Giáo án dạy Tuần 1 - Môn Ngữ văn 9

Giáo án dạy Tuần 1 - Môn Ngữ văn 9

TUẦN 1 BÀI: 1 S: 15/8/2010 G: 16/8/2010

TIẾT 1: VĂN BẢN : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

 - Lê Anh Trà -

I: MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Thấy được con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh

- Luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản có chủ đề đề cập đến những vấn để thiết thực trong đời sống thường nhật.

- Ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác.

II.CHUẨN BỊ

+HS: Đọc và soạn bài theo những câu hỏi gợi ý của SGK

+GV:-Chuẩn bị bài soạn và những tư liệu liên quan(văn bản ,tranh ảnh về cuộc đời và lối sống của Bác)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

- Ổn định lớp: 5 P

- Kiểm trta bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của HS.

- Giới thiệu bài mới :

 Sống, chiến đấu, lao động, học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi, thúc giục mỗi người chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Thực chất nội dung của khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng ngời của Bác, học theo phong cách sống và làm việc của Bác. Vậy vẻ đẹp văn hóa của phong cách Hồ Chí Minh là gì ? Văn bản dưới đây sẽ phần nào trả lời cho câu hỏi ấy.

- Dạy học bài mới

 

doc 19 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 478Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 1 - Môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 BÀI: 1 S: 15/8/2010 G: 16/8/2010 
TIẾT 1: VĂN BẢN : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 - Lê Anh Trà - 
I: MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Thấy được con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh 
- Luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản có chủ đề đề cập đến những vấn để thiết thực trong đời sống thường nhật.
- Ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác.
II.CHUẨN BỊ
+HS: Đọc và soạn bài theo những câu hỏi gợi ý của SGK
+GV:-Chuẩn bị bài soạn và những tư liệu liên quan(văn bản ,tranh ảnh về cuộc đời và lối sống của Bác)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Ổn định lớp: 5 P
- Kiểm trta bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của HS.
- Giới thiệu bài mới : 
 Soáng, chieán ñaáu, lao ñoäng, hoïc taäp vaø reøn luyeän theo göông Baùc Hoà vó ñaïi ñaõ vaø ñang laø moät khaåu hieäu keâu goïi, thuùc giuïc moãi ngöôøi chuùng ta trong cuoäc soáng haøng ngaøy. Thöïc chaát noäi dung cuûa khaåu hieäu laø ñoäng vieân moãi chuùng ta haõy noi theo taám göông saùng ngôøi cuûa Baùc, hoïc theo phong caùch soáng vaø laøm vieäc cuûa Baùc. Vaäy veû ñeïp vaên hoùa cuûa phong caùch Hoà Chí Minh laø gì ? Văn bản döôùi ñaây seõ phaàn naøo traû lôøi cho caâu hoûi aáy.
- Dạy học bài mới
 HĐ của GV và HS Nội Dung
*Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS đọc ,tìm hiểu chú thích, bố cục. 15 P
? Em hãy giới thiệu về tác giả & xuất xứ tác phẩm ?
- GV hướng dẫn HS đọc chậm rãi, rõ ràng, diễn cảm, ngắt ý & nhấn giọng ở từng luận điểm.
 - Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc văn bản. 
? Hãy kể tên những bài văn, thơ viết về Bác mà em biết ?
- Cho HS đọc thầm 12 chú thích – SGK trang 7. GV giải thích thêm một số từ khó như : phong cách, di dưỡng, tinh thần. 
? Nhận xét về bố cục của văn bản ? Nội dung của từng phần?
? Bài văn viết theo phương thức biểu đạt nào ? Xét về đề tài thì nó thuộc loại văn bản gì ?
- HS trả lời, GV rút ra nội dung ghi bảng.
I. Đọc, tìm hiểu chung
1. Tác giả Tác phẩm 
a : Tác giả : Lê Anh Trà.
b: Tác phẩm : Trích trong : Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam
2. Đọc
3. Giải thích từ khó
4. Boá cuïc: Chia laøm hai phaàn.
- Phaàn moät ( Töø ñaàu  hieän ñaïi ) : Söï tieáp thu tinh hoa vaên hoùa cuûa Hoà Chí Minh.
 - Phaàn hai ( Coøn laïi ) : Nhöõng neùt ñeïp trong loái soáng Hoà Chí Minh.
5. Thể loại, PTBĐ
- Văn bản nhật dụng.
- PTBĐ : Nghị luận
 * GV lưu ý thêm : Đây là một văn bản nhật dụng, nội dung đề cập đến một vấn đề mang tính thời sự xã hội. Đề tài không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâudài. Bởi lẽ, việc học tập và rèn luyện theo phong cách HCM là việc làm thiết thực, thường xuyên của các thế hệ người Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ.
 ? Hãy kể tên một số văn bản nhật dụng đã học ở các lớp 6, 7, 8 ? 
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản. 25 P
- Cho HS đọc lại đoạn 1 : Từ đầu à hiện đại, nhắc lại nội dung của đoạn.
? HCM đã tiếp thu những tinh hoa văn hoá nhân loại trong hoàn cảnh nào ?
* GV dùng kiến thức LS để giới thiệu thêm cho HS hiểu: Năm 1911, Bác rời bến cảng Nhà Rồng để ra đi tìm đường cứu nước. Suốt 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Người đã qua nhiều nơi, thăm và ở nhiều nước, làm nhiều công việc khác nhau.
? Hồ Chí Minh đã tiếp thu vốn tri thức văn hoá nhân loại bằng những cách nào ?
? Nêu một số tác phẩm được HCM viết bằng tiếng nước ngoài ? Nhật kí trong tù, Thuế máu..
? Hãy kể những chuyện mà em biết về sự kết hợp giữa lao động và học tập của Bác ?- GV lấy thêm ví dụ cho HS hiểu.
? Để tiếp thu vốn tri thức văn hoá nhân loại có phải chỉ qua sách vở là đủ không ? Động lực nào đã giúp Người có được những tri thức ấy ? Cho HS thảo luận nhóm bàn trả lời.
- GV giáo dục cho HS ý thức học tập trong cuộc sống.
? Bác đã tiếp thu nền văn hóa nước ngoài ntn ? Tìm những dẫn chứng để chứng tỏ điều ấy ?
* GV bình thêm : Đó là cách tiếp thu mà tất cả những ảnh hưởng quốc tế đã được nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được. Đó cũng là cách (hoà nhập)(mà không )hoà tan. Và cũng chính từ việc tìm hiểu sâu sắc nền văn hoá nước ngoài để từ đó tìm ra con đường giải phóng dân tộc.
? Nhận xét về nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn trên ?
? Kết quả HCM đã có được vốn tri thức nhân loại ở mức độ nào ? Em hãy giải thích từ ( Uyên thâm )?
? Từ những điều đó, em có nhận xét gì về nhân cách, lối sống của Bác ? Câu văn nào nói rõ điều đó ?
? Vai trò của câu này trong toàn văn bản ? 
 ->Câu văn vừa khép lại vừa mở ra vấn đề
II. Đọc, hiểu văn bản
 1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại 
a. Hoàn cảnh tiếp thu :
 - Trong cuộc đời hoạt động đầy gian nan vất vả.
 - Đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều nền văn hoá từ phương Đông đến phương Tây.
b. Cách tiếp thu :
 - Nắm vững phương tiện giao tiếp là ngôn ngữ.(Nói và viết thành thạo nhiều thứ tiếng..)
 - Qua công việc, qua lao động mà học hỏi.
 - Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc.
- Bác đã tiếp thu một cách chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
 + Không chịu ảnh hưởng một cách thụ động.
 + Tiếp thu mọi cái đẹp, cái hay đồng thời phê phán những hạn chế, tiêu cực.
 + Trên nền tảng văn hoá dân tộc mà tiếp thu những ảnh hưởng QT
NT: Kể, bình luận
=> HCM có vốn kiến thức văn hoá khá sâu rộng 
=> Một nhân cách, một lối sống rất VN, rất phương Đông nhưng cũng rất mới, rất hiện đại.
 Củng Cố: Nhận xét về con đường hình thành phong cách Hồ Chí Minh ? Dặn dò: Đọc lại văn bản, học kĩ đọc hiểu văn bản phần I, Tìm hiểu phần II Nhöõng neùt ñeïp trong loái soáng Hoà Chí Minh. 
S: 15/8/2010 G: 17/8/2010 
TIẾT 2 : VĂN BẢN : PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
 - Lê Anh Trà 
I: MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, vĩ đại và bình dị
- Ý thức tu dưỡng rèn luyện theo gương Bác.
II.CHUẨN BỊ
+HS: Đọc và soạn bài theo những câu hỏi gợi ý của SGK
+GV:-Chuẩn bị bài soạn và những tư liệu liên quan(văn bản ,tranh ảnh về cuộc đời và lối sống của Bác)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
- Ổn định lớp: 5 P
- Kiểm trta bài cũ: ? HCM đã tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại như thế nào ?
- Giới thiệu bài mới : Gv dẫn dắt tiết 1 để giới thiệu vào bài
 HĐ của GV và HS Nội Dung 
* Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS tìm hiểu ý 2 của bài. 25 P
- Cho HS đọc lại đoạn 2 và nhắc lại nội dung của đoạn.
? Qua tiết học 1, em hãy cho biết phần văn bản đầu nói về thời kì nào trong cuộc đời hoạt động của Bác ?HS Khi Bác đang hoạt động ở nước ngoài.
? Còn phần văn bản này lại nói về giai đoạn nào ?
HS Thời kì hoạt động trong nước.
? Đoạn văn này, tác giả tập trung viết về những nét đẹp nào trong lối sống của Bác ?
? Để chứng minh cho lối sống giản dị của Chủ tịch HCM, tác giả đã đưa ra dẫn chứng ở những phương diện nào ?
? Em hãy lần lượt lấy dẫn chứng để làm rõ ? 
HS Nhà sàn nhỏ bằng gỗ, vẻn vẹn vài phòng. Quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ ; tư trang ít ỏi. Ăn uống đạm bạc với cá kho, rau luộc, dưa gém, cà muối. 
- Cho HS trả lời, HS khác bổ sung nếu thiếu.
? Em hình dung như thế nào về cuộc sống của các vị nguyên thủ quốc gia ở các nước khác trong cuộc sống cùng thời với Bác và cuộc sống đương đại ? Bác có xứng đáng được đãi ngộ như họ không ?
- Cho HS thảo luận nhóm bàn trả lời, GV bình thêm.
? ở lớp 7, em đã được học văn bản nào cũng ca ngợi lối sống giản dị của Bác ? Hãy nhớ và nhắc lại các dẫn chứng ấy ?
 HS Văn bản ( Đức tính giản dị của Bác Hồ ) – PVĐ.
? Nét đẹp trong lối sống của Bác không chỉ ở sự giản dị mà còn ở nét phẩm chất nào ? Hãy chứng minh ?
? Lối sống của Bác đã trở thành một quan niệm thẩm mĩ, quan niệm ấy là gì ? Em hiểu thế nào là ( thẩm mĩ ) ?
? Tác giả đã so sánh lối sống của Bác với những ai ? Tại sao lại chọn những người đó ? Em hiểu biết gì về những nhà hiền triết này ? Theo em điểm giống và khác nhau giữa lối sống của Bác với lối sống của các vị hiền triết như thế nào ?
- Cho HS thảo luận nhóm -> trả lời. Nhóm khác bổ sung.
- GV định hướng thêm :
 + Giống : Đều giản dị , thanh cao.
 + Khác : Bác gắn bó, sẻ chia khó khăn gian khổ cùng nhân dân. Bác tiếp thu một cách sâu rộng những tinh hoa văn hoá nhân loại.
GV: Nét đẹp trong lối sống của Bác là kế thừa và phát huy cách sống của những vị hiền triết trong lịch sử -> vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc và thanh cao
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS tổng kết 10 P
? Để làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ?
- GV gợi ý : Chú ý sự kết hợp phương thức biểu đạt ; cách dưa dẫn chứng ; cách dùng từ ngữ ; cách sử dụng biện pháp nghệ thuật khi so sánh giữa cương vị và lối sống của Bác .
- HS trả lời, GV chốt ý cho HS ghi bảng.
- Hs đọc Ghi nhớ SGK
? Văn bản trên có ý nghĩa ntn trong việc học tập và rèn luyện theo phong cách HCM ?
- GV liên hệ giáo dục tư tưởng cho hs (thế nào là mốt có văn hóa, cachs ăn mặc nói năng)
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập. 10 P
- Gọi HS đọc bài tập SGK
- GV tổ chức cho các tổ thi đua kể những mẩu chuyện về lối sống giản dị của Bác. (Có thể đọc thơ viết về Bác hoặc thơ của Bác.)
- GV khuyến khích cho điểm HS có hiểu biết tốt.
I: Đọc tìm hiểu chung
II: Đọc hiểu văn bản
1. Hồ Chí Minh với sự tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại 
2. Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
 a. Lối sống vô cùng giản dị.
- Nơi ở, nơi làm việc : Đơn sơ, mộc mạc.
 - Trang phục hết sức giản dị. 
 - Ăn uống đạm bạc với nhưng món dân dã, giản dị. 
b. Lối sống thanh cao, sang trọng.
 - Không phải là cách sống khắc khổ trong cảnh nghèo khó. 
 - Không phải là cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời..
 - Đây là cách sống có văn hoá trở thành một quan niệm thẩm mĩ : cái đẹp là sự giản dị tự nhiên.
.
III: Tổng kết – Ghi nhớ
1: Nghệ thuật
- Kết hợp giữa kể và bình luận.
 - Chọn lọc các chi tiết tiêu biểu.
 - Đan xen thơ, dùng nhiều từ Hán Việt.
 - Sử dụng nghệ thuật đối lập.
2: Nội dung
* ghi nhớ SGK: 
3: Ý nghĩa vủa việc học tập, rèn luyện theo phong cách HCM
 Cần phải hòa nhập với khu vực và quốc tế nhưng cũng cần phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
IV. Luyện tập
 Sưu tầm, kể chuyện về lối sống giản dị cao đẹp cảu Bác
 Củng cố: Nét đẹp trong lối sống của Hồ Chí Minh.
 Dặn dò: - Học bài, tiếp tục sưu tầm những mẩu chuyện, bài thơ viết về Bác.
 - Chuẩn bị bài : Các phương châm hội thoại. Phương châm về lượng, phương châm về chất
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
S: 17/8/2010 G: 18/8/2010
TIẾT 3: TIẾNG VIỆT : CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I: Mục tiêu cần đạt
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và phương châm về chất.
 - Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
II: Chuẩn bị
- HS Soạn bài theo câu hỏi sgk
- GV soạn giáo án, chuẩn bị đ d d h
III: Các hoạt động dạy học
- Ổn định lớp
- Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
 - Bài mới: GV giới thiệu chương trình & phương pháp học tập phân môn Tiếng Việt.
 - Giới thiệu bài mới : ở lớp 8, các em đã được học m ... ột số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh. 20 P
- Gọi HS đọc văn bản ( Hạ Long - đá và nước )- SGK 12.
? Bài văn thuyết minh đặc điểm của đối tượng nào? Tìm bố cục của bài ?
? Theo em đây là vấn đề như thế nào ? Vấn đề ấy có dễ thuyết minh bằng cách đo đếm, liệt kê không ?
- HS trả lời, GV nhấn mạnh thêm : Đá và nước là những vật cụ thể, quen thuộc có thể nhìn thấy ở mọi nơi. Nhưng thuyết minh sự kỳ lạ của đá và nước thì đây lại là một vấn đề trừu tượng. Để nhận biết được cần phải có sự cảm nhận và tưởng tượng. (Một vấn đề không dễ thuyết minh).
? Vấn đề (Sự kì lạ của Hạ Long là vô tận), được tác giả thuyết minh ằng phương pháp nào ?
? Nếu tác giả chỉ dùng phương pháp liệt kê liệu có thấy hết được sự kì lạ của Hạ Long?
? Tác giả sử dụng BPNT nào để diễn tả sự kì lạ đó?
HS thảo luận TL
GV nhận xét, chốt lại
? Tấc dụng của các biện pháp nghệ thuật trên có tác dụng ntn ? 
GV: Vấn đề có tính chất trừu tượng mà ta không dễ trình bày theo những phương pháp thuyết minh thông thường -> dùng thuyết minh 
+ kể sáng tạo(tự thuật)
+ đối thoại theo lối ẩn dụ nhân hoá
+ Liên tưởng, tưởng tượng
=>Đặc điểm thuyết minh: nổi bật hơn nhờ sử dụng một số BPNT thích hợp
? Muốn cho văn bản thuyết minh thêm sinh động, hấp dẫn cần phải làm gì ?
HS đọc Ghi nhớ 
*Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập. 15 P
- Gọi HS đọc bài tập 1 – SGK 14.
? Văn bản có tính chất thuyết minh không ? Tính chất ấy thể hiện ở những điểm nào ?
à Giới thiệu loài ruồi có hệ thống (tính chất chung về họ, giống, loài; về các tập tính sinh sống, sinh đẻ ; đặc điểm cơ thể à cung cấp các kiến thức đáng tin cậy về loài ruồi, thức tỉnh ý thức giữ gìn vệ sinh chung.)
? Những phương pháp thuyết minh nào đã được sử dụng ?
- GV hướng dẫn HS nhớ lại các phương pháp thuyết minh đã học ở lớp 8 để đối chiếu với bài văn.
- Cho HS thảo luận theo nhóm bàn để trả lời.
- Gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
? Bài văn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gì ? Chúng có gây hứng thú và làm nổi bật nội dung cần thuyết minh không ?
- HS trả lời, GV định hướng thêm :
-> Các biện pháp nghệ thuật có tác dụng gây hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi, vừa là truyện vui, vừa học thêm tri thức.
- Gọi HS đọc bài tập 2 – SGK 15.
? Đoạn văn này thuyết minh nội dung gì ?
? Nhận xét về biện pháp NT được sử dụng để thuyết minh?
 - GV gợi ý thêm : Ban đầu là sự ngộ nhận (định kiến) thời thơ ấu, sau lớn lên đi học mới có dịp nhận thức lại sự nhầm lẫn cũ.
I. Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
1: Ôn tập kiểu văn bản thuyết minh
 * Định nghĩa
 * Mục đích: Cung cấp tri thức xác thực, hữu ích cho con người.
* Phương pháp 
- Nêu định nghĩa.
- Ví dụ.
- Liệt kê. 
- Số liệu.
- So sánh.
- Phân loại, phân tích
2: Viết văn bản thuyết minh có sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
* Ví dụ : 
HẠ LONG - ĐÁ VÀ NƯỚC
* Vấn đề thuyết minh
 Vẻ đẹp kì lạ của Hạ Long. 
* Phương pháp thuyết minh
- Liệt kê kết hợp với giải thích những khái niệm.
* Các biện pháp nghệ thuật
+ Nước làm cho Đá sống dậy  linh hoạt có tri giác, tâm hồn
+Thập loại chúng sinh Đá
+ mái đầu một nhân vật Đá trẻ trungv..v => nhân hóa.
+ Nước lµm cho ®¸ sèng dËy cã tri gi¸c cã t©m hån
+trËn ®å b¸t qu¸i §¸ trén víi N­íc nµy
+khi ®ªm ®· xuèngsÏ cã cuéc tô häp cña thÕ giíi ng­êi b»ng ®¸ ®ã 
+Khi ch©n trêi ®»ng ®«ng öng tÝmnãng hæi h¬i thë cña cuéc sèng ®ªm ch­a muèn døt
=>Miêu tả bằng tưởng tượng ,liên tưởng
Tác dụng
+ Giới thiệu được nét độc đáo,vẻ đẹp kì lạ,khác biệt của đối tượng(Vịnh Hạ Long)->hấp dẫn con người
+ Bài văn có cảm xúc,sinh động,kích thích sự tò mò,hứng thú khám phá
* Ghi nhớ SGK : 13.
 II. Luyện tập.
 1. Bài tập 1 : SGK 14
 NGỌC HOÀNG XỬ TỘI RUỒI XANH
- Đây là một văn bản thuyết minh.
-> Giới thiệu về loài ruồi rất có hệ thống.
- Các phương pháp thuyết minh 
 + Định nghĩa : thuộc họ côn trùng hai cánh, mắt lưới.
 + Phân loại : các loại ruồi.
 + Số liệu : số vi khuẩn, số lượng sinh sản của một cặp ruồi.
 + Liệt kê : mắt lưới, chân tiết ra chất dính.
- Các biện pháp NT 
 + Nhân hoá.
 + Có tình tiết.
2. Bài tập 2 : SGK 14
- Nội dung : Nói về tập tính của loài chim cú dưới dạng một ngộ nhận thời thơ ấu
- Biện pháp nghệ thuật:
 Lấy sự ngộ nhận hồi nhỏ làm đầu mối câu chuyện.
 Củng cố: Học thuộc ghi nhớ SGK 13. 
 Dặn dò: 
 - Chuẩn bị bài : Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật
 trong văn bản thuyết minh.
 Theo yêu cầu hướng dẫn của từng đề, các tổ chuẩn bị theo sự phân công như sau :
+ Tổ 1 + 2 : Thuyết minh về cái quạt.
 + Tổ 3 + 4 : Thuyết minh về cái bút.
S: 22/8/2010 G: 24/8/2010
Tiết 5: LUYỆN TẬP SỬ DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cần đạt
 1: Kiến thức: Biết vận dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh.
 2: Kỹ năng : Rèn kĩ năng xác định đề, lập dàn ý, viết đoạn văn mở bài cho văn bản thuyết minh .
 II: Chuẩn bị
 1: HS thực hiện phần chuẩn bị bài ở nhà
 2: GV soạn giáo án, chuẩn bị đ d d h bảng phụ
III: Các hoạt động dạy học
 1: Ổn định lớp: 5 P
 2: Kiểm tra bài cũ: ? Hiểu thế nào là sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó ?
 3: Bài mới:
HĐ của GV - HS
Nội dung
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS nêu yêu cầu của tiết luyện tập. 5 P
? Em hãy nêu đối tượng cần thuyết minh ? Nhận xét đây là những sự vật như thế nào ?
- HS Gần gũi, gắn bó trong đời sống hàng ngày.
? Để thuyết minh rõ về sự vật này, cần thuyết minh được những đặc điểm nào ? (Nội dung thuyết minh)
- HS dựa vào phần hướng dẫn để trả lời.
? Để cho bài văn được hấp dẫn, thu hút người đọc, cần áp dụng phương pháp thuyết minh nào ?
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS thảo luận, luyện tập. 30 P
- GV chia lớp làm 4 nhóm dựa trên phần đã chuẩn bị ở nhà, trao đổi lập dàn ý chi tiết cho đề bài dự kiến cách sử dụng biện pháp nghệ thuật trong bài
- Gọi đại diện từng nhóm tổ trình bày dàn ý thuyết minh về các đồ vật : Cái bút, cái quạt. HS nhận xét
GV nhận xét, đánh giá cần nêu một số ý chính
- Gv yêu cầu hs viết phần mở bài 
- Hs làm việc cá nhân, trình bày đoạn văn, nhận xét
- GV nhận xét, giới thiệu một số cách mở bài
I. Yêu cầu luyện tập
 1. Đối tượng thuyết minh :
 Cái quạt, cái bút, cái nón, cái kéo.
 2. Nội dung thuyết minh
 Nêu được Lịch sử.
 Chủng loại. 
 Cấu tạo.
 Công dụng
 3. Phương pháp thuyết minh
- Vận dụng một số biện pháp nghệ thuật (kể chuyện, tự thuật, hỏi đáp, nhân hoá).
II . Luyện tập
 * Đề bài : Thuyết minh về cái bút
 Một số ý chính
- Cái bút tự giới thiệu về mình và bạn bè của mình
- Caais bút tự tả hình giáng bên ngoài (vỏ bút, nắm bút, ngòi bút, màu bút.), giới thiệu các hoạt động phục vụ con người (viết chữ, làm quà tặng..)
- Cái bút nói về quan hệ của mình với những người sử dụng: lợi ích, tác dung của cây bút, sự quan tâm của người dùng với cây bút.
* Viết đoạn mở bài
- Dùng phép nhân hóa
 Trong các dụng cụ học tập cần dùng, chúng tôi là loại dụng cụ các cậu học trò hay dùng nhất. Đố các bạn biết tôi là vật gì ? Chúng tôi là cái bút để các cậu học trò viết hàng ngày.
- Dùng cách miêu tả
 Tôi có một cây bút bi rất đẹp. Mới nhìn qua tưởng đó là một que làm bằng nhựa nhưng nhìn kĩ và khi bấm cho đầu bút thò ra mới hiểu đây là một cây bút bi màu xanh.
Hoạt động 3 : 5 P
* GV giới thiệu với HS dàn bài tham khảo Đề bài “Thuyết minh về cái quạt”
 I. Mở bài
 Giới thiệu đối tượng cần thuyết minh : (Tên đối tượng, tác dụng, ý nghĩa.)
 Chúng tôi là họ hàng nhà quạt, một sản phẩm nhân tạo rất quan trọng nhằm phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của con người . Những ngày hè nóng bức, các bạn đừng quên gọi chúng tôi nhé.
 II. Thân bài
 1. Giới thiệu về lịch sử ra đời của họ hàng nhà quạt
 - Tổ tiên chúng tôi có nguồn gốc từ rất lâu đời (có lẽ xuất hiện cùng với sự ra đời của loài người)
 - Cụ tổ chúng tôi là quạt mo, được làm bằng chất liệu đơn giản là mo cau. Sau nhờ bàn tay khéo léo của con người mà thân hình chúng tôi được duyên dáng hơn (quạt nan, quạt giấy.)
 - Ra đời để đáp ứng nhu cầu của con người, phục vụ đời sống, phục vụ sản xuất.
 - Để phù hợp với cuộc sống hiện đại thì thế hệ em út là quạt nhựa, quạt máy ra đời.
 2. Cấu tạo, chủng loại
 - Họ hàng nhà quạt rất đông anh em, phong phú và đa dạng về chủng loại.
 - Quạt mo được làm từ những chiếc mo cau (tức là bẹ ngoài của buồng cau), dễ làm, dễ sử dụng. Cuộc sống của anh em quạt mo rất gần gũi với đời sống của người Việt Nam xưa.
 - Quạt giấy, quạt nhựa : Vật liệu làm bằng giấy, bằng nhựa được thiết kế theo hình dáng đẹp mắt, màu sắc ưa nhìn, độ bền cao.
 - Quạt máy : Quạt có gắn động cơ bằng điện, có hình tròn, thường có 3 cánh. Để tránh nguy hiểm, chúng tôi được nguỵ trang bằng một chiếc khung sắt. Cánh quạt được làm bằng nhựa hoặc bằng sắt. Ngoài ra còn có hộp số để điều chỉnh độ mạnh yếu của tốc độ gió.
 3. Công dụng
 Được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, có mặt trong mọi gia đình người dân Việt Nam.
 - Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, tạo ra gió mát làm dịu cơn nóng mùa hè.
 - Trong sản xuất, để quạt thóc, thông gió các nhà máy, làm nguội động cơ máy.
 - Trong nghệ thuật : Xưa kia quạt giấy là một sản phẩm mĩ thuật, người ta vẽ tranh đề thơ lên quạt, dùng để múa trong các làn điệu chèo.
 - Có khi dùng làm quà tặng (nhất là trong xã hội phong kiến trước kia)
 4. Cách bảo quản
 - Anh em quạt mo, quạt giấy không thích ở nơi ẩm ướt, khi quạt phải nhẹ nhàng, tránh sự va chạm để khỏi rách. 
 - Quạt nhựa không ưa những vật nặng đè lên, bởi rất dễ vỡ.
 - Quạt điện thường xuyên bảo quản bằng việc lau chùi các bộ phận cấu tạo của quạt, bôi dầu mỡ để chạy êm nhanh.
 ->Nếu con người biết bảo quản tốt thì quạt bền, dùng được lâu. Ngược lại nếu con người thiếu ý thức thì chúng tôi nhanh hỏng không thể phục vụ con người.
 - Đặc biệt hiện nay tại các công sở, nhà máy, bệnh viện, ý thức trách nhiệm của một số người chưa tốt : quạt phải làm việc nhiều mà lại không phục vụ thiết thực à dẫn đến hiện tượng quạt mau hỏng, lãng phí điện. Hoặc quạt nhiều loại đã quá cũ dễ gây tai nạn.
 -> Lỗi phần lớn do con người gây nên.
 III . Kết bài 
 Khẳng định vai trò, vị trí của quạt trong đời sống hiện nay.
 - Càng ngày họ hàng nhà quạt càng hiện đại hơn. 
 - Luôn gắn bó với con người, quí mến con người, hết lòng phục vụ:
 - Con người cũng phải yêu thương, bảo vệ chúng tôi như chúng tôi đã yêu thương, chăm sóc họ vậy.
 Củng cố
 ? Nêu một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản thuyết minh ?
 GV chốt lại một số kĩ năng khi làm bài văn thuyết minh.
 Hướng dẫn về nhà.
 - Tiếp tục ôn tập lí thuyết văn thuyết minh.
 - Làm hoàn chỉnh bài thuyết minh cái bút
 - Chuẩn bị bài : Đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
 + Chú ý đọc kĩ văn bản, tìm hiểu chú thích.
 + Trả lời các câu hỏi SGK.
 + Chú ý tìm hiểu hệ thống luận điểm, luận cứ trong bài. 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_1_mon_ngu_van_9.doc