Giáo án dạy Tuần 30 - Môn Ngữ văn 9

Giáo án dạy Tuần 30 - Môn Ngữ văn 9

TIẾT 139 : VĂN BẢN : BẾN QUÊ (Hướng dẫn đọc thêm)

 (Tiếp theo)

I: Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện

- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta

2. Kĩ năng

- Đọc – hiểu một văn bản tự sự có nội dung mạng tính triết lí sâu sắc

- Nhận biết và phân tích được những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng trong truyện

3. Thái độ

 Trân trọng những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương gia đình .

II: Chuẩn bị

1. Gv giáo án, bảng phụ

2. HS đọc văn bản, trả lời câu hỏi Đọc hiểu văn bản

III: Các hoạt động dạy học

1.Ổn định lớp 5 p

 2. Bài cũ: Kể tóm tắt truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu ?

 

doc 19 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 30 - Môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S:4/4/2011
G:5/4/2011
TIẾT 139 : VĂN BẢN : BẾN QUÊ (Hướng dẫn đọc thêm) 
 (Tiếp theo)
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện
- Những bài học mang tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị và quý giá từ những điều gần gũi xung quanh ta
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu một văn bản tự sự có nội dung mạng tính triết lí sâu sắc
- Nhận biết và phân tích được những đặc sắc của nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng trong truyện
3. Thái độ
 Trân trọng những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương gia đình .
II: Chuẩn bị
1. Gv giáo án, bảng phụ
2. HS đọc văn bản, trả lời câu hỏi Đọc hiểu văn bản
III: Các hoạt động dạy học
1.Ổn định lớp 5 p
 2. Bài cũ: Kể tóm tắt truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu ?
3. Bài mới: 
Hoạt động thầy và trò 
Nội dung
Hoạt động 1: Phân tích nhân vật Nhĩ
Gv ? Trước khi Nhĩ bị bệnh Nhĩ là con người như thế nào?
- Là người có 1 thời thành đạt đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất. Trong con mắt của Nhĩ đã có hình bóng của biết bao nhiêu cảnh đẹp của trời mây, sông núi khắp trái đất 
Gv ? Đi nhiều nơi như vậy nhưng cảnh đẹp gần gui ngay cạnh của quê hương Nhĩ có biết không? Khi nào thì Nhĩ với biết được điều đó?
Gv? Nhĩ đã quan sát cảnh vật từ đâu? 
Gv? Qua cái nhìn & cảm nhận của n. vật Nhĩ, một bệnh nhân hiểm nghèo, em thầy cảnh vật TN được tả theo trình tự nào? 
- HS Cảnh vật được tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa, tạo thành một không gian có chiều sâu, rộng: từ bông hoa bằng lăng ->l thấy con sông Hồng -> vòm trời -> bãi bồi bên kia sông.
Gv? Cụ thể, từng cảnh được miêu tả ntn? 
Hs tìm chi tiết trả lời, nhận xét bổ sung
 - Chùm hoa Bằng Lăng  đậm sắc hơn
 - Dòng sông màu đỏ nhạt mặt sông như rộng thêm
 - Vòm trời như cao hơn
 - Một vùng phù sa ở bờ bãi bên kia màu vàng thau xen màu xanh non.
Gv ? Những cảnh vật đó có phải bây giờ mới có không? Nhận xét về các màu sắc của cảnh vật?
=> Không gian những cảnh sắc ấy vốn quen thuộc gần gũi nhưng lại rất mới mẻ với Nhĩ
Gv? Nhận xét về cách miêu tả của tác giả? Qua cảm nhận đó ta thấy ở Nhĩ 1 tâm trạng như thế nào?
Gv ? Những câu hỏi của Nhĩ & thái độ im lặng của Liên, người đọc cảm thấy hình như anh đã nhận ra điều gì về bản thân?
- Hs Anh nhận ra bằng trực giác, thời gan của đời mình chẳng còn bao lâu nữa 
Câu: Đêm qua có nghe  (tiếng đất lở -> báo hiệu tai họa)
Câu: Hôm nay là ngày mấy? ( thời gian qua nhanh)
Gv? Trước khi bị bệnh anh có để ý gì tới vợ không? 
Gv? Anh đã thấy vợ anh trong lúc này như thế nào? Anh đã nhận ra được điều gì ở vợ? 
- HS “Mặc tấm áo vá, những ngón tay gầy guộc, anh cảm nhận được cái đẹp đẽ nhẫn nhục của vợ mình,...”
- Nhận ra tất cả tình thương yêu, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của vợ, anh nói với vợ những lời ân hận xót xa, anh thấu hiểu lòng biết ơn sâu sắc người vợ 
Gv? Cuối cùng Nhĩ đã thấu hiểu ra điều gì?
- HS Gia đình là chỗ dựa là sức mạnh tinh thần của mỗi người.
Gv ? Vì sao Nhĩ lại nảy sinh khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông vào buổi sáng hôm ấy?
Gv? Nhĩ nhờ con sang sông để làm gì? Ước vọng của ông có thành công không? Vì sao?
Gv: Từ đây anh lại rút ra quy luật nào nữa trong c/đ mỗi con người? Quy luật ấy được thể hiện ở câu văn nào? 
Gv: ? Phân tích hành động kỳ quặc của Nhĩ ở đoạn cuối cùng, điều đó có ý nghĩa gì?
- Anh đang hối hả giục cậu con trai nhanh chân cho kịp chuyến đò.
- Thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn chương hãy sống có ích, hướng tới những giá trị đích thực, gần gũi.
- Hs trao đổi bàn tìm hiểu hình ảnh có ný nghĩa biểu tượng trong văn bản
- Hs trình bày, nhận xét bổ sung
- Gv chốt lại trên bảng phụ
Hoạt động 2: Tổng kết
- Hs nhận xét về nghệ thuật, nội dung của văn bản.
- Gv chốt lại gọi hs đọc ghi nhớ sgk
Hoạt động 3: Hs làm bài tập
- Hs đọc yêu cầu bt 1
- HS đọc lại đoạn văn, nhận xét về nghệ thuật miêu tả
- Gv nhận xét
- Gv cho hs đọc bài tập 2, yêu cầu hs về nhà làm bài tập 2
I: Đọc – tìm hiểu chung
II: Đọc – hiểu văn bản
1. Tình huống truyện
2. Nhân vật Nhĩ 
a. Cảm nhận của Nhĩ về cảnh đẹp thiên nhiên bình dị của quê hương
- Chùm hoa Bằng Lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn
 - Dòng sông màu đỏ nhạt mặt sông như rộng thêm
 - Vòm trời như cao hơn
 - Một vùng phù sa ở bờ bãi bên kia mau vàng thau xen màu xanh non.
=> Cảm nhận tinh tế về cảnh vật cho thấy vẻ đẹp và sự giàu có của quê hương. Cảm nhận này mang một niềm ân hận và nỗi đau xót da diết của Nhĩ 
b. Cảm nhận của Nhĩ về Liên 
- Anh cảm nhận được cái đẹp đẽ nhẫn nhục của vợ mình
- Nhận ra tất cả tình thương yêu, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của vợ, 
=> Gia đình là chỗ dựa là sức mạnh tinh thần của mỗi người.
c. Niềm khao khát của Nhĩ, những chiêm nghiệm của anh về quy luật của đời người 
 - Nhận ra vẻ đẹp của cảnh vật. Ân hận, xót xa cho cuộc đời.
- Khao khát được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông
- Quy luật phổ biến của đời người : “Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”
- Các thế hệ cần hiểu nhau, đem lại niềm vui cho nhau.
- Thức tỉnh mọi người hãy sống có ích, hướng tới những giá trị đích thực, gần gũi.
3: Những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng
- Hình ảnh bãi bồi bên kia sông..-> vẻ đẹp gần gũi, giản dị của quê hương
- Những bông hoa bằng lăng cuối mùa Tiếng những tảng đất lở -> sự sống của Nhĩ đang ở vòa những ngày cuối
- Đứa con trai sa vào đám chơi cờ thế -> điều chùng chình, vòng vèo
- Hành động cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện -> Thức tỉnh mọi người hãy sống khẩn chương hãy sống có ích
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật
2. Nội dung
* Ghi nhớ SGK 108
IV: Luyện tập
1. Bài tập 1
 Cảnh vật được miêu tả theo tầm nhìn của Nhĩ, từ gần đến xa, tạo thành một không gian có chiều sâu, rộng: từ bông hoa bằng lăng -> l thấy con sông Hồng -> vòm trời -> bãi bồi bên kia sông.
2. Bài tập 2: về nhà
3 P
Củng cố: Nêu cảm nhận ngắn gọn về nhân vật Nhĩ ?
 Dặn dò: Chuẩn bị bài Ô tập phần Tiếng Việt, chuẩn bị theo sgk
S: 5/4/2011 G: 6/4/2011
TIẾT 140 : ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
 Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức về phần Tiếng Việt
- Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản
3. Thái độ: tự giác ôn tập
II: Chuẩn bị
1. GV Soạn giáo án, bang phụ
2. HS chuẩn bị theo yêu cầu sgk
III: Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ
3. Bài mới
Hoạt động thầy và trò 
Nội dung
Hoạt động 1: Ôn tập về Khởi ngữ & các thành phần biệt lập: 10 p
Gv Cho học sinh nhắc lại lí thuyết về khởi ngữ và các thành phần biệt lập (kết hợp kiểm tra miệng)
? Thế nào là khởi ngữ ?
- Hs trả lời, nhận xét
- Gv chốt lại
? Kể tên các thành phần biệt lập ? Các thành phần biệt lập được dùng để làm gì ?
- Hs trả lời, nhận xét
- Gv chốt lại
Hoạt động 2: Hs làm bài tập 33 p
- Hs đọc yêu cầu, nội dung bt 1 : 13 p 
- Hs trao đổi nhóm bàn làm bài tập
- Hs trả lời lên bảng ghi lại, nhận xét
- Gv đưa ra đáp án
- HS đọc yêu cầu bt 2: 20 p
- Gv: Hướng dẫn HS viết đoạn văn về Bến Quê có ít nhất 1 câu chứa khởi ngữ, 1 câu chứa thành phần tình thái
- HS viết trình bày trước lớp, nhận xét
- Gv nhận xét đưa ra đoạn văn tham khảo
I. Khởi ngữ & các thành phần biệt lập:
1. Khái niệm 
* Khởi ngữ thành phần câu đứng trước chủ ngữ dùng để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
* Các thành phần biệt lập
- Phần tình thái là phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. 
- Phần cảm thán là phần dùng để bộc lộ tâm lý của người nói
- Thành phần gọi đáp dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
- Thành phần phụ chú bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu.
=> Là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập.
2. Bài tập 
 Bài tập 1
Khởi ngữ
Thành phần biệt lập
Tình thái
Cảm thán
Gọi đáp
Phụ chú
xây cái làng ấy
dường như
vất vả quá!
Thưa ông
những người con gái  nhìn ta như vậy
Bài tập 2:
 “Bến quê là câu chuyện viết về cuộc đời một con người từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, nhưng vào cuối đời con người ấy lại bị buộc chặt vào giường bệnh bởi một căn bệnh quái ác. Hình như vào những ngày cuối cùng đó Nhĩ mới nhận ra được vẻ đẹp, những điều bình dị ở xung quanh mình, nhận ra gia đình chính là tổ ấm là nơi nương tựa của cuộc đời con người. Cái chân lí giản dị ấy, Nhĩ chỉ kịp nhận ra vào những ngày cuối cùng của cuộc đời mình
2 p
Củng cố : Thế nào là khởi ngữ ? cho ví dụ
Dặn dò: Chuẩn bị tiếp bài phần II, III
KIỂM TRA 15 PHÚT
Câu 1: (5 đ) Phân biệt nghĩ tường minh và hàm ý ? Để sử dụng hàm ý cần có các điều kiện nào ?
Câu 2: (5 đ) Cho ví dụ về một hàm ý và cho biết hàm ý đó là gì ?
* Đáp án
Câu 1: (5 đ0
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu = 1,5 đ
- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy = 1,5 đ
- Điều kiện sử dụng hàm ý
+ Người nói, người viết có ý thức đưa hàm ý vào câu nói = 1 đ
+ Người nghe, người đọc có năng lực giải đoán hàm ý = 1 đ
Câu 2 (5 đ)
- Cho được ví dụ = 3 điểm
- Giải thích được hàm ý rõ ràng = 2 đ
S: 5/4/2011
G: 6/4/2011
TIẾT 141 : ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
 Hệ thống kiến thức về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức về phần Tiếng Việt
- Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản
3. Thái độ: tự giác ôn tập
II: Chuẩn bị
1. GV Soạn giáo án, bang phụ
2. HS chuẩn bị theo yêu cầu sgk
III: Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: kết hợp trong giờ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Liên kết câu và liên kết đoạn văn:
Gv? Thế nào là liên kết câu và liên kết đoạn văn ? (Kết hợp cho điểm)
- Hs trình bày nhận xét
- Gv chốt lại
HS đọc bài tập 1
HS làm bài tập theo nhóm bàn
HS trả lời nhận xét
Gv đưa ra đáp án
Hs đọc yêu cầu bt 2
Hs kẻ bảng tổng kết ghi lại kết quả bt 1
Gv cho hs lên bản làm, lớp nhận xét
Gv nhận xét
Hs đọc yêu cầu của bt
Gv: Nêu rõ sự liên kết về nội dung và hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết về Bến Quê
Hs nhận xét
Hoạt động 2: Nghĩa tường minh & hàm ý
Gv? Thế nào là nghĩa tường minh, hàm ý. Điều kiện sử dụng hàm ý ?
- HS trả lời nhận xét
Gv: Cho H/S đọc bài tập 1
? Chỉ ra hàm ý trong lời của người ăn mày ?
- Hs trao đổi trả lời
- Gv đưa ra đáp án
GV Cho H/S đọc bài tập 2
Hs  ...  những biến cố của đất nước và ngọn lửa cụ thể đã trở thành biểu tượng của ánh sáng và niềm tin
 Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen.....
 Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng
- Hình ảnh bếp lửa trở thành biểu tượng của quê hương đất nước, trong đó người bà vừa là người nhen lửa vừa là người giữ lửa.
 Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa....
 Ôi kì lạ và thiêng liêng bếp lửa
- Cuối cùng nhà thơ rút ra nài học đạo lí về mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại:
Giờ cháu đã đi xa......
Sớm mai này bà nhóm lửa lên chưa.
2 p
Củng cố: Nêu nội dung của bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt ?
Dặn dò: Chuẩn bị bài Những ngôi sao xa xôi
 Đọc văn bản, trả lời câu hỏi Đọc hiểu văn bản
S: 7/4/2011
G: 8/4/2011
TIẾT 143 – VĂN BẢN: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
 Lê Minh Khuê 
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sóng chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện
- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ hấp dẫn
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi “
- Cảm thụ được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm
 3. Thái độ: Trân trọng và cảm phục đối với sự hi sinh của những thanh niên xung phong vì độc lập tự do của dân tộc. 
II: Chuẩn bị
1. GV nghiên cứu tài liệu soạn giáo án
2. HS đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk
III: Các hoạt động dạy học
1.Ổn định lớp 5 p
 2. Bài cũ: Phân tích nhân vật Nhĩ trong Bến quê. 
 3. Bài mới: 
 Trong chiến tranh có không ít những tấm gương chiến sĩ đã quên mình vì đất nước, nhưng họ vẫn rất lạc quan, ung dung, yêu đời. Để phần nào hiểu được điều đó. Các em cùng tìm hiểu bài mới.
Hoạt động thầy và trò 
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản 25 p
- Hs đọc chú thích * nêu những nét chính về tác giả, tác phẩm
- Gv chốt lại ý chính
-Gv hướng dẫn H/S đọc: giọng tâm tình phân biệt lời kể và lời đối thoại giữa các nhân vật
-GV yêu cầu H/S tóm tắt văn bản, nx
- Gv nhận xettóm tắt lại
Gv: Cho H/S đọc một vài từ khó:
Gv ? Nhận xét về cách kể chuyện của tác giả?
- HS Chọn ngôi thứ I đặt vào nhân vật Phương Định, cô gái TN xung phong người Hà Nội, tác giả diễn tả một cách tự nhiên & sinh động cảm xúc tâm trạng, ý nghĩ của các cô gái trẻ luôn đối mặt với kẻ thù, hiểm nguy & cái chết mà vẫn sống hồn nhiên, lạc quan, mơ mộng giữa chiến trường.
Gv ? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần ? nội dung chính của mỗi phần?
- P1: Từ đầu  ngôi sao trên mũ: P.Định kể về công việc & c/s của bản thân & tổ 3 cô trinh sát mặt đường.
- P2: Tiếp  chị Thao bảo: Một lần phá bom, Nho bị thương, 2 chị em lo lắng, săn sóc.
- P3: còn lại: Sau phút hiểm nguy, 2 chị em nối nhau hát, niềm vui của 3 người trước trận mưa đá đột ngột.
Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản 12 
Gv? Trong đoạn trích có mấy nhân vật được nói đến?
- HS Chị Thao, Nho, Phương Định
Gv? Hoàn cảnh sống và chiến đấu của 3 nữ thanh niên xung phong ntn ?
- HS Sống, chiến đấu trên một cao điểm những năm chống Mỹ ác liệt. 
Gv? 3 nữ thanh niên xung phong có nhiệm vụ gì ?
- HS Nhiệm vụ sau mỗi trận bom, họ lao ra trọng điểm đo và ước tính khối lượng đất đa ,phá những quả bom chưa nổ, đối mặt với thần chết, công việc căng thẳng thần kinh, đòi hỏi sự dũng cảm, bình tĩnh, khôn ngoan, khéo léo, đòi hỏi kinh nghiệm, sẵn sàng hi sinh.
Gv tích hợp môi trường: môi trường bị hủy hoại trong chiến tranh do bom đạn, do các chất hóa học do Mĩ thả xuống Việt Nam
I. Đọc, tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả: 
- Lê Minh Khuê: 1949, quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lĩ tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ nữ
b. Tác phẩm: Sáng tác năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra vô cùng gay go, ác liệt
2. Đọc, tóm tắt truyện
 Tóm tắt
-Ba nữ thanh niên xung phong làm thành một tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Họ gồm có hai cô gái trẻ là Thao, Định và Nho và tổ trưởng của họ là chị Thao hơi lớn tuổi . Thường ngày họ quan sát dịch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp, đánh dấu vị trí bom chưa nổ và phá bom với số lượng là từ ba lần đến năm lần, họ ở dưới một cái hang dưới chân cao điểm, xa đơn vị. Cuộc sống của ba cô gái ở một nơi trọng điểm giữa chiến trường, dù khắc nghiệt và nguy hiểm nhưng vẫn có niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt và gắn bó yêu thương nhau trong tình đồng đội dù mỗi người một cá tính.
- Truyện tập trung miêu tả nhân vật chính – Phương Định giàu cảm xúc luôn nhớ về những kỉ niệm của tuổi thiếu nữ, gia đình và thành phố thân yêu .
- Cuối truyện là tâm trạng của ba cô gái trong lần phá bom- Nho bị thương và được sự chăm sóc của hai người còn lại .
3. Giải thích từ khó sgk
4. Cách kể chuyện
 Kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện là nhân vật chính
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Những nét chung của ba cô thanh niên xung phong.
a. Hoàn cảnh sống và chiến đấu
- Ở trên một cao điểm, giữa một vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, là nơi tập trung bom đạn
- Làm nhiệm vụ phá bom -> nguy hiểm đối mặt với cái chết.
3 p
* Củng cố: - Tóm tắt lại đoạn trích ?
 * Dặn dò: - Đọc lại, Soạn tiếp bài: Những ngôi sao xa xôi
S: 7/4/2011
G:8/4/2011
TIẾT 144 – VĂN BẢN: NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI
 Lê Minh Khuê 
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, tính cách dũng cảm, hồn nhiên trong cuộc sóng chiến đấu nhiều gian khổ, hi sinh nhưng vẫn lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trong truyện
- Thành công trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, lựa chọn ngôi kể, ngôn ngữ hấp dẫn
2. Kĩ năng
- Đọc – hiểu một tác phẩm tự sự sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước
- Phân tích tác dụng của việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi “
- Cảm thụ được vẻ đẹp hình tượng nhân vật trong tác phẩm
 3. Thái độ: Trân trọng và cảm phục đối với sự hi sinh của những thanh niên xung phong vì độc lập tự do của dân tộc. 
II: Chuẩn bị
1. GV nghiên cứu tài liệu soạn giáo án
2. HS đọc văn bản, trả lời câu hỏi sgk
III: Các hoạt động dạy học
1.Ổn định lớp 5 p
 2. Bài cũ: Tóm tắt lại đotruyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”
3. Bài mới: 
Truyện về 3 nữ thanh niên xung phong mở đường có rất nhiều nhưng đến với Lê Minh Khuê chúng ta tiếp tục được thấy sự lạc quan yêu đời & dũng cảm của các nhân vật 
Hoạt động thầy và trò 
Nội dung
Hoạt động 1 Tìm hiểu phẩm chất chung 15 p
Gv? Qua lời kể, nhận xét của P.Định em hãy tìm ra những nét tính cách, phẩm chất chung của họ?
- Hs tìm chi tiết trả lời, nx, bổ sung
- Gv chốt lại ý chính
- Họ có nhiều ước mơ và dễ xúc động như nhiều cô gái trẻ khác cùng độ tuổi.
quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao, dũng cảm hi sinh, không quản khó khăn, g.khổ, dễ vui, dễ buồn, thích làm đẹp cho c/s dù trong mọi hoàn cảnh.
Gv? Các nhân vật còn có cá tính riêng như thế nào? 
- Hs trả lời
+ Nho: Thích thêu thùa
+ Chị Thao: chăm chép bài hát chiến đấu dũng cảm bình tĩnh nhưng thấy máu chảy là sợ.
+ P.Định: con gái Hà Nội, vào loại khá, tóc dài, cổ cao, mắt có cái nhìn xa xăm, thích ngắm mình trong gương, hằng đêm say sưa hát ầm ĩ.
Gv? Ngoài những cá tính trên 3 cô gái có tinh thần trách nhiệm như thế nào?
quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao, dũng cảm hi sinh, không quản khó khăn, g.khổ, dễ vui, dễ buồn, thích làm đẹp cho c/s dù trong mọi hoàn cảnh.
17 p
Gv: Em thấy Phương Định có những nét riêng gì về tâm hồn, tính cách
- HS Cô gái Hà Nội, tóc dài, cổ cao, mắt có cái nhìn xa xăm, thích ngắm mình trong gương, hằng đêm say sưa hát ầm ĩ.
- Giàu cảm xúc, nhạy cảm, 
- Trước chiến tranh cô có một thời học sinh hồn nhiên sống yên bình bên cha mẹ 
- yêu mến, gắn bó thân thiết với hai đồng đội trong tổ, yêu mến và cảm phục những chiến sĩ mà cô đã gặp trên đường ra mặt trận.
- Nhạy cảm quan tâm đến hình thức của mình, bím tóc dày, mềm cổ cao
- Nhạy cảm nhưng kín đáo giữa đám đông, tưởng như kiêu kỳ, điệu
Gv? Diễn biến tâm trạng của P. Định trong lần phá bom nổ chậm được tả như thế nào?
- HS đọc đoạn tả cảnh phá bom
 - “ đến gần quả bom cảm thấy có ánh mắt chiến sĩ không sợ không đi khom cẩn thận bỏ gói thuốc, khỏa đất, chạy lại chỗ núp nép người vào bức tường nhìn đồng hồ có nghĩ đến cái chết”.)
? Gv: Điều đó thể hiện rõ nét p/c gì ở cô?
- HS Miêu tả tỉ mỉ, chi tiết đến từng cảm giác, ý nghĩ dù chỉ thoáng qua, cảm giác : hồi hộp, lo lắng, căng thẳng
- GVNhận xét: Thế giới tâm hồn của P.Định thật phong phú, trong sáng nhưng không phức tạp. Không thấy những băn khoăn, day dứt, trăn trở trong ý nghĩ & t/c của cô gái khi phải sống & chiến đấu trong thời gian dài trong h/c khắc nghiệt, nguy hiểm.
Gv? Sau mỗi cuộc chiến, tâm trạng của P.Định khi phát hiện mưa đá như thế nào?
- HS Vui thích, cuống cuồng, như trẻ con, xúc động.
-> Phương Định vừa là một chiến sĩ gan dạ, dũng cảm, vừa là một cô gái hồn nhiên đầy nữ tính và có lòng yêu quê hương da diết, lắng sâu
? Ở Phương Định thể hiện rõ những nét phẩm chất gì ?
- Hs nhận xét
Hoạt động 2 Tổng kết: 3 p 
Gv? Nhận xét về nghệ thuật và nội dung của truyện ?
Hs nhận xét, 
GV chốt gọi hs đọc Ghi nhớ
Hoạt động 3 Luyện tập: 3 p 
- Hs Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật P. Định?
II. Đọc hiểu văn bản:
1. Những nét chung của ba cô thanh niên xung phong.
a. Hoàn cảnh sống và chiến đấu
b. Phẩm chất 
- Họ còn rất trẻ
- Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc 
- Lòng dũng cảm, không sợ gian khổ, hi sinh. 
- Sống gắn bó với đồng đội 
- Họ có nhiều ước mơ và dễ xúc động như nhiều cô gái trẻ khác cùng độ tuổi.
- Thích làm đẹp cho cuộc sống của mình
2. Nhân vật Phương Định:
- Là cô gái Hà Nội vào chiến trường
- Hồn nhiên mơ mộng, thích hát
- Yêu mến những người đồng đội 
- Phương Định rất ý thức về bản thân mình nhưng lại kín đáo 
- Chủ động, bình tĩnh, dũng cảm, ý thức trách nhiệm, sẵn sàng hi sinh.
=> Tâm hồn trong sáng, tinh thần dũng cảm, hồn nhiên, lạc quan
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật
- Sử dụng ngôi thứ nhất, lựa chọn người kể chuyện là nhân vật trong truyện
- Miêu tả tâm lí và ngôn ngữ nhân vật
- Lời trần thuật, lời đối thoại tự nhiên
2. Nội dung
 Ca ngợi vẻ đẹp của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt
*Ghi nhớ:
IV. Luyện tập:
1. Bài 1 : về nhà
2. Bài tập 2
- Là cô gái Hà Nội vào chiến trường
- Hồn nhiên mơ mộng, thích hát
- Yêu mến những người đồng đội 
- Phương Định rất ý thức về bản thân mình nhưng lại kín đáo 
- Chủ động, bình tĩnh, dũng cảm, ý thức trách nhiệm, sẵn sàng hi sinh.
=> Tâm hồn trong sáng, tinh thần dũng cảm, hồn nhiên, lạc quan
 2 p
* Củng cố: - nêu nội dung chính cuả truyện?
 * Dặn dò: - chuẩn bị chương trình địa phương TLV: Bài viết nghị luận về một sự viện hiện tượng ở địa phương

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_30_mon_ngu_van_9.doc