Giáo án Dạy học tự chọn môn: Ngữ văn lớp 9

Giáo án Dạy học tự chọn môn: Ngữ văn lớp 9

 Môn: Ngữ văn 9

-----------------------o0o-------------------------

CHỦ ĐỀ 01 – BÁM SÁT

CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ CƠ BẢN

A. MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐỀ:

- Qua việc ôn tập, củng cố kiến thức về lí thuyết và các bài tập thực hành của chủ đề, giúp học sinh hệ thống hoá và nâng cao, chính xác hoá kiến thức và kĩ năng đó trong việc học văn bản và tao lập các loại văn bản viết, văn bản nói trong giao tiếp hàng ngày.

- Nắm được 02 bước quan trọng khi tìm hiểu các biện pháp tu từ là:

 + Phát hiện và chỉ ra biện pháp.

 + Phân tích tác dụng biểu đạt và giá trị biểu cảm của phép tu từ.

- Thấy được tác dụng và vai trò quan trọng của tu từ trong giao tiếp và trong văn chương.

 

doc 55 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Dạy học tự chọn môn: Ngữ văn lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạy học tự chọn
 Môn: Ngữ văn 9
-----------------------o0o-------------------------
Chủ đề 01 – Bám sát
Các biện pháp tu từ cơ bản
A. Mục tiêu của chủ đề:
- Qua việc ôn tập, củng cố kiến thức về lí thuyết và các bài tập thực hành của chủ đề, giúp học sinh hệ thống hoá và nâng cao, chính xác hoá kiến thức và kĩ năng đó trong việc học văn bản và tao lập các loại văn bản viết, văn bản nói trong giao tiếp hàng ngày.
- Nắm được 02 bước quan trọng khi tìm hiểu các biện pháp tu từ là:
 + Phát hiện và chỉ ra biện pháp. 
 + Phân tích tác dụng biểu đạt và giá trị biểu cảm của phép tu từ.
- Thấy được tác dụng và vai trò quan trọng của tu từ trong giao tiếp và trong văn chương.
B. Thời gian: 06 tiết.
C. Tài liệu tham khảo:
 1. Sách giáo khoa Ngữ văn 6, 7, 8 (2 tập)
 2. Sách tham khảo: “Một số kiến thức và kĩ năng cơ bản, nâng cao Tiếng Việt” Lớp 6, 7, 8.
 3. Sách: “Phong cách học Tiếng Việt” - Đinh Trọng Lạc – NXB Giáo dục – H1999.
 4. Bài đọc: “Các biện pháp tu từ tiếng Việt và vai trò, tác dụng trong giao tiếp và văn chương”.
D. Gợi ý thực hiện:
I. Đọc bài đọc:
Học sinh đọc bài đọc trong tài liệu: “Các biện pháp tu từ tiếng Việt và vai trò, tác dụng trong giao tiếp và văn chương”.
II. Ôn tập kiến thức:
1. Bài tập 1:
Kể ( Ghi ) lại tên 9 biện pháp tu từ mà em đã học từ lớp 6 đến lớp 8. Xem lại khái niệm, đặc điểm và tác dụng của từng biện pháp đó.
2. Bài tập 2:
Trình bày khái niệm, đặc điểm và tác dụng, phân loại vể 9 biện pháp tu từ đã học. Mỗi biện pháp tu từ tìm 02 dẫn chứng để làm sáng tỏ những kiến thức đã học.
3. Bài tập 3:
Tìm trong các bài văn, bài thơ đã học, đã đọc những hình ảnh dùng tu từ với các biện pháp mà em đã biết. Chỉ ra các biện pháp tu từ đó.
III. Thực hành:
1. Bài tập 1: 
Chỉ ra và phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ trong các đoạn trích sau đây?
 a. Quê hương là chùm khế ngọt
 Cho con chèo hái mỗi ngày
(“Quê hương” - Đỗ Trung Quân)
 b. Côn Sơn suối chảy rì rầm
 Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
 Côn Sơn có đá rêu phơi
 Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm
(“Côn Sơn ca” – Nguyễn Trãi)
 c. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
 (“Viếng lăng Bác” – Viễn Phương)
 d. Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
 (“Khúc hát ru.....” – Nguyễn Khoa Điềm)
 đ. Càng trông lại mà càng chẳng thấy
 Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
 Ngàn dâu xanh ngắt một mầu
 Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?
 (“Chinh phụ ngâm” - Đoàn Thị Điểm)
 e. Đau lòng kẻ ở người đi
 Lệ rơi thấm đá, tơ chia rũ tằm.
(“Truyện Kiều” – Nguyễn Du)
 g. Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
 Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ
 (“Quê hương” – Tế Hanh)
2. Bài tập 2:
So sánh các cách diễn đạt sau đây, chỉ ra sự khác nhau trong các cách diễn đạt của các trường hợp đó. Từ đó rút ra nhận xét thích hợp.
a, - Bác Hồ giống một người cha chăm lo cho chiến sĩ.
 - Người cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm.
 (“Đêm nay Bác không ngủ” – Minh Huệ)
b, - Những trái bưởi đu đưa trong gió, quả bưởi tròn và nhẵn cũng đu đưa theo.
 - Cây bưởi
 Đu đưa
 Bế lũ con
 Đầu tròn
 Trọc lốc
 (Trần Đăng Khoa)
c, - Tình yêu của tôi với Tổ quốc là vô cùng thiêng liêng, sâu nặng.
 - “Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu thịt
 Như mẹ, như cha, như vợ, như chồng.”
 (Chế Lan Viên)
IV. Luyện tập tổng hợp:
1. Bài tập 1:
Tự sưu tầm một đoạn văn, thơ có dùng tu từ và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ đó. ( Lưu ý: Viết thành đoạn văn cảm nhận hoàn chỉnh )
2. Bài tập 2:
Viết đoạn văn từ 8 đến 10 câu có ít nhất 03 hình ảnh tu từ đã học.
3. Bài tập 3:
Viết đoạn hội thoại có ít nhất 06 lượt lời có dùng tu từ trong lời thoại.
4. Bài tập 4:
Tìm những câu tục ngữ, ca dao có sử dụng tu từ và học thuộc lòng.
@&?
Bài đọc:
Các biện pháp tu từ tiếng Việt và vai trò , tác dụng trong giao tiếp và văn chương
Hàng ngàn năm phát triển, không ngừng đổi mới và trải qua nhiều sóng gió cùng với lịch sử đã tạo nên cho Tiếng Việt một chỗ đứng vững vàng, tư thế của một ngôn ngữ tinh tế, sinh động, phong phú. Một thứ ngôn ngữ “đẹp” và “hay”. Làm nên giá trị đó cho ngôn ngữ dân tộc, có đóng góp không nhỏ của tu từ học. Tu từ là một giá trị độc đáo, tinh tế mà chúng ta cần tìm hiểu, học tập và giữ gìn cho muôn đời sau.
Tiếng Việt có rất nhiều biện pháp, phương tiện tu từ ở nhiều cấp độ: Ngữ âm, từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp, văn bản. Nắm được giá trị của tu từ trong Tiếng Việt sẽ góp phần quan trọng giúp ta cảm nhận sâu sắc, đầy đủ hơn giá trị của ngôn ngữ văn chương . Mặt khác, giúp ta nâng cao khả năng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày.
1. Tác dụng của tu từ vô cùng to lớn trong ngôn ngữ văn chương, đặc biệt là thơ ca:
Từ xa xưa, trong văn học dân gian của cha ông ta để lại dù phải sáng tác lưu truyền bằng hình thức ca diễn truyền miệng, nhưng về mặt văn bản, các biện pháp tu từ được sử dụng hết sức phổ biến, linh hoạt và giàu giá trị nghệ thuật. Có nhiều giá trị của văn phẩm dân gian (Ca dao) không phải chỉ có ở tu từ . Nhưng tu từ chính là “lớp son phấn” làm cho ca dao thêm đẹp, thêm gần gũi, sâu sắc và trữ tình nhất là trong văn học dân gian:
	Làng ta phong cảnh trữ tình
	Dân cư đông đúc như hình con long.
	Nhờ trời hạ kế sang đông
	Cấy cày, vun xới, gieo trồng tốt tươi 
Phép so sánh: “Dân cư đông đúc như hình con long” thật đẹp, thật tinh tế mà lại mang đậm màu sắc phong thuỷ, triết học, địa lí á Đông . Người dân chân lấm tay bùn nhưng không thiếu khát khao, mơ ước về cuộc sống làng xã, xóm thôn đông vui quần tụ phồn vinh.
Và ai yêu ca dao thì không thể quên được khúc ca lao động nhưng lại tuyệt vời về tu từ này:
	Người ta đi cấy lấy công
	Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
	Trông trời trông đất trông mây
	Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm
	Trông cho chân cứng đá mềm
	Trời êm bể lặng mới yên tấm lòng.
 Điệp ngữ “Trông” được lặp lại , kéo dài toàn bài tạo nên âm hưởng tha thiết , vời vợi cho bài ca. Khát khao trông ngóng của người dân theo đó mà được giãi bày. Niềm mong mỏi một mùa màng bội thu, khát khao chiến thắng thiên nhiên thật tha thiết, cháy bỏng.
	Và đây là nỗi nhớ của trai thanh gái lịch dân dã mà thật sâu sắc:
	Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
	 Như đứng đống lửa như ngồi đống than
Cách so sánh thật ví von, chính xác, tinh tế, hình ảnh quen thuộc và cực kì đắc địa . Nỗi nhớ của con người đã đến mức không thể chịu đựng hơn được nữa.
	Thơ ca trung đại, hiện đại cũng ghi lại những tác phẩm bất hủ cả nội dung và nghệ thuật. Hầu như nhà thơ nào cũng sử dụng tu từ trong tác phẩm của mình. Ngôn ngữ thơ ca trung đại, hiện đại phát triển đến đỉnh cao, lung linh về nghệ thuật. Tu từ được sử dụng rất tinh xảo và đa dạng.
	Nguyễn Du và “Truyện Kiều” đã được coi là mẫu mực trong ngôn ngữ thơ ca trong đó có tu từ. Và ít có nhà thơ nào so sánh hay, sâu sắc và thần tình như Nguyễn Du:
	“Trong như tiếng hạc bay qua
	 Đục như nước suối mới pha nửa vời
	Tiếng khoan như gió thoảng ngoài
	 Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”
Tiếng đàn của Kiều qua sự so sánh của tác giả quả thực đã đạt được tới mức thần diệu, thoát trần, phi thường. Tiếng đàn có đầy đủ sắc màu, âm thanh, mọi cung bậc sâu xa, quặn thắt nhất của tình cảm con người. Đó là sự so sánh độc nhất vô nhị trong “Truyện Kiều”. Khả năng sử dung tu từ của Nguyễn Du còn được nhắc đến như một mẫu mực ở đoạn miêu tả tâm trạng Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích:
	“Buồn trông cửa bể chiều hôm
 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
 Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
 Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
 ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
Điệp từ “Buồn trông” làm cho âm điệu thơ lê thê, thảm sầu, nỗi buồn của cảnh và tâm trạng cứ đan xen, cảnh vật tràn ngập màu buồn the thảm, bi đát. Nỗi buồn tràn ra cảnh vật tưởng như vô cùng, vô tận. Tài dùng tu từ của Nguyễn Du đạt đến độ thần tình.
	Tố Hữu, nhà thơ cách mạng của dân tộc thế kỉ XX cũng là nhà thơ sử dụng tu từ thật độc đáo . Hầu như trong bài thơ nào tác giả cũng sử dụng rất nhiều biện pháp, hình ảnh tu từ. Trước mùa xuân về, mùa xuân 1961 lịch sử trên miền Bắc – Mùa xuân về, ông viết:
	“Xuân ơi xuân em mới đến dăm năm
	 Mà cuộc sống đã tưng bừng ngày hội”
	Hay:	“Con cá rô ơi chớ có buồn
	 Chiều chiều Bác vẫn gọi rô luôn
	 Dừa ơi cứ nở hoa đơm trái
	 Bác vẫn chăm tay tưới mát bồn”
	Biện pháp nhân hoá một đằng làm niềm vui phấn khởi thêm rộn rã, một mặt biểu lộ sâu sắc nỗi buồn và niềm thương nhớ Bác. 
	Và đây là một ví dụ khác về điệp ngữ trong thơ Tố Hữu:
	“Em là ai, cô gái hay nàng tiên?
	Em có tuổi hay không có tuổi?
	Mái tóc em đây hay là mây là suối?
	Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông?
	Thịt da em hay là sắt là đồng?”
	Nhịp điệu rộn ràng, điệp ngữ liên tục tạo nên sự cảm mến khâm phục sâu sắc đối với người con gái Việt Nam.
	Tóm lại, qua một vài ví dụ trên, ta thấy vai trò và tác dụng to lớn của tu từ trong văn chương. Một lần nữa khẳng định cho mỗi người học văn: Muốn hiểu hết giá trị nghệ thuật văn chương thì không thể không tìm hiểu về tu từ.
	2. Vai trò của tu từ trong giao tiếp hàng ngày:
	Từ xa xưa trong tục ngữ, thành ngữ và những câu nói cửa miệng của dân ta có vô số các biện pháp tu từ được sử dụng. Nhân dân ta nói rất nôm na, bình dị mà ý tứ sâu xa:
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Một mặt người bằng mười mặt của.
Nhanh như cắt.
Nồi da nấu thịt.
(.....)
Ngày nay, trong giao tiếp hàng ngày (Kể cả giao tiếp có nghi thức và giao tiếp có văn bản hoàn chỉnh ) tu từ được sử dụng rất phổ biến, nó làm cho lời nói thêm dễ nghe, ý tứ sâu sắc và nhiều khi đạt hiệu quả giao tiếp không ngờ.......
Chúng ta không thể không dùng nói giảm nói tránh khi hỏi thăm về việc tang buồn, không thể không ví von khi tả một người nào đó. Và.....
Tóm lại, có thể kể ra một số biện pháp tu từ phổ biến như: nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, điệp ngữ, liệt kê, nói giảm nói tránh, chơi chữ và nói quá. Ngoài ra, trong thơ văn còn có thể có các biện pháp tu từ phức tạp hơn, tinh tế hơn như: đối , câu hỏi tu từ, đảo ngữ,.... Việc cần thiết không chỉ dừng lại ở chỗ ta tìm hiểu về các biện pháp tu từ đó trong văn chương mà còn phải biết vận dụng các bịên pháp tu từ đó trong tạo lập văn bản và giao tiếp nói chung.
@&?
Giáo án lên lớp chủ đề 01:
 Các biện pháp tu từ cơ bản
A. Mục tiêu:
	Giúp học sinh: - Qua việc ôn tập, củng cố kiến thức về lí thuyết và các bài tập thực hành của chủ đề, giúp học sinh hệ thống hoá và nâng cao, chính xcs hoá kiến thức và kĩ năng đó trong việc học văn bản và tao lập các loại văn bản viết, văn bản nói trong giao tiếp hàng ngày.
- Nắm được 02 bước quan trọng khi tìm hiểu các biện pháp tu từ là:
 + Phát hiện và chỉ ra biện pháp. 
 + Phân tích tác dụng biểu đạt và giá trị biểu cảm của phép tu từ.
- Thấy được tác dụng và vai trò quan trọng của tu tứ trong giao tiếp và trong văn chương.
B. Thời gian thực hiện: 06 tiết ... giải quyết các bài tập trong từng mục.
- Tổ chức đọc toàn bộ Bài đọc trên lớp để có kiến thức giải quyết các bài tập theo nhiều cấp độ khác nhau.
Học sinh đọc trước ở nhà và đọc trên lớp bài đọc: “Đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bốn mảng ca dao – dân ca” (Có trong tài liệu)
à Thảo luận nhóm và đề đạt GV giải quyết những chỗ chưa hiểu.
II. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức về ca dao:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Hãy đọc lại thuộc lòng 15 bài ca dao thuộc bốn mảng đã được học:
	- Những câu hát về tình cảm gia đình: 04 bài.
	- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước: 04 bài.
	- Những câu hát than thân: 03 bài.
	- Những câu hát châm biếm: 04 bài.
(GV hướng dẫn học sinh đọc ở hai mức độ đọc khác nhau)
2. Nêu những nội dung cơ bản được gửi gắm trong từng bài ca dao của bốn mảng đã được học (Nêu khái quát).
à Giáo viên hướng dẫn và tổ chức học sinh ôn tập, nêu ra các nội dung cơ bản, khái quát của từng bài ca dao qua bốn mảng.
à Giáo viên chốt lại vấn đề.
3. Trong từng bài ca dao, lời hát là lời của ai? Tìm những từ ngữ đặc sắc về nghệ thuật của từng bài (Về ngôn ngữ, hình ảnh, tu từ, không gian, thời gian,).
à Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh tìm ra các đặc sắc nghệ thuật của từng bài ca.
à Giáo viên chốt lại theo mảng ca dao và phân tích nâng cao cho học sinh.
4. Sử dụng các làn điệu dân ca mà em thuộc, dùng các bài ca dao đã học làm lời và hát theo làn điệu ấy.
(GV hướng dẫn)
1. Bài tập 1: 
* Đọc thuộc lòng cả bốn mảng ca dao đã học (Lớp 7):
- Những câu hát về tình cảm gia đình: 04 bài.
	- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước: 04 bài.
	- Những câu hát than thân: 03 bài.
	- Những câu hát châm biếm: 04 bài.
* Đọc diễn cảm hoặc ngâm hay hát bằng các làn điệu dân ca bốn mảng ca dao trên.
2. Bài tập 2:
a, Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước:
* Bài 1: Qua hình thức đối đáp (Đố vui giao duyên), tác giả dân gian bày tỏ tình yêu và lòng tự hào về quê hương, Tổ quốc: Thành Hà Nội. Sông Lục Đầu, sông Thương, núi Tản Viên, Đầu Sòng, thành Lạng Sơn,..
* Bài 2: Tác giả miêu tả và ngợi ca sự thiêng liêng, găn với các sự tích của Hồ Gươm – Hà Nội. Qua đó tự hào về mảnh đất văn hiến của dân tộc.
* Bài 3: Cảnh đẹp hữu tình như thi như hoạ của xứ Huế, bày tỏ lòng tự hào và hiếu khách của người dân Huế.
* Bài 4: Cảnh đẹp đồng quê trong ánh nắng ban mai: Bao la, bát ngát, tươi sáng. Đó cũng chính là vẻ đẹp trong tâm hồn thanh xuân và tràn đầy sức sống của con người. 
b, Những câu hát tình cảm gia đình:
 * Bài 1: Công lao, nghĩa tình bao la, sâu nặng của cha mẹ với con cái và đạo hiếu làm con phải biết đền đáp, ghi nhớ công lao cha mẹ.
* Bài 2: Nỗi niềm thương nhớ mẹ cha và tâm trạng sầu muộn của cô gái làm dâu xứ người.
* Bài 3: Nỗi nhớ, lòng biết ơn và tâm sự của người cháu với ông bà đã đi xa.
* Bài 4: Ca ngợi tình anh em ruột thịt, sâu nặng, keo sơn, anh em đùm bọc, yêy thương nhau là niềm vui của mẹ cha, của gia đình.
c, Những câu hát than thân:
* Bài 1: Nỗi vất vả gian truân , nhọc nhằn của những kiếp người “thấp cổ bé họng”, đồng thời là tiếng nói tố cáo, than thở của những người lao động bình dân.
* Bài 2: Thân phận nhỏ nhoi, thấp hèn của những con người bất hạnh trong xã hội cũ: Chịu bao thiệt thòi, cay đắng, bất công mà không có gì bày tỏ được.
* Bài 3: Nỗi lòng tủi hờn, cay đắng của cô gái thân phận bơ vơ , lạc loài , trắc trở: Thân phận như thứ bỏ đi, bị khinh rẻ, miệt thị.
 d, Những câu hát châm biếm:
* Bài 1: Qua lối nói ẩn dụ , nhân hoá kín đáo, nhân dân phơi bày, phê phán và chê cười những kẻ thích ăn ngon mặc đẹp, thích phong lưu nhưng lười lao động.
* Bài 2: Chê cười, đả kích và vạch mặt những kẻ đồng cốt, bói toán nhảm nhí, mê tín dị đoan. Qua đó khuyên mọi người hãy tránh xa tệ mê tín.
* Bài 3: Phê phán những tập tục lạc hậu, rườm rà, nhiêu khê trong văn hoá, sinh hoạt và cuộc sống của làng xã xưa: chè chén, xôi thịt, phần bàn, làm việc tang ma thêm phức tạp.
* Bài 4: Chê cười, đả kích bọn lính tráng thời xưa, tỏ ra oai phong nhưng thực ra là một lũ bù nhìn, bọn người thừa, có vỏ mà không có lõi thời xưa.
3. Bài tập 3:
a. Những câu hát tình cảm gia đình:
- Lời của con cáI, cháu chắt hướng đến cha mẹ, ông bà, anh em trong gia đình.
- Cách dùng tu từ so sánh, ẩn dụ,. độc đáo và tinh tế, các hình ảnh phù hợp, biểu cảm: Núi ngất trời, nước biển Đông, chân , tay,
b. Những câu hát tình yêu quê hương, đất nước:
- Lời ca của những người bình dân, những thành viên trong cộng đồng, làng xã ca ngợi chính quê hương mình.
- Lối hát đối đáp, giao duyên tha thiết, tươi vui và tự do phóng khoáng. Dùng tu từ đặc sắc ( ẩn dụ, so sánh) , các hình ảnh thơ tiêu biểu, giản dị mà gợi cảm.
c. Những câu hát than thân :
- Lời của người bình dân, những thân phận thấp hèn, bất hạnh trong xã hội cũ.
- Dùng nhiều biện pháp tu từ quen thuộc: nhân hoá, ẩn dụ và so sánh hình ảnh và ngôn ngữ vừa giản dị, vừa tinh tế.
d. Những câu hát châm biếm:
- Lời của người dân khi chứng kiến những thói xấu trong xã hội.
- Dùng ngôn từ, giọng điệu mỉa mai, châm biếm thâm thuý sâu sắc, dùng cách nói nước đôi, kết hợp với tu từ
4. Bài tập 4:
Học sinh luyện tập theo nhóm tập đọc diễn cảm bằng hình thức hát theo các làn điệu dân ca.
Trình bày trước lớp .
(Thời gian thực hiện: 01 tiết)
Từ tiết 31 đến tiết 36
III. Hoạt động3: Thực hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài tập 1: So sánh và ẩn dụ là hai biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến trong các bài ca dao đã học:
	“Công cha .
Nghĩa mẹ .”
Hay:
	“Thân em .
Phất phơ ..”
Hoặc:
	“Ai làm ..
Cho ao ..”
Hãy chỉ ra và phân tích giá trị biểu đạt, biểu cảm của hai biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ) trong các câu ca dao trên.
à GV hướng dẫn học sinh chỉ ra và phân tích tác dụng của so sánh, ẩn dụ.
à GV chốt lại vấn đề.
2. Bài tập 2: Đọc lại hai bài ca dao:
 “Cái cò.. 
Đêm thì ..”
Và:
“Số cô 
 Sinh con ..”
Hãy thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a, Chỉ ra sự khác nhau về “cái xấu” bị châm biếm trong hai bài. Liên hệ thực tế xã hội ngày nay và nêu suy nghĩ của em về các hiện tượng này xung quanh ta.
b, Châm biếm của hai bài có gì khác nhau? Nó đặc sắc như thế nào?
à GV hướng dẫn học sinh đọc và trả lời yêu cầu của bài:
3. Bài tập 3: Đọc lại mảng ca dao than thân, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi dưới đây:
a. Những người được nhắc đến (Nhân vật trữ tình) trong các bài ca dao này có thể là ai? Họ có chung đặc điểm gì về số phận?
b, Chỉ ra nỗi éo le, thiệt thòi hay tủi cực mà nhân dân gửi vào trong các bài ca dao này?
à GV hướng dẫn và chốt lại vấn đề.
4. Bài tập 4: Đọc lại mảng ca dao về tình yêu quê hương, Đất nước và cho biết: Tác giả dân gian đã dùng phương thức biểu cảm gián tiếp hay trực tiếp là chủ yếu để thể hiện lòng tự hào về quê hương, đất nước? Tác giả dùng đối tượng nào để bày tỏ tình cảm, cảm xúc? Chỉ ra cụ thể trong từng bài?
1. Bài tập 1:
a. Câu 1:
“Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông.”
- Tác giả dùng so sánh: Công cha – Núi ngất trời; Nghĩa mẹ – Nước biển Đông.
- Tác dụng: Ngợi ca và bày tỏ lòng biết ơn với công lao trời biển của cha mẹ. Trong cách so sánh vừa có điểm giống, vừa có điểm khác. Qua đó, đánh giá công bằng về “công cha”, “nghĩa mẹ”
 b. Câu2:
 “Ai làm cho bể kia đầy
 Cho ao kia cạn cho gầy cò con.” 
- Tác giả dùng ẩn dụ: “Bể đầy”, “ao cạn”, “cò con”.
- Tác dụng: Toát lên sự khó khăn, gian truân, nhọc nhằn của hoàn cảnh sống. Mặt khác bày tỏ sự tủi cực cho thân phận thấp hèn trong xã hội.
 c. Câu 3:
 “Thân em như trẽn lúa đòng đòng
 Phất phơ dưới ngọn gió hồng ban mai.”	
- Tác giả dùng so sánh tinh tế: “Thân em như trẽn lúa đòng đòng”.
- Tác dụng: Miêu tả vẻ đẹp thanh xuân, tràn đầy sức trẻ, sức vươn lên, sức sống bên ngoài và tâm hồn cô gái.
2. Bài tập 2:
a. Phê phán cái xấu, cái đáng cười trong cuộc sống thường ngày ở làng quê. Nhưng “cái xấu” trong từng bài lại có sự khác nhau:
+ Bài 1: Thói lười nhác, ỷ lại nhưng lại “sành” ăn chơi của những kẻ thích “ngồi mát ăn bát vàng”.
+ Bài 2: Thói đồng cốt, bói toán, mê tín nhặng xị, nhố nhăng, lừa đảo kẻ nhẹ dạ cả tin.
b. Cách đả kích, châm biếm ở hai bài cũng rất đặc sắc:
+ Bài 1: Tác giả dùng cách đả kích, châm biếm một cách trực diện, mượn lời “môi giới” của “cáI cô” để lên án kẻ lười nhác. Việc liệt kê những “sở thích đặc biệt” làm cho ý đồ phê phán, châm biếm rất rõ ràng.
+ Bài 2: Tác giả lại dùng cách nói đặc biệt: Mượn lời của thầy bói để cho người đọc tự hểu bản chất, nội dung lời nói đều rất “chân lý” đã làm rõ bản chất bịp bợm, bói càn của thầy.
3. Bài tập 3:
(Học sinh đọc, tìm hiểu mảng ca dao và trả lời câu hỏi)
a. Các nhân vật:
+ Bài 1: Người nông dân bị đàn áp, số phận vất vả, gian truân.
+ Bài 2: Những người bất hạnh, “thấp cổ bé họng” trong xã hội cũ: Thân phận hèn kém.
+ Bài 3: Người phụ nứ, người vợ bất hạnh bị phân biệt đối xử.
b. Qua những nhân vật đó, cha ông ta bày tỏ sự tủi thân, tủi phận, xót xa và cay đắng cho số phận thấp hèn của mình . Mặt khác, lên án những thế lực tàn bạo trong xã hội đã trà đạp lên số phận và cuộc đời họ.
4. Bài tập 4:
Qua các bài ca dao, ta thấy chủ yếu Các tác giả bày tỏ tình cảm tự hào, mến yêu, say mê quê hương, đất nước bằng phương thức gián tiếp: Qua địa danh, thắng cảnh, qua thiên nhiên, phong cảnh,.
IV. Hoạt động 4: Luyện tập:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Bài tập 1: 
	Hình ảnh con người được thể hiện rất sinh động trong các mảng ca dao đã học. Hãy chỉ ra và phân tích những nét cơ bản trong hình ảnh đó.
2. Bài tập 2:
	Hãy chọn và phân tích một bài ca dao mà em thích nhất. 
à GV hướng dẫn:
1. Bài tập 1:
(Học sinh phân tích hình ảnh con người qua các nét chủ yếu sau:)
- Những con người cần thân thiết tình cảm, luôn coi trọng tình cảm cộng đồng và tình cảm với người thân.
- Những con người có cuộc sống vật chất vất vả.
- Những con người thấp hèn về thân phận, bị áp bức, đoạ đày và chịu nhiều thiệt thòi.
- Họ luôn khao khát sống, tự hào và gắn bó mật thiết với quê hương, đất nước.
2. Bài tập 2:
- Học sinh thực hành tại lớp.
- Trình bày bài làm của mình trước lớp.
V. Hoạt động 5: Tổng kết – Kiểm tra:
	( Giáo viên hướng dẫn học sinh tổng kết chủ đề khoảng 15 phút và kiểm tra khoảng 25 phút)
	1. Tổng kết:
	- Học sinh ôn lại các vấn đề chính về nội dung và nghệ thuật của 4 mảng ca dao – dân ca.
	- Giáo viên lưu ý cho học sinh ghi nhớ các vấn đề về tư tưởng.
	2. Kiểm tra:
	(Học sinh làm bài 25 phút tại lớp)
	* Đề bài:
	Câu 1: Tìm một dẫn chứng và phân tích để thấy được trong ca dao, tu từ được dùng phổ biến.
	Câu 2: Phân tích một câu hoặc một đoạn ca dao mà em yêu thích thuộc 4 mảng (Kể cả những bài ngoài chương trình SGK)
o0o
	E. Hướng dẫn về nhà:
	- Ôn tập lại nội dung chủ đề.
	- Ôn tập lại nội dung 04 chủ đề đã học.
	- Sưu tầm và nghiên cứu các tài liệu thuộc các chủ đề khác có liên quan đến chương trình học THCS ./. 
***********************************

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 9(84).doc