Giáo án dạy Tuần 32 - Môn Ngữ văn 9

Giáo án dạy Tuần 32 - Môn Ngữ văn 9

TIẾT 149 : TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP

I: Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

 Hệ thống hóa kiến thức về các từ loại và cụm từ (danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và những từ loại khác)

2. Kĩ năng

- Tổng hợp kiến thức về từ loại và cụm từ

- Nhận biết và sử dụng thành thạo những từ loại đã học

II: Chuẩn bị

1.Gv giáo án, bảng phụ

2. Hs chuẩn bị bài theo yêu cầu sgk

III: Các hoạt động dạy học

1.Ổn định lớp: 5p

2. Kiểm tra bài cũ ? Biên bản là loại văn bản ntn ? Biên bản gồm có các mục nào ?

3. Bài mới

 Các em đã được học kiến thức về từ loại, về cụm từ. Để củng cố khái niệm về những phần này chúng ta cùng ôn tập.

 

doc 14 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 675Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 32 - Môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S: 10/4/2011
G: 11/4/2011
TIẾT 149 : TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: 
 Hệ thống hóa kiến thức về các từ loại và cụm từ (danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và những từ loại khác)
2. Kĩ năng
- Tổng hợp kiến thức về từ loại và cụm từ
- Nhận biết và sử dụng thành thạo những từ loại đã học
II: Chuẩn bị
1.Gv giáo án, bảng phụ
2. Hs chuẩn bị bài theo yêu cầu sgk
III: Các hoạt động dạy học
1.Ổn định lớp: 5p
2. Kiểm tra bài cũ ? Biên bản là loại văn bản ntn ? Biên bản gồm có các mục nào ? 
3. Bài mới
 Các em đã được học kiến thức về từ loại, về cụm từ. Để củng cố khái niệm về những phần này chúng ta cùng ôn tập.
Hoạt động thầy và trò 
Nội dung
 Hoạt động 1: 18 p
- H/S đọc bài tập 1:
- Gv cho hs trao đỏi theo bàn làm bài tập 1, hs trình bày, nhận xét, bổ sung
- Gv nhận xét đưa ra đáp án
- H/S đọc bài tập 2:
- GV cho 3 hs lên bảng làm bài tập, hs ở dưới làm ra vở
- Hs nhận xét bài tập trên bảng
- Gv nhận xét đưa ra đáp án
Gv: Mỗi từ trong 3 cột đó thuộc từ loại nào?
- Hs trả lời
Hoạt động 2: 20 p
H/S đọc bài tập 3:
Gv? Các từ loại DT, ĐT, TT có thể đứng sau những từ nào?
- Hs liệt kê
H/S đọc bài tập 4:
HS Kẻ bảng theo mẫu, điền các từ thích hợp
Gv sử dụng bảng phụ nhận xét
H/S đọc bài tập 5: xác định các từ in đậm vốn thuộc từ loại nào được chuyển sang từ loại nào?
- HS trao đổi trả lời nhận xét
- Gv đưa ra đáp án
A- Từ loại:
I. Danh từ, động từ, tính từ:
1. Bài tập 1: 
Danh từ
Động từ
Tính từ
Lần
lăng 
làng
Đọc
nghĩ ngợi
phục dịch 
Đập
Hay
Đột ngột 
phải 
sung sướng
2. Bài tập 2:
 c : hay 
 b : đọc
 a : lần
 b : nghĩ ngợi
a: cái (lăng)
b: phục dịch a: làng 
b: đập 
c: đột ngột
a: ông giáo
c : phải
c : sung sướng 
- Danh từ: lần, lăng, làng, ông giáo
- Động từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập
- Tính từ : ngột, phải, sung sướng
3. Bài tập 3: 
- Danh từ: có thể đứng sau : những, các, một
- Động từ: hãy, đừng, chớ, đã, vừa
- Tính từ: rất, hơi, lắm, quá
4. Bài tập 4: 
BẢNG TỔNG KẾT VỀ KHẢ NĂNG KẾT HỢP
CỦA DANH TỪ, ĐỘNG TỪ, TÍNH TỪ
Ý nghĩa khái quát của từ loại
khả năng kết hợp
Kết hợp về phía trước
Từ
loại
Kết hợp về phía sau
Chỉ sự vật người, vật, hiện tượng, khái niệm
Những, các, một, mọi
Danh từ
Này, kia, ấy, nọ
chỉ hoạt động trạng thái của sự vật
Hãy, đừng, chớ, vừa
Động từ
Được ngay
chỉ đặc điểm tính chất của sự vật hoạt động trạng thái
Rất, hơi, quá
Tính từ
Lắm, quá
5.Bài tập 5:
a. Tròn: Tính từ -> động từ
b. Lý tưởng: danh từ-> tính từ 
c. Băn khoăn: tính từ -> Danh từ.
 2p
Củng cố: Gv củng cố lại kiến thức
Dặn dò: chuẩn bị phần II: Các từ loại; phần B – Cụm từ
S:12/4/2011
G:13/4/2011
TIẾT 150 : TỔNG KẾT VỀ NGỮ PHÁP
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: 
 Hệ thống hóa kiến thức về các từ loại và cụm từ (danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ và những từ loại khác)
2. Kĩ năng
- Tổng hợp kiến thức về từ loại và cụm từ
- Nhận biết và sử dụng thành thạo những từ loại đã học
II: Chuẩn bị
1.Gv giáo án, bảng phụ
2. Hs chuẩn bị bài theo yêu cầu sgk
III: Các hoạt động dạy học
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : không
3. Bài mới
II: Các từ loại khác
*Hoạt động 1 : 15 P
- Gv cùng hs ôn lại khái niệm các từ loại
- Hs nêu khái niệm các từ loại, nhận xét
- Gv nhận xét
Tên gọi
Khái niệm
Số từ
Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật
Đại từ
Là những từ dùng để trỏ vào sự vật, nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian, thời gian
Lượng từ
Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật
Chỉ từ
Là những từ dùng để trỏ vào sự vật
Phó từ
Là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ dùng để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
Quan hệ từ
Là từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả .. giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
Trợ từ
Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó.
Thán từ
Là những từ dùng để bộc lộ cảm xúc tình cảm của người nói, hoặc dùng để gọi đáp
Tình thái từ
Những từ dùng thêm vào câu để cấu tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến biểu thị sắc thái tình cảm của người nói, viết.
1. Bài tập 1
- Hs đọc yêu cầu bt 1, hs trao dổi làm bài tập
- Hs trình bày, nhận xét
- Gv nhận xét đưa ra đáp án
Số từ
Động từ
Lượng từ
Chỉ từ
Phó từ
QHT
Trợ từ
Tình thái từ
Thán từ
Ba,
năm
Tôi ,bao nhiêu, bao giờ, bấy giờ
những
ấy, đâu
đã, mới, đã, đang
ở, của, nhưng, như
chỉ, cả ngay, chỉ
hả
Trời ơi
- Hs đọc yêu cầu bt 2
- HS tìm từ, trả lời nhận xét
- Gv nhận xét
Hoạt động 2: 28 p
- HS đọc yêu cầu bt 1, làm bài tập 1 tìm thành phần Trung tâm của các cụm DT in đậm?
- GVCho học sinh thảo luận nhóm 
- Các nhóm trình bày, nhận xét chéo 
- GV nhận xét chữa 
- HS đọc yêu cầu bt 2làm bài tập 2
- HS trình bày, nx
- GV đưa ra đáp án
- HS đọc yêu cầu bt 3, làm bài tập 3
- HS trình bày, nx
- GV đưa ra đáp án
2. Bài tập 2:
- Các từ: à, ư, hử, hở, hả -> chúng thuộc tình thái từ.
B. Cụm từ:
1. Bài tập 1:
- Phần Trung tâm
a. ảnh hưởng,
 nhân cách,
 lối sống
b. ngày
c. tiếng 
- Dấu hiệu
a. Lượng từ: những, một, một đứng trước
b. Lượng từ : những đứng trước
c. có thể thêm từ những vào trước tiếng
2. Bài tập 2: 
Phần TT của các cụm từ in đậm
a. đến, chạy, ôm: dấu hiệu: (đã, sẽ, sẽ - phó từ)
b. lên: dấu hiệu: (vừa - phó từ)
3. Bài tập 3:
a.- Phần trung tâm: Việt Nam, bình dị, Việt Nam, phương Đông, mới, hiện đại
- Yếu tố phụ : rất
- Các từ: Việt Nam, phương Đông được dùng làm tính từ
b. - Phần trung tâm: Êm ả
 - Dấu hiệu: có thể thêm từ rất vào trước 
c. .- Phần trung tâm : Phức tạp, phong phú, sâu sắc: rất
- Dấu hiệu: có thể thêm từ rất vào trước
 2p
 * Củng cố: - Có mấy loại cụm từ 
 * Dặn dò: - ôn lại toàn bộ kiến thức về từ loại . 
 - Soạn bài : luyện tập viết biên bản, chuẩn bị theo sgk
S: 12/4/2011
G: 13/4/2011
TIẾT 151 : LUYỆN TẬP VIẾT BIÊN BẢN
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
	Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống
2. Kĩ năng
	Viết được một biên bản hoàn thành
II: Chuẩn bị
1. GV soạn giáo án , chuẩn bị biên bản mẫu
2. HS chuẩn bị phần II: Luyện tập
III: Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: 5 P 
2. Kiểm tra bài cũ ? Biên bản là loại văn bản ntn ? Biên bản gồm có các mục nào ?
3. Bài mới
Hoạt động thầy và trò 
Nội dung
Hoạt động 1: Lý thuyết: 5 p
Gv? Biên bản nhằm mục đích gì?
Gv? Người viết biên bản cần phải có thái độ như thế nào?
Gv? Nêu bố cục phổ biến của biên bản?
Gv? Lời văn và cách trình bày một biên bản có gì đặc biệt?
Hoạt động 2: Luyện tập: 33 p
- H/S đọc nội dung ghi chép biên bản hội nghị, thảo luận các câu hỏi sau:
? ND ghi chép đã cung cấp đầy đủ dữ liệu để hình thành một biên bản chưa?
? Cần thêm bớt những gì?
?Cách sắp xếp các ND đó có phù hợp với một biên bản không?
- Hs nhận xét
- Gv nhận xét: ghi chép dầy đủ nhưng cần sắp xếp lại theo bố cục
- GV yêu cầu hs ghi lại theo bố cục cách viết biên bản
- Hs trình bày, nhận xét
- Gv nhận xét, về cách trình bày, về nội dung 
- Hs đọc yêu cầu bt 2
Cho H/S ghi lại biên bản họp lớp tuần vừa qua?
Chú ý: ghi lại những gì có thực, đầy đủ, chính xác.
- Hs trình bày nhận xét
- GV nhận xét
- Hs đọc yêu cầu bt 3
Gv: Cho H/S ghi lại biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội em cho chi đội bạn 
- Hs trình bày nhận xét
- GV nhận xét
I. Lý thuyết:
1- Mục đích: Là loại ghi chép trung thực chính xác đầy đủ một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. 
2- Người ghi biên bản chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.
3- Bố cục phổ biến của biên bản
Có 3 phần: + phần đầu
 + phần nội dung
 + phần kết thúc
4.- Lời văn: Ngắn gọn, rõ ràng, chính xác
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
Khôi phục lại biên bản theo bố cục:
Quốc hiệu và tiêu ngữ
Địa điểm, thời gian hội nghị
Tên biên bản ( chữ hoa)
Thành phần tham dự
Diễn biến và kết quả hội nghị
Thời gian kết thúc, thủ tục ký, nhận xét.
2. Bài tập 2:
3. Bài tập 3:
 Ghi lại biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần
 Gợi ý:
- Thành phần tham dự bàn giao gồm những ai?
- Nội dung bàn giao như thế nào
+ kết quả công việc đã làm trong tuần
+ Nội dung công việc tuần tới
+ Các phương tiện vật chất và hiện trạng của chúng ta tại thơi điểm bàn giao.
4. Bài tập 4 : về nhà
 2p
* Củng cố: - Khi làm biên bản cần chú ý điều gì ? 
* Dặn dò: chuẩn bị bài Hợp đồng, phần I
S:15/4/2011
G:16/4/2011
TIẾT 152 : HỢP ĐỒNG
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
 Đặc điểm, mục đích, yêu cầu, tác dụng của hợp đồng
2. Kĩ năng
 Viết một hợp đồng đơn giản
II: Chuẩn bị
1. Gv soạn giáo án, bản hợp đồng
2. HS chuẩn bị theo yêu cầu sgk
III: Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: 5p 
2. Bài cũ: Nêu bố cục các phần của Biên bản ? 
3. Bài mới: 
Hoạt động thầy và trò 
Nội dung
Hoạt động 1: Đặc điểm của hợp đồng: 15p
H/S đọc văn bản: Hợp đồng mua bán SGK 
Gv ? Tại sao cần phải có hợp đồng?
- Hs trả lời nx
- Gv chốt lại
Gv? Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
- Hs trả lời nx
- Gv chốt lại
Gv? Hợp đồng cần phải đạt những y/c nào? 
- Hs trả lời nx
- Gv chốt lại
Gv: Kể tên một số hợp đồng mà em biết?
- Hs nêu một số hợp đồng
HĐ: kinh tế, lao động, cung cấp thiết bị, cho thuê nhà, XD, đào tạo, chuyển nhượng
Hoạt động 2: Cách làm hợp đồng 15p
 H/S đọc lại vb: Hợp đồng mua bán SGK?
Gv? chú ý phần đầu của bàn hợp đồng, phần này gồm những mục nào?
- Hs trao đổi trả lời, nx
- Gv nhận xét
Gv? Phần ND hợp đồng gồm những gì? N.xét cách ghi những ND này trong hợp đồng?
Gv? Phần kết thúc hợp đồng có những mục nào?
Gv? Khi viết hợp đồng lời văn phải như thế nào? Chính xác, chặt chẽ.
Gv? Hợp đồng là loại văm bản ntn ? gồm có các mục nào ?
H/s đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 3: Luyện tập: 8p
- Hs đọcyêu cầu bt 1
- Hs làm bài tập 1, trả lời nx
- Gv nhận xét
- Hs đọc yêu cầu bt 2
- Hs viết hợp đồng thuê nhà, trình bày, nx
- Gv nhận xét
I. Đặc điểm của hợp đồng:
1. Ví dụ: sgk
2. Nhận xét
- Là loại VB có tính chất pháp lý, là cơ sở để các tập thể cá nhân làm việc theo quy định của pháp luật
- Ghi lại nội dung thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi, của 2 bên nhằm thực hiện đúng thỏa thuận đã cam kết.
- Ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, chặt chẽ và có sự ràng buộc của 2 bên ký với nhau trong khuôn khổ của pháp luật
II. Cách làm hợp đồng:
1: Phần mở đầu:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tên hợp đồng 
- Cơ sở pháp lý của việc ký hợp đồng
- Thời gian, địa điểm ký hợp đồng
- Đơn vị, cá nhân, chức danh, địa chỉ của 2 bên tham gia hợp đồng
2. Phần nội dung
- Cá điều khaorn cụ thể
- Cam kết của hai bên kí hợp đồng
3. Phần kết thúc:
 Đại diện của hai bên kí hợp đồng và đóng dấu
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
1. Bài tập 1
 Tình huống b, c, e cần viết hợp đồng.
2. Bài tập 2
2p
 * Củng cố: - Đặc điểm của hợp đồng? Cách làm hợp đồng?
 * Dặn dò: - Soạn bài Bố của Xi mông. Đọc văn bản, trả lời câu hỏi Đọc hiểu văn bản
S: 17/4/2011
G: 18/4/2011
TIẾT 153 : VĂN BẢN : BỐ CỦA XI MÔNG
 G. đơ Mô-pa-xăng
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
 Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, những khao khát của em
2. Kĩ năng
- Đọc-hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự
- Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật
- Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhận vật trong một văn bản tự sự
3. Thái độ: 
 Giáo dục cho HS lòng yêu thương bạn bè yêu thương con người 
II: Chuẩn bị
1. Gv soạn giáo án
2. HS Đọc văn bản, trả lời câu hỏi Đọc hiểu văn bản
III: Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: 
2. Bài cũ: không
3. Bài mới: 
 Mô-pa-xăng là một trong những cây bút lừng danh thế giới ông thường viết về đề tài xã hội đời thường trong đó có tác phẩm: “Bố của Xi Mông”. Để hiểu ND tác phẩm chúng ta cùng vào bài mới.
Hoạt động thầy và trò 
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc tìm hiểu chung 10p
Gv: Cho học sinh đọc chú thích * SGK
Gv: Nêu vài nét về tác giả? Tác phẩm ?
Gv: Hướng dẫn h/s đọc: chú ý phân biệt lời kể chuyện, tả cảnh, giọng nói, lời đối thoại của các nhân vật.
- Hs đọc, nhận xét
- GV nhận xét
Gv: Cho học sinh tóm tắt 
 Truyện kể về chị Blăng sốt bị gã đàn ông lừa dối sinh ra bé Xi mông. Khi Xi mông đi học, em bị đám học trò chế giễu là đứa con hoang không có bố. Xi mông buồn tủi lang thang ra bờ sông, chỉ muốn chết cho song. Rất may em gặp bác Phi-líp. Bác dẫn em về nhà với mẹ. Em mong muốn bác Phi-íp là bố và bác đã nhận lời. Nhưng bọn trẻ vẫn trêu trọc vì bác Philíp không phải là chồng của mẹ Xi mông thì làm sao là bố của Xi mông được? 
- Gv: Kể thêm phần trích sau không được đưa vào sách 
Bác Phi líp vì thương Xi mông mà bác Philíp đã cầu hôn với cô Blăng sốt. Từ đó Xi mông có một người bố thực sự chỗ dựa vững chắc của em trong cuộc đời 
- H/S đọc các từ khó sgk
Gv: Đoạn trích có thể chia làm mấy phần?nêu nội dung cảu từng phần ?
- Hs nhận xét
P1: Từ đầu khóc hoài: tâm trạng tuyệt vọng của Xi Mông
P2:tiếp theo... một ông bố: Xi-Mông gặp bác Phi Líp.
P3: tiếp theo... bỏ đi rất nhanh: P.Líp đưa Xi-Mông về nhà, gặp chị B lăng-sốt.
P4: còn lại: câu chuyện ở trường sáng hôm sau.
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản 30p 
 15 p
Gv? Câu chuyện có mấy nhân vật ?
- Câu chuyện đơn giản, chỉ có 3 nhân vật chính và một số bạn học của Xi-Mông (phụ)
Gv? Em có nhận xét gì về hoàn cảnh của Xi mông ?
- Khi cất tiếng khóc chào đời Xi mông đã phải sống trong hoàn cảnh khổ sở thiếu thốn cả và vật chất và tinh thần nhưng lớn lên nỗi đau không có bố mới thực sự dằn vặt cậu bé. 
Gv: Cung cấp thêm ở một đoạn khác của truyện tác giả cho biết Xi mông là đứa bé trai độ 7 8 tuổi, hơi xanh xao, rất sạch sẽ, vẻ nhút nhát, gần như vụng dại.
Gv: Tại sao Xi mông lại ra bờ sông. Em ra bờ sông để làm gì?
- HSBị bạn bè trêu chọc không có bố em đau đớn bỏ ra bớ sông định nhảy xuống sông tự tử .
Gv? Cái gì đã khiến Xi mông không còn ý định nhảy xuống sông tự tử nữa?
- HS Cảnh thiên nhiên ở bờ sông đẹp thời tiết ấm áp dễ chịu làm em vơi đi phần nào nỗi đau đớn tủi hổ. Nghĩ đến nhà và nghĩ tới mẹ.
Gv: Nhà văn đã nhiều lần kể truyện Xi mông khóc. Em hãy tìm chi tiết chứng tỏ điều ấy? 
- HSCảm giác uể oải thường thấy sau khi khóc và thấy buồn vô cùng em lại khóc. Người em rung lên những cơn nức nở kéo dài em chẳng nhìn thấy gì quanh em nữa và em lại khóc. Trả lời mắt đẫm lệ 
Gv? Thái độ của Xi-mông thế nào khi bất ngờ gặp bác Phi Líp?
Gv: Câu trả lời nghẹn ngào trong tiếng khóc cố kìm nén chứng tỏ tâm trạng gì của em bé lúc này? 
Gv? Khi về đến nhà Em đã hỏi bác những gì? Những câu nói đó nói lên điều gì?
Câu hỏi 1: khao khát bằng bất kỳ giá nào cũng phải có bố để rửa nỗi nhục trước bạn bè.
Câu 2: Càng chứng tỏ khao khát có bố của bé.
Câu 3: Đây là truyện nghiêm túc, trọng đại nhất.
- Gv Khi ở trường tại sao trước những lời trêu cợt của lũ bạn lúc đầu Xi-mông quát vào mặt chúng như ném một hòn đá sau đó lại không trả lời gì hết? Trong lòng em đã có suy nghĩ t/c gì hướng về người bố mới Em đã có một người bố chân chính thực sự đó là niềm hãnh diện , tự hào không dấu diếm.
Gv? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để nói về tâm trạng của Xi-Mông? 
Gv? Cách miêu tả đó có phù với tâm lý lứa tuổi của em không?
- Phù hợp vì là một cậu bé nhớ nhưng lại quên ngay, nhớ ngay.
Gv? Chi tiết hình ảnh nào chứng tỏ điều đó?
 Khóc – thấy cảnh đẹp – chơi đùa – muốn ngủ – muốn chơi đùa nhớ nhà, nhớ mẹ – khóc.
Gv? Qua các chi tiết trên em thấy Xi-mông là cậu bé ntn?
8p
?Nân vật Blăng-sốt được giới thiệu nhn? 
Gv? Thái độ và t/c của chị khi ôm con vào lòng, nhà văn đã diễn tả sự xấu hổ, tủi nhục của chị đến mức độ nào?
GV? Nhận xét về nghệ thuật được sử dụng? 
Gv? Nhận xét về phẩm chất người mẹ trẻ?
- Chị không phải hư hỏng, thiếu đứng đắn mà đã có thời nhẹ dạ, lỡ lầm. Là người phụ nữ đức hạnh, bị lừa dối. Từng là cô gái đẹp nhất vùng sống đứng đắn nghiêm túc.
7p
Gv? Nhân vật bác Phi-líp được miêu tả ntn ?
Gv? Vì sao bác Phi Líp an ủi đưa Xi-mông về nhà ?
- Vì thấy vẻ đau khổ, đáng thương của Xi-mông bác muốn an ủi em, giúp đỡ em, đưa em về nhà.
Gv? Tại sao bác Phi Líp đột nhiên rụt rè, ấp úng khi nói với chị B lăng sốt? Vì thấy chị không như ý nghĩ đùa cợt của bác.
Gv: Tại sao bác nhanh chóng nhận lời làm bố của Xi-mông?
- Phần thương Xi-mông, phần cảm mến chị Blăng sốt, muốn bù đắp mất mát cho 2 mẹ con chị.
GV? Em thấy bác Phi-líp là người ntn ?
Hoạt động 3 Tổng kết: 3 p
GV? Nhận xét về nghệ thuật và nội dung của văn bản ?
- Hs nhận xét
- Gv nhận xét gọi hs đọa ghi nhớ
- Hs đọc ghi nhớ
I. Đọc, tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả: Mô pa xăng (1850- 1893) là nhà văn hiện thực nổi tiếng của nước Pháp
b. Tác phẩm: Văn bàn bố của Xi mông trích từ phần đầu truyện ngắn cùng tên.
2. Đọc, kể tóm tắt
3. Tìm hiểu từ khó
4. Bố cục
5. Thể loại
- Truyện ngắn
- Kể theo ngôi thứ 3
II. Đọc, hiểu văn bản:
1. Nhân vật Xi-mông:
a. Hoàn cảnh của Xi mông
- Sống trong hoàn cảnh thiếu thốn về vật chất và tinh thần
- Không có bố
- Thường bị bạn bè trêu chọc 
-> Hoàn cảnh tội nghiệp, đáng thương
b. Tâm trạng của Xi mông
- Bỏ nhà ra bờ sông định nhảy xuống sông cho chết đuối vì không có bố.
- Nghĩ đến nhà và nghĩ tới mẹ. 
- Buồn vô cùng em lại khóc.. khóc hoài
- Khi gặp bác Phi-líp và về đến nhà:
+ Trút hết nỗi lòng đau khổ, ngây thơ của mình.
+ Nghẹn ngào, xấu hổ, buồn tủi.
+ Khao khát có bố, muốn bác Phi-líp làm bố
-> Miêu tả phù hợp với tâm lý lứa tuổi 
=> Xi-mông là nhân vật đáng thương, đáng yêu, Khao khát có bố, em đã tìm được hạnh phúc cho mình và học tập tự tin vững vàng hơn
2. Nhân vật Blăng- sốt:
- Là cô gái đẹp nhất vùng, có một thời lầm lỡ bị lừa dối
- Cao lớn, xanh xao, nghiêm nghị.
- Đôi má đỏ bừng, tê tái đến tận xương tủy ôm con hôn lấy hôn để mà nước mắt lã chã tuôn rơi.
- Im lặng như tờ, hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại, dựa vào tường hai tay ôm ngực
-> Miêu tả tâm trạng
-> Là người phụ nữ đức hạnh, đứng đắn, nghiêm túc thương yêu con
3. Nhân vật bác Phi-Líp:
- Là bác công nhân lao lớn, râu tóc đen, nhân hậu.
- Hiểu ra Blăng - sốt là người tốt
- Thương yêu Xi-mông vui lòng làm bố của Xi-mông
=> Là người lao động lương thiện, nhận hậu, yêu trẻ em.
III: Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, hành động
- Tình tiết truyện bất ngờ, hợp lí
2. Nội dung
* Ghi nhớ:SGK
 2p
 * Củng cố: - Em có nhận xét gì về nhân vật mẹ Xi mông và bác Philíp
 * Dặn dò: - Soạn bài: Ôn tập về truyện, chuẩn bị theo yêu cầu sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_32_mon_ngu_van_9.doc