Giáo án Hình học lớp 9 - Học kỳ I - Năm học 2008 – 2009 - Tiết 20: Sự xác định đường tròn tình chất đối xứng của đường tròn

Giáo án Hình học lớp 9 - Học kỳ I - Năm học 2008 – 2009 - Tiết 20: Sự xác định đường tròn tình chất đối xứng của đường tròn

I. MỤC TIÊU:

· Học sinh biết đựoc nội dung kiến thức chính trong chương.

· Học sinh nắm được định ngiã đường tròn, các cách xác định một đường tròn, đường tròn ngoại tiếp tam giác và tam giác nội tiếp đường tròn.

· Học sinh năm được đường tròng là hình có tâm đối xứng có trục đối xứng.

· Học sinh biết cách dựng đường tròn đi qua ba điểm không thẳng hàng. Biết chứng minh một điểm nằm trên, nằm bên trong, nằm bên ngoài đường tròn.

· Học sinh biết vận dụng vào thực tế.

II. PHƯƠNG TIỆN:

· Sách giáo khoa, giáo án, thứớc thẳng, compa, phấn màu. Mô hình hình tròn.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc 4 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 846Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học lớp 9 - Học kỳ I - Năm học 2008 – 2009 - Tiết 20: Sự xác định đường tròn tình chất đối xứng của đường tròn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10:	Ngày soạn: 26/10/2008
Tiết 20	Ngày giảng: 30/10/2008
Chương II: ĐƯỜNG TRÒN
§1. SỰ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG TRÒN TÌNH CHẤT ĐỐI XỨNG CỦA ĐƯỜNG TRÒN
I. MỤC TIÊU: 
Học sinh biết đựoc nội dung kiến thức chính trong chương.
Học sinh nắm được định ngiã đường tròn, các cách xác định một đường tròn, đường tròn ngoại tiếp tam giác và tam giác nội tiếp đường tròn.
Học sinh năm được đường tròng là hình có tâm đối xứng có trục đối xứng.
Học sinh biết cách dựng đường tròn đi qua ba điểm không thẳng hàng. Biết chứng minh một điểm nằm trên, nằm bên trong, nằm bên ngoài đường tròn.
Học sinh biết vận dụng vào thực tế.
II. PHƯƠNG TIỆN: 
Sách giáo khoa, giáo án, thứớc thẳng, compa, phấn màu. Mô hình hình tròn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của Gv
Hoạt động của Hs
Bảng ghi
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cu.õ
Thay vào kiển tra bài củ gv nhắc lại về đường tròn được biết ở lớp 7.
Hoạt động 2. Nhắc lại về đường tròn.
@ Yêu cầu học sinh vẽ đường tròn tâm O bán kính R.
@ Giáo viên đưa ra kí hiệu về đường tròn, và cách gọi.
@ Nêu định nghĩa đường tròn.
@ Gv đua bảng phụ giới thiệu 3 vị trí của điểm M đối với đường tròn (O;R).
@ em nào cho biết các hệ thức liên hệ giữa độ dài đọan Om và bán kính R của đường tròng O trong từng trường hợp của các hình vẽ trên bảng phụ?
@ Gv viên ghi lại các hệ thức dưới mỗi hình.
@ Gv đưa ra ?1.
 Và vẽ hình 53 lên bảng.
@ Ta thấy điểm H nằm ở vị trí nào so với đường tròn?
@ Ta thấy điểm K nằm ở vị trí nào so với đường tròn?
@ Từ đó em rút ra được gì về OH và OK? Do đó ta có kết luận gì về @ Em dựa vào kiến thức nào đã học mà em kết luận được ?
@ Học sinh thực hiện
@ Học sinh tra lời
@ Điểm M nằm ngoài đường tròn (O;R) OM>R.
@ Điểm M nằm trên đường tròn (O;R) OM=R.
@ Điểm M nằm trong đường tròn (O;R) OM<R.
@ Học sinh thực hiện
@ Học sinh tra lời
@ Học sinh tra lời
Kí hiệu (O;R) hoặc (O) đọc là đường tròn tâm O bán kính R hoặc đường tròn tâm O.
BẢNG PHỤ
Hình 1: Điểm M nằm ngoài đường tròn (O;R) OM>R.
Hình 2: điểm M nằm trên đường tròn (O;R) OM=R.
Hình 3: điểm M nằm trong đường tròn (O;R) OM<R.
-Điểm H nằm ngoài đường tròn (O) 
 OH>R
- Điểm K nằm trong đường tròn (O) 
 OK<R
Từ đó suy ra OH>OK.
Trong OKH có OH>OK (theo định lí về góc và cạnh đối diện trong tam giác).
Hoạt động 3. Cách xác định đường tròn.
@ Một đường tròn được xác định ta phải biết những yếu tố nào?
@ Hoặc biết được yếu tố nào khác nửa mà ta vẫn xác định được đường tròn?
@ Ta sẽ xét xem, một đường tròn được xác định thì ta biết ít nhất bao nhiêu điểm của nó?
@ Cho học sinh thực hiện ?2.
@ có bao nhiêu đường trong như vậy? Tâm của chúng nằn trên đường nào? Vì sao?
@ Như vậy, biết một hoặc hai điểm của đường tròn ta có xác định được một đường tròn không?
@ Học sinh thực hiện ?3.
@ Vẽ được bao nhiêu đường tròn? Vì sao?
@ vậy qua bao nhiêu điểm thì ta xác định được 1 đường tròn duy nhất?
@ Cho 3 điểm thẳng hàng A’,B’,C’. có vẽ được đường tròn nào đi qua 3 điểm này không? Vì sao?
@ Giáo viên giới thiệu về đường tron ngoại tiếp tam giác và tam giác nội tiếp đường tròn cho học sinh.
@ Học sinh tra lời
- Biết tâm và bán kính.
- Biết 1 đọan thẳng là đường kính.
@ Học sinh thực hiện
 @ Học sinh vẽ hình.
@ Học sinh tra lời
@ Học sinh thực hiện
@ Chỉ vẽ được 1 đường tròn vì trong một tam giác, ba đường trung trực đi qua 1 điểm.
@ Qua 3 điểm không thẳng hàng.
@ Học sinh tra lời
Không vẽ được, vì các đường trung trực của các đọan thẳng không giao nhau.
@ Học sinh nghe
a) vẽ hình:
b) có vô số đường tròn đi qua A và B.
Tâm của các đường tròn đó nằm trên đường trung trực của AB vì có OA=OB
Trường hợp 1: Vẽ đường tròn đi qua ba điểm không thẳng hàng:
Đường tròn tâm (O) gọi là ngoại tiếp tam giác ABC.
Tam giác ABC goi là nội tiếp đường tròn (O).
Hoạt động 4. tâm đối xứng.
@ Có phải đường tròn có tâm đối xứng không? 
@ Học sinh thực hiện ?4.
@ Gọi 1 học sinh lên bảng vẽ hình.
@ OA?OA’
OA=? Và OA’=? A nằm ở vị trí nào của đường tròn?
@ vậy ta rút ra kết luận gì ?
@ Học sinh thực hiện
Ta có OA=OA’
Mà OA=R
Nên OA’=R
 A’(O)
Vậy đường tròn là hình có tâm đối xứng.
Tâm của đường tròng là tâm đối xứng của đường tròng đó.
Hoạt động 5. trục đối xứng.
@ Gv viên đưa miếng bìa hình tròn làm sẵn, kẽ 1 đường thẳng qua tâm, gấp theo đường thẳng vừa vẽ.
@ Hỏi hai phân bìa hình tròn như thế nào?
@ Vậy ta rút ra được gì ? đường tròn có bao nhiêu trục đối xứng?
@ Học sinh thực hiện ?5.
@ Học sinh quan sáttrả lời
- Đường tròn có trục đối xứng.
- Đường tròn có vô số trục đối xứng là bất cứ đường kính nào.
Đường tròn có trục đối xứng.
Đường tròn có vô số trục đối xứng là bất cứ đường kính nào.
?5:
Có c và C’ đối xứng nhau qua AB nên AB là đường trung trực của CC’, có O AB.
 OC’=OC=R C’ (O;R).
Hoạt động 6. củng cố, dặn dò..
Kiểm tra kiến thức cần ghi nhớ của tiết học này là những kiến thức nào?
học kĩ lý thuyết từ vỡ và SGK.
Làm bài tập 1,2,4 SGK/99+100. và 3,4 SBT/128

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 20.doc