A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Qua bài học H/S đạt được:
1. Kiến thức:
- Biết được mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ, Viết được các PTHH thể hiện sự chuyểu đổi hoá học giữa các loại hợp chất vô cơ
2. kĩ năng:
- Rèn kĩ năng viết PTHH thể hiện mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
3. TháI độ:
- Giáo dục ý thức, tinh thần hợp tác nhóm.
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1 - G/V: Bảng phụ có ghi sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ.
2 - H/S: Đọc trước nội dung bài học.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Tổ chức lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra trong khi luyện tập)
3. Nội dung bài mới
+ Mở bài: Oxit, axit, bazơ, muối đó là những loại hợp chất vô cơ rất phổ biến và quan trọng trong chương trình hoá học lớp 9. Vậy chúng có mối quan hệ gì với nhau? Bài học sẽ giúp ta trả lời điều đó.
Tuần: 9 Ngày soạn: 14/10/2010 Tiết:17 Ngày dạy:22/10/2010 Mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ A. Mục tiêu bài học: Qua bài học H/S đạt được: 1. Kiến thức: - Biết được mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ, Viết được các PTHH thể hiện sự chuyểu đổi hoá học giữa các loại hợp chất vô cơ 2. kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết PTHH thể hiện mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ. 3. TháI độ: - Giáo dục ý thức, tinh thần hợp tác nhóm. B. Chuẩn bị của thầy và trò: 1 - G/V: Bảng phụ có ghi sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ. 2 - H/S: Đọc trước nội dung bài học. C. tổ chức các hoạt động dạy và học: 1. Tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: ( Kiểm tra trong khi luyện tập) 3. Nội dung bài mới + Mở bài: Oxit, axit, bazơ, muối đó là những loại hợp chất vô cơ rất phổ biến và quan trọng trong chương trình hoá học lớp 9. Vậy chúng có mối quan hệ gì với nhau? Bài học sẽ giúp ta trả lời điều đó. Hoạt động của G/V Hoạt động của H/S HĐ1: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ. - YCHS quan sát sơ đồ SGK trang 40 ?. Viết PTPƯ dạng chữ minh hoạ cho sơ đồ. - G/V: Tồng kết nội dung trả lời của H/s thông qua sơ đồ. HĐ2:Viết các PTHH để minh hoạ cho sơ đồ. - Y/C 2 H/S lên bảng viết các PTHH minh hoạ cho sơ đồ (1) ( ghi rõ trạng thái các chất trong phản ứng) - G/V cùng các H/S khác nhận xét, bổ sung. - G/V: Lưu ý H/S có thế có rất nhiều cách khác nhau, YCHS về nhà tiếp tục cho các VD khác để rèn kĩ năng viết PTHH. I. Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ. - H/S: Quan sát sơ đồ tìm ra mối liên hệ. - H/S: Viết PTPƯ dạng chũ để minh hoạ cho sơ đồ. Đáp án: Oxit bazơ + dd axit --> muối + nước Oxit axit + dd bazơ --> muối + nước Oxit bazơ + nước ---> dd bazơ Bazơ ( không tan) ---> oxit + nước Oxit axit + nước ---> axit Bazơ + axit --> muối + nước dd muối + dd bazơ --> muối + bazơ Muối + axit --> muối mới + axit mới axit + bazơ --> muối + nước II. Những phản ứng hoá học minh hoạ - 2 H/S lên bảng trình bày, H/S dưới lớp làm vào vở rồi nhận xét bổ sung cho bạn. - Phần đáp án tham khảo: 1. CuO + 2HCl --> CuCl2 + H2O (r) (dd) (dd) (l) 2. SO2 + 2NaOH --> Na2SO3 + H2O (k) (dd) (dd) (l) 3. Na2O + H2O --> 2NaOH (r) (l) (dd) 4. 2Al(OH)3 ---> Al2O3 + 3H2O (r) (r) (h) 5. SO3 + H2O --> H2SO4 (k) (l) (dd) 6. Cu(OH)2 + H2SO4 --> CuSO4 + 2H2O (r) (dd) (dd) (l) 7. FeCl2 + 2NaOH --> Fe(OH)2 + 2NaCl (dd) (dd) (r) (dd) 8. CaCO3 + 2HCl --> CaCl2 + H2O + CO2 (r) (dd) (dd) (l) (k) 9. 2HCl + Mg(OH)2 --> MgCl2 + 2H2O (dd) (r) (dd) (l) 4. Củng cố – Luyện tập. Bài 2/SGK/Tr41 YCHS xác định các cặp chất phản ứng ( Giải thích rõ vì sao phản ứng, vì sao không) Y/CHS lên bảng viết PTHH xảy ra. Bài 3/SGK/Tr41 Viết PTHH cho những chuyển đổi hoá học sau: a, FeCl3 Fe2(SO4)3 Fe(OH)3 Fe2O3 b, CuO Cu CuCl2 Cu(OH)2 Đáp án: - CuSO4 + 2NaOH --> Cu(OH)2 + Na2SO4 (dd) (dd) (r) (dd) - HCl + NaOH --> NaCl + H2O (dd) (dd) (dd) (l) - Ba(OH)2 + 2HCl --> BaCl2 + 2H2O (dd) (dd) (dd) (l) - Ba(OH)2 + H2SO4 --> BaSO4 + 2H2O (dd) (dd) (dd) (l) Đáp án: a, 1. Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 --> 2FeCl3 + 3BaSO4 2. FeCl3 + 3NaOH --> Fe(OH)3 + 3NaCl 3. Fe2(SO4)3 + 6NaOH --> 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4 4. 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 --> Fe2(SO4)3 + 6H2O 5. Fe2(SO4)3 + 6KOH --> 2Fe(OH)3 + 3K2SO4 6. 2Fe(OH)3 ---> Fe2O3 + 3H2O b, 1. 2Cu + O2 --> 2CuO 2. CuO + 2HCl --> CuCl2 + H2O 3. CuCl2 + 2NaOH --> Cu(OH)2 + 2NaCl 4. Cu(OH)2 ---> CuO + H2O 5.Cu(OH)2 + 2HCl --> CuCl2 + 2H2O 6. CuO + H2 --> Cu + H2O 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Xem lại nội dung bài học. - Làm bài tập: 1, 4 /SGK/Tr 41 - 12.1-----> 12.6 /SBT - Làm bài: Viết PTHH thực hiện những chuyển đổi hoá học sau: a, Na2O --> NaOH --> Na2SO4 --> NaCl --> NaNO3 b, Fe(OH)3 --> Fe2O3 --> FeCl3 --> Fe(NO3)3 --> Fe(OH)3 --> Fe2(SO4)3 c, C -->CO2 --> CaCO3 --> CaCl2 --> Ca(NO3)2 --> CaCO3 --> CaO --> Ca(OH)2 d, FeSO4 --> Fe --> FeCl2 --> Fe(OH)2 --> Fe(NO3)2 ..................................................................................................................................... Tuần: 9 Ngày soạn: 17/10/2010 Tiết:18 Ngày dạy: 26/10/2010 Luyện tập: tính chất hoá học của bazơ và muối A. Mục tiêu bài học. Qua bài học H/S đạt được: 1. kiến thức: - H/S biết được sự phân loại các hợp chất vô cơ - Biết hệ thống hoá các kiến thức về hợp chất vô cơ - Giải thích được các hiện tượng hoá học đơn giản, giải thích được các bài tập liên quan đến TCHH của các hợp chất vô cơ. 2. Kĩ năng: - Rẽn kĩ năng viết các PTHH liên quan đến các hợp chất vô cơ - Kĩ năng viết PTHH trao đổi ( Chú ý đến điều kiện của PƯ) 3. Thái độ: - Có thái độ yêu thích môn học. B. Chuẩn bị của thầy và trò: 1 - G/V: Bảng phụ có ghi: + Sơ đồ về sự phân loại các hợp chất vô cơ ( sơ đồ câm) + Sơ đồ về TCHH của bazơ và muối + Bảng phụ ghi nội dung bài tập trắc nghiệm. 2 - H/S: Ôn tập lại nôi dung cơ bản của bazơ và muối. C. Tổ chức các hoạt động dạy và học. 1. Tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: ( Tiến hành trong khi ôn tập) 3. Nôi dung ôn tập: Hoạt động của G/V Hoạt động của H/S HĐ1: Ôn lại TCHH của bazơ và muối - G/V: Cho H/S quan sát sơ đồ câm về sự phân loại các hợp chất vô cơ, yêu cầu học sinh hoàn thiện các phần còn lại trong sơ đồ câm. ? Căn cứ vào sơ đồ vừa hoàn thiện hãy trình bày sự phân loại các hợp chất vô cơ. ?. Hợp chất vô cơ được phân thành mấy loại? ?. Mỗi loại hợp chất vô cơ được phân loại nh thế nào? HĐ2: Củng cố tính chất hoá học của bazơ và muối. G/V: Cho H/S quan sát sơ đồ câm về TCHH của bazơ và muối. G/V: Yêu cầu H/S thảo luận nhóm hoàn thành sơ đồ GV: Yêu cầu H/S lên bảng hoàn thiện vào sơ đồ câm ( mỗi nhóm hoàn thành một nội dung ) G/V: Đưa ra đáp án chuẩn. ?. Nhìn vào sơ đồ hãy trình bày TCHH của bazơ và muối. ?. Ngoài những TCHH của muối được trình bày trên sơ đồ thì muối còn có TCHH nào khác? - G/V: Tổng kết lại sự phân loại và TCHH của bazơ và muối qua hai sơ đồ và Y/C học sinh ghi nhớ hai sơ đồ này. HĐ2:Luyện tập Bài tập1/SGK/Tr43. G/V: Y/C 4 H/S lên bảng trình bày bài tập1 ( Mồi H/S làm một phần) ?. Trong các phản ứng hoá học trên ta cần lưu ý điều gì G/V: Tổ chức trò chơi cho H/S: Từ mỗi tính chất ở trên hãy lấy một vài V/D để minh hoạ cho tính chất đó ( nhóm nào lấy được nhiều ví dụ chính xác nhất sẽ chiến thắng ) G/V: cùng cả lớp đánh giá xếp loại mỗi nhóm. Bài tập 2 ( bài tập trắc nghiệm ) - G/V: Dùng bảng phụ đưa nội dung bài tập: Hãy điền chữ (Đ) trước mỗi PTHH đúng, chữ (S) trước PTHH sai: 1.CuO + H2O --> Cu(OH)2 2.MgO + 2HCl --> MgCl2 + H2O 3.N2O5 + H2O --> 2HNO3 4.SO3 + Fe(OH)2 --> FeSO4 + H2O 5. SO2 + Na2O --> Na2SO3 6. HCl + Cu(OH)2 --> CuCl2 + H2O 7. 2NaOH + CO2 --> Na2CO3 + H2O 8. 2KOH --> K2O + H2O 9. NaCl + AgNO3 --> NaNO3 + AgCl 10. BaCO3 + MgSO4 --> BaSO4 + MgCO3 11. FeCl2 + Mg(OH)2 --> Fe(OH)2 + MgCl2 12. CaCO3 + 2HCl --> CaCl2 + H2O + CO2 - G/V: Nhận xét, đánh giá,bổ sung. I. Kiến thức cần nhớ 1. Phân loại hợp chất vô cơ - H/S: Nghiên cứu nội dung có trong sơ đồ và hoàn thiện vào các phần còn lại trong sơ đồ. - H/S: Một H/S lên bảng hoàn thiện vào sơ đồ trước lớp, H/S khác nhận xét bổ sung. - H/S: Căn cứ vào sơ đồ vừa hoàn thiện trả lời câu hỏi. + Hợp chất vô cơ được phân thành 4 loại: oxit, axit, bazơ, muối. + Oxit: oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính, oxit trung tính. + Axit: Axit có oxi, axit không có oxi. + Bazơ: Tan, không tan. + Muối: Muối trung hoà, muối axit. 2. Tính chất hoá học của bazơ và muối. - H/S: Quan sát sơ đồ TCHH của bazơ và muối. ( sơ đồ câm ) - Thảo luận nhóm hoàn thành vào phiếu học tập - H/S: Cử đại diện nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - H/S: Đứng tại chỗ trình bày TCHH của bazơ và muối, H/S khác nhận xét bổ sung. - H/S: Ngoài ra muối còn có các TC: + Muối + Muối ---> 2 muối mới + Muối + kim loại -->Muối mới + K/L mới. + Muối bị nhiệt phân huỷ II. Luyện tập - H/S: 4 H/S lên bảng , mỗi H/S làm một câu, H/S khác nhận xét, bổ sung. - H/S: Đưa ra các lưu ý trong mỗi phản ứng. - H/S: viết ra bảng nhóm để trình bày trước lớp - H/S: Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày trước lớp. Đáp án chuẩn: Đáp án đúng: 2,3,5,6,7,9,12 Đáp án sai: còn lại 4. Củng cố: - YCHS nhắc lại nội dung chính của bài: + Phân loại các hợp chất vô cơ + TCHH của bazơ và muối + Một số điểm lưu ý trong một số tính chất. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Xem lại nội dung bài học. - Xem trước bài “ TH: TCHH của muối và bazơ” - Chuẩn bị phiếu học tập theo mẫu:( Ghi trước các bước tiến hành thí nghiệm) STT Tên TN Tiến hành TN Hiện tượng Giải thích Kết luận 1 2 3 4 5 - Hướng dẫn H/S làm bài số 2,3/SGK/Tr 43
Tài liệu đính kèm: