GIÁO ÁN GIÁO DỤC TỰ CHỌN
Chủ đề VIẾT SÁNG TẠO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
(Áp dụng dạy từ tuần 22 của chương trình Ngữ văn lớp 9)
Loại chủ đề: Nâng cao
Thời lượng: .tiết
Ngày soạn: Ngày dạy: . . Lớp dạy: 9 .
Người thực hiện:
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu và biết cách làm một bài nghị luận xã hội: về một sự việc, hiện tượng đời sống, về một vấn đề tư tưởng, đạo lí trong chương trình Ngữ văn 9.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức:
- Đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
2. Kĩ năng:
- Nắm được bố cục của kiểu bài nghị luận này.
- Quan sát các hiện tượng của đời sống. Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những tư tưởng đạo lý.
- Làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, về một tư tưởng đạo lý.
III – PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, giảng giải, nêu vấn đề, thảo luận.
IV – CHUẨN BỊ:
1. HS: Chuẩn bị nội dung theo yêu cầu GV: nắm vững lý thuyết kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; về một vấn đề tư tưởng đạo lí; cách làm các kiểu bài này.
2. GV: Soạn Gián án; tham khảo tài liệu: Sách BT Ngữ văn 9, Sách Ôn tập Ngữ văn 9, Sách Một số kiến thức – kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 9, .
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NGÃI GIÁO ÁN GIÁO DỤC TỰ CHỌN Chủ đề VIẾT SÁNG TẠO BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (Áp dụng dạy từ tuần 22 của chương trình Ngữ văn lớp 9) Loại chủ đề: Nâng cao Thời lượng: ..tiết Ngày soạn: Ngày dạy: .. . Lớp dạy: 9.. Người thực hiện: I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: Hiểu và biết cách làm một bài nghị luận xã hội: về một sự việc, hiện tượng đời sống, về một vấn đề tư tưởng, đạo lí trong chương trình Ngữ văn 9. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG Kiến thức: Đặc điểm, yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Kĩ năng: - Nắm được bố cục của kiểu bài nghị luận này. - Quan sát các hiện tượng của đời sống. Cảm nhận được cái hay, cái đẹp của những tư tưởng đạo lý. - Làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, về một tư tưởng đạo lý. III – PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, giảng giải, nêu vấn đề, thảo luận. IV – CHUẨN BỊ: 1. HS: Chuẩn bị nội dung theo yêu cầu GV: nắm vững lý thuyết kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; về một vấn đề tư tưởng đạo lí; cách làm các kiểu bài này. 2. GV: Soạn Gián án; tham khảo tài liệu: Sách BT Ngữ văn 9, Sách Ôn tập Ngữ văn 9, Sách Một số kiến thức – kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 9,.. V – LÊN LỚP: 1/Ổn định tổ chức: 2/Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3/Bài mới: a/GTB, ghi tên chủ đề: - GV giới thiệu ngắn gọn mục đích, nội dung, yêu cầu của chủ đề: Nghị luận xã hội là một lĩnh vực rộng lớn: từ bàn bạc những sự việc, hiện tượng đời sống đến bàn luận những vấn đề chính trị, chính sách, từ những vấn đề đạo đức, lối sống đến những vấn đề có tầm chiến lược, những vấn đề tư tưởng triết lí,.. Trong chương trình Ngữ văn 9, các em sẽ được làm quen với dạng nghị luận xã hội: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Ở chủ đề này thầy (cô) sẽ giúp các em ôn lại lý thuyết kiểu bài này và làm một số bài tập mở rộng. b/Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy – học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung * Hoạt động 1: Hướng dẫn HS củng cố lại phần lí thuyết. -GV lần lượt nêu các câu hỏi về phần lí thuyết và yêu cầu HS nhắc lại về khái niệm, yêu cầu, bố cục, nêu một số đề văn thuộc hai dạng nghị luận xã hội trên. -Lần lượt thực hiện theo yêu cầu của GV. I.Ôn tập lý thuyết: I.1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: a/ Khái niệm: b/ Yêu cầu: c/ Bố cục: d/ Một số sự việc, hiện tượng đời sống: I.2. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý: a/ Khái niệm: b/ Yêu cầu: c/ Bố cục: d/ Một số đề bài nghị luận về một vấn đề, tư tưởng đạo lý: I.1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: a/ Khái niệm: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ. b/ Yêu cầu: - Về nội dung: nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết. - Về hình thức: bài viết có bố cục mạch lạc; có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động. c/ Bố cục chung: - Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề. - Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định. - Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khen. một vụ cãi lộn, đánh nhau, một việc quay cóp bài, một hiện tượng nhổ bậy, nói tục, thói ăn vặt xả rác, trẻ em hút thuốc lá, đam mê trò chơi điện tử, hiện tượng nói dối, I.2. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý: a/ Khái niệm: . Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống, của con người. b/ Yêu cầu: - Về nội dung: phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lý bằng cách giải thích, chúng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích, để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết. - Về hình thức: bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động. c/ Bố cục chung: - Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lý cần bàn luận. - Thân bài: + Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lý. + Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo loys đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung. - Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động. d/ Một số đề bài nghị luận về một vấn đề, tư tưởng đạo lý: - Đức tính trung thực; - Có chí thì nên; - Tinh thần tự học; - Lòng biết ơn thầy, cô giáo; - (Về một câu ca dao, tục ngữ); Trước khi thực hiện một số bài tập cụ thể, GV hướng dẫn: Trong thể làm văn nghị luận thì phần Chứng Minh và Giải Thích là nền tảng cho các loại còn lại. Bình luận hay Phân tích thực chất cũng là sự kết hợp pha trộn giữa Chứng Minh và Giải Thích. Khi Phân tích thì phần giải thích nặng hơn chứng minh, khi Bình luận thì phần chứng minh nặng hơn giải thích. Do đó, nắm rõ phương pháp Chứng Minh và Giải Thích sẽ giúp cho việc làm văn trở nên dễ dàng hơn. Làm văn ai cũng biết có 3 phần Mở bài - Thân bài - Kết Luận: 1.Mở bài: là chìa khóa cho toàn bộ bài văn, phần mở bài gồm có 3 phần: Gợi - Đưa - Báo : tức là “GỢI” ý ra vấn đề cần làm - sau khi gợi thì “ĐƯA” vấn đề ra - cuối cùng là “BÁO” - tức là phải thể hiện cho biết mình sẽ làm gì. Khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có “3 cặp” /”6 lối” để giải quyết như sau: - Tương đồng / tương phản : đưa ra một vấn đề tương tự/hoặc trái ngược để liên tưởng đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn đề ra, cách này thường dùng khi cần CM-GT-BL về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ. - Xuất xứ / đại ý: dựa vào thông tin xuất xứ/ đại ý để dưa vấn đề ra, cách này thường dùng cho tác phẩm/tác giả nổi tiếng. - Diễn dịch/ quy nạp: thực hiện cách viết đoạn văn theo hai cách này. 2.Thân bài Thân bài thực chất là một tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một vấn đề chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì có thể dùng các công thức sau đây để đặt câu hỏi nhằm tìm ý càng nhiều và dồi dào càng tốt, sau đó có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần ý tưởng để hình thành khung ý cho bài văn: Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu - Gì: Cái gì, là gì - Nào: thế nào - Sao: tại sao - Do: do đâu - Nguyên: nguyên nhân - Hậu: hậu quả Hãy tưởng tượng vấn đề của mình vào khung câu hỏi trên, tìm cách giải đáp câu hỏi trên với vấn đề cần giải quyết thì sẽ có một lô một lốc các ý tưởng 2.2 Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa - Mặt: các mặt của vấn đề. - Không: không gian xảy ra vấn đề (thành thị, nông thôn, việt nam hay nước ngoài...). - Giai: giai đoạn (vd giai đoạn trước 1945, sau 1945..) - Thời: thời gian - nghĩa hẹp hơn so với giai đoạn (có thể là, mùa thu mùa đông, mùa mưa mùa nắng, buổi sáng buổi chiều..). - Lứa: lứa tuổi (thiếu niên hay người già, thanh niên hay thiếu nữ...) 2.3 Hình thành đoạn văn từ khung ý tưởng: Sau khi dựa vào công thức bạn hình thành được khung ý tưởng, điều tiếp theo là từ từng ý tưởng đó ta triển khai ra các đoạn văn hoàn chỉnh. Cách triển khai đoạn văn dùng công thức: Nào - Sao - Cảm - Nào: thế nào? - Sao: tại sao? - Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân. Cứ như vậy sẽ có nhiều đoạn văn, các đoạn văn này hợp lại là thân bài. 3.Kết bài: Có thể theo công thức Tóm - Rút - Phấn để thực hiện phần này: - Tóm: tóm tắt vấn đề. - Rút: rút ra kết luận gì? - Phấn: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân. Họat động 2: Hướng dẫn HS luyện tập (Đây là hoạt động trọng tâm, GV cần phát huy vai trò chủ động sáng tạo của học sinh dưới sự hướng dẫn của học sinh. Phương pháp: vấn đáp, thảo luận, trình bày cá nhân, tham gia góp ý xây dựng) II. Luyện tập: II. 1. Bài tập nghị luận về một sự việc, hiện tượng đồi sống: - GV định hướng về việc làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: Hiện tượng là cái xảy ra trong không gian, thời gian mà người ta nhận thấy. Những gì không hiện ra bên ngoài, những gì không có hình dạng hay trạng thái, con người không cảm nhận, quan sát được đều có thể coi là hiện tượng. Đây là chỗ phân biệt hiện tượng (bên ngoài) với bản chất (bên trong) và với vấn đề (không hình trạng), dẫu cho chúng ta vẫn thường xuyên bình luận cả hiện tượng lẫn vấn đề. Khi nói hiện tượng đời sống thì hai chữ đời sống ở đây được dùng trong sự phân biệt với văn học, khoa học, với sách vở nói chung. Vì vậy, nói đến hiện tượng đời sống là nói đến những cái xảy ra ở cuộc sống bên ngoài, con người bình thường có thể quan sát thấy, chứ không phải trong sách vở, văn chương. Nghị luận về một hiện tượng đời sống là kiểu bài lấy một hiện tượng xảy ra trong đời sống để bàn bạc. Từ hiện tượng này, người nghị luận phải phân tích để tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng, đạo đức mà bàn bạc, đánh giá. Đề tài bàn bạc gần gũi với đời sống, sát hợp với trình độ nhận thức của HS như tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bị ô nhiễm, những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vận động giúp đỡ đồng bào hoạn nạn, những tấm gương người tốt việc tốt, * Cách làm bài a) Cách viết mở bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống cũng là một dạng văn bản. Vì vậy, nó cũng cần bắt đầu bằng một mở bài. Và phần mở bài của nó dĩ nhiên không thể đi ngược lại những nguyên tắc chung của mở bài. Nghị luận là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người muốn được bàn luận và đánh giá về một hiện tượng (hoặc vấn đề) nào đấy. Mở bài của một bài nghị luận hiện tượng đời sống phải thể hiện được định hướng đánh giá và bàn luận đó thông qua những câu hỏi, hoặc những câu có tác dụng gợi suy nghĩ, trăn trở trong người đọc (người nghe). b) Cách viết thân bài Thân bài phải gồm đủ hai thành phần là bàn luận và đánh giá, để có thể đáp ứng yêu cầu bình luận. Các ý của thân bài cần được sắp xếp sao cho người đọc (người nghe) có thể tiếp nhận sự đánh giá, bàn luận của người làm văn một cách dễ dàng và hứng thú, vì sự bình luận chỉ có ý nghĩa khi nó thực sự hướng tới người đọc (người nghe). Chẳng hạn: - Người đọc (người nghe) sẽ không thể tiếp nhận, và càng không thể tiếp nhận một cách hứng thú những lời bình luận về một hiện tượng nếu họ còn mơ hồ về cái hiện tượng được đưa ra bình luận ấy. Vì thế, trước khi bắt tay vào đánh giá hay bàn bạc, người bình luận nên trình bày một cách trung thực, đầy đủ, rõ ràng về hiện tượng đời sống mà mình sẽ đem ra bàn luận cùng người đọc (người nghe). Người bình luận không nên cố trình bày hiện tượng đời sống đó sao cho phù hợp nhất với quan điểm của mình, vì việc làm ấy có thể sẽ mâu thuẫn với yêu cầu khách quan, trung thực và từ đó sẽ khién người đọc (người nghe) hoài nghi ... uộc sống. Đề tài của nghị luận về tưởng, đạo lý là vô cùng phong phú, bao gồm: - Các vấn đề về nhận thức như lí tưởng, mục đích sống. - Các vấn đề về tâm hồn, tính cách như: + Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, + Tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn, + Thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi, - Về các mối quan hệ gia đình như tình mẫu tử, anh em. - Về quan hệ xã hội như tình đồng bào, tình thầy tró, bạn bè, - Về cách ứng xử, những hành động của mỗi con người trong cuộc sống. * Yêu cầu: - Hiểu được vấn đề cần nghị luận qua phân tích, giải thích để xác định vấn đề. - Phân tích, chứng minh những biểu hiện cụ thể của vấn đề, thạm chí so sánh, bàn bạc, bãi bỏ, - Phải biết rút ra ý nghĩa của vấn đề. - Người thực hiện nghị luận phải có lý tưởng và đạo lý. * Các thao tác lập luận cơ bản: chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận, * Về cách làm bài: a) Mở bài - Giới thiệu vấn đề được đưa ra bình luận. - Nêu luận đề: dẫn nguyên văn câu danh ngôn hoặc nội dung bao trùm của danh ngôn hay vấn đề cần bàn luận. - Giới hạn nội dung và thao tác nghị luận sẽ triển khai. b) Thân bài - Giải thích tư tưởng, đạo lí cần nghị luận (nêu các khía cạnh nội dung của tư tưởng, đạo lí này). - Phân tích, chứng minh, bình luận các khía cạnh; bác bỏ, phê phán những sai lệch (nếu có). - Khẳng định chung, nêu ý nghĩa, liên hệ thực tế, rút ra bài học nhận thức và hành động. - Lấy dẫn chứng minh họa (ngắn gọn, tiêu biểu, dễ hiểu). c) Kết bài Tóm tắt các ý, nhấn mạnh luận đề đã nêu ở đầu bài nhằm chốt lại bài viết hoặc dẫn thơ, văn để mở rộng, gợi ý thêm cho người đọc về vấn đề đang bàn luận. Tóm lại: Muốn làm bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, trước hết hãy tìm hiểu sâu về tư tưởng, đạo lí được đem ra bàn bạc. Tìm hiểu tư tưởng, đạo lí bằng cách phân tích, giải thích theo từng ý, từng vế của vấn đề được nêu. Phát biểu nhận định, đánh giá của mình về tư tưởng, đạo lí đó. Nêu các luận cứ và phân tích các luận cứ để khẳng định nhận định, đánh giá của mình. - GV tổ chức cho học sinh thực hiện một số đề văn cụ thể. - GV tổ chức cho học sinh tìm hiểu đề bài 1, theo sự gợi ý sau: - Thực hiện theo yêu cầu của GV. 1/ Cho đề bài: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống (Lép Tôn-xtôi). Hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung và trình bày lí tưởng riêng của mình. a) Mở bài - Giới thiệu về ý kiến của L.Tôn-xtôi. - Nêu nội dung câu nói của L.Tôn-xtôi: + Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường ; không có lí tưởng thì không có cuộc sống. + Nâng cao vai trò của lí tưởng lên một tầm cao ý nghĩa của cuộc sống. Ở đây đòi hỏi phải giải thích mối quan hệ giữa lí tưởng và ngọn đèn, phương hướng và cuộc sống. - Yêu cầu của đề: suy nghĩ về vai trò của lí tưởng nói chung đối với mọi người và lí tưởng riêng của mình. b) Thân bài - Giải thích câu nói của L.Tôn-xtôi về vai trò của lí tưởng đối với cuộc sống: + Lí tưởng là ước mơ, khát vọng định hướng cuộc sống. Lí tưởng xấu có thể làm hại cuộc đời của một người và nhiều người. Không có lí tưởng tốt đẹp thì không có cuộc sống tốt đẹp. + Lí tưởng tốt đẹp, thực sự có vai trò chỉ đường vì đó là lí tưởng vì dân, vì nước, vì gia đình và hạnh phúc bản thân. Lí tưởng tốt đẹp có vai trò chỉ đường cho chính sự nghiệp cụ thể mà mỗi người theo đuổi: khoa học, giáo dục, an ninh, kinh doanh, - Nêu suy nghĩa tán thành hay không tán thành đối với ý kiến của nhà văn Nga. - Nêu lí tưởng riêng của mình: vấn đề bức thiết đặt ra cho mỗi HS sau khi TN THCS là chọn học nghề, chọn một trường THPT với những khối học mình yêu thích để thể hiện lí tưởng của mình. c) Kết bài Khẳng định vai trò của lí tưởng trong cuộc sống mỗi con người mỗi thế hệ, mỗi dân tộc. - GV cùng học sinh tìm hiểu đề văn 2. 2/ Đề: Có công mài sắt có ngày nên kim. Định hướng: Trong cuộc sống con người ai cũng muốn thành đạt, nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co và lắm chông gai. Để động viên con cháu vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi, ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Vậy ta hiểu như thế nào về câu nói trên? “Kim” là vật dụng nhỏ dùng để may vá. Cây “kim” được làm bằng sắt, thật bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. “Sắt” được sử dụng rộng rãi trong đời sống và có kích thước lớn. Từ “sắt” nên “kim” là một quá trình tôi luyện, mài giũa công phu. Muốn một thanh sắt trở thành một cây kim bé nhỏ, tiện dụng. Chúng ta cần mài từ ngày này sang ngày khác, thanh sắt đó được mài , mài mãi ...cho đến khi thanh sắt kia trở thành một thanh sắt bé nhỏ tiện dụng. Như vậy, muốn có một cây kim người thơ phải bỏ ra nhiều công sức và thời gian để mài thanh sắt. Nếu thanh sắt to. cứng mà ta có thể mài thành một cây kim nhỏ bé thì bất cứ chuyện gì ta cũng có thể làm được, chỉ cần ta biết kiên trì, nhẩn nại. Hình ảnh ẩn dụ đó mang ý nghĩa khẳng định : đức tính kiên trì, nhẫn nại là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công. Không chăm chỉ, không bắt tay vào công việc, không ai có thể thành công. Thực tế cuộc sống đã cho chúng ta thấy điều đó là hoàn toàn đúng. Trong lịch sử hàng ngàn năm chống ngoại xâm, dân tộc Việt luôn phải thực hiện chiến lược lấy yếu đánh mạnh, trường kì kháng chiến. Cuộc kháng chiến mười năm chống quân Minh do Lê Lợi lãnh đạo; chiến dịch thần tốc đánh tan hai mươi vạn quân Thanh do Nguyễn Huệ chỉ huy; cho đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ; tất cả đều thử thách ý chí, nghị lực và sự kiên trì, bền gan vững chí của dân tộc ta. Cuối cùng, dân tộc ta đã chiến thắng vẻ vang, giành được chủ quyền độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã thể hiện đức tính cần cù, kiên nhẫn đáng khâm phục. Nhìn những con đê sừng sững chạy dài suốt đôi bờ của những dòng sông lớn, chúng ta thấy người xưa đã kiên trì, bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng. Chỉ với đôi bàn tay cầm mai, đôi vai vác đất, nhưng ông cha ta đã làm nên những thành tựu vĩ đại, tồn tại muôn đời. Trong học tập, đức tính kiên nhẫn lại càng cần thiết để có được thành công. Từ khi là học sinh lớp Một, vụng về cầm phấn tập tô những chữ cái đầu tiên, đến khi biết đọc, biết viết, biết làm Toán, làm văn, rồi lần lượt mỗi năm lên một lớp, phải mất 12 năm mới học xong bậc phổ thông. Trong thời gian khá dài ấy, nếu không kiên trì học tập thì làm sao có ngày chúng ta cầm được tấm bằng tốt nghiệp ?!. Người bình thường đã vậy, đối với những người tật nguyền thì lại càng cần đến ý chí và lòng kiên trì vượt khó để chiến thắng số phận bất hạnh. Thế mới biết ý chí, nghị lực, đức tính kiên nhẫn, bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của từng công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung. Dù sự chăm chỉ rất quan trọng trong con đường đến thành công nhưng 1 con người chỉ chăm chỉ thì không thể thành công 1 cách rực rỡ hay nếu có cũng vô cùng khó khăn bởi lẽ nếu chỉ chăm chỉ, cố gắng, làm việc cả ngày cả đêm mà không có phương pháp, cách thức thông minh, hiệu quả thì chăm thế chứ chăm nữa cũng vô ích mà thôi! Bởi thế nên bên cạnh chăm chỉ phải có lòng kiên trì, nhẫn nại kết hợp với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực. Muốn thành công thì không thể lười biếngchúng ta phải nỗ lực hết sức để đạt được mục đích sống, niềm vui, hạnh phúc của cuộc đời mình để thành đạt trong xã hội, làm đất nước thêm phồn vinh, phát triển, sánh ngang với các nước trên thế giới. Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, đạo đức để đạt được thành công trong cuộc sống. Quả là người xưa có lời khuyên giản dị mà như một chân lí : “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Câu tục ngữ không chỉ là bài học về ý chí mà còn là lời động viên khuyến khích mọi người hãy lạc quan, hi vọng và tin tưởng. Kinh nghiệm của thế hệ trước là lời khuyên quý báu, lời cổ vũ, động viên tuổi trẻ trên con đường phấn đấu xây dựng một tương lai tươi sáng và cuộc sống tốt đẹp. * Cuối chủ đề, GV có thể đưa ra một số kết luận, định hướng để việc học văn nghị luận xã hội đạt kết quả tốt (thay cho phần củng cố) - Chú ý lắng nghe Để học tốt văn nghị luận xã hội cần: Nắm bắt thông tin: Văn nghị luận xã hội khác với nghị luận văn học ở chỗ nó là những kiến thức thật 100% và rất thực tế với cuộc sống hằng ngày. Vì vậy cần sự tinh tế và nắm bắt thông tin nhanh chóng. Bí quyết cho bạn là hãy chăm chút đọc bào hàng ngày, tốt nhất là lướt web đọc báo mạng để có thể tiếp cận nhanh chóng với những thông tin mới để phục vụ làm tài liệu cho riêng mình (Đây là một nhu cầu thực tế trong thời đại CNTT như hiện nay). Nên ghi chép lại những chi tiết cần thiết để làm dẫn chứng, nên chọn lọc những chi tiết hay để bài văn có được những dẫn chứng thiết thực và bám sát đề. Vấn đề văn phong Cách viết văn nghị luận xã hội cần sự ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn phải đầy đủ ý và không được khô khan. Muốn làm được điều đó cần có một dàn bài cụ thể trước khi đặt bút làm bài. Nếu như có những dẫn chứng hay thì nên chen vào giữa bài làm để tránh sự nhàm chán và khô khan cho bài văn. Đừng nên viết quà dài và lan man không sát chủ đề, khi ấy bài văn của rất dễ bị điểm kém. Bên cạnh đó nên tận dụng cách viết sáng tạo, nó sẽ giúp chúng ta ăn điểm tuyệt đối đấy. Phân tích đề Cầm đề trên tay các em đừng vội làm ngay, hãy dùng bút chì gạch dưới những từ, cụm từ khóa để có thể bám sát đề trong lúc làm bài và không bị lan man ý tứ, câu chữ cũng sẽ bớt vụng hơn. Sau khi đã gạch gưới những từ khóa ấy, hãy giải nghĩa thật chính xác, muốn có được kỹ năng này thì phải đọc và tìm hiểu từ điển Tiếng Việt. Nếu như giải thích chính xác và hiểu được từ khóa thì bài làm sẽ đi đúng hướng và chất lượng bài viết sẽ tăng lên đáng kể! Rèn luyện kỹ năng Một trong những yếu tố làm cho nhiều học sinh ít chú ý đến việc học văn là chữ nghĩa nhiều, dài dòng, đặt bút xuống làm bài là chán ngay. Nếu như chúng ta chư có một tâm hồn thật lãng mạn để cảm thụ cái hay của văn học, của cuộc sống thì chúng ta hãy rèn luyện kĩ năng viết văn bằng cách tạo thói lập sổ tay ghi những lời hay ý đẹp trong cuộc sống, đôi khi là lời nói của một nhân vật từ một bộ phim truyền hình mà mình yêu thích. Hay có khi viết bài cộng tác cho các báo cũng giúp mình rất nhiều trong khi học văn. Môn Văn không khó nếu ta thật sự đam mê và yêu thích nó, hãy đến với nó bằng tâm hồn, lúc ấy ta sẽ nhận được những cái mà ta muốn! 4/ Kết thúc chủ đề: - GV nhấn mạnh lại nội dung của chủ đề. - Đánh giá việc học tập. 5/Hướng dẫn học bài: -Về nhà tự ôn tập lại phần lí thuyết, xem lại các BT trong sách GK, các BT đã làm. - Không ngừng nâng cao kiến thức văn qua việc tự học từ sách, báo,. VI. ĐÁNH GIÁ RÚT KINH NGHIỆM:
Tài liệu đính kèm: