A . MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- HS hiểu được khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp. Thông qua thí nghiệm HS hiểu được : chất tinh khiết có những tính chất nhất định, còn hỗn hợp thì không có tính chất nhất định.
- Biết dựa vào tính chất vật lý khác nhau của các chất có trong hỗn hợp để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp
2. Về kỹ năng
- HS tiếp tục được làm quen với một số dụng cụ thí nghiệm và rèn luyện một số thao tác thí nghiệm đơn giản.
3. Về thái độ
HS nghiêm túc nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài mới
B. CHUẨN BỊ
Giáo viên
- Giấy trong , máy chiếu , tranh vẽ về nước, bút dạ
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Bài 2; (2 tiêt) Tiết 3 : Chất A . Mục tiêu 1. Về kiến thức - HS hiểu được khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp. Thông qua thí nghiệm HS hiểu được : chất tinh khiết có những tính chất nhất định, còn hỗn hợp thì không có tính chất nhất định. - Biết dựa vào tính chất vật lý khác nhau của các chất có trong hỗn hợp để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp 2. Về kỹ năng - HS tiếp tục được làm quen với một số dụng cụ thí nghiệm và rèn luyện một số thao tác thí nghiệm đơn giản. 3. Về thái độ HS nghiêm túc nghe giảng, hăng hái phát biểu xây dựng bài mới B. Chuẩn bị Giáo viên - Giấy trong , máy chiếu , tranh vẽ về nước, bút dạ C. Tổ chức hoạt động dạy – học Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ GV: gọi một học sinh trả lời câu hỏi : Làm thế nào để biết được tính chất của chất? Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi ích gì? Làm bài 3 SGK/ 11 HS trả lời GV cho học sinh khác nhận xét rồi cho điểm Hoạt động 2: Chất tinh khiết GV: Đặt vấn đề bằng cách nêu mục tiêu của tiết học GV: Hướng dẫn học sinh chia đôi vở để ghi mục 1 và mục 2 để so sánh GV : Hướng dẫn học sinh quan sát chai nước khoáng, nước cất và nước tự nhiên GV : Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm như sau : Dùng ống hút nhỏ lên 3 tấm kính : Tấm kính 1: vài giọt nước cất Tấm kính 2: vài giọt nước tự nhiên Tấm kính 3: vài giọt nước khoáng Đặt các tấm kính lên ngọn lửa đèn cồn để nước từ từ bay hơi hết. HS theo dõi và làm thí nghiệm GV : Hướng dẫn các nhóm quan sát các tấm kính ghi lại hiện tượng HS: Ghi lại kết quả Tấm kính 1: không có vết cặn Tấm kính 2: có vết cặn Tấm kính 3: có vết cặn mờ GV: từ kết quả thí nghiệm trên em có nhận xét gì về thành phần của nước cất, nước khoáng, nước tự nhiên? HS: trả lời câu hỏi - Nước cất: không có lẫn chất khác - Nước khoáng và nước tự nhiên: có lẫn một số chất tan GV: nhận xét rồi thông báo Nước cất là chất tinh khiết Nước tự nhiên là hỗn hợp GV: Em hãy so sánh và cho biết : Chất tinh khiết và hỗn hợp có thành phần như thế nào? HS : thảo luận nhóm trả lời câu hỏi GV: cho HS quan sát hình vẽ để giới thiệu cách chưng cất nước tự nhiên. GV: giới thiệu cách đo nhiệt đọ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng của nước cất và các dung dịch rượu có độ khác nhau. Từ đó yêu cầu HS rút ra nhận xét sự khác nhau giữa tính chất của chất tinh khiết và hỗn hợp HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi GV dành khoảng 5 phút để học sinh lấy ví dụ về hỗn hợp và chất tinh khiết HS đưa ra ví dụ Hoạt động 3: Tách chất ra khỏi hỗn hợp GV : Đặt vấn đề : Trong nước biển có chứa 3-5% muối ăn. Muốn tách riêng được muối ăn ra ta phải làm thế nào? HS suy nghĩ nêu cách làm GV: Như vậy, để tách riêng muối ăn ra khỏi nước muối ta phải dựa vào tính chất vật lý khác nhau của muối ăn ( cụ thể là dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau) GV: Vậy làm thế nào để tách đường tinh khiết ra khỏi hhỗn hợp đường kính và cát? HS thảo luận nhóm để tìm ra câu trả lời ( dựa vào sự gợi ý của GV: Đường kính và cát có tính chất vật lý nào khác nhau?) HS nêu cách tách GV nhận xét GV: Qua hai thí nghiệm trên hãy chi biết nguyên tắc để tách một chất ra khỏi hỗn hợp HS trả lời GV: Sau này chúng ta còn có thể dựa vàp tính chất hoá học để tách các chất ra khỏi hỗn hợp Hoạt động 4: Củng cố GV: gọi HS trả lời Chất tinh khiết vầ hỗn hợp có thành phần và tính chất khác nhau như thế nào? Nguyên tắc để tách một chất ra khỏi hỗn hợp ? HS trả lời câu hỏi GV ;cho HS làm thêm bài tập : - Hãy tách đường ra khỏi hỗn hợp đường và tinh bột ? Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà GV Giao bài tập về nhà cho học sinh II – Chất tinh khiết 1. Chất tinh khiết và hỗn hợp Hỗn hợp Chất tinh khiết - Gồm nhiều chất trộn lẫn với nhau - Có tính chất thay đổi (tuỳ thuộc vào thành phần hỗn hợp) - Chỉ gồm một chất( không lẫn chất khác) - Có tính chất vật lý và hoá học nhất định 2. Tách chất ra khỏi hỗn hợp Thí nghiệm : Tách muối ăn ra khỏi dung dịch * Để tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp, ta có thể dựa vào sự khác nhau của tính chất vật lý III – Củng cố IV – Hướng dẫn về nhà Học thuộc ghi nhớ Làm bài từ 6- 8 SGK
Tài liệu đính kèm: