Giáo án dạy thêm Ngữ Văn 9 - Hoàng Trung Nghĩa

Giáo án dạy thêm Ngữ Văn 9 - Hoàng Trung Nghĩa

BUỔI : NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN TRONG HỘI THOẠI

I. Mục tiêu cần đạt.

- Học sinh nắm được những yêu cầu cơ bản trong hội thoại.

- Biết vận dụng vào trong cuộc sống, giao tiếp hàng ngày để đạt được mục đích giao tiếp.

II. Chuẩn bị:

- GV: Soạn giáo án.

- HS : Ôn tập phần hội thoại.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

? Em hiểu thế nào là hội thoại?

Hs: Trả lời.

Gv: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.

 

doc 36 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 716Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ Văn 9 - Hoàng Trung Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / 09/2011 Tuần 
Ngày dạy: /09/2011
Buổi : Những yêu cầu cơ bản trong hội thoại
I. Mục tiêu cần đạt.
- Học sinh nắm được những yêu cầu cơ bản trong hội thoại.
- Biết vận dụng vào trong cuộc sống, giao tiếp hàng ngày để đạt được mục đích giao tiếp.
II. Chuẩn bị:
- GV: Soạn giáo án..
- HS : Ôn tập phần hội thoại.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra bài cũ: 
? Em hiểu thế nào là hội thoại?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung chính
? Em hiểu như thế nào là hội thoại?
Hs: Trả lời.
? Để hội thoại thành công chúng ta cần yêu 
cầu cơ bản gì?
Hs: Trả lời.
? Lấy dẫn chứng chứng minh.
Hs: Trả lời.
? Những trường hợp nào không tuân thủ 
p/c hội thoại? Vì sao?
Hs: Trả lời.
* GV: Cho hs kể 1 số câu chuyện liên quan 
đến yêu cầu p/c hội thoại.
* GV kể cho hs nghe 1 số câu chuyện tuân
 thủ và không tuận thủ p/c hội thoại , yêu cầu hs
phân tích chỉ ra.
I. Lí thuyết:
1. Khái niệm hội thoại:
- Là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có từ 2 người trở lên (hô- đáp)
- Ví dụ: A- Bạn học bài cũ chưa?
 B - Tôi học bài cũ rồi.
2. Yêu cầu cơ bản trong hội thoại.
- Tuân thủ các p/c hội thoại.
- Có chủ đề.
- Từ ngữ xưng hô.
- Vai hội thoại.
- Tình huống giao tiếp; đối tượng giao tiếp; thói quen giao tiếp; địa điểm giao tiếp; mục đích giao tiếp.
- Những trường hợp không tuân thủ p/c hội thoại vì:
+ Người nói vô ý, vụng về , thiếu văn hoá.
+ Người nói phải ưu tiên cho 1 p/c hội thoại hoặc 1 yêu cầu khác quan trọng hơn.
- Người nói muốn gây sự chú ý.
- Cần sử dụng từ ngữ xưng hô thích hợp
? Vận dụng phương châm hội thoại để phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn thơ sau:
 Hỏi tên, rằng: "Mã Giám Sinh"
Hỏi quê, rằng: "Huyện Lâm Thanh cũng gần".
Gv : * Gợi ý: 
- Các câu trả lời với người lớn tuổi hơn (Mã Giám Sinh trong vai chú rể) vi phạm phương châm gì?	 
 - Thông tin trong các câu trả lời như thế nào?
- Từ các câu trả lời đó, em hình dung như thế nào về nhân vật Mã Giám Sinh?
Hs: Trả lời.
II. Luyện tập:
1. Bài 1:
- Phương châm hội thoại cũng là một công cụ đắc lực để nhà văn thể hiện ý đồ xây dựng nhân vật.
4. Củng cố:
Hs nêu lại: + Khái niệm hội thoại.
 + Những yêu cầu trong hội thoại.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ.
-Tìm các câu chuyện có liên quan đến p/c hội thoại.
 ---------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 09/2011
Ngày dạy: 09/2011
Buổi : Các phương châm hội thoại
I. Mục tiêu cần đạt.
* Giúp học sinh : 
- Nắm vững hơn các phương châm hội thoại bằng cách khái quát các nguyên tăc hợp tác hội thoại.
- Hiểu ý nghĩa những lời rào đón trong giao tiếp.
- Hiểu các hàm ý, ý hội thoại.
- Vận dụng hiểu biết vào việc phân tích hàm ý hội thoại trong các văn bản và rèn luyện viết đoạn văn, bài văn.
II. Chuẩn bị:
- GV: Soạn giáo án.
- HS : Ôn tập phần hội thoại.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra bài cũ: 
? Em hiểu thế nào là hội thoại? Em đã họ những phương châm hội thoại nào, hãy kể tên?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung chính
Câu 1: Thế nào là PC về lượng ? Cho VD minh hoạ?
Hs: Trả lời.
Câu 2: Thế nào là PC về chất? Cho VD minh hoạ?
Hs: Trả lời.
Câu 3: Thế nào là PC Quan hệ ? Cho VD minh hoạ?
Hs: Trả lời.
Câu 4: Thế nào là PC cách thức ? Cho VD minh hoạ?
Hs: Trả lời.
Câu 5: Thế nào là PC lịch sự ? Cho VD minh hoạ?
Hs: Trả lời.
Gv: Treo bảng phụ các VD:
a. Nếu tôi không lầm thì chị Hà lấy chồng từ năm ngoái.
b. Tôi không nhớ rõ cái gì đã xảy ra, nhưng chúng ta gặp nhau rồi thì phải.
c. Tôi không biết rõ cái gì đã xảy ra, nhưng chị ấy có nghỉ làm thật.
d. Theo như tôi biết thif vợ chồng họ chẳng bao giờ nặng lời với nhau.
e. Tôi không dám chắc, nhưng thấy cô cậu có vẻ mê nhau lắm.
? Nững lời rào đón trên thể hiện người nói không muốn vi phạm nguyên tắc nào? Trên cơ sở nào?
Hs: Trả lời.
* Xét tiếp các VD:
a. Nghe đồn là anh ta sắp làm tổng biên tập phải không?
b. Người ta nói là anh sẽ được đề bạt chủ tịch phải không?
c. Tôi đoán là hai đứa đang giận nhau.
d. Hình như anh không được hài lòng lắm.
? Người ta sử dụng những lời rào đón trên trong những trường hợp nào?
Hs: Trả lời.
? Khi sử dụng những từ: Tôi không được phép tiết lộ, thiên cỏ bất khả lộ .., Đó là bí mật quốc gia .. là người muốn thể hiện gì?
Hs: Trả lời.
? Trường hợp sử dụng những lời: Như các anh đã biết; Tôi không muốn làm phiền các anh về những chuyện vụn vặt nhưng; Nói nữa mọi người lại bảo; Biết; mãi; nhưng ; Tóm lại là đ Người nói muốn chứng tỏ gì?
Hs: Trả lời.
?Khi sử dụng: Xin lỗi; tôi đã hỏi dông dài; Mong được bỏ qua cho việc tôi đã làm mất thì giờ của quý vị đ giúp người nghe hiểu gì? ý nghĩa lời rào đón? 
Hs: Để người nghe thông cảm, tránh khó chịu
?Những lời rào đón sau cho biết người nói tránh vi phạm nguyên tắc nào? Tôi không biết điều này có quan trọng không nhưng ... Tôi muốn nói thêm là, trở lại vấn đề mà ta đang bàn ...
Hs: Trả lời.
?Khi người nói dừng giữa chừng và nói: Tôi xin mở ngoặc đơn là... là vi phạm nguyên tắc nào?
Hs: Trả lời.
?Khi sử dụng “Xin chờ một phút, tôi thử cố nhớ lại xem ... dụng ý của người nói là gì?
Hs: Trả lời.
* Tất cả những lời rào đón trên cho thấy khi giao tiếp, người nói cần có sự am hiểu như thế nào thì hiệu quả giao tiếp cao?
Hs: Trả lời.
? Những lời nói sau thể hiện ý gì? Giá trị của nó như thế nào?
Hs: - nói khí vô phép, anh đến muộn là sai rồi.
- Nói chị bỏ ngoài tai, anh nhà chị cục tính 
- Tôi hỏi thật nhé, anh có cố tình làm sai không?
1. Trong giao tiếp, các từ nào thường được dùng để thể hiện p/c lịch sử? Đặt câu với mỗi từ đó?
Hs: Trả lời.
2. Em nói như thế nào để tránh vi phạm các nguyên tắc hợp tác trong các tình huống sau:
- Một người hởi đường đến UBND xã, em không biết chắc chắn lắm.
- Khi phát biểu trước lớp, em muốn nhắc lại một việc mà mọi người đã biết.
- Muốn người nghe chú ý vào một vấn đề mà em quan tâm.
- Muốn kéo dài thêm thời gian.
Hs: Trả lời.
? Yêu cầu học sinh làm BT3/8: ( một số KT - KN)
Hs: Trả lời.
- Học sinh BT4/14: (một số KT - KN)
? Em hãy chữa lại các câu đó để mỗi câu còn 1 cách hiểu.
Hs: Trả lời.
I. Các phương châm hội thoại :
1. Phương châm về lượng:
1.1/ Khái niệm:
- Khi giao tiếp cần nói có nội dung.
- Nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
1.2/ VD: Không có gì quí hơn độc lập tự do.
(Các khẩu hiệu, câu nói nổi tiếng)
2. Phương châm về chất:
2.1/ Khái niệm:
- Trong giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
2.2/ VD: Đất nước 4000 năm
 Vất vả và gian lao
 Đất nước như vì sao
 Cứ đi lên phía trước
3. Phương châm quan hệ:
3.1 Khái niệm:
- Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp tránh nói lạc đề
3.2/ VD: Ông nói gà, bà nói vịt
4. Phương châm cách thức:
4.1 Khái niệm: Khi GT cần chú y nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ
4.2/ VD: Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.
5. Phương châm lịch sự:
5.1/ Khái niệm: 
- Khi GT cần tế nhị, tôn trọng người khác
5.2/ VD1: 	
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
*VD 2: 
Mĩ: - Về phương tiện chiến tranh các ông chỉ xứng làm con chúng tôi.
BH: - Nước chúng tôi đã có 4000 năm lịch sử. Nước Mĩ các ông mới ra đời cách đây 200 năm.
II. Những lời rào đón trong giao tiếp:
1. Tránh vi phạm nguyên tắc về chất:
- Thông tin chưa chính xác, thiếu bằng chứng, nó luôn hạn chế phán đoán. Nếu tôi không sai lầm, thì tôi không nhớ rõ, nhưng, Tôi không giám chắc, nhưng thấy...
- Khi người nói không có chứng cớ rõ ràng thường sử dụng: Tôi được nghe kể lại rằng, Nghe đồn là, Người ta nói là, Tôi đoán, hình như, có lẽ, phần nào đấy...
2. Tránh vi phạm nguyên tắc về lượng đ không thể đưa tin đầy đủ.
đ Giải thích để chứng tỏ sự vi phạm nguyên tắc về lượng là hợp pháp ( nói nhiều thông tin hơn yêu cầu)
- “Xin lỗi quí vị “ đ vô tình vi phạm nguyên tắc về lượng đ lời rào đón để người nghe thông cảm tránh khó chịu
3. Tránh vi phạm nguyên tắc về quan hệ: Chuyển hướng đề tài bằng: Tôi không...
4. Tránh vi phạm nguyên tắc về cách thức:
- Cố ý: Tôi xin ...
- Cần kéo dài thời gian: Xin lỗi...
* Khi giao tiếp người nói cần nắm vững những nguyên tắc hội thoại và có am hiểu tâm lý người đối thoại.
5. Để tránh vi phạm nguyên tắc lịch sự: người nói có thể dùng: Nói ..
đ để giữ thể diện cho người nghe ngầm nói những điều này khó khăn lắm mới nói được đNhư xin lỗi trước tạo sự thân thiện giữa người nói và người nghe.
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
Các từ: xin lỗi, xin phép, xin mạn phép, xin chị bỏ qua, nói không phải chứ)
2. Bài tập 2:
3. Bài tập 3:
- Cả hai không vi phạm p/c hội thoại khách: lịch sự, chủ: đùa vui.
4. Bài tập 4:
- Các câu đều vi phạm p/c cách thức: gây cách hiểu mơ hồ.
4. Củng cố:
Hs: Nêu lại các yêu cầu cần tuân thủ trong quá trình giao tiếp.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ.
- Xem trước bài: 
 -----------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: / 09/2011 Tuần 
Ngày dạy: / 10/2011
Buổi : Cách làm bài văn thuyết minh
I. Mục tiêu cần đạt.
- Củng cố về văn thuyết minh
- Rèn luyện kĩ năng làm văn thưyết minh.
II. Chuẩn bị:
- GV: Soạn giáo án, một số bài văn thuyết minh mẫu.
- HS : Ôn tập phần hội thoại. Ôn tập về văn thuyết minh.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra bài cũ: 
? Trong hội thoại cần đảm bảo những yêu cầu nào?
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung chính
? Em hiểu như thế nào là văn bản thuyết 
minh?
Hs : Trả lời.
? Văn bản thuyết minh có những đặc điểm 
nào?
Hs : Trả lời.
? Văn thuyết minh sử dụng những 
phương pháp nào là chính?
Hs : Trả lời.
? Trình bài cách làm bài văn thuyết minh?
Hs : Trả lời.
1. Xác định cách làm bài văn thuyết cho đề
 bài trên.
2. Lập dàn ý chi tiết .
Hs: Thảo luận.
3. Hãy chọn và viết 1 đoạn văn thông qua 
dàn ý.
I. Lý thuyết:
1. Thế nào là văn bản thuyết minh?
- Là loại văn bản thông dụng dùng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Cung cấp tri thức, đặc điểm, tính chất của sự việc hiện tượng.
2. Đặc điểm của văn thuyết minh.
- Cung cấp tri thức đặc điểm, tính chất của sự việc, hiện tượng.
3. Phương pháp thuyết minh.
- Định nghĩa, số liệu, ví dụ, so sánh, liệt kê, phân loại phân tích...
4. Cách làm bài văn thuyết minh
- Tìm hiểu đề, tìm ý
- Xây dựng phương pháp t/m.
- Lập dàn ý.
- Viết bài.
- Đọc lại và sửa chữa.
(Kết hợp các yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật.)
II. Luyện tập.
 * Đề bài: Hãy giới thiệu về chiếc áo dài Việt 
Nam.
a. Mở bài: Giới thiệu chiếc áo dài Việt Nam.
b. Thân bài:
- Nguồn gốc:
+ Các bộ phận chiế ...  biệt bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết. 
- Bởi vì khi còn ngồi trên ghế nhà trường học sinh đang trong giai đoạn luyện tập phải rèn luyện theo những yêu cầu "Chuẩn mực" của nhà trường, phải biết tạo lập 1 văn bản hoàn chỉnh.
10. Những kiến thức kỹ năng về văn bản tự sự của tập làm văn có giúp được gì trong việc đọc hiểu văn bản tác phẩm vưn học tương ứng trong sgk ngữ văn không 
- Các yếu tố đối thoại độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự, các kiến thức về tập làm văn đã giúp cho người đọc hiểu sâu hơn các đoạn trích Truyện Kiều cũng như truyện ngắn Làng của Kim Lân 
- Ví dụ trong truyện ngắn Làng của Kim Lân có hai đoạn đối thoại giữa bà chủ nhà với vợ chồng ông hai và ông hai rất thú vị 
3. Cung cấp cho học sinh những tri thức cần thiết để làm bài văn tự sự đó là các gợi ý hướng dẫn bổ ích về nhân vật cốt chuyện người kể ngôi kể. 
- Qua hai đoạn đối thoại trên ta thấy mụ chủ nhà có hai cách ứng xử rất khác nhau dường như đối lập nhau nhưng lại rất thống nhất về thái độ ,tẩy chay tuyệt đối kẻ thù và những ai làm tay sai cho chúng ,đồng thời lại sẵn sàng cưu mang đùm bọc những người cùng cảnh ngộ như vậy thông qua đối thoại tính cách của nhân vật cũng được khắc hoạ sâu sắc và sinh động 
- Cung cấp cho học sinh những tri thức cần thiết để làm bài văn tự sự đó là các gợi ý hướng dẫn bổ ích về nhân vặt cốt chuyện người kể ngôi kể 
Ví dụ: 
- Từ các văn bản: Tôi đi học, Trong Lòng Mẹ, Lão Hạc Học tập được cách kể chuyện ở ngôi thứ nhất về cách kết hợp tự sự biểu cảm nghị luận với miêu tả.
4. Củng cố: 
- Sự phối hợp của các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
5. Hướng dẫn v̉e nhà:
: Luyện tập tổng hợp, chuẩn bị kiểm tra học kỳ I.
Ngày soạn: / 11/2011 Tháng 11 - Tuần 14
Ngày dạy: / 11/2011
Buổi : Ôn tập Văn bản tự sự.
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: Củng cố cho học sinh kiến thức về văn bản tự sự, hiểu rừ vai trũ của yếu tố miờu tả, biểu cảm, nghị luận, cỏc hỡnh thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tõm, người kể trong văn bản tự sự.
2. Kỹ năng: Rốn cho học sinh cú kỹ năng tạo lập văn bản tự sự cú kết hợp cỏc yếu tố miờu tả, biểu cảm và nghị luận.
3. Thái độ: Giỏo dục học sinh ý thức luyện tập.
II. Chuẩn bị: 
- Gv: Nghiên cứu nội dung chuyên đề, soạn giáo án.
- Hs: Chuẩn bị chuyên đề theo hớng dẫn của giáo viên.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Thế nào là văn bản tự sự, đặc điểm của văn bản tự sự.
? Vai trũ của cỏc yếu tố miờu tả, nghị luận trong văn bản tự sự.
Hs: Trả lời.
Gv: Nhận xét, bổ sung, cho điểm.
3. Bài mới: 
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung chính
* Hoạt động 1:
? Thế nào là văn bản tự sự.
 Hs nêu khái niệm. Gv khái quát chốt kiến thức.
? ở lớp 8 em đã tìm hiểu những kiến thức nào về văn bản tự sự.
Hs: Văn bản tự sự kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm.
? Trong chương trình ngữ văn 9. Em tìm hiểu thêm những kiến thức nào về văn bản tự sự.
Hs: Trả lời.
? Miêu tả trong văn bản tự sự gồm các yếu tố miêu tả nào?
Hs: Miêu tả không gian, thời gian, tả cảnh, tả nội tâm, tả hành động...
? Yếu tố miêu tả có vai trò như thề nào trong văn bản tự sự.
Hs: Làm cho văn bản tự sự thêm sinh động, hấp dẫn người đọc, người nghe. 
? Yếu tố nghị luận có vai trò như thế nào?
Hs: Làm cho câu chuyện mang đậm tính triết lý.
? Em hãy cho biết vai trò của ngôi kể trong văn bản tự sự.
Hs: - Ngôi thứ nhất:
 - Ngôi thứ ba:
? Những ưu điểm, hạn chế của các ngôi kể này.
Hs: Trả lời, Gv khái quát chốt kiến thức.
* Hoạt động 2: 
Gv yêu cầu học sinh theo dõi SGK trang 105.
? Đọc đề bài số 1:
? Kiểu văn bản cần tạo lập.
Hs: Văn bản tự sư.
Gv: Văn bản tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và nghị luận.
? Tình huống của đề bài này.
Hs: Trả lời.
? Em sẽ chọn ngôi kể nào.
Hs: Trả lời.
? Bài văn tự sự gồm mấy phần. Nêu yêu cầu từng phần của bố cục đó.
Hs: Ba phần.
Gv: Lưu ý Vận dụng linh hoạt các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
? Dự kiến về yếu tố nghị luận của em trong văn bản này.
Hs: Trả lời.
1. Mở bài 
- Giới thiệu nhân vật: em vàngười lính lái xe
- Tình huống truyện: Gặp gỡ và trò chuyện trong hoàn cảnh nào?
2. Thân bài 
* Diễn biến sự việc theo trình tự: Câu chuyện xảy ra ở đâu? diễn ra như thế nào?
Hs: - Nhân vật người chiến sĩ lái xe: ngoại hình, phẩm chất, suy nghĩ, hành động.
- Nội dung cuộc trò chuyện: + Em hỏi về động lực thôi thúc người chiến sĩ ra trận? Tuyến đường Trường Sơn như thế nào? Bom đạn Mĩ ác liệt ra sao? Tại sao những chiếc xe không kính?
	+ Người chiến sĩ kể về khó khăn, gian khổ của người lính lái chiếc xekhông kính đ giọng kể hóm hỉnh, lạc quan thể hiện chất ngang tàng, nghịch ngợm , kể về ước mơ của người lính
+ Nghe kể, em xúc động như thế nào? (Suy nghĩ độc thoại nội tâm)
+ Bình luận về tinhthần quả cảm của người lính.
3. Kết luận 
- Nêu kết thúc câu chuyện
- Cảm nghĩ về người lính, về chiến tranh, về tương lai.
Hoạt động 4: Viết bài.
 Gv: Tổ chức cho học sinh viết bài sau đó tổ chức nhận xét đánh giá theo bố cục: Mở bài, thân bài, kết bài.
I. Văn bản tự sự.
+ Tự sự kết hợp với Miêu tả.
+ Tự sự kết hợp yếu tố Nghị luận.
+ Các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
+ Người kể chuyện trong văn bản tự sự
II. Thực hành văn bản tự sự.
Đề 1: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
1. Tìm hểu đề bài.
- Văn bản tự sư.
- Cuộc gặp gỡ với mái trường sau hai mươi năm.
- Ngôi kể thứ nhất.
2. Lập dàn ý:
+ Mở bài: Giới thiệu nhân vật, sự việc được kể.
+ Thân bài: Kể lại diễn biến sự việc được kể
- So sánh để làm nổi bật hình ảnh của mái trường sau 20 năm.
- Nghị luận về tình cảm của em với mái trường. Những gì mái trường đã tạo dựng cho em.
+ Kết bài: Suy nghĩ, ấn tượng về sự việc được kể.
 Đề 2: Hãy tưởng tượng mìn gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm tiến Duật. Viết bài văn về cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
* Mở bài: 
- Giới thiệu nhân vật, sự việc được kể.
* Thân bài:
- Tình huống gặp người chiến sĩ lái xe.
- Hình ảnh người chiến sĩ lái xe qua cái nhìn của em.
- Diễn biến cuộc trò chuyện.
- Cuộc trò chuyện cần căn cứ vào nội dung của bài thơ: Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Thông qua đó làm nổi bật được những phẩm chất tốt đẹp của người lính trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
*Kết luận 
- Nêu kết thúc câu chuyện
- Cảm nghĩ về người lính, về chiến tranh, về tương lai.
4. Củng cố:
- Hs: Hoàn thiện bài tập.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ.
- Xem tiếp bài: Đối thoại, và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
 -------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: / 11/2011 Tháng 11 - Tuần 15
Ngày dạy: / 11/2011
Buổi : Đối thoại, và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
I. Mục tiêu cần đạt.
* Giúp học sinh:
- Củng cố và khắc sâu kiến thức đối thoại và độc thoại trong văn tự sự.
- Rèn kĩ năng viết vb tự sự có sử dụng đối thoại và độc thoại nội tâm
II. Chuẩn bị :
Gv: Chuẩn bị một số bài văn miêu tả.
Hs: Xem lại bài.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học.
1.ổn định tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra bài cũvà sự chuẩn bị bài của hs.
3. Bài mới:
Hoạt động của Gv và Hs
Nội dung chính
* Hoạt động 1:
? Đối thoại là gì? 
Hs: Trả lời.
? Đối thoại trong văn bản tự sự là gì?
Hs: Trả lời.
? Em hãy lấy ví dụ?
Hs: VD: Qua lời đối thoại của Mã Giám Sinh: "Hỏi tên... gần" bản chất con buôn, cục cằn, thô lỗ, huyênh hoang của Mã Giám Sinh được bộc lộ rõ nét.
? Em hiểu độc thoại là gì?
Hs: Trả lời.
Gv: - Đặc trưng cho độc thoại là các phát ngôn thường dài dòng, rườm rà, có cú pháp phức tạp hơn so với đối thoại.
- Tuy nói với bản thân mình nhưng độc thoại có 2 hình thức biểu hiện: độc thoại cất thành tiếng (thành lời) và độc thoại không cất thành tiếng (nói thầm với chính mình) Trường hợp sau được gọi là độc thoại nội tâm.
? Độc thoại nội tâm là gì?
Hs: Trả lời.
Gv: - Trong văn bản tự sự khi nhân vật độc 
thoại thành tiếng thì trước phát ngôn có 
gạch đầu dòng còn khi độc thoại không cất thành tiếng (độc thoại nội tâm) thì trước phát ngôn không có gạch đầu dòng.
? Độc thoại và độc thoại nội tâm có vai trò gì trong văn bản tự sự?
Hs: Trả lời.
Gv: VD: Những hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm trên đã giúp nhà văn thể hiện được sâu sắc tâm trựng dằn vặt, đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu của ông theo giặc=> câu chuyện sinh động hơn
* Hoạt động 2:
? Xác định những đoạn độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn trích "Làng" của Kim Lân.
Hs: Lên bảng làm.
Viết 1 đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
Hs: Viết và đọc, nhận xét.
Gv: Bổ sung.
I. Ôn tập lí thuyết:
1. Đối thoại trong văn bản tự sự:
- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện qua lại bằng lời nói giữa hai hay nhiều người với nhau trong đó diễ ra sự luân phiên giữa các phát ngôn của các phía (thường là 2 phía) cùng tham gia giao tiếp. Đặc trưng cho đối thoại là các phát ngôn thường ngắn gọn có cú pháp đơn giản và sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
- Đối thoại trong văn bản tự sự cũng mang đầy đủ các đặc điểm trên. Có điều tất cả đều được miêu tả bằng con chữ nhất là các yếu tố phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Trong văn bản đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (Mỗi lượt lời là 1 lần gạch đầu dòng)
- Trong văn bản tự sự, đối thoại chẳng những có chức năng tái tạo sự giao tiếp bằng lời nói của các nhận vật làm cho câu chuyện thêm sinh động mà còn có tác dụng khắc hoạ tính cách và phẩm chất của nhân vật khá rõ nét.
2. Độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự:
 - Độc thoại: là lời nói của 1 người nào đó nói với chính mình hoặc nói với 1 ai đó trong tưởng tượng. 
- Độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, chỉ diễn ra trong suy nghĩ thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí bên trong mô phỏng hoạt động suy nghĩ, cảm xúc của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó.
- Độc thoại và nhất là độc thoại nội tâm là tác phẩm thức quan trọng để phân tích tâm lí, đi sâu vào nội tâm nhân vật, bộc lộ được tư tưởng, tình cảm, tính cách nhân vật và thể hiện được những diễn biến tâm lí hết sức phức tạp trong thế giới nội tâm của con người là làm cho câu chuyện sinh động hơn.
II. Luyện tập.
1. Bài 1:
+ Độc thoại: "Hà, nắng gớm, về nào".”Chúng bay ăn miếng cơm hay... thế này"
+ Độc thoại nội tâm:" Chúng nó cũng là trẻ con... bằng ấy tuổi đầu"
2. Bài 2:
4. Củng cố:
- Hs: Hoàn thiện bài tập.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài cũ.
- Xem tiếp bài: Ôn tập Tieng Việt
 -----------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an day them NV 9.doc