Giáo án Hình học 9 - Tuần 11

Giáo án Hình học 9 - Tuần 11

TÊN BÀI DẠY : LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Cũng cố kiến thức đã học:

 - Muốn xác định một đường tròn thỏa mản một điều kiện nào đó thì phải xác định được tâm và bán kính của nó . Thiếu một trong hai điều kiện này thì đường tròn đó coi như không xác định được. Đây là điều cơ bản nhất để xác định một đường tròn.Các trường hợp khác có thể quy về trường hợp này để xác định.

 - Muốn chứng minh các điểm nào đó cùng thuộc một đường tròn thì phải chứng minh khoảng cách từ các điểm đó đến một điểm cố định không đổi

 2.Kỹ năng: vẽ hình cách chứng minh các điểm cùng thuộc một đường tròn cách giải bài toán dựng hình .

 3. Thái độ : Cẩn thận ; Sáng tạo trong vẽ hình và chứng minh.

II.CHUẨN BỊ:

- GV: Giáo Án;Thước thẳng ; compa; SGK.

- HS: Thước thẳng ; compa; SGK.

III. PHƯƠNG PHÁP

- Phương pháp vấn đáp.

- Phương pháp luyện tập thực hành.

- Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.

 

doc 5 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1113Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học 9 - Tuần 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: .	Ngày dạy : .
Tuần thứ : 11	Tiết PPCT : 21
TÊN BÀI DẠY : LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
 1. Kiến thức: Cũng cố kiến thức đã học:
 - Muốn xác định một đường tròn thỏa mản một điều kiện nào đó thì phải xác định được tâm và bán kính của nó . Thiếu một trong hai điều kiện này thì đường tròn đó coi như không xác định được. Đây là điều cơ bản nhất để xác định một đường tròn.Các trường hợp khác có thể quy về trường hợp này để xác định.
 - Muốn chứng minh các điểm nào đó cùng thuộc một đường tròn thì phải chứng minh khoảng cách từ các điểm đó đến một điểm cố định không đổi
 2.Kỹ năng: vẽ hình cách chứng minh các điểm cùng thuộc một đường tròn cách giải bài toán dựng hình .
 3. Thái độ : Cẩn thận ; Sáng tạo trong vẽ hình và chứng minh.
II.CHUẨN BỊ: 
GV: Giáo Án;Thước thẳng ; compa; SGK. 
HS: Thước thẳng ; compa; SGK.
III. PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp vấn đáp.
Phương pháp luyện tập thực hành.
Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. 
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: Nắm sỉ số lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu định nghĩa đường tròn?
- Nêu cách tìm tâm của đường tròn qua ba điểm phân biệt không thẳng hàng? 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Ôn lai các vấn đề cơ bản về lí thuyết
*GV: (hỏi) Em có thể nêu các cách xác định một đường tròn? 
*HS: Đứng tại chổ trả lời.
*GV: Ghi tóm tắt lên bảng.
- Em nào có thể cho biết trong ba cách trên thì cách nào là cơ bản nhất? Vì sao?
*GV: Lưu ý qua hai điểm phân biệt A; B có vô số đường tròn đi qua.Tâm của chúng nằm trên đường trung trực của đoạn thẳng AB. Tuy nhiên qua AB thì chỉ có duy nhất một đường tròn đường kính AB.Nên nói rỏ khái niệm: " Đoạn thẳng ABxác định đường tròn đường kính AB"
I-Kiến thức cơ bản:
1/ Một điểm O cho trước và một số thực R cho trước xác định đường tròn (O;R).
2/ Hai điểm phân biệt A;B cho trước xác định (I;) I là trung điểm của đoạn thẳng AB.
3/Qua ba điểm phân biệt không thẳng hàng.
*Trong ba cách trên thì cách thứ ba là cơ bản nhất vì hai cách sau cũng phải quy về cách thứ nhất 
(tìm tâm O và bán kính R).
Hoạt đéng 2: Chữa bài tập đã làm ở nhà.
- Hướng dẫn HS làm Bài tập 1. Sgk.
+ Vẽ hình minh hoạ.
+ Nêu tính chất của hình chữ nhật
Nhấn mạnh tính chất: Hai đường chéo của hình chữ nhật bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
- Hướng dẫn: HS tính bán kính của (O).
Áp dụng định lý pitago tính đường kính AC suy ra bán kính OA.
- Hướng dẫn bài tập 3.Sgk. Chứng minh:
a) Tâm của đường tròng ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm của cạnh huyền.
+ Hướng dẫn vẽ hình.
+ Gọi I là trung điểm của cạnh huyền BC
Cho HS nhận xét AI, BI, CI.
- GV cho HS về nhà tự giải câu b)
- Hướng dẫn bài tập 3.Sgk. Chứng minh:
Cho HS vẽ hình ra giấy nháp.
- HS chỉ ra vị trí tương đối của A, B, C vơi đường tròn (O)
- Hướng dẫn bài tập 7.Sgk.
HS chọn các phương án 
GV nhận xét
Bài 1. Sgk.
Đáp án
Ta có ABCD là hình chữ nhật,
Ta có: OA = OB = OC = OD (theo tính chất hình chữ nhật).
Suy ra bốn điểm A, B, C, D cùng thuộc đường tròn tâm O.
Ta có vuông tại D. ta có:
Vậy bán kính cần tìm là 6,5 (cm)
I
B
C
A
Bài 3. Sgk.
Đáp án
Ta có vuông tại A, I là trung điểm của BC.
Suy ra : AI là trung tuyến của 
Nên AI = IB = IC (TC đường trung tuyến của tam giác vuông)
Suy ra : A, B, C cùng thuộc đường tròn tâm I.
Vậy Tâm của đường tròng ngoại tiếp tam giác vuông là trung điểm của cạnh huyền
Bài 4.Sgk
Đáp án
A nằm trong đường tròn (vì )
C nằm trên đường tròn (vì )
B nằm ngoài đường tròn(vì )
Bài 7.Sgk
Đáp án
1-4; 2- 6; 3-5.
4. Củng cố: 
- Hệ thống lại cách chứng minh các điểm cùng thuộc một đường tròn
- Nhắc lại cho học sinh cách giải bài toán dựng hình.
5. Dặn dò: 
 - Xem lại các bài tập đã chữa.
 - Làm tiếp các bài tập còn lại ở sgk.
V. Rót kinh nghiÖm
Ngày soạn: .	Ngày dạy : .
Tuần thứ : 11	Tiết PPCT : 22
TÊN BÀI DẠY : §2: ĐƯỜNG KÍNH VÀ DÂY CỦA ĐƯỜNG TRÒN.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
 - HS nắm được đường kính là dây cung lớn nhất trong các dây cung của đường tròn, nắm được hai định lí về đường kính vuông góc với dây và dường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm. HS biết vận dụng các định lí để chứng minh đường kính đi qua trung điểm của một dây, dường kính vuông góc với một dây.
2. Kỹ năng:
 - Rèn kỉ năng lập mệnh đề đảo, kỉ năng suy luận và chứng minh.
3. Th¸i ®é: T
 - TÝch cùc trong häc tËp.
 II.CHUẨN BỊ: 
 - GV: Thước thẳng, compa, phấn màu. 
 - HS: Thước thẳng, compa, SGK, SBT. 
III. PHƯƠNG PHÁP
 - Phương pháp vấn đáp.
 - Phương pháp luyện tập thực hành.
 - Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ. 
IV.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định tổ chức (1ph)
2.Kiểm tra bài củ : Đan xen vào bài mới.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò.
Nội dung cần đạt.
Hoạt động 1. So sánh độ dài của đường kính và dây.(20ph)
- GV yêu cầu HS đọc bài toán ở sgk
- GV: Đường kính có phải là dây cung của đường tròn không?
- HS: Đường kính là dây cung của đường tròn.
- GV: Vậy ta xét bài toán trong hai trường hợp:
+ Dây cung là đường kính.
+ Đây cung không phải là đường kính.
- GV và HS cùng làm bài toán: Sgk.
- GV: Kết quả bài toán trên cho ta định lí sau:
Hãy đọc địng lí SGK.
1. So sánh độ dài của đường kính và dây
*TH1: AB là đường kính, ta có:
AB = 2R.
*TH2 : AB không phải là đường kính.
xét DABC ta có:
AB < OA + OB = R + R = 2R
(Bất đẳng thức tam giác).
Vậy: AB 2R.
*Định lí (SGK).
Trong các dây của một đường tròn, dây lớn nhất là đường kính.
Hoạt động 2. Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây.(20ph)
- Cho HS đọc định lí 2.
- GV vẽ (O; R) đường kính AB vuông góc với dây CD tại I. So sánh độ dài IC với ID?
- Hướng dẫn xảy ra hai trường hợp:
 +Trường hợp AB và CD đều là đường kính
+Trường hợp AB là đường kính CD là dây
-GV: Đường kính đi qua trung điểm của một dây có vuông góc với dây đó không?
- HS rút ra định lý 3. Sgk
- Cho HS về nhà chứng minh định lí 3
- Hướng dẫn ?2.Sgk.
2.Quan hệ vuông góc giữa đường kính và dây
* Định lí 2 (SGK)
Trong một đường tròn, đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây ấy.
- Trường hợp AB và CD đều là đường kính thì hiển nhiên AB đi qua trung điểm của CD.
- Trường hợp AB là đường kính CD là dây.
Xét DOCD có OC = OD ( = R)
DOCD cân tại O, mà OI là đường cao nên cũng là trung tuyến.
 IC = ID.
* Định lí 3.(SGK)
Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây ấy.
?2. Sgk.
Đáp án
Có AB là dây không đi qua tâm MA = MB (gt) OM ^ AB (đ/l quan hệ vuông góc đường kính và dây cung
Xét tam giác OMA vuông tại M, ta có:
Mà AB = 2AM= 2.12= 24cm.
4.Củng cố: (3ph)
- Nhắc lại các định lý
- Củng cố cho học sinh thông qua chứng minh định lý
5. Hướng dẫn về nhà: (1ph)
- Thuộc và hiểu kĩ ba định lí vừa học.
- Làm bài tập 10 tr 104 SGK
- Bài 16; 18; 19; 20; 21 tr 131 SBT
- Tiết sau luyện tập.
V. Rót kinh nghiÖm
Tân Phú, ngày  tháng  năm 20
KÍ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan11R.doc