Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 - GV: Đồng Thị Huyền - Trường THCS Xuân Sơ

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 - GV: Đồng Thị Huyền - Trường THCS Xuân Sơ

Buổi 1: ÔN TẬP VĂN HỌC HIỆN THỰC PHÊ PHÁN

A. Mục tiêu cần đạt:

 -Học Sinh hiểu thêm những kiến thức về nhà văn Nguyên hồng và hồi ký "Những ngày thơ ấu"

 - Củng cố lại và nâng cao kiến thức đoạn trích" Trong lòng mẹ"

B. Nội dung bài học

I.Giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng và hồi ký "Những ngày thơ ấu"

1. Giới thiệu về tác giả Nguyên Hồng

 Đọc “Từ cuộc đời và tác phẩm” trang 251 đến256

Giáo trình VHVN 30 – 45

 - Anh bình dị đến như là lập dị

 Áo quần ? Rách vá có sao đâu?

 Dễ xúc động, anh thường hay dễ khóc

 Trải đau nhiều nên thương cảm nhiều hơn.

 (Đào Cảng)

- Nguyễn Tuân: “Tôi là một thằng thích phá đình phá chùa mà anh đúng là một người thích tô tượng đúc chuông”

- Nguyễn Đăng Mạnh: Văn Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống. Những dòng chữ đầy chi tiết .thống thiết mãnh liệt.

2. Giới thiệu khái quát về “Những ngày thơ ấu”

a)Thể loại: Hồi ký là thể loại văn học mà ngời viết trung thành ghi lại những gì đã diễn ra trong cuộc sống của mình, tôn trọng sự thật. Đặc điểm của hồi ký là không thể h cấu vì nếu thế tác phẩm sẽ không hay, sẽ tẻ nhạt nếu những gì diễn ra trong cuộc đời nhà văn không có gì đặc sắc. Những ngày thơ ấu là một tập hồi ký ghi lại những gì đã diễn ra thời thơ ấu của chính nhà văn. Ta có thể cảm nhận đợc tất cả những tình tiết, chi tiết trong câu chuyện đều có thật. Có nớc mắt của Nguyên Hồng thấm qua từng câu chữ.

 

doc 63 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn 8 - GV: Đồng Thị Huyền - Trường THCS Xuân Sơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn 04/09/2010
Buổi 1: Ôn tập văn học hiện thực phê phán 
A. Mục tiêu cần đạt:
 -Học Sinh hiểu thêm những kiến thức về nhà văn Nguyên hồng và hồi ký "Những ngày thơ ấu"
 - Củng cố lại và nâng cao kiến thức đoạn trích" Trong lòng mẹ"
B. Nội dung bài học
I.Giới thiệu về nhà văn Nguyên Hồng và hồi ký "Những ngày thơ ấu"
1. Giới thiệu về tác giả Nguyên Hồng
 Đọc “Từ cuộc đời và tác phẩm” trang 251 đến256
Giáo trình VHVN 30 – 45
 -	Anh bình dị đến như là lập dị
	áo quần ? Rách vá có sao đâu?
	Dễ xúc động, anh thường hay dễ khóc
	Trải đau nhiều nên thương cảm nhiều hơn.
	(Đào Cảng)
- Nguyễn Tuân: “Tôi là một thằng thích phá đình phá chùa mà anh đúng là một người thích tô tượng đúc chuông”
- Nguyễn Đăng Mạnh: Văn Nguyên Hồng bao giờ cũng lấp lánh sự sống. Những dòng chữ đầy chi tiết.thống thiết mãnh liệt.
2. Giới thiệu khái quát về “Những ngày thơ ấu”
a)Thể loại: Hồi ký là thể loại văn học mà ngời viết trung thành ghi lại những gì đã diễn ra trong cuộc sống của mình, tôn trọng sự thật. Đặc điểm của hồi ký là không thể h cấu vì nếu thế tác phẩm sẽ không hay, sẽ tẻ nhạt nếu những gì diễn ra trong cuộc đời nhà văn không có gì đặc sắc. Những ngày thơ ấu là một tập hồi ký ghi lại những gì đã diễn ra thời thơ ấu của chính nhà văn. Ta có thể cảm nhận đợc tất cả những tình tiết, chi tiết trong câu chuyện đều có thật. Có nớc mắt của Nguyên Hồng thấm qua từng câu chữ.
b) Tóm tắt hồi ký:
 Chú bé Hồng – nhân vật chính – lớn lên trong một gia đình sa sút. Ngời cha sống u uất thầm lặng, rồi chết trong nghèo túng, nghiện ngập. Ngời mẹ có trái tim khao khát yêu đơng đành chôn vùi tuổi thanh xuân trong cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Sau khi chồng chết, ngời phụ nữ đáng thơng ấy vì quá cùng quẫn đã phải bỏ con đi kiếm ăn phơng xa. Chú bé Hồng đã mồ côi cha lại vắng mẹ, sống thui thủi cô đơn giữa sự ghẻ lạnh, cay nghiệt của những ngời họ hàng giàu có, trở thành đứa bé đói rách, lêu lổng, luôn thèm khát tình thơng yêu mà không có. Từ cảnh ngộ và tâm sự của đứa bé “côi cút cùng khổ”, tác phẩm còn cho thấy bộ mặt lạnh lùng của xã hội đồng tiền, cái xã hội mà cánh cửa nhà thờ đêm Nô-en cũng chỉ mở rộng đón những ngời giàu sang “khệnh khạng bệ vệ” và khép chặt trớc những kẻ nghèo khổ “trơ trọi hèn hạ”; cái xã hội của đám thị dân tiểu t sản sống nhỏ nhen, giả dối, độc ác, khiến cho tình máu mủ ruột thịt cũng thành khô héo ; cái xã hội đầy những thành kiến cổ hủ bóp nghẹt quyền sống của ngời phụ nữ
c)Giá trị nội dung và nghệ thuật
II.Đoạn trích “Trong lòng mẹ”
 . Đặc điểm nhân vật
 + Bà cô: Thiếu lòng nhân ái độ lượng, hay có những thành kiến dành cho chị dâu goá bụa trẻ trung. Lí do bà cô khinh mịêt ruồng rẫy mẹ Hồng: goá chồng, nợ nàn cùng túng, bỏ con cái đi tha phương cầu thực''. Có bản chất lạnh lùng độc ác, thâm hiểm. 
 Là hình ảnhmang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mũ, ruột rà trong cái xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ.(Dĩ nhiên, tínhcách tàn nhẫn đó là sản phẩm của những định kiến đối với phụ nữ trong xã hội cũ)
 + Bé Hồng: Lên 3 tuổi côi cha, người mẹ vì cùng túng quá phải tha phương cầu thực. Cậu bé phải xa mẹ sống với họ hàng bên nội. Nhưng cậu không hề được ai yêu thương. Cậu phải sống trong sự ghẻ lạnh và cay nghiệt của những người thân thích. Xa mẹ nhưng cậu luôn nhớ mẹ, yêu mẹ, khao khát ngày gặp mẹ. Càng nhận ra sự thâm độc của người cô, Hồng càng đau đớn uất hận và càng dâng trào cảm xúc yêu thương mãnh liệt đối với người mẹ bất hạnh của mình.
III.Một số câu hỏi
So sánh bố cục, mạch truyện, cách kể chuyện của VB Trong lòng mẹ và VB Tôi đi học
 Giống :
-Kể và tả theo trình tự thời gian trong dòng hồi tưởng nhớ lại kí ức tuổi thơ
-Tự sự kết hợp nhuần nhuyễn với yếu tố miêu tả và biểu cảm
 Khác:
-Văn bản Tôi đi học chuyện kể liền mạch trong một khoảng thời gian ngắn không bị ngắt quảng về buổi sáng đầu tiên đến trường đi học
-Trong lòng mẹ câu chuyện không thật liền mạch, có một chỗ gạch nối nhỏ ngắt quảng về thời gian trước khi gặp 
Chất trữ tình trong tác phẩm 
 * Chất trữ tình thể hiện ở tình huống và nội dung tác phẩm:
-Đó là hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng , đó là câu chuyện người mẹ âm thầm nhiều đắng cay, nhiều thành kiến cổ hủ, lác hậu, tàn ác đó là sự yêu thương và tin cậy của chú bé Hồng dành cho mẹ .
-Chất trữ tình còn thể hiện ở dòng cảm xúc phong phú của chú bé Hồng . Trong dòng cảm xúc đó người đọc bắt gặp niềm xót xa tủi nhục lòng căm giận sâu sắc quyết liệt , tình yêu thương nồng nàn, mãnh liệt ..
*Cách thể hiện của tác giả cũng góp phần tạo nên chất hồi kí. Đó là:
-Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể, tả và biểu cảm
-Các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các ss đều gây ấn tượnh, giàu sức biểu cảm 
-Lời văn nhiều khi mê say như được viết trong dòng chảy cảm xúc mơn man, dạt dào 
Thế nào là hồi kí? Vì sao có thể xếp Tôi đi học và Những ngày thơ ấu là hồi kí tự truyện ?
-Hồi kí là một thể kí, ở đó người viết kể lại những câu chuyện, những điều mình đã chứng kiến hoặc đã trải qua
-Tôi đi học và Những ngày thơ ấu đều làhồi kí tự truyện vì hai tác giả đã kể lại thời thơ ấu của mình một cách chân thực và xúc động
Rất kịch nghĩa là thế nào? Chỉ rõ và phân tích những biểu hiện này trong đoạn trích
-Rất kịch nghĩa là rất giống với người đóng kịch trên sân khấu, phải nhập vai, phải thuộc lời thoại. Có nghĩa là giả dối
-Bà cô có vẻ bề ngoài ngọt ngào nhưng không hề có ý định tốt đẹp gì với đứa cháu mà bắt đầu một trò chơi tai ác độc địa với đứa cháu ruột nhỏ nhoi, côi cút, đáng thương của mình . Đó là hành động săm soi, độc địa, hành hạ nhục mạ đứa cháu ngây thơ bằng cách xoáy vào nỗi đau, nỗi khổ tâm của nó. Người cô mang nặng tư tưởng cổ hủ phong kiến cho nên trở thành người lạnh lùng , vô cảm .
Phân tích những so sánh hay trong đoạn trích
So sánh 1: Giá những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì vụn nát mới thôi.
Là một câu văn biểu cảm dài , nhịp văn dồn dập với liên tiếp nhiều động từ mạnh 
-Thể hiện một ý nghĩa táo tợn , bất cần đầy phấn nộ đang trào sôi như một cơn dông tố trong lòng cậu bé . 
-Tâm trạng đau đớn, uất ức căm tức đến tột cùng . Các từ cắn, nhai, nghiến, nằm trong 1 trường nghĩa đặc tả tâm trạng uất ức của nhân vật 
-Càng căm giận bao nhiêu càng tin yêu, thương mẹ bấy nhiêu
-Đặc biệt tình yêu thương và niềm tin yêuvới mẹ đã khiến người con hiếu thảo ấy đã suy nghĩ sâu sắc hơn. Từ cảnh ngộ bi thương của người mẹ, từ những lời nói kích động của người cô, bé Hồng nghĩ tới những cổ tục, căm giận cái xã hội đầy đố kị và độc ác ấy với những người phụ nữ gặp hoàn cảnh éo le. Bé Hồng đã truyền tới người đọc những nội dung mang ý nghĩa xã hội bằng một câu văn giàu cảm xúc và hình ảnh 
-Chúng ta cảm thông với nỗi đau đớn xót xa, nỗi căm giận tột cùng của bé Hồng đồng thời rất trân trọng một bản lĩnh cứng cỏi, một tấm lòng rất mực yêu thương và tin tưởng mẹ. Vẻ ngoài thì nhẫn nhục nhưng bên trong thì sôi sục một niềm căm giận muốn gồng lên chống trả lại mọi sự xúc phạm. 
So sánh 2. Nếu người quay lại ấy là người khác .khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. 
-Bóng dáng người mẹ xuất hiện trước cặp mắt trông đợi mỏi mòn của đứa con giống như dòng suối trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc.
-So sánh nhằm diễn tả nỗi khao khát gặp mẹ mãnh liệt và tột bậc. Nỗi khao khát tình mẹ đang cháy sôi trong tâm hồn non nớt của đứa trẻ mồ côi . Cũng như người bộ hành kia, nếu đó không phải là mẹ thì đứa con tội nghiệp ấy sẻ gục ngã, quị xuống kiệt sức trong nỗi khát thèm, trong sự tuyệt vọng đến tột cùng
-Cái hay và hấp dẫn của hình ảnh so sánh là những giả thiết tác giả tự đặt ra nhằm cực tả nỗi xúc động của tâm trạng trong tình huống cụ thể. Đây là một so sánh giả định, độc đáo, mới lạ và phù hợp với việc bộc lộ tâm trạng từ hi vọng tột cùng đến tuyệt vọng tột cùng . 
6. Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và trẻ em 
 Mở bài:
 Giới thiệu chung về tác giả , dẫn dắt vào vấn đề 
Thân bài: 
a. Giải thích nhận định :	
-Phụ nữ và nhi đồng xuất hiện rất nhiều trong tác phẩm của Nguyên Hồng. Các nhân vật ấy hiện lên rất rõ nét và sống động, đầy ấn tượng trên trang viết của ông
-Hơn nữa nhà văn đã dành cho phụ nữ và nhi đồng một tấm lòng chan chứa yêu thương và một thái độ nâng niu trân trọng đến tột cùng 
b. Chứng minh nhận định 
Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ : 
-Người phụ nữ trong trang viết của ông là những người PNLĐ nghèo khổ, cần cù, tần tảo cả cuộc đời nuôi chồng, nuôi con 
-Họ là những người rất khổ sở vì những tập tục phong kiến cổ hủ lạc hậu: bị ép duyên, bị chồng đối xử thô bạo, tệ bạc, bị thành kiến nặng nề vì những cổ tục lạcc hậu ( cuộc hôn nhân của mẹ bé Hồng không có tình yêu, khi chưa đoạn tang chồng mà đi bước nữa, chửa đẻ với người khác nên bị họ hàng nhà chồng khinh miệt, ruồng rẫy)
-Thế nhưng họ có vẻ đẹp tâm hồn rất cao quí : yêu thương con hết mực, có tấm lòng ân nghĩa thuỷ chung. Mẹ bé Hồng vẫn trở về làm giổ cho chồng khi bị họ hàng nhà chồng khinh miệt 
-Tác giả cảm thông sâu sắc với những đau khổ, những khát vọng hạnh phúc thầm kín của người phụ nữ . Tác giả bày tỏ một quan điểm tiến bộ về người phụ nữ, trước hết là trong lĩnh vực hôn nhân gia đình (cảm thông với mẹ bé Hồng phải sống khô héo, không có hạnh phúc bên người chồng nghiện ngập : cảm thông với trái tim khao khát tình yêu)
-Nhà văn thẳng thắn bênh vực cho những người phụ nữ khi tìm đến với niềm hạnh phúc mới khi chưa đoạn tang chồng (muốn cắn, nhai, nghiến những hủ tục) 
Nguyên Hồng là nhà văn của trẻ em 
-Đó là những đứa trẻ ngèo với những nỗi khổ những mặt trong c/s lầm than của chúng. Đặc biệt là những nỗi đau đớn xót xa trong trái tim non nớt, nhạy cảm, dễ tỗn thương (tuổi thơ cay đắng của tác giả ;12 tuổi mồ côi cha, mẹ, sống với người cô cay nghiệt, khổ đau đói rét, bị vứt ra lề đường kiếm sống, phải làm đủ mọi nghề kiếm sống . Đặc biệt phải sống trong sự cay nghiệt của họ hàng .
-Nhà văn đã phát hiện và miêu tả được nét đẹp trong sáng cảm động trong tâm hồn non trẻ ấy ; nhẫn nhục chịu đựng, gan góc, cứng cỏi có bản lĩnh, dạt dào một tình thương mẹ 
Thông qua 2 tầng lớp này tác giả lên án, tố cáo xã hội cũ, đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho họ 
Kết luận: 
Một trong những cái làm nên thành công của Nguyên Hồng là ông đã viết tác phẩm bằng những rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ thơ bé dại. Ông đã viết về tuổi thơ của chính mình, về bao số phận cực khổ mà ông đã gặp trên đường đời
 C. HDVN: 	
- Ôn tập kĩ các kiến thức trọng tâm. 
- Xem lại & hoàn thiện tiếp các BT.
 *******************************************************
 Ngày soạn 04/09/2010 
 Ngày soạn 17/09/2010
 Buổi 2: Ôn tập văn học hiện thực phê phán  ... nh, ngoại cảnh mà lại là tâm cảnh gợi tả sự tàn tạ, buồn bã. Ông đồ ngồi ở chỗ cũ trên hè phố nhưng âm thầm, lặng lẽ trong sự thờ ơ của mọi người, ông hoàn toàn bị quên lãng, lạc lõng giữa phố phường. Mưa bụi bay chứ không mưa to gió lớn, cũng không phải mưa dầm rả rích mà lại rất ảm đạm, lạnh lẽo mưa trong lòng người. Cả đất trời cũng ảm đạm, buồn bã.
 Với kết cấu đầu cuối tương ứng chặt chẽ thể hiện ở khổ 1 và 5, câu phủ định nói lên 1 sự thật: không còn hình ảnh ông đồ. Thiên nhiên vẫn đẹp đẽ, con người trở thành xưa cũ. Câu hỏi tu từ thể hiện nỗi niềm thương tiếc khắc khoải của nhà thơ. Câu hỏi như gieo vào lòng người đọc những cảm thương, tiếc nuối không dứt. Nhà thơ thương cho những nhà nho cũ, thương tiếc những giá trị tinh thần tết đẹp bị tàn tạ, lãng quên.
 Với bài thơ ngũ ngôn gồm nhiều khổ, mỗi khổ 4 câu thích hợp nhất với việc diễn tả tâm tình sâu lắng đã làm nổi bật tình cảnh đáng thương của ông đồ và niềm thương cảm chân thành của nhà thơ. Đó cũng là thương cho những nhà nho cũ, thương tiếc những giá trị tinh thần tết đẹp bị tàn tạ, lãng quên.
* Bài tập về nhà:
 Nỗi hoài niệm của Vũ Đình Liên qua bài thơ "Ông Đồ".
*HDVN:
-Hoàn thành bài tập về nhà.
- Tiếp tục ôn tập phần thơ mới.
 Ngày soạn 26 /02/2011
Buổi 17:
 ôn tập thơ mới(Tiếp theo)
A.Mục tiêu: Giúp học sinh:
 -Củng cố và mở rộng thêm những kiến thức cơ bản về bài thơ" Nhớ rừng" và tác giả Thế Lữ vf bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh.
 -Rèn Kỹ năng tổng hợp, khái quát.
B.Nội dung.
I. Hệ thống kiến thức về bài thơ "Nhớ rừng" và tác giả Thế Lữ.
1. Thế Lữ
a. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp thơ ca
(SGK)
Nhà thơ chọn bút danh Thế Lữ ngoài ý nghĩa để chơi chữ còn ngụ ý tự nhận mình là ngời khách tiên của trần thế, chỉ biết đi tìm cái đẹp: 
 Tôi là ngời bộ hành phiêu lãng
 Đường trần gian xuôi ngược để vui chơi...
 Tôi chỉ là người khách tình si
 Ham cái đẹp muôn hình muôn vẻ
b. Đôi nét về hồn thơ Thế Lữ
- Thế Lữ không bàn về Thơ mới, không bênh vực Thơ mới, không bút chiến, không diễn thuyết. Thế Lữ chỉ lặng lẽ, điềm nhiên bước những bước vững vàng mà trong khoảnh khắc cả hàng ngũ thơ xưa phải tan rã.
- Thơ Thế Lữ về thể cách mới không chút rụt rè, mới từ số câu, số chữ, cách bỏ vần cho đến tiết tấu âm thanh.
- Thơ Thế Lữ là nơi hẹn hò giữa hai nguồn thi cảm;: nẻo về quá khứ mơ màng, nẻo tới tương lai và thực tế...Sau một hồi mơ mộng vẩn vơ, thơ TL như một luồng gió lạ xui người ta biết say sưa với cái xán lạn của cuộc đời thực tế, biết cười cùng hoa nở chim kêu.
- Thơ ông mang nặng tâm sự thời thế đất nước.
-> Thế Lữ không những là người cắm ngọn cờ thắng lợi cho phong trào Thơ mới mà còn là nhà thơ tiêu biểu nhất cho phong trào Thơ mới thời kì đầu.
2. Bài thơ "Nhớ Rừng"
- Tâm trạng của con hổ khi bị nhốt trong cũi sắt được biểu hiện qua những từ ngữ: Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt, bị nhục nhằn tù hãm, làm trò lạ mắt, đồ chơi Đang được tung hoành mà giờ đây bị giam hãm trong cũi sắt bị biến thành thứ đồ chơi, nỗi nhục bị ở chung với những kẻ tầm thường, thấp kém, nỗi bất bình.
- Từ “gậm”, “Khối căm hờn” (Gậm = cắn, dằn  , Khối = danh từ chuyển thành tính từ) trực tiếp diễn tả hành động, và tư thế của con hổ trong cũi sắt ở vườn bách thú. Cảm xúc hờn căm kết đọng trong tâm hồn, đè nặng, nhức nhối, không có cách nào giải thoát, đành nằm dài trông ngày tháng dần qua, buông xuôi bất lực
 - Nghệ thuật tương phản giữa hình ảnh bên ngoài buông xuôi và nội tâm hờn căm trong lòng của con hổ thể hiện nỗi chán ghét cuộc sống tù túng, khao khát tự do.
*Khổ 2
- Cảnh sơn lâm ngày xưa hiện nên trong nỗi nhớ của con hổ đó là cảnh sơn lâm bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi,thét khúc trường ca dữ dội... Điệp từ ''với'', các động từ chỉ đặc điểm của hành động gợi tả sức sống mãnh liệt của núi rừng đại ngàn, cái gì cũng lớn lao phi thường, hùng vĩ, bí ẩn chúa sơn lâm hoàn toàn ngự trị
- Trên cái nền thiên nhiên đó, hình ảnh chúa tể muôn loài hiện lên với tư thế dõng dạc, đường hoàng, lượn tấm thân ...Vờn bóng ... đều im hơi. Từ ngữ gợi hình dáng, tính cách con hổ (giàu chất tạo hình) diễn tả cảm xúc vẻ đẹp vừa uy nghi, dũng mãnh vừa mềm mại, uyển chuyển của chúa sơn lâm. Tâm trạng hổ lúc này hài lòng, thoả mãn, tự hào về oai vũ của mình
* Khổ 3
- Cảnh rừng ở đây được tác giả nói đến trong thời điểm: đêm vàng, ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, bình minh cây xanh bóng gội, chiều lênh láng máu sau rừng thiên nhiên rực rỡ, huy hoàng, tráng lệ
 - Giữa thiên nhiên ấy con hổ đã sống một cuộc sống đế vương: - Ta say mồi ... tan- Ta lặng ngắm ...Tiếng chim ca ...- Ta đợi chết ... điệp từ ''ta'': con hổ uy nghi làm chúa tể. Cảnh thì chan hoà ánh sáng, rộn rã tiếng chim, cảnh thì dữ dội. ... cảnh nào cũng hùng vĩ, thơ mộng và con hổ cũng nổi bật, kiêu hùng, lẫm liệt. Đại từ “ta” được lặp lại ở các câu thơ trên thể hiện khí phách ngang tàng, làm chủ, tạo nhạc điệu rắn rỏi, hào hùng.
- Điệp ngữ, câu hỏi tu từ: nào đâu, đâu những, tất cả là dĩ vãng huy hoàng hiện lên trong nỗi nhớ đau đớn của con hổ và khép lại bằng tiếng than u uất ''Than ôi!”. Con hổ bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do của chính mình.
*Khổ 4
- Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả suối ... mô gò thấp kém, ... học đòi bắt chước cảnh đáng chán, đáng khinh, đáng ghét. Tất cả chỉ là người tạo, do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót nên nó rất đơn điệu, nhàm tẻ, giả dối, tầm thường chứ không phải thế giới của tự nhiên, mạnh mẽ, bí hiểm.
 - Giọng thơ giễu nhại, sử dụng một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, ngắt nhịp ngắn, dồn dập thể hiện sự chán chường, khinh miệt, đáng ghét, tất cả chỉ đơn điệu, nhàn tẻ không thay đổi, giả dối, nhỏ bé, vô hồn.
- Cảnh vườn bách thú tù túng đó chính là thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội. Tâm trạng chán chường của hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn và của người dân Việt Nam mất nước trong hoàn cảnh nô lệ nhớ lại thời oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc
* Khổ 5
- Giấc mộng ngàn của con hổ hướng về một không gian oai linh, hùng vĩ, thênh thang nhưng đó là không gian trong mộng (nơi ta không còn được thấy bao giờ) - không gian hùng vĩ. Đó là nỗi nhớ tiếc cuộc sống tự do. Đó cũng là khát vọng giải phóng của người dân mất nước.Đó là nỗi đau bi kịch. Điều đó phản ánh khát vọng được sống chân thật, cuộc sống của chính mình, trong xứ sở của chính mình. Đó là khát vọng giải phóng, khát vọng tự do.
c. Kết bài
- Bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn: mạch cảm xúc sôi nổi, cuồn cuộn tuôn trào thể hiện tâm trạng
chán ghét của con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú, qua đó thể hiện khát vọng về cuộc sống tự do, cao cả chân thật. Đó cũng là tâm trạng của thế hệ con người lúc bấy giờ.
II. Tế Hanh và bài thơ " Quê hương"
Vẻ đẹp của bức tranh làng quê trong bài thơ “quê hương” - tế hanh
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm.
* Tác giả: Tên khai sinh là Trần Tế Hanh, sinh 1921, quê ở 1 làng chài ven biển - Quảng Ngãi.
- Là nhà thơ trong pt Thơ mới - chặng cuối (40 - 45).
- Quê hương là cảm hứng lớn trong suốt đời thơ của TH.
* Tác phẩm: là sáng tác mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương.
 + Nhà thơ đã viết “Quê hương” bằng cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng của quê hương, mến yêu những con người lao động tràn trề sức lực; bằng những kỉ niệm sâu đậm, nồng nàn của thời niên thiếu.
 + Bài thơ được viết theo thể 8 chữ, kết hợp cả 2 kiểu gieo vần: liên tiếp và vần ôm.
2. Vẻ đẹp của bức tranh làng quê.
 a. Vẻ đẹp của chính làng quê tác giả.
- Làng chài Bình Sơn - QN như 1 cù lao nổi giữa sông nước “bao vây” bốn bề, phải đi thuyền nửa ngày mới ra đến biển.
- Các chữ “nước, biển, sông” -> h/a 1 ngôi làng “vốn làm nghề chài lưới” chỉ gắn với sông nước, biển khơi.
- “Cách biển nửa ngày sông”: t/g dùng phép đo khoảng cách của người dân chài.
 b. Vẻ đẹp tươi sáng, khỏe khoắn của cuộc sống và con người làng chài.
- Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá:
 + Buổi bình minh: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng -> thiên nhiên trong sáng, thơ mộng.
 + Khí thế lao động hăng hái: những chàng trai “phăng mái chèo”, những chiếc thuyền “mạnh mẽ vượt trường giang”.
-> Chiếc thuyền - con tuấn mã tung vó chinh phục những dặm đường thiên lí là 1 liên tưởng đẹp và khá độc đáo.
 + Cánh buồm - mảnh hồn làng -> so sánh độc đáo -> linh hồn làng chài.
-> Cánh buồm mang theo bao hi vọng và lo toan của người dân chài trong cuộc mưu sinh trên sông nước.
=> H/a khỏe khoắn, đầy chất lãng mạn, bay bổng.
- Cảnh đoàn thuyền trở về bến:
 + Cảnh “Dân làng tấp nập đón ghe về” trong bao nhiêu âm thanh “ồn ào trên bến đỗ” -> tả thực đến từng chi tiết, h/a => Niềm sung sướng của tác giả.
 + “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe” -> lời cảm tạ chân thành cất lên từ niềm tin hồn nhiên, chất phác của người lao động.
 + “Những con cá tươi ngon thân bạc trắng” -> giàu sức miêu tả và gợi cảm cao. =>Niềm vui giản dị mà lớn lao trước thành quả lao động -> khát vọng về 1 cs ấm no, hạnh phúc.
 + H/a những chàng trai:
 “Làn da ngăm rám nắng” -> tả thực. => gợi tả linh hồn và 
 “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” ->lãng mạn, tinh tế. tầm vóc của những 
 người con biển cả.
 + Những con thuyền cũng mang hồn người và vẻ đẹp người: “im bến mỏi trở về nằm. Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
-> Nghệ thuật nhân hóa, dùng từ đắt “ nghe ". 
 => Mệt mỏi nhưng đọng lại trong lòng người vẫn là cảm giác bình yên, thư thái nhẹ nhàng. Con thuyền vô tri bỗng trở nên có hồn. Không phải là 1 người con vạn chài thiết tha gắn bó với quê hương thì không thể viết được những câu thơ như thế ! Và cũng chỉ có thể viết được những câu thơ như thế khi nhà thơ biết đặt cả hồn mình vào đối tượng, vào người, vào cảnh để lắng nghe. Có lẽ chất muối mặn mòi kia cũng đã thấm sâu vào làn da thớ thịt, vào tâm hồn của nhà thơ TH để thành niềm ám ảnh gợi bâng khuâng kì diệu. Cái tinh tế, tài hoa của TH là ở chỗ nghe thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm
-> Tất cả đều mang đậm hương vị của biển khơi, tạo nên 1 vẻ đẹp riêng cho làng chài quê hương.
=> T/c trong sáng, thiết tha của TH đối với quê hương. 
=> Nét đẹp của cs và con người ở mọi làng chài Việt Nam.
Bài tập: Phân tích cảnh người dân chài ra khơi đánh cá.
Bài về nhà: Nói về thơ TH, Nguyễn Văn Long cho rằng: “Trong thơ TH, cảm xúc chân thực thường được diễn đạt bằng lời thơ giản dị, tự nhiên, giàu h/a. Tiếng nói nhỏ nhẹ, hiền hòa, bình dị nhưng không kém phần thiết tha đã giúp cho thơ TH dễ dàng đến được với người đọc”.
 Bằng bài thơ “Quê hương”, hãy chứng minh nhận định trên.
HDVN:
-Hoàn thành bài tập về nhà.
- Ôn tập phần Hồ Chí Minh và tác phẩm..

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_them_ngu_van_8_gv_dong_thi_huyen_truong_thcs_xua.doc