Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 16: Phân bón hoá học

Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 16: Phân bón hoá học

A.MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua bài học học sinh cần đạt được:

1. Kiến thức:

- Biết vai trò, ý nghĩa những nguyên tố hoá học đối với đời sống của TV.

- Nhận dạng một số phân bón đơn và phân bón kép thường dùng và CTHH của nó

- Phân bón vi lượng là gì và một số nguyên tố vi lượng cần cho TV ( B, Zn, Mn, Cu, Fe )

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tính toán phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong phân bón và ngược lại.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm không lãng phí và bảo vệ môi trường.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1 - G/V: + Các mẫu phân bón hoá học

 + Bảng phân loại các loại phân bón

2 - H/S: Đọc trước nội dung bài học.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

1. Tổ chức lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

 ?. Hãy cho biết trạng thái tự nhiên, cách khai thác và ứng dụng của muối NaCl?

3. Bài mới:

Mở bài: SGK.

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1135Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 16: Phân bón hoá học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8
Ngày soạn: 9/10/2010
Tiết:16
Ngày dạy: 19/10/2010
phân bón hoá học
A.Mục tiêu bài học:
Qua bài học học sinh cần đạt được:
1. Kiến thức:
- Biết vai trò, ý nghĩa những nguyên tố hoá học đối với đời sống của TV.
- Nhận dạng một số phân bón đơn và phân bón kép thường dùng và CTHH của nó
- Phân bón vi lượng là gì và một số nguyên tố vi lượng cần cho TV ( B, Zn, Mn, Cu, Fe )
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tính toán phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong phân bón và ngược lại.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức sử dụng tiết kiệm không lãng phí và bảo vệ môi trường.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
1 - G/V: + Các mẫu phân bón hoá học
	 + Bảng phân loại các loại phân bón
2 - H/S: Đọc trước nội dung bài học.
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
1. Tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ:
	?. Hãy cho biết trạng thái tự nhiên, cách khai thác và ứng dụng của muối NaCl?
3. Bài mới:
Mở bài: SGK.
Hoạt động của G/V
Hoạt động của H/S
HĐ1: Tìm hiểu nhu câu của cây trồng
- G/V: Để biết TV cần các nhu cầu gì trước hết ta cần biết chất gì tạo nên nó.
- YCHS nghiên cứu thông tin SGK.
?. Trình bày thành phần của TV.
- G/V: Bổ sung thông tin ( nếu cần)
- YCHS nghiên cứu thông tin SGK.
?. Cho biết vai trò của các nguyên tố đối với TV.
- G/V: Bổ sung các thông tin liên quan như cách hấp thụ N,P...
HĐ2: Tìm hiểu một số loại phân bón hoá học thông dùng
- G/V: Giới thiệu : Phân bón hoá học có thể dùng ở trạng thái đơn hoặc trạng thái kép.
- YCHS nghiên cứu thông tin SGK.
?. Thế nào là phân bón đơn.
?kể tên các loại phân đạm mà em biết.
?. Chúng có đặc điểm gì:
Trạng tháI ( hạt, bột ..) ?
Công thức hoá học, hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng?
Tính tan?
Tác dụng chính và phản ứng phụ?
Cách sử dụng?
?. Phân lân gồm mấy loại? đó là những loại nào? Chúng có tính chất gì? khi sử dụng ta cần lưu ý điều gì?
?.Trình bày 2loại phân kali mà em biết? Nêu cách sử dụng chúng.
-YCHS đọc thông tin SGK
?. Thế nào là phân bón kép? Cho VD.
- Em biết gì về phân vi lượng.
- G/V: Lưu ý H/S chánh nhầm lẫn giữa phân vi lượng với phân vi sinh.
I. Những nhu cầu của cây trồng.
1. Thành phần của TV.
- H/S: nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi.
Kết luận:
- Nước: 90%
- Chất khô: 10%
 + 99% các nhuyên tố: C,H,N, K,Ca,P.
 + 1% nguyên tố vi lượng
2. Vai trò của các nguyên tố đối với TV.
- H/S: Cá nhân làm việc độc lập với SGK và trả lời câu hoảI trước lớp.
- C,H,O: Nguyên tố cơ bản cấu tạo nên gluxit 
- N: Kích thích cây trồng PT.
- P: kích thích sự PT của bộ rễ.
- K: Tồng hợp chất diệp lục, kích thích cây trồng ra hoa, làm hạt.
- S: Tồng hợp Protein.
- Ca. Mg: Sản sinh chất diệp lục.
- Nguyên tố vi lượng: Giúp TV PT.
II. Những phân bón hoá học thường dùng.
1. Phân bón đơn:
- H/S: Nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi.
- Phân bón đơn chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố chính là: N, P, K. ( đạm, lân, kali )
a. Phân đạm:
- H/S: Dựa vào hiểu biết thực tiễn để trả lời câu hỏi.
- Urê: CO(NH2)2 tan trong nước.
- Amoninitrat: NH4NO3 tan trong nước.
- Amonisunfat: (NH4)2SO4 tan trong nước.
b, Phân lân.
- Phốt phát tự nhiên: Thành phần chính là: Ca3(PO4)2. không tan trong nước, tan chậm trong đất chua.
- Supephôtphat: Thành phần chính là Ca(H2PO4)3 tan trong nước.
c, Phân kali: KCl, K2SO4. đều dễ tan trong nước.
2. Phân bón kép: 
Có chứa 2 hoặc 3 nguyên tố: N, K, P.
VD: KNO3, (NH4)2HPO4, NPK.
3. Phân vi lượng:
- Có chứa một lượng rất ít các nguyên tố hoá học dưới dạng hợp chất cần thiết cho sự phát triển của cây như: B, Zn, Mn...
4. Củng cố – luyện tập.
?.1: Trình bày thành phần của TV và vai trò của các nguyên tố đối với TV?
?.2: Phân bón hoá học được chia làm mấy loại? Kể tên các loại phân bón thường dùng và nêu đặc điểm của nó.
?3: Làm bài tập sau:
Một loại phân đạm có tỷ lệ về khối lượng của các nguyên tố như sau:
% N = 35%
% O = 60%
- Còn lại là H. Xác định CTHH của loại phân đạn trên.
- H/S: Đứng tại chỗ trả lời.
Hướng dẫn:
Viết CTHH tổng quát.
Từ tỉ lệ % => tỉ lệ về số nguyên tử
Viết CTPT
5. Hướng dẫn học ở nhà:
	- Học bài và làm bài tập: 1,2,3/ SGK.
	- Xem lại bài đã chữa.
	- Ôn lại TCHH của oxit, axit, bazơ, muối.
	- Hướng dẫn H/S làm bài 2/ SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docT16.doc