Giáo án dạy Tuần 34 - Môn Ngữ văn 9

Giáo án dạy Tuần 34 - Môn Ngữ văn 9

TIẾT 159 : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

I: Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức : Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS về các kiến thức phần Tiếng Việt học kì II

2. Kĩ năng : Bèn luyện kĩ năng đặt câu, sử dụng các phép liên kết câu

II: Hình thức kiểm tra

 Tự luận

III: Ma tận đề kiểm tra

 

doc 12 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 804Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Tuần 34 - Môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S: 25/4/2011
G: 26/4/2011
TIẾT 159 : KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức : Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS về các kiến thức phần Tiếng Việt học kì II
2. Kĩ năng : Bèn luyện kĩ năng đặt câu, sử dụng các phép liên kết câu
II: Hình thức kiểm tra
 Tự luận
III: Ma tận đề kiểm tra
Chủ đề kiểm tra 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Chủ đề 1:
- Khởi ngữ
Đặt câu có khởi ngữ
Số câu: 1
Số điểm: 2 Tỉ lệ 20 % 
 Số câu: 1
Số điểm: 2
Số câu 1
2 điểm=20% 
Chủ đề 2
Liên kết câu và liên kết đoạn văn
 Trình bày được khái niệm liên kết
Số câu 1
Số điểm 3 Tỉ lệ 30 % 
 Số câu 1
 Số điểm 3
Số câu 1
3 điểm=30% 
Chủ đề 3
Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Viết đoạn văn có sự liên kết về một tác phẩm truyện
Số câu 1
Số điểm 5 Tỉ lệ 50 %
Số câu 1
Số điểm 5
Số câu 1
5 điểm= 50% 
Tổng số câu 3
Tổng số điểm10
Tỉ lệ 100% 
Số câu 1
Số điểm 2
 30 %
Số câu 1
Số điểm 2
 20 %
Số câu 1 
Số điểm 6
 50 %
Số câu 3
Số điểm 10
IV: Câu hỏi kiểm tra theo ma trận
Câu 1 (2 điểm) Đặt hai câu văn có thành phần khởi ngữ ? Chỉ ra dâu là thành phần khởi ngữ ?
Câu 2 (3 điểm): Trình bày ngắn gọn khái niệm liên kết câu và liên kết đoạn văn ?
Câu 3 (5 điểm) Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, trong đó sử dụng các phép lặp từ ngữ, phép thế và phép nối để liên kết các câu. 
V: Đáp án - Thang điểm
Câu 1: (2 đ) 
	- Hs đặt được 2 câu văn có thành phần khởi ngữ và chỉ ra được khởi ngữ ở trong câu : Mỗi câu được 1 điểm
Câu 2: (3 đ) HS nêu được các ý
	- Các đoạn văn trong một văn bản cúng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức = 1 điểm
	- Về nội dung: Liên kết chủ đề; liên kết lô-gic = 1 điểm
	- Về hình thức: Các phép liên kết: phép lặp từ ngữ; phép thế; phép nối; phép đồng nghĩa, trái nghĩa và lien tưởng = 1 điểm
Câu 3: (5 đ)
 - HS viết đoạn văn giới thiệu về truyện ngắn “Chiếc lược ngà” trong đó phải sử dụng phép nối, phép lặp, phép thế để liên kết câu.
- Đoạn văn phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu và cùng hướng vào việc giới thiệu tác phẩm “Chiếc lược ngà” 
 - Gv căn cứ vào yeu cầu, nội dung bài viết của HS để cho điểm.
VI: Xem xét việc biên soạn đề
S: 26/4/2011
G: 27/4/2011
TIẾT 160 : LUYỆN TẬP VIẾT HỢP ĐỒNG
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
Những kiến thức cơ bản về đặc điểm, chức năng, bố cục của hợp đồng
2. Kĩ năng: 
Viết một hợp đồng ở dạng đơn giản đúng quy cách
II: Chuẩn bị
1. Gv giáo án
2. Hs viết trước một bản hợp đồng
III: Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: 
2. Bài cũ: kiểm tra trong giờ	 
3. Bài mới: 
Hoạt động thầy và trò 
Nội dung
Hoạt động 1: ôn tập lí thuyết
Gv? Mục đích và tác dụng của hợp đồng là gì?
Hs trình bày, nx bổ sung
Gv nhận xét cho điểm
Gv? Trong các loại văn bản sau, văn bản nào có tính chất pháp lý? 
- Tường trình 
- Biên bản
- Báo cáo 
- Hợp đồng 
Gv? Một bản hợp đồng gồm có những mục nào?
Gv? Phần nội dung chính của hợp đồng được trình bày dưới hình thức nào?
Gv? Những yêu cầu về hành văn, số liệu của hợp đồng ?
Hoạt động 2: Luyện tập:
-GV hướng dẫn HS làm các bài tập SGK 196.
-Cho HS đọc yêu cầu bài tập 1/196.
Cho H/S thảo luận (3’) Chọn cách diễn đạt đúng.
- Hs trình bày, giải thích 
- Gv nhận xét, đáp án
-Cho HS đọc yêu cầu BT2/196.
-GV hướng dẫn HS lập hợp đồng dựa trên những thông tin có sẵn của SGK.
-Gọi HS đọc bản hợp đồng của mình 
- Hs – Gv nhận xét sửa chữa
I. Ôn tập lý thuyết:
1: Mục đích và tác dụng của hợp đồng
- Hợp đồng là cơ sở để các bên tham gia kí kết ràng buộc lẫn nhau, có trách nhiệm thực hiện các điều khoản đã nghi nhằm đảm bảo cho công việc thu được hiệu quả, tránh thiệt hại cho các bên.
2. Văn bản có tính chất pháp lí
- Văn bản có tính chất pháp lí là văn bản hợp đồng.
3. Một bản hợp đồng gồm: 3 mục
+ Phần mở đầu
+ Phần nội dung
+ Phần kết thúc
- Phần nội dung chính đợc ghi lại theo từng điều khoản được thống nhất một cách cụ thể chính xác.
4. những yêu cầu về hành văn, số liệu của hợp đồng. 
- Câu văn trong hợp đồng phải ngắn gọn, dễ hiểu và đơn nghĩa. Các từ ngữ đơn giản, tránh dùng từ ngữ chung chung.
- Số liệu trong hợp đồng phải được ghi cụ thể và chính xác.
II. Luyện tập: 
1.Bài tập 1/196:
a. Chọn cách 1: vì nó bảo đảm tính chính xác, chặt chẽ của hợp đồng
b. Chọn cách 2 vì nó cụ thể và chính xác hơn
c. Chọn cách 2 vì nó ngắn gọn, đủ ý, rõ ràng
d. Chọn cách 2 vì nó ràng buộc trách nhiệm của bên B
2. Bài tập 2/196.
Lập hợp đồng:
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG CHO THUÊ XE
 Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên.
Hôm nay, ngày ... tháng... năm ... 
Tại địa điểm ...
Chúng tôi gồm:
Bên A: Người có xe cho thuê.
Đại diện là ông bà Ng Văn A.
Địa chỉ:
Bên B: Người cần thuê xe.
Đại diện là ông bà Trần Văn C.
Địa chỉ: Khách sạn Y
Chứng minh ND số ... do Sở Công an ... cấp ngày ... tháng... năm ... hai bên thống nhất nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Nội dung giao dịch.
Bên A cho bên B thuê một chiếc xe đạp mini Nhật, màu tím trị giá 1.000.000 đồng với thời gian 3 ngày đêm.
Điều 2: Trách nhiệm và nghĩa vụ bên A.
- Bảo đảm giao xe đúng thời gian, đúng kiểu và giá trị như thỏa thuận.
Điều 3: Trách nhiệm và nghĩa vụ bên B.
- Giao trả xe đúng thời gian.
- Bảo quản xe cẩn thận, không để mất mát hư hỏng.
- Nếu xe bị mất hoặc hư hỏng thì bên B có trách nhiệm bồi thường cho bên A.
-Nếu trả xe chậm thì phải nộp phạt tiền gấp đôi cho bên A.
Điều 4: Phương thức thanh toán.
- Bằng tiền mặt với mức thuê 10.000 đồng/ ngày đêm.
Điều 5: Hiệu lực hợp đồng. Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ... tháng... năm ... cho đến hết ngày ... tháng... năm ... Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có điểm nào chưa phù hợp thì hai bên sẽ bàn bạc, đi đến thống nhất cách giải quyết.
Hợp đồng này được làm thành hai bản, có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản.
Đại diện bên A	 Đại diện bên B
(Ký, Ghi rõ họ tên) (Ký, Ghi rõ họ tên)
3. Bài tập 3: Về nhà
 * Củng cố: Nhắc lại bố cục của bản hợp đồng?
 * Dặn dò: Về nhà làm bài tập 3,4
 Soạn bài: Tổng kết phần văn học nước ngoài, soạn theo yêu cầu sgk
S: 26/4/2011
G: 27/4/2011
TIẾT 161: TỔNG KẾT VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
I: Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức : hệ thống kiến thức về các tác phẩm vặn học nức ngoài đã học
2. Kĩ năng: 
- tổng hợp hệ thống hóa kiến thức về các tác phẩm văn học nước ngoài
- Liên hệ với những tác phẩm văn học Việt Nam có cùng đề tài
II: Chuẩn bị
1. Gv giáo án, bảng thống kê
2. Hs lập bảng thống kê
III: Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: 
2. Bài cũ: kiểm tra trong giờ	 
3. Bài mới: 
Hoạt động 1: Lập bảng hệ thống các tác phẩm văn học nước ngoài
 Gv cho hs đọc bảng thống kê
 Hs nhận xét, bổ sung
 GV nhận xét
Thứ
tự
Tên bài
Thể loại
Tác giả (nước)
Thế kỉ
Nội dung chủ yếu
Đặc sắc nghệ thuật
1
Cây bút thần
Truyện
Dân gian (Trung Quốc)
Quan niệm về công lý xã hội, về mục đích, tài năng nghệ thuật, ước mơ khả năng kỳ diệu.
Trí tưởng tượng phong phú, truyện kể hấp dẫn.
2
Ong lão đánh cá và con cá vàng
Truyện
Dân gian (Nga)
Ca ngợi lòng biết ơn đối với những người nhân hậu, phê phán kẻ tham lam.
Lắp lại tăng tiến của cốt truyện, nhân vật đối lập, yếu tố kỳ ảo.
3
Xa ngắm thác núi Lư
Thơ
Lý Bạch (Trung Quốc)
VIII
Vẻ đẹp núi Lư và tình yêu thiên nhiên đằm thắm, bộc lộ tính cách phóng khoáng của nhà thơ.
Hình ảnh thơ tráng lệ, huyền ảo.
4
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Thơ
Lý Bạch
VIII
Tình cảm quê hương của người sống xa nhà trong một đêm trăng thanh tĩnh.
Từ ngữ giản dị, cảm xúc chân thành.
5
Ngẫu nhiên viết nhàn
Thơ
Hạ Tri Chương
VIII
Tình cảm sâu sắc mà chua xót của người sống xa quê lâu ngày trong khoảnh khắc mới về quê.
Cảm xúc chân thành, hóm hỉnh kết hợp với tự sự.
6
Bài ca nhà
 tranh bị gió thu phá
thơ
Đỗ Phủ (Trung Quốc)
VIII
Nỗi khổ nghèo túng và ước mơ có ngôi nhà vững chắc để che chở cho những người nghèo.
Kết hợp trữ tình với tự sự, nghị luận.
7
Mây và sóng
Thơ
Ta-go (An Độ)
XX
Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.
Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng. Kết hợp biểu cảm với kể chuyện.
8
Ông Giốc Đanh mặc lễ phục
Kịch
Mô li e (Pháp)
XVIII
Phê phán tính cách lố lăng của tên trưởng giả học làm sang.
Chọn tình huống tạo tiếng cười sảng khoái, châm biếm, sâu cay.
9
Buổi học cuối cùng
Truyện
Đô đê (Pháp)
XX
Yêu nước là yêu cả tiếng nói dân tộc.
Xây dựng nhân vật thầy giáo và cậu bé Phrăng.
10
Cô bé bán diêm
Truyện
An đec xem (Đan Mạch)
XIX
Nỗi bất hạnh, cái chết đau khổ và niềm tin yêu cuộc sống của em bé bán diêm.
Kể chuyện hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng.
11
Đánh nhau với cối xay gió
Truyện
Xec van tet (Tây ban nha)
XVI-
XVII
Sự tương phản về nhiều mặt giữa hai nhân vật Đôn Kihôtê và Xantrô Phanxa qua đó ngợi ca mặt tốt, phê phán mặt xấu.
Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật gây cười.
12
Chiếc lá cuối cùng
Truyện
O hen-ry
XIX
Tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ : cụ Bơmen, Gionxi và Xiu
Tình tiết hấp dẫn, kết cấu đảo ngược, tình huống hai lần.
13
Hai cây phong
Truyện
Ai ma tôp (Cư rơ giơ xtan)
XX
Tình yêu quê hương và câu chuyện về người thầy vun trồng mơ ước, hy vọng cho học sinh.
Lối kể chuyện hấp dẫn, lối miêu tả theo phong cách hội hoạ, gây ấn tượng mạnh.
14
Cố hương
Truyện
Lỗ Tấn (Trung Quốc)
XX
Sự thay đổi của làng quê, của nhân vật Nhuận Thổ ® phê phán xã hội phong kiến, đặt vấn đề con đường đi cho nông dân, cho xã hội.
Lối tường thuật hấp dẫn, kết hợp kể và bình ngôn ngữ giản dị, giàu hình ảnh.
15
Những đứa trẻ
Truyện
Gorơki (Nga)
XX
Tình bạn thân thiết giữa những đứa trẻ (tác giả, 3 đứa trẻ con một đại tá) sống thiếu tình thương- bất chấp cản trở của xã hội.
Lối kể chuyện giàu hình ảnh, đan xen chuyện đời thường với cổ tích.
16
Rôbinxơn ngoài đảo hoang
Trích tiểu thuyết
Điphô 
(Anh)
XVII-
XVIII
Cuộc sống khó khăn và tinh thần lạc quan của nhân vật giữa vùng hoang đảo xích đạo trên 10 năm trời.
Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn của nhân vật “tôi” tự hoạ, kết hợp miêu tả.
17
Bố của Ximông
Truyện
Môpaxăng (Pháp)
XIX
Nỗi tuyệt vọng của Ximông, tình cảm chân thành của người mẹ (Băng sốt), sự bao dung của Philip.
Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng 3 nhân vật,kết hợp tự sự với nghị luận.
18
Con chó Bấc
Trích tiểu thuyết
Lânđơn (Mỹ)
Tình cảm yêu thương của tác giả đối với loài vật.
Trí tưởng tượng khi đi sâu vào “thế giới tâm hồn” của chó Bấc.
19
Lòng yêu nước
Nghị luận
Erenbua (Nga)
XX
Lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê như suối chảy ra sông, sông đi ra bể
Cảm xúc chân thành, mãnh liệt. Biện pháp so sánh hợp lý.
20
Đi bộ ngao du
Nghị luận
Ruxô (Pháp)
XVIII
Ca ngợi sự giản dị, tự do, yêu thiên nhiên, cần đi bộ ® tự do.
Lập luận chặt chẽ, luận cứ sinh động, có sức thuyết phục.
21
Chó sói và cừu 
Nghị luận
H - Ten (Pháp)
XIX
Nêu lên đặc trưng của sáng tác nghệ thuật làm đậm dấu ấn, cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.
Nghệ thuật so sánh, nghệ thuật lập luận của bài nghị luận văn hóc hấp dẫn.
2: Luyện tập
	1: GV cho hs trình bày cảm nghĩ về nội dung của tác phẩm, về nhân vật yêu thích
 Trình bày một nét đặc trưng về nghệ thuật của một tác phẩm (Có thể dựa vào bảng thống kê để trình bày)
Hs trình bày cảm nghĩ
Lớp nhận xét
	2: Gv cho hs viết đoạn văn nghị luận về “Mây và sóng” của Ta-go.
Hs viết đoạn văn, trình bày
Lớp nhận xét
 * Cuûng coá: OÂn taäp laïi vaên hoïc nöôùc ngoaøi 
 * Daën doø: Chuẩn vở kịch “Bắc Sơn” Đọc, trả lời câu hỏi
S: 2/5/2011 
G : 3/5/2011
 TIẾT 162 : VĂN BẢN – BẮC SƠN
 (Thích hồi bốn) - Nguyễn Huy Tưởng
I : Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Đặc trưng cơ bản thể loại kịch
- Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn xảy ra
- Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng
2. Kĩ năng
 Đọc hiểu một văn bản kịch
3. Thái độ : bồi dưỡng tinh thần yêu nước , tinh thầncách mạng 
II : Chuẩn bị 
1. GV soạn giáo án
2. Hs chuẩn bị bài theo sgk
III : Các hoạt động dạy học
1 . Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Quan âm Thị Kính, Trưởng giả học làm sang  là các vở kịch mà các em đã được biết. Trong chương trình lớp 9 các em sẽ được làm quen với một vở kịch của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đó là vở kịch “Bắc Sơn”. Bắc Sơn là vở kịch nói cách mạng đầu tiên trong nền văn học mới từ sau CMT8 1945. Vở kịch đã có tiếng vang lớn lúc bấy giờ và tác động đáng kể đến sự chuyển biến của kịch trường. Với vở kịch này, lần đầu tiên hiện thực cách mạng và những con người mới của cách mạng đã được đưa lên sân khấu một cách thành công.
Hoạt động thầy và trò 
Nội dung
Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản
- Hs trình bày ngững nét chính về tg, tp
- HS Đọc phần giới thiệu về kịch
? Nêu hiểu biết vê thể loại kịh
Kịch là một trong ba loại hình văn học (tự sự, trữ tình, kịch), đồng thời thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu. Phương thức thể hiện của kịch bằng ngôn ngữ trực tiếp (đối thoại, độc thoại) và hành động của nhânvật mà không thông qua lời người kể chuyện. Kịch phản ánh đời sống qua nhưng mâu thuẫn, xung đột thể hiện ra hành động kịch.
Phân chia các thể loại trong kịch: ca kịch, kịch thơ, kịch nói: hài kịch, bi kịch, chính kịch: kịch ngắn, kịch dài.
Cấu trúc của một vở kịch: hồi, lớp (cảnh); thời gian và không gian trong kịch.
Gv: hướng dẫn học sinh đọc phân vai cho 4 nhân vật : 
 - Thái: đọc giọng bình tĩnh
 - Cửu: đọc giọng vội vàng
 - Thơm: bình tĩnh, ngọt ngào
 - Ngọc:chậm rãi pha chút thực dụng, nhè nhè của người nghiện người dẫn chuyện.
- Hs đọc, nhận xét
- GV nhận xét cách đọc của H/S
- Hs kể tóm tắt vở kịch : sgk 165
- HS đọc từ khó sgk
? Văn bản có thể chia làm mấy phần? 
Hoạt động 2
Gv? Xung đột kịch trong đoạn trích là xung đột giữa các lực lượng nào ?
Gv? Mâu thuẫn xung đột được thể hiện ở tình huống nào ?
I. Đọc tìm hiểu chung
1. Tác giả, tác phẩm
- Quê ở xã Dục Tú, huyện Đông Anh, Hà Nội. Những sáng tác của ông thường đề cao tinh thần dân tộc và giàu cảm hứng lịch sử. Ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996
- B¾c S¬n lµ vë kÞch nãi caùch maïng ®Çu tiªn cuûa neàn vaên hoïc môùi, ñöôïc saùng taùc vaø ñöa leân saân khaáu ñaàu naêm 1946, lÊy ®Ò tµi tõ cuéc khëi nghÜa B¾c S¬n (1940-1941) oai hïng vµ bi tr¸ng. Ñoaïn trích naèm ôû hoài boán cuûa vôû kòch.
2. Đọc, kể tóm tắt
3. Từ khó
4. Bố cục: 3 phần
- Lớp I: Đối thoại giữa 2 vợ chồng Thơm – ngọc. Mâu thuẫn giữa 2 người , Thơm dần nhận ra sự thật về Ngọc cô đau xót ân hận.
- Lớp II: Cuộc gặp gỡ giữa 3 nhân vật, quyết định của Thơm
- Lớp III: Cuộc nói chuyện giữa hai vợ chồng Thơm – Ngọc. Ngọc chạy theo bọn lính pháp, tiếp tục truy đuổi các chiến sĩ Bắc Sơn
II: Đọc hiểu văn bản
1. Tìm hiểu xung đột và tình huống kịch:
-Xung đột: ta – địch )cán bộ c.hiến sĩ cách mạng – thực dân Pháp và tay sai).
- Tâm lý 2 nhân vật: Thơm – Ngọc.
- Tình huống: Thaùi, Cöûu: Hai chieán só caùch maïng vaøo nhaø Thôm, buoäc Thôm phaûi löïa choïn döùt khoaùt. Ccuoái cuøng. Thôm che giaáu hai ngöôøi vaø ñöùng veà phía caùch maïng.
 * Củng cố: - Tóm tắt đoạn trích vở kịch Bắc Sơn?
 * Dặn dò: - Soạn phần tiếp theo của văn bản 
S: 2/5/2011 
G : 3/5/2011
 TIẾT 163 : VĂN BẢN – BẮC SƠN
 (Thích hồi bốn) - Nguyễn Huy Tưởng
I : Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức
- Đặc trưng cơ bản thể loại kịch
- Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn xảy ra
- Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng
2. Kĩ năng
 Đọc hiểu một văn bản kịch
3. Thái độ : bồi dưỡng tinh thần yêu nước , tinh thầncách mạng 
II : Chuẩn bị 
1. GV soạn giáo án
2. Hs chuẩn bị bài theo sgk
III : Các hoạt động dạy học
1 . Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : tóm tắt vở kịch Bắc Sơn ?
3. Bài mới
Hoạt động thầy và trò 
Nội dung
 Hoạt động 1: Đọc hiểu văn bản 
GV giới thiệu về Thơm ở các hồi trước giúp H/S hiểu tâm trạng và hoạt động của Thơm.
Gv? Trong lớp II Thơm được đặt trong tình huống ntn?
- Thái, Cửu khi bị Pháp lùng bắt chạy vào nhà Thơm – chồng là người lùng bắt. Thơm che dấu hay báo cho chồng. 
Gv? Qua đó bộc lộ tâm trạng của Thơm ra sao?
Gv? Thơm đã quyết định hành động ntn?
Gv? Quyết định đó chứng tỏ có sự chuyển biến gì trong lòng cô?
Gv: Lớp III phân tích thái độ của Thơm đ.với Ngọc, cô đang trong tâm trạng ntn?
- Phải che mắt chồng, đóng kịch với Ngọc để che dấu 2 c.sĩ c/m đang ở trong buồng.
Gv? Qua cuộc nói chuyện cô nhận ra thêm điều gì về Ngọc?
Gv? Qua sự chuyển biến của Thơm, t/g muốn khẳng định điều gì?
Gv: Qua hai lớp kịch cho thấy Ngọc là người như thế nào?
Gv: Nhận xét điểm chung và riêng của hai nhân vật Thái, Cửu này?
Hoạt động 2: Tổng kết:
Gv? Nhận xét về NT kịch của tác giả trong đoạn trích?
Cho H/S đọc ghi nhớ:
Hoạt động 3: Luyện tập:
- Chia nhóm đọc phân vai:
- Hs đọc
II: Đọc hiểu văn bnar
2. Diễn biến tâm trạng, hành động của Thơm:
- Người dân tộc Tày ở Bắc Sơn
- Hoàn cảnh: Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, cha và em hi sinh, mẹ bỏ đi, chỉ có Ngọc là người thân, day dứt ân hận về hình ảnh hi sinh cảu cha và em
* Đối với Thái và Cửu
- Ngạc nhiên tưởng Thái, Cửu đến bắt Ngọc nhưng hiểu ra bối rối, hốt hoảng, lúng túng.
- Hành động mau lẹ cứu Thái và Cửu
- Khôn ngoan che dấu chiến sĩ cách mạng - Đứng hẳn vào hàng ngũ cách mạng
* Đối với Ngọc 
- Nhận rõ bộ mặt việt gian cùng sự xấu xa của Ngọc
= > Khi cuộc đấu tranh cách mạng gặp khó khăn bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt, nó vẫn tiềm tàng khả năng thức tỉnh quần chúng (Thơm)
3. Các nhân vật khác:
a. Ngọc: 
- Là một anh nho lại địa vị thấp kém
- Ham muốn địa vị, quyền lực, tiền tài
- Thù hận cách mạng, làm tay sai cho giặc – việt gian bán nước
b. Thái, Cửu:
- Trân thành, dũng cảm, sáng suốt, bình tĩnh.
- Thái: dày dạn kinh nghiệm củng cố được lòng tin ở Thơm.
- Cửu: hăng hái, nóng nảy, thiếu chín chắn hơn.
-> Là những cán bộ cách mạng yêu nước
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật
- Taïo tình huoáng, xung ñoät kòch.
- Sáng tạo nên ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật.
2 Nội dung.
* Ghi nhớ: SGK
IV. Luyện tập:
1. Bài 1: Đọc phân vai
2. Bài 2 :về nhà
 * Củng cố: - Diễn biến tâm trạng, hành động của Thơm:
 * Daën doø: - Soaïn Toång keát phaàn TLV

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_day_tuan_34_mon_ngu_van_9.doc