm tra.
HS khâu tiếp nếu chưa xong.
4. Học sinh hoàn thiện sản phẩm
- HS thực hành cá nhân.
HS nghe GV nhận xét.
***********************************
Ngày soạn: 12/10/09
Ngày giảng: 15/10/09
Tiết 16.
ÔN TậP
Chương I. May mặc trong gia đình
I. Mục tiêu
1) Kiến thức: Nắm vững những kiến thức cơ bản về các loại vải thường dùng trong may mặc.
2) Kĩ năng: Biết cách lựa chọn vải may mặc, sử dụng và bảo quản trang phục. Biết vận dụng một số kiến thức và kĩ năng đã học vào việc may mặc của bản thân và gia đình.
3) Thái độ: Có ý thức tiết kiệm, biết ăn mặc lịch sự gọn gàng.
II. Chuẩn bị của GV – HS
Chuẩn bị mẫu vải sợi bông, sợi hoá học, sợi tổng hợp.
III. Tiến trình dạy học
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
42
3
Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức.
GV. Yêu cầu HS thảo luận 4 nội d ... c.
GV. VD: Rau muống trần qua nước sôi, thịt luộc, 
Gọi HS đọc.
? Tại sao trước khi trộn nguyên liệu phải ướp muối sau đó rửa lại hết vị mặn rồi vắt ráo nước.
GV. Do yêu cầu món ăn nên ướp muối vào nguyên liệu vì muối có tác dụng bớt rút nước trong thực phẩm rồi rửa lại sạch bằng nước sôi để nguội và vắt ráo để ngấm các gia vị.
Hoạt động 4: 
? Thế nào là phương pháp muối chua
Gợi ý HS đọc và quan sát thực tế => KL có hai hình thức muối chua
GV. Trình bày
GV. Thời gian muối phụ thuộc vào tính chất và yêu cầu của món ăn.
GV. Muối nén tương tự như muối xổi.
? Muối xổi và muối nén có gì khác nhau.
Bổ sung:
Muối xổi: 
+Thời gian thực phẩm lên nen ngắn.
+ Thực phẩm ngâm trong giấm, mắm, đường, tỏi nên phải ăn ngày.
Muối nén:
+ Thời gian thực phẩm lên nen dài.
+ Thực phẩm ướp nhiều muối có vị mặn, giữ được lâu.
? Hãy kể tên những thực phẩm muối chua ở gia đình.
Yêu cầu HS đọc yêu cầu kĩ thuật
- Lưu ý: + Khi muối nén: vật nén bằng đá nặng, vỉ nén gài chặt,
+ Không nên dùng nhôm, nhựa, đồng
GV. Cho HS đọc ghi nhớ
Hoạt động 5: Củng cố 
Trộn hỗn hợp là gì
Cho biết sự khác nhau giữa muối xổi và muối nén.
Dặn dò: 
+ Học theo vở ghi, Sgk
+ Đọc trước bài 19.
+ Chuẩn bị nguyên liệu làm sạch ở nhà.
HS1: Nêu sự khác nhau giữa xào và rán.
Nêu các phương pháp làm chin thực phẩm trong chất béo.
II. Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt.
HS: nộm đu đủ, dưa muối,
HS: Có vị chua cay, mặn, ngọt
1. Trộn dầu giấm.
* Khái niệm: Là phương pháp làm cho:
- Thực phẩm giảm bớt mùi vị chính (mùi hăng)
- Ngấm gia vị
* Quy trình thực hiện (Sgk – 89)
Nguyên liệu:
Hành tây, cải xoong, cà chua, xà lách,
HS trả lời:
Để nguyên liệu đủ ngấm các gia vị, ăn giòn, không nát.
* Yêu cầu kĩ thuật (Sgk – 89)
2. Trộn hỗn hợp.
HS nghe
HS đọc quy trình thực hiện (Sgk – 90)
TL: + Để bớt nước trong thực phẩm
+ Vắt ráo để ngấm các gia vị.
HS nghe
* Yêu cầu kĩ thuật (Sgk – 90)
3) Muối chua
* KN (Sgk – 90)
a) Muối xổi
Làm cho thực phẩm lên men vi sinh trong thời gian ngắn.
HS nghe
b) Muối nén
Làm cho thực phẩm lên men trong thời gian dài
HS trả lời
* Quy trình thực hiện (Sgk – 90)
HS: Cà, dưa chuột, rau cải xanh,
* Yêu cầu kĩ thuật (Sgk – 90)
HS nghe
* Ghi nhớ (Sgk – 91)
***********************
Ngày soạn: / / 
 Ngày giảng: / / 
Tiết 47.
Đ19. Thực hành
Chế biến món ăn – Trộn dầu giấm rau xà lách
I. Mục tiêu
1) Kiến thức: Biết được món ăn rau xà lách trộn dầu giấm. Biết được quy trình thực hiện của món.
2) Kĩ năng: Chế biến được một số món ăn.
3) Thái độ: Có ý thức giữ vệ sinh thực phẩm.
II. Chuẩn bị của GV – HS
GV. Lập kế hoạch thực hành, chia tổ
HS: Đọc trước bài 19, chuẩn bị nguyên liệu và sơ chế ở nhà, thực hành trong giờ chính khóa
III. Tiến trình dạy học
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra
1) Em hãy kể tên một số món ăn không sử dụng nhiệt để chế biến. Nêu quy trình thực hiện món trộn dầu giấm.
Hoạt động 2: 
Cho HS đọc tiêu đề của nguyên liệu
Lưu ý:
+ Có thể theo khẩu vị hoặc thay thịt bò bằng thịt lợn.
+ Không có cũng được không cần thiết.
Hoạt động 3: 
Gọi HS đọc
Gợi ý liên hệ thực tế
? Thịt bò thái như thế nào.
GV nói: Chảo nóng, cho mỡ, hành khô (tỏi) phi thơm cho thịt bò vào to lửa đảo nhanh tay bỏ ra đĩa.
? Hành tây em lam thế nào.
? Cà chua rửa cắt như thế nào.
? Muốn trình bày món ăn đẹp cần phải làm gì.
Gv. ớt chọn quả thon dài, đỏ tươi, không thối cuống.
Hoạt động 4: 
GV. Nêu cách làm
? Có nhận xét gì về cách trình bày món ăn đó.
Yêu cầu HS đọc phần chú ý.
Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò
Khi mua nguyên liệu cần chú ý điều gì.
Dặn dò: Học theo câu hỏi Sgk
Giờ sau thực hành: sơ chế ở nhà
HS trả lời
I.Nguyên liệu
HS nghe
II. Quy trình thực hiện
* Giai đoạn 1: Chuẩn bị (sơ chế nguyên liệu).
+ Rau xà lách: Nhặt rửa sạch, ngâm nước muối loãng 10’, vớt ra vẩy cho ráo nước.
+ Thịt bò thái mỏng, ngang thớ, ướp tiêu, xì dầu, xào chín.
HS nghe
TL: Bóc vỏ khô, rửa sạch, thái mỏng, ngâm giấm, đường.
- Rửa, cắt lát trộn giấm đường.
- Tứa hoa (ớt)
Nghe
* Giai đoạn 2: Chế biến
+ Làm nước trộn dầu giấm.
+ Trộn rau: Cho xà lách, hành tây, cà chua vào một khay to, đổ hỗn hợp dầu giấm vào trộn đều, nhẹ tay.
* Giai đoạn 3: Trình bày
+ Xếp hỗn hợp xà lách vào đĩa.
+ Lát cà chua bày xung quanh, trên để hành tây và trộn cùng thịt bò bày vào đĩa rau.
+ Trang trí rau thơm.
* Chú ý (Sgk – 93)
ở phần chú ý
******************************
Ngày soạn: / / 10
Ngày giảng: / /10 
Tiết 48 Thực hành
Trộn dầu giấm rau xà lách
I. Mục tiêu
1) Kiến thức: HS biết làm món rau xà lách trộn dầu giấm, hiểu biết thêm về món ăn.
2) Kĩ năng: Biết vận dụng những kiến thức đã học thực hành chế biến món ăn.
3) Thái độ: Có ý thức giúp đỡ gia đình, giữ vệ dinh ATTP, cẩn thận.
II. Chuẩn bị của GV – HS
Nguyên liệu, dụng cụ: bát đĩa.
III. Tiến trình dạy học
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra 
? Nêu quy trình thực hiện chế biến món ăn trộn dầu giấm rau xà lách.
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
Về nguyên liệu: Kiểm tra về chất lượng của nguyên liệu đã được sơ chế trước.
Dụng cụ: Bát, đĩa.
Lưu ý: 
+ Biết thực hành hoàn chỉnh một món ăn đơn giản ngon, trình bày đẹp.
+ An toàn lao động (dao, kéo,)
- Nơi thực hành sạch sẽ, gọn gàng,
- Nghiêm túc, không đùa nghịch.
Hoạt động 3: 
Phân chia tổ theo sự phân công
? Trình bày thế nào là đẹp.
GV. Tùy theo sáng tạo của từng nhóm.
Hướng dẫn: xếp rau xà lách vào đĩa để cà chua xung quanh , trên để hành tây. Trang trí rau thơm và ớt tỉa hoa trên cùng.
GV. Theo dõi, uốn nắn
Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò
GV. Nhận xét
Chấm sản phẩm
Các tổ dọn vệ sinh
Dặn dò: Xem trước bài 20.
Xem lại phương pháp trộn dầu giấm.
TL: như bài học
I. Kiểm tra chuẩn bị cho bài thực hành
Đặt lên bàn
1. Thực hành hoàn thành sản phẩm.
Làm theo tổ.
HS thực hành theo đúng quy trình, đúng kĩ thuật chế biến.
a) Sơ chế
Nguyên liệu phải rửa sạch ở nhà
b) Chế biến
+ Hòa tan hỗn hợp đường, giấm, muối
+ Nếm vừa khẩu vị
+ Trộn dầu ăn, tỏi phi vàng (hành) vào khay to trộn cùng hỗn hợp dầu giấm đều tay.
c) Trình bày.
Nghe
Các tổ cùng thực hiện
*********************
Ngày soạn: / 03/ 10
Ngày giảng: /03/10
Tiết 49. Thực hành
Trộn hỗn hợp – nộm rau muống
I. Mục tiêu
1) Kiến thức: Hiểu được cách làm nộm rau muống. Nắm vững quy trình thực hiện.
2) Kĩ năng: Có kĩ năng vận dụng để chế biến được những món ăn có kĩ thuật tương tự.
3) Thái độ: Có ý thức giữ vệ sinh ATTP.
II. Chuẩn bị của GV – HS
GV. Phân công nhóm
HS. Mang theo nguyên liệu
III. Tiến trình dạy học
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra.
1) Nêu quy trình chế biến món ăn không sử dụng nhiệt (trỗn hỗn hợp).
- Nhận xét cho điểm
GV. Trộn hỗn hợp là cách pha trộn các thực phẩm được làm chín bằng các phương pháp khác kết hợp với gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa thích.
Hoạt động 2: 
- Gọi HS đọc Sgk
Lưu ý: + Thay rau muống bằng nguyên liệu su hào, đu đủ, cà rốt,
+ Tùy theo ta chọn nguyên liệu phù hợp.
GV. Ta làm nộm rau muống.
Hoạt động 3: 
Giai đoạn 1: 
Cho HS tự đọc thông tin và trình bày
Giải đoạn 2: 
? Để có một đĩa nộm đẹp ta làm thế nào.
? Các nguyên liệu thực vật có nên để héo không. Giải thích vì sao.
Hoạt động 4: Củng cố – dặn dò
- Nhắc lại cách chế biến và cách trình bày món nộm rau muống.
- Khi mua nguyên liệu cần chú ý điều gì.
Dặn dò: Các nhóm chuẩn bị nguyên liệu, sơ chế sẵn ở nhà, đến lớp chỉ việc trộn.
TL: như bài học
HS nghe
I. Nguyên liệu (Sgk – 93, 94)
II. Quy trình thực hiện
1. Chuẩn bị (Sơ chế nguyên liệu)
(Sgk – 94)
2. Chế biến
a) Làm nước trộn nôm
+ Tỏi bóc vỏ, giã nhuyễn cùng với ớt.
+ Chanh vắt lấy nước, bỏ hạt
+ Trộn chanh, tỏi, ớt, đường, giấm khuấy đều cho nước mắm vào từ từ nếm đủ độ chua, cay, mặn, ngọt.
b) Trộn nộm.
+ Vớt rua muống, vẩy ráo nước.
+ Vớt hành để ráo
+ Trộn đều rau muống và hành, cho vào đĩa, xếp thịt và tôm lên, sau đó rưỡi đều nước trộn nộm lên.
3. Trình bày.
+ Rải rau thơm và lạc lên trên nộm
+ Cắm ớt tỉa hoa trên cùng, khi ăn trộn đều.
TL:
+ Nguyên liệu không để héo.
+ Giòn, ngon vừa miệng, hương vị phù hợp, màu sắc hấp dẫn.
* Chú ý (Sgk – 94)
HS đứng tại chỗ trả lời
***********************
Ngày soạn: /03/10
Ngày giảng: /03/10
Tiết 50. Thực hành
Trộn hỗn hợp – nộm rau muống
I. Mục tiêu
1) Kiến thức: HS biết cách trộn hỗn hợp nộm rau muống. Hiểu biết thêm về món ăn.
2) Kĩ năng: Biết vận dụng vào thực tế thực hành chế biến món ăn.
3) Thái độ: Cẩn thận, giữ vệ sinh, giúp đỡ gia đình.
II. Chuẩn bị của GV – HS
Nguyên liệu: Rau muống, lạc, giấm, 
Dụng cụ: bát, đĩa, đũa,
III. Tiến trình dạy học
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
* Nguyên liệu:
* Dụng cụ: 
- GV. Yêu cầu một HS nhắc lại quy trình thực hiện 
GV. Bổ sung và nhấn mạnh yêu cầu kĩ thuật.
Hoạt động 2: 
Gv. Yêu cầu các tổ thực hành theo sự phân công.
? Muốn hoàn thành một sản phẩm cần thực hiện qua mấy bước. Đó là những bước nào.
Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò
GV: Chấm về:
- Kĩ thuật 
- Chât lượng
- Thẩm mĩ
- Yêu cầu làm vệ sinh nơi thực hành
Dặn dò: 
- Về xem và đọc bài thực hành
- Đọc trước bài 21.
- Các tổ đăng ký làm món ăn.
1. Chuẩn bị
+ Rau muống,
+ Bát, đĩa, đũa.
HS biết thực hành hoàn chỉnh một món ăn đơn giản.
Làm nghiêm túc, không đùa nghịch.
2. Thực hành hòan thành sản phẩm.
- Thực hành
a) Sơ chế:
Nguyên liệu được sơ chế ở nhà
b) Chế biến.
+ Pha chế ngon, vừa miệng
+ Độ chua cay, mặn, ngọt hợp khẩu vị.
+ Trộn và trình bày
- Nguyên liệu thực vật không héo, giòn vừa miệng, phù hợp, hấp dẫn.
c) Trình bày sản phẩm
- Sự sáng tạo, màu sắc hấp dẫn
- Giữ được màu sắc của nguyên liệu.
Các nhóm đặt lên bàn GV
Vệ sinh lớp
HS nghe và ghi về nhà
*************************
Ngày soan: /03/10
Ngày giảng: /03/10
Tiết 51. Kiểm tra thực hành
I. Mục tiêu
1) Kiến thức: Kiểm tra kiến thức về chế biến món ăn có sử dụng nhiệt và không sử dụng nhiệt
2) Kĩ năng: Rèn kĩ năng chế biến một số món ăn đơn giản.
3) Thái độ: Có ý thực giữ VSATTP, giúp đỡ gia đình.
II. Chuẩn bị 
HS chuẩn bị nguyên liệu theo tổ.
III. Tiến trình dạy học
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Kiểm tra việc chuẩn bị của các tổ.
Yêu cầu các tổ lấy nguyên liệu dụng cụ đa chuẩn bị sẵn ra.
Hoạt động 2: Thực hành
Yêu cầu các tổ thực hành
+ Làm nghiêm túc.
+ Không nhạy nhảy, đi lại nhiều
+ Giữ vệ sinh.
+ Không gây ồn ào, mất trật tự.
GV. Quan sát.
Yêu cầu các tổ lấy sản phẩm của tổ đặt lên bàn GV để chấm.
GV: - Thẩm mĩ
Kĩ thuật
Chất lượng
GV. Yêu cầu HS dọn vệ sinh
Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò
- Đọc trước bài 21.
HS lấy nguyên liệu và dụng cụ ra để GV kiểm tra
1. Thực hành
HS nghe
Các tổ thực hành 
2. Chấm bài
Các tổ lấy món ăn của tổ đặt lên bàn GV.
- Các nhóm cùng nhận xét lẫn nhau.
Các tổ vệ sinh

Tài liệu đính kèm:

  • docCong nghe 6.doc