TIẾT 1:
THỰC HIỆN TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG (Tiết 1).
A.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
-Hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn GT; tầm quan trọng của trật tự ATGT; hiểu những qui định cần thiết về trật tự ATGT; ý nghĩa của việc chấp hành trật tự ATGT và các biện pháp đảm bảo an toàn khi đi đường.
-Nhận biết được một số chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lí những tình huống đi đường thường gặp; biết đánh giá HV đúng sai của người khác về trật tự ATGT; thực hiện nghiêm chỉnh trật tự ATGT và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
-Có ý thức tôn trọng các qui định về TTATGT; ủng hộ những việc làm tôn trọng TTATGT, phản đối những việc làm không tôn trọng TTATGT.
B.Chuẩn bi:
-Luật GT đường bộ 2001.
-Bảng thống kê biển báo GT, tranh ảnh về các tình huống đi đường.
-Số liệu về tình hình ATGT ở địa phương.
-TL tham khảo.
Ngày soạn: 18/8/2010 Ngày giảng: Tiết 1: Thực hiện trật tự an toàn giao thông (Tiết 1). A.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: -Hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn GT; tầm quan trọng của trật tự ATGT; hiểu những qui định cần thiết về trật tự ATGT; ý nghĩa của việc chấp hành trật tự ATGT và các biện pháp đảm bảo an toàn khi đi đường. -Nhận biết được một số chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lí những tình huống đi đường thường gặp; biết đánh giá HV đúng sai của người khác về trật tự ATGT; thực hiện nghiêm chỉnh trật tự ATGT và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. -Có ý thức tôn trọng các qui định về TTATGT; ủng hộ những việc làm tôn trọng TTATGT, phản đối những việc làm không tôn trọng TTATGT. B.Chuẩn bi: -Luật GT đường bộ 2001. -Bảng thống kê biển báo GT, tranh ảnh về các tình huống đi đường. -Số liệu về tình hình ATGT ở địa phương. -TL tham khảo. C.Tổ chức HĐ dạy-học : 1.Tổ chức: 2.Kiểm tra: -Nhà nước và công dân có MQH như thế nào? -Trách nhiệm của CD, HS đối với đất nước là gì? 3.Bài mới: Giới thiệu bài: Như chúng ta đã biết, tình hình tai nạn giao thông ngày càng gia tăng và trở thành mối quan tâm lo lắng của toàn XH. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ấy? Để đề phòng và hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra, chúng ta cần phải làm gì? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này. -HS theo dõi bảng thống kê và nêu nhận xét về tình hình TNGT và mức độ thiệt hại do TNGT gây ra? -Những nguyên nhân nào dẫn đến tình hình tai nạn giao thông gia tăng? -Để đảm bảo an toànGT cần có những biện pháp gì? I-Thông tin, sự kiện: -Tai nạn giao thông ngày càng gia tăng, có nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng; trở thành mối quan tâm lo lắng của toàn XH, của từng gia đình. -Hằng năm, TNGT làm chết và bị thương hàng vạn người, gây thiệt hại hàng chục tỉ đồng. II-Nội dung bài học: 1-Nguyên nhân dẫn đến TNGT: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến TNGT: -Hệ thống đường bộ của nước ta chưa đáp ứng nhu cầu đi lại của ND. Phương tiện cơ giới và thô sơ trong mấy năm gần đây tăng nhanh và tập trung ở các TP lớn, trong khi đường sá, cầu cống xuống cấp nhiều. -Nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất là người tham gia giao thông chưa tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông. +Trình độ dân trí thấp không hiểu pháp luật về trật tự an toàn GT, không hiểu luật lệ giao thông. +Coi thường pháp luật về trật tự ATGT, phóng nhanh vượt ẩu, đua xe trái phép, sử dụng chất kích thích khi điều khiển các phương tiện tham gia GT. 2-Các biện pháp đảm bảo ATGT: -Nâng cao trình độ dân trí về trật tự ATGT. -Tự giác thực hiện theo qui định của pháp luật về trật tự ATGT. Tuyệt đối tuân thủ hệ thống tín hiệu, biển báo, vạch kẻ, cọc tiêu, hàng ràokhi tham gia GT. -Đấu tranh chống lại những hành vi vi phạm pháp luật về ATGT. 4.Củng cố: -Khái quát lại ND bài học. -Nhận xét giờ học. 5.Dặn dò: -Học bài, nắm vững ND bài học. -Chuẩn bị tiếp cho tiết sau. Ngày soạn: 19/8/2010 Ngày giảng: Tiết 2: Thực hiện trật tự an toàn giao thông (Tiết 2). A.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: -Hiểu tính chất nguy hiểm và nguyên nhân phổ biến của các vụ tai nạn GT; tầm quan trọng của trật tự ATGT; hiểu những qui định cần thiết về trật tự ATGT; ý nghĩa của việc chấp hành trật tự ATGT và các biện pháp đảm bảo an toàn khi đi đường. -Nhận biết được một số chỉ dẫn giao thông thông dụng và biết xử lí những tình huống đi đường thường gặp; biết đánh giá HV đúng sai của người khác về trật tự ATGT; thực hiện nghiêm chỉnh trật tự ATGT và nhắc nhở mọi người cùng thực hiện. -Có ý thức tôn trọng các qui định về TTATGT; ủng hộ những việc làm tôn trọng TTATGT, phản đối những việc làm không tôn trọng TTATGT B.Chuẩn bi: -Luật GT đường bộ 2001. -Bảng thống kê biển báo GT, tranh ảnh về các tình huống đi đường. -Số liệu về tình hình ATGT ở địa phương. -TL tham khảo. C.Tổ chức HĐ dạy-học : 1.Tổ chức: 2.Kiểm tra:-Những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng TNGT ngày càng gia tăng? -Để đảm bảo ATGT cần có những biện pháp gì? 3.Bài mới: Giới thiệu bài: Qua tiết học trước, chúng ta đã hiểu được những nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn giao thông và các biện pháp khắc phục. Bài học hôm nay, chúng ta tiếp tục tìm hiểu những qui định cụ thể của pháp luật về trật tự an toàn GT; để từ đó mỗi chúng ta có ý thức tự giác thực hiện những qui định ấy. -Pháp luật nước ta đã có những qui định gì về trật tự ATGT? -Nêu các qui định cụ thể? -HS nêu nhận xét. -HS làm bài. II-Nội dung bài học: (Tiếp) 3-Những qui định của pháp luật về trật tự ATGT: -Để khắc phục tai nạn GT, trước hết mỗi người phải có hiểu biết và chấp hành tốt những qui định của PL về trật tự ATGT, tránh thái độ và hành vi coi thường PL. a)Qui định chung: Để đảm bảo an toàn khi đi đường, ta phải tuyệt đối chấp hành hệ thống báo hiệu GT gồm hiệu lệnh của người điều khiển GT, tín hiệu đèn GT, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc đường bảo vệ, hàng rào chắn. b)Các qui định cụ thể: -Các loại biển báo thông dụng: (SGK) +Biển báo cấm. +Biển báo nguy hiểm. +Biển hiệu lệnh. -Qui định đối với người đi bộ, người đi xe đạp. +Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường. Trường hợp đường không có hề phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường bên phải. +Tuân thủ đúng các tín hiệu đèn, vạch kẻ đường dành riêng cho người đi bộ qua đường. +Người đi xe đạp không đi xe dàn hàng ngang, lạng lách đánh võng; không đi vào phần đường dành cho người đi bộ và các phương tiện khác; không sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác; không mang vác và chở vật cồng kềnh; không buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh. +Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp người lớn. -Qui định đối với trẻ em dưới 16 tuổi. +Trẻ em dưới 16 tuổi không được lái xe gắn máy +Trẻ em đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi được lái xe có dung tích xi lanh dưới 50 cm3 -Qui định về an toàn đường sắt. +Không chăn thả trâu, bò, gia súc hoặc chơi đùa trên đường sắt. +Không thò đầu, chân tay ra ngoài khi tàu đang chạy. +Không ném đất đá và các vật nguy hiểm lên tàu và từ trên tàu xuống. III-Luyện tập: 1-Bài tập (a): -Hành vi của những người trong tranh đã vị phạm những qui định về trật tự ATGT. 2-Bài tập (b): 3-Bài tập (c): 4.Củng cố: -Khái quát lại ND bài học. -Nhận xét giờ học. 5.Dặn dò: -Học bài, liên hệ bản thân đã làm được gì trong việc thực hiện ATGT. -Làm bài tập (d), (đ). Ngày soạn: 28/8/2010 Ngày giảng: Tiết 3: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. A.Mục tiêu bài học: Giúp HS: -Hiểu những biểu hiện của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể; ý nghĩa của việc tự chăm sóc, rèn luyện thân thể. -Có ý thức thường xuyên RL thân thể, giữ vệ sinh và chăm sóc sức khoẻ bản thân. -Biết tự chăm sóc và RL thân thể; biết đề ra kế hoạch tập thể dục và HĐ thể thao. B.Chuẩn bi: -Tranh Bài 6 trong bộ tranh GDCD 6, SGK, SGV -Tìm hiểu về việc tự chăm sóc và RL thể thao. C-Các HĐ dạy-học chủ yếu: 1-Tổ chức: 2-Kiểm tra: KT sự chuẩn bị của HS. 3-Bài mới: GT bài: Trong cuộc sống, sức khoẻ đối với mỗi con người là vô cùng quan trọng. Có sức khoẻ là chúng ta sẽ có tất cả. Vậy, để có sức khoẻ tốt chúng ta cần phải làm gì? Bài học hôm nay sẽ giải đáp cho chúng ta câu hỏi đó. -HS đọc truyện. Nêu ND câu chuyện? -Điều kì diệu nào đã đễn với Minh trong dịp hè ?Vì sao Minh có được điều kì diệu ấy? -Sức khoẻ cần thiết với mỗi con người như thế nào? -Muốn có sức khoẻ chúng ta cần phải làm gì? -HS kiểm tra lẫn nhau về VS thân thể, GT các hình thức tự chăm sóc SK và RL thân thể. -Vì sao sức khoẻ lại là vốn quí của con người? -HS chia nhóm thảo luận về ý nghĩa của việc chăm sóc SK và RL thân thể. -Trách nhiệm của mọi người nói chung và HS nói riêng trong việc tự chăm sóc và RL thân thể là như thế nào? -GV nêu YC và hướng dẫn HS làm BT. -HS tự làm, liên hệ bản thân và gia đình. I-Đặt vấn đề: Tìm hiểu truyện đọc: -Minh là một HS bé nhỏ, Minh muốn người cao lên. -Thầy Quân khuyên Minh nên tập bơi. -Minh đã tập bơi suốt dịp hè. -KQ: người rắn chắc, nhanh nhẹn, cao hẳn lên->Thật kì diệu. II-Nội dung bài học: 1-Sức khoẻ là vốn quí của con người: -Sức khoẻ đối với mỗi con người là vô cùng quan trọng. Cha ông ta thường nói: “Sức khoẻ quí hơn vàng”; “Có sức khoẻ là có tất cả”. -Muốn có sức khoẻ tốt, mỗi người phải biết tự chăm sóc, rèn luyện thân thể: +Biết giữ VS cá nhân, ăn uống điều độ, không hút thuốc lá và các chất gây nghiện... +Thường xuyên tập thể dục, HĐ thể thao (chạy, nhảy, đá bóng, bơi lội) đúng mức. +Biết đề phòng bệnh tật, khi có bệnh phải đến thầy thuốc khám và điều trị kịp thời =>Giúp cho thân thể khoẻ mạnh, sức lực dẻo dai, hạn chế ốm đau, bệnh tật. 2-Tác dụng của SK trong CS của mỗi con người: -Sức khoẻ giúp chúng ta HT, LĐ có hiệu quảkhông có sức khoẻ chúng ta không thể làm việc tốt được. -Sức khoẻ giúp con người sống lạc quan, vui vẻ và yêu đời hơn 3-Trách nhiệm của mọi người: -Đối với mọi người nói chung và học sinh nói riêng phải biết tự chăm sóc bản thân mình: +Vệ sinh cá nhân. +ăn uống điều độ. +Học tập và vui chơi hợp lí, khoa học. +Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao. III-Luyện tập: 1-Đánh dấu vào ô trống những việc làm thể hiện biết tự chăm sóc SK. 2-Kể những việc làm chứng tỏ em biết tự chăm sóc SK bản thân? 3-Nêu tác hại của việc nghiện thuốc lá, rượu, bia đến sức khoẻ con người? 4-Củng cố: -Khái quát lại ND bài học. -Nhận xét giờ học. 5-Dặn dò: -Học bài, hoàn thiện các BT SGK. -Đọc trước bài: Siêng năng, kiên trì. Soạn: 20-9-2008 Giảng: 22-9-2008 Bài 2: (2 tiết) Tiết 4: Siêng năng, kiên trì (Tiết 1) A.Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: -Hiểu những biểu hiện của siên năng, kiên trì; ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng, kiên trì. -Biết tự đánh giá hành vi của bản thân, của người khác về SN,KT trong HT, LĐ và các HĐ khác. -Phác thảo kế hoạch vượt khó, kiên trì, bền bỉ trong HT, LĐđề trở thành HS tốt. B.Tài liệu và phương tiện: -SGK, SGV,TL TK,tranh Bài 1-Bộ tranh GDC D 6. -Truyện về những danh nhân. Tìm hiểu những đức tính SN,KT. C.Các HĐ dạy-học chủ yếu: 1.Tổ chức: 2.Kiểm tra: -Sức khoẻ cần thiết với mỗi con người như thế nào? Muốn có sức khoẻ tốt, ta phải làm gì? -Nêu ý nghĩa và trách nhiệm của mỗi người trong việc tự chăm sóc và RL sức khoẻ? 3.Bài mới: Giới thiệu bài: Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng dạy thế hệ trẻ: “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển, Quyết trí ắt làm nên” Điều đó thể hiện sâu sắc lòng quyết tâm và ý trí vượt lên mọi khó khăn gian khổ của con người trong công việc. Để hiểu được thế nào là những biểu hiện của tính SN,KT? Chúng ta cùng đến với bài học hôm nay. -Học sinh đọc truyện. -Bác Hồ đã tự học tiếng nước ngoài như thế nào? -Trong quá trình tự học, Bác đã gặp những khó khăn gì? -Bác đã vượt qua những khó khăn đó bằng cách nào? -Cách học của Bác thể hiện đức tí ... vi phạm PL nào? -Trỏch nhiệm phỏp lớ là gỡ? -Tỏc dụng của việc thực hiện? -Cú cỏc loại TNPL nào? -CD và HS cú trỏch nhiệm gỡ? -Quyền tham gia QLNN,XH là gi?Vỡ sao CD lại cú quyền đú? -Nờu ND và ý nghĩa? -Nờu cỏc hỡnh thức thực hiện quyền tham gia QLNN,XH? -BVTQ là như thế nào? -Tỏc dụng của việc BVTQ? -PL cú những qui định gỡ? -HS cú trỏch nhiệm gỡ? -Sống cú Đ Đ và TTPL là ntn? -Được thể hiện trong MQH nào? -Nờu tỏc dụng? -HS cần phải làm gỡ? I-ND ôn tập: 1-Trỏch nhiệm của thanh niờn trong SN CNH-HĐH đất nước: -Là quỏ trỡnh ứng dụng cụng nghệ mớivào cỏc lĩnh vực SX và hoạt động XH. -Đũi hỏi lực lượng LĐ cú một trỡnh độ học vấn, hiể4u biếtKT hiện đại; Cú năng lực, cú tớnh thớch ứng, năng động, sỏng tạo;Cú phẩm chất, thỏi độ đỳng đắn -Nhận thức trỏch nhiệm của TN trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước 2-Quyền và nghĩa vụ của CD trong hụn nhõn: -Là sự liờn kết đặc biệt giữa hai người (nam-nữ) trờn nguyờn tắc bỡnh đẳng, tự nguyện, được Nhà nước thừa nhận, nhằm chung sống lõu dài -Những qui định của PL nước ta về hụn nhõn: +Những nguyờn tắc cơ bản của chế độ hụn nhõn ở VN +Quyền và nghĩa vụ cơ bản của CD trong hụn nhõn. -Thỏi độ của mỗi người trong hụn nhõn. 3-Quyền tự do KD và nghĩa vụ đúng thuế: -Kinh doanh và quyền tự do KD. -Thuế và nghĩa vụ đúng thuế. -Trỏch nhiệm của CD trong KD và đúng thuế. 4-Quyền và nghĩa vụ lao động của CD: -Lao động là gỡ. -LĐ là quyền và nghĩa vụ của CD -Qui định của nhà nước đối với việc sử dụng sức LĐ. -Hợp đồng lao động. 5-Vi phạm phỏp luật và trỏch nhiệm phỏp lớ của CD: a)Vi phạm phỏp luật: -Cỏc khỏi niệm: +Quan hệ XH. +Vi phạm phỏp luật. -Cỏc loại vi phạm PL. b) Trỏch nhiệm phỏp lớ: -Khỏi niệm. -í nghĩa của việc ỏp dụng chế độ trỏch nhiệm PL. -Cỏc loại trỏch nhiệm phỏp lớ. c)Trỏch nhiệm của cụng dõn, học sinh. 6-Quyền tham gia quản lớ NN, quản lớ XH của CD: a)Quyền tham gia QL NN,XH: -Khỏi niệm. -Cơ sở của quyền tham gia QLNN,XH. -Nội dung và ý nghĩa của quyền tham gia QLNN,XH. b)Cỏc hỡnh thức thực hiện quyền tham gia QLNN,XH -Trực tiếp. -Giỏn tiếp. c)Trỏch nhiệm của nhà nước, trỏch nhiệm của CD. 7-Nghĩa vụ bảo cệ Tổ Quốc: -Khỏi niệm. -Vỡ sao phải bảo vệ TQ. -Qui định của PL về nghĩa vụ BVTQ của CD. -Trỏch nhiệm của HS với nghĩa vụ BVTQ. 8-Sống cú đạo đức và tuõn theo phỏp luật: -Thế nào là sống cú đạo đức và tuõn theo PL. -Mối quan hệ giữa sống cú đạo đức và tuõn theo PL. -Tỏc dụng của việc sống cú đạo đức và tuõn theo PL. -Trỏch nhiệm của HS. 4-Củng cố: -Hệ thống lại ND ôn tập. -Nhận xét giờ học. 5-Dặn dò: -Ôn lại toàn bộ KT đã học, chuẩn bị cho giờ sau kiểm tra HK-I. Soạn: 30-4-2008 Giảng: 2-5-2008 Tiết 34-Kiểm tra học kì II A-Mục tiêu bài học: -KT, đánh giá sự nhận thức của HS qua một thời gian HT. -Củng cố và hệ thống hoá KT, rèn các kĩ năng liên hệ thực tế những vấn đề đã học. -GD tinh thần vươn lên trong HT và ý thức tự giác khi làm bài KT. B-Chuẩn bị: -GV: Ra đề TNKQ và tự luận; Đáp án chấm. -HS: Ôn tập và chuẩn bị giấy, bút KT. C-Tiến trình lên lớp: 1-Tổ chức: Sĩ số: 9A: 9B: 2Kiểm tra: KT sự chuẩn bị của HS, 3-Bài mới: I-Ma trận đề KT: Nội dung chủ đề (mục tiêu) Cấp độ tư duy Nhận biết Thông hiểu Vận dụng A-Nhận biết vi phạm pháp luật hình sự và vi phạm pháp luật hành chính. Câu 1 TN (1 điểm) B-Xác định được việc tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Câu 2 TN (0,5 điểm) C-Xác định được người phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình. Câu 3 TN (0,5 điểm) D-Hiểu về tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự. Câu 4 TN (1điểm) Đ-Hiểu tác hại của việc kết hôn sớm. Câu 1 TL (2 điểm) E-Nhận biết được quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí XH của công dân; Nêu được những việc công dân có thể làm để tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Câu 2 TL (0,5 điểm) Câu 2 TL (1 điểm) G-Vận dụng kiến thức đã học để xử lí một tình huống về quyền tự do kinh doanh của công dân. Câu 3TL (2,5điểm) H-Vận dụng kiến thức đã học xác định được tuổi chịu trách nhiệm hành chính. Câu 4 TL (1,5điểm) Tổng câu 2 4 2 Tổng điểm 1,5 4,5 4 Tỉ lệ % 15% 45% 40% II-Đề bài: A-Trắc nghiệm khách quan: (2,5 điểm) Câu 1: (1điểm) Hãy điền những cụm từ còn thiếu trong câu sau cho đúng với nội dung bài đã học. -Vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm) là..................................... .....được qui định trong bộ luật hình sự. -Vi phạm pháp luật hành chính là .mà không phải là tội phạm. Câu 2: (0,5 điểm).Trong những việc làm sau đây việc nào là tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội? (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu mà em chọn). A-Tham gia tuyên truyền chính sách của nhà nước. B-Tham gia phòng chốngtệ nạn xã hội. C-Tham gia lao động công ích. D-Gửi đơn kiến nghị lên hội đồng nhân dân xã về việc sửa chữa đoạn đường bị hỏng trong thôn xóm. Câu 3: (0,5 điểm). Người nào trong những trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm pháp lí về hành vi của mình? (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu mà em chọn). A-Một người đang đi xe máy trên đường, bất ngờ có một em bé chạy ngang qua đầu xe, người điều khiển xe máy phanh gấp làm cho nhiều người đi sau bị ngã. B-Một người lái xe uống rượu say, không làm chủ được tay lái, đã đâm xe vào người đi đường. C-Một bệnh nhân tâm thần khi lên cơn đã đập phá tài sản của người khác. D-Một em bé lên 5 tuổi, nghịch lửa làm cháy gian bếp của nhà hàng xóm. Câu 4: (0,5điểm). Người nào sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu mà em chọn). A-Người đủ 16 tuổi phạm tội qui định trong bộ luật hình sự. B-Những người mắc bệnh tâm thần phạm tội qui định trong bộ luật hình sự. C-Người mới 14 tuổi phạm tội tổ chức buôn bán ma tuý. D-Người cao tuổi phạm tội qui định trong bộ luật hình sự. B-Tự luận: (7,5điểm) Câu 1: (2điểm). Em hãy nêu những hậu quả xấu do nạn tảo hôn gây ra đối với người tảo hôn, đối với gia đình của họ. Câu 2: (1,5 điểm). Thế nào là quyền Tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội? Hãy nêu 4 việc công dân có thể làm để tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội. Câu 3: (1,5 điểm) Cho tình huống sau: -Cửa hàng nhà bà Ba có giấy phép kinh doanh hàng điện tử nhưng vì hàng bán được ít, nên gần đây bà đã tự ý bán thêm hàng ăn vào buổi sáng. Có người nhắc nhở bà làm như vậy là trái với giấy phép kinh doanh, bà trả lời: -Lắm chuyện quá, đầy người không có giấy phép vẫn bán hàng ăn sáng đấy thôi, tôi còn hơn họ là còn có giấy phép kinh doanh. Chẳng lẽ tôi lại đi xin 2 giấy phép kinh doanh à? -Hỏi: 1)Việc làm của bà Ba đúng hay sai? Vì sao 2)Nếu ở vị trí của bà Ba em sẽ làm gì? Câu 4: (1,5 điểm). Để về nhà nhanh, Hoàng đã đi vào đường ngược chiều nên bị chú công an viết giấy sử phạt vi phạm hành chính. -Mẹ Hoàng cho rằng chú công an xử phạt như vậy là sai. Vì Hoàng mới 15 tuổi chưa đến tuổi bị xử phạt vị phạm hành chính. -Theo em ý kiến của mẹ Hoàng đúng hay sai ? Vì sao? III-Đáp án. A-Phần TNKQ: (2,5 điểm) Câu 1 2 3 4 Đáp án ()1-Hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. ()2-Hành vi xâm phạm các qui tắc quản lí của nhà nước. D B B B-Phần tự luận: (7,5 điểm) Câu 1: (2 điểm). Yêu cầu HS nêu được các ý sau: a)Đối với bản thân người tảo hôn, cần nêu được 2 hậu quả: (1 điểm) -Sinh con sớm và sinh nhiều con khi cơ thể chưa phát triển đầy đủ nên ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ. -Không tiến bộ được vì vướng bận gáng nặng gia đình. b) Đối với gia đình, cần nêu được 2 hậu quả: (1 điểm) -Đời sống gia đình khó khăn vì vợ chồng trẻ chưa có kinh tế vững vàng. -Cha mẹ trẻ thiếu kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục con, quản lí gia đình; con cái nheo nhóc, Câu 2: (1,5điểm). Yêu cầu HS nêu được các ý sau: a)Quyền tham gia QL nhà nước, QL xã hội là quyền tham gia XD bộ máy nhà nước và các tổ chức XH; tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của nhà nước và xã hội. (0,5 điểm) b)Nêu được 4 việc công dân có thể làm để tham gia QL Nhà nước, QL xã hội. (1 điểm-mỗi công việc được 0,25 điểm) Ví dụ:-Trực tiếp tham gia các công việc QL nhà nước, QL XH hoặc gián tiếp thông qua các đại biểu của ND ( đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) -Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc làm trái PL của một cơ quan nhà nước. -Đóng góp ý kiến với một cơ quan nhà nước về công việc của họ. -Đề xuất biện pháp về an toàn giao thông. Câu 3: (2,5điểm). HS có thể có cách diễn đạt khác nhưng cần nêu được những ý cơ bản sau: -Việc làm của bà Ba là sai. (0,5 điểm) -Vì: Kinh doanh ngàng nghề, mặt hàng nào cũng phải có giấy phép KD. (1điểm) -Nếu ở vị trí của bà Ba sẽ: +Lựa chọn một ngànhKD phù hợp nhất với điều kiện của mình. (0,5 điểm) +Phải kinh doanh đúng giấy phép, nếu muốn chuyển sang bán hàng ăn phải xin giấy phép KD. (0,5 điểm) Câu 4: (1,5 điểm). HS nêu được: -ý kiến của mẹ Hoàng là sai. -Vì: Theo điều 6, Pháp lệnh Xử lí vi phạm hành chính năm 2002 thì người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử lí hành chính do cố ý. Hoàng đã 15 tuổi, lại cố ý đi vào đường ngược chiều nên chú công an xử phạt hành chính là đúng. (1 điểm) 4-Củng cố: -Thu bài, kiểm bài. -Nhận xét giờ kiểm tra. 5-Dặn dò: -Ôn lại toàn bộ kiến thức đã học ở lớp 9. Soạn: 11-5-2008 Giảng:13-5-2008 Tiết 35: Thực hành, ngoại khoá các vấn đề địa phương và các nội dung đã học. A-Mục tiêu bài học: Giúp HS: -Hệ thống hoá KT và vận dụng XD tình huống. -Có ý thức tự giác HT và thực hành. -Rèn kĩ năng thực hành XD tình huống. B-Chuẩn bị: -Các nhóm chuẩn bị cho luyện tập. -Lựa chọn, phân vai nhân vật. -Lựa chọn tình huống phù hợp với ND bài học. C-Tiến trình lên lớp: 1-Tổ chức: Sĩ số: 9A: 9B: 2-Kiểm tra: KT sự chuẩn bị của HS. 3-Bài mới: -GV nêu ND đã học và yêu cầu HS lựa chọn tình huống phù hợp. -GV hướng dẫn HS lựa chọn tình huống. -GV gợi ý và hướng dẫn HS XD kịch bản theo các tình huống đã chọn. I-ND và lựa chọn tình huống: -Chia nhóm HS: +Nhóm 1: Chuẩn bị kịch bản về chí công vô tư. +Nhóm 2: Chuẩn bị kịch bản về tự chủ, +Nhóm 3: chuẩn bị kịch bản về dân chủ, kỉ luật. -Các nhóm tiến hành chuẩn bị trình bày tiểu phẩm II-Thảo luận , XD kịch bản: -Các nhóm thảo luận dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. -Các thành viên đưa ra ý kiến, bàn bạc rồi cùng nhau XD kịch bản. -Lựa chọn phân vai theo các tình huống đã chọn. III-Thực hành: -Các nhóm lần lượt trình bày tiểu phẩm của mình: +Nhóm trưởng giới thiệu tiểu phẩm của nhóm, GT phân vai nhân vật. +Người dẫn truyện dẫn dắt ND câu chuyện theo trình tự kịch bản. +Các thành viên vào vai theo sự phân công, diễn xuất nhiệt tình. -Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung. -GV quan sát, nhận xét đánh giá->Kết luận. 4-Củng cố: -GV khái quát lại ND luyện tập. -Nhận xét giờ thực hành. 5-Dặn dò: -Chuẩn bị trước cho ND bài học của kì II.
Tài liệu đính kèm: