Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 21, 22

Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 21, 22

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- H/S biết một số tính chất vật lý của kim loại như: Tính dẻo, tính dẫn điện.

- Biết được một số ứng dụng của kim loại trong đời sống và sản xuất.

2. Kĩ năng:

- Biết thực hiện thí nghiệm đơn giản, quan sát mô tả hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận về từng tính chất vật lí.

- Biết liên hệ tính chất vật lí, tính chất hoá học với một số ứng dụng của kim loại.

3. TháI độ:

- Giáo dục lòng yêu thích môn học.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

1- G/V: +Dây thép, dây nhôm, than gỗ.

 + Búa đinh, đèn cồn.

2- H/S: + Đọc trước nội dung bài học.

C. TỔ CHỨC CÁC HỌCT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

I. Ổn định lớp

II. Kiểm tra bài cũ( không)

 

doc 6 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1162Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 9 năm 2009 - 2010 - Tiết 21, 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11: 
Ngày soạn: 25/10/2009
Tiết 21:
Ngày dạy:2/11/2009 
Chương II: kIm loại
Bài 15: Tính chất vật lý của kim loại
A. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức:
- H/S biết một số tính chất vật lý của kim loại như: Tính dẻo, tính dẫn điện..
- Biết được một số ứng dụng của kim loại trong đời sống và sản xuất.
2. Kĩ năng:
- Biết thực hiện thí nghiệm đơn giản, quan sát mô tả hiện tượng, nhận xét và rút ra kết luận về từng tính chất vật lí.
- Biết liên hệ tính chất vật lí, tính chất hoá học với một số ứng dụng của kim loại.
3. TháI độ:
- Giáo dục lòng yêu thích môn học.
B. chuẩn bị của thầy và trò:
1- G/V: +Dây thép, dây nhôm, than gỗ..
 + Búa đinh, đèn cồn.
2- H/S: + Đọc trước nội dung bài học.
C. Tổ chức các họct động dạy và học:
I. ổn định lớp 
II. Kiểm tra bài cũ( không)
III. Bài mới 
+ Mở bài: Xung quanh ta có nhiều đồ vật, máy móc làm bằng kim loại. Kim loại có những tính chất vật lí và ứng dụng gì trong đời sống sản xuất?
G/V
H/S
HĐ1: Tìm hiểu một số tính chất vật lí quan trong của kim loại
- G/V: Hướng dẫn H/S làm thí nghiệm:
+ Dùng búa đập mạng vào đoạn dây nhôm.
+ Lấy búa đập vào một mẩu than.
---> Quan sát nhận xét.
?. Giải thích cho hiện tượng quan sát được.
- G/V: Cho H/S quan sát một số mẫu vật ứng dụng tính dẻo của kim loại.
?. Vậy em có kết luận gì?
- G/V: Làm thí nghiệm ( TN2/SGK)
?. Qua thí nghiệm em có nhận xét gì?
?. Trong thực tế dây dẫn thường được dùng bằng những kim loại gì?
?. Các kim loại khác có dẫn điện không?
- G/V: bổ sung thông tin:
+ Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc sau đó là đồng, nhôm, sắt.
?. Vì sao trong thực tế rất ít khi dùng kim loại bạc làm vật dẫn điện.
- YCHS đưa ra kết luận về tính chất vật lí thứ hai của kim loại.
.
- G/V: Hướng dẫn H/S tiến hành thí nghiệm: Đốt nóng một đoạn dây thép trên ngọn lửa đèn cồn
---> Nhận xét hiện tượng và giải thích.
- G/V: Bổ sung: Kim loại khác nhau có khả năng dẫn nhiệt khác nhau. Kim loại dẫn điện tốt thường dẫn nhiệt tốt.
-?. Khi quan sát đồ trang sức bằng bạc, vàng ta thấy gì?
- G/V: ánh sáng lấp lánh đó được gọi là ánh kim.
?. Kim loại có tính chất gì?
I. Tính dẻo.
- H/S: Tổ chức làm thí ngiệm nhóm.
+ Hiện tượng:
Than chì bị vỡ vụn.
Dây nhôm bị dát mỏng.
- H/S: Dây nhôm bị dát mỏng vì kim loại có tính dẻo, còn than chì bị vỡ vụn ví không có tính dẻo.
Kết luận: Kim loại có tính dẻo
II. Tính dẫn điện.
- H/S: Quan sát G/V làm thí nghiệm.
- H/S: Kim loại dẫn được điện
- H/S: Nhôm, đồng.
- H/S: Có, nhưng các kim loại khác nhau thì khả năng dẫn điện thường khác nhau.
- H/S: Là kim loại quý hiếm, giá đắt.
Kết luận: Kim loại có tính dẫn điện.	
III. Tính dẫn nhiệt
- H/S: Tiến hành thí nghiệm.
- H/S: Phần dây thép không bị tiếp xúc trực tiếp với ngọn nửa cũng bị nóng lên.
+ Giải thích: Kim loại có tính dẫn nhiệt.
IV. ánh kim.
- H/S: Có ánh sáng lấp lánh	
Kết luận: Kim loại có ánh kim.
4. Củng cố – luyện tập.
	- 1 H/S nhắc lại nội dung chính của bài.
	- YCHS làm bài 2/SGK/Tr48
5. Hướng dẫn học ở nhà.
	- Xem lại nội dung bài học.
	- Làm bài tập: 3,4,5/SGK/Tr48.
.....................................................................................................................................
Tuần 11: 
Ngày soạn:25/10/2009
Tiết 22:
Ngày dạy:4/11/2009
Tính chất hoá học của kim loại
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS nắm được các tính chất hoá học của kim loại, viết được phương trình phản ứng 
- Biết vận dụng để làm các bài tập hoá học .
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng, làm thí nghiệm
3. Thái độ: 
- GD ý thức bảo vệ kim loại
B. Chuẩn bị của thầy và trò: 
1- G/V: + Dụng cụ: giá ống nghiệm, muôi sắt, ống hút.
	+ Hoá chất: dd H2SO4, dd CuSO4, Zn.
2- H/S: Đọc trước nội dung bài học. 
C. Tổ chức các hoạt động dạy và học:
I. ổn định lớp
II. Kiểm tra bài cũ 
? Nêu tính chất vật lý và ứng dụng của kim loại. 
III. Bài mới 
Mở bài: Chúng ta đã biết hơn 80 kim loại khác nhau như nhôm, sắt, magie, vv... Các kim loại này có tính chất hoá học nào?
HĐ1: tìm hiểu khả năng phản ứng của kim loại với phi kim.
- G/V:Yêu cầu HS nhắc lại phản ứng của Fe cháy trong ôxi (lớp 8)
?. Em có kết luận gì?
- GV: giới thiệu TN đốt Na trong bình đựng khí clo.
? Viết phương trình phản ứng xảy ra?
- GV: một số kim loại tác dụng với S ở t0 cao sinh ra muốn sunfua
? Viết phương trình phản ứng: 
Mg + S --->
Fe + S --->
HĐ2: Tìm hiểu khả năng phản ứng của kim loại với axit.
- G/V: Yêu cầu H/S nhắc lại phản ứng của axit với kim loại.
?. Cho ví dụ minh hoạ ?
?. Viết phương trình phản ứng ?
- G/V: Với HCl, H2SO4(loãng) thì giải phóng H2, còn khi tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc thì thường không giải phóng H2
HĐ3: Tìm hiểu khả năng phản ứng của kim loại với muối.
- G/V: YCHS nhớ lại phản ứng của đồng với AgNO3 và trình bày hiện tượng của phản ứng.
- G/V: Yêu cầu HS lên bảng viết phương trình phản ứng 
- GV: Trong phản ứng này đồng đã đẩy bạc ra khỏi dd muối bạc nitrat, ta nói Cu hoạt động hoá học mạnh hơn Ag.
- G/V: Làm thí nghiệm biểu diễn: Cho một mành Zn vào ống nghiệm đựng 2 ml dd CuSO4.
?. Mô tả hiện tượng xảy ra.
- YCHS viết PTHH.	
- GV: Trong phản ứng trên thì kẽm đã đẩy đồng ra khỏi dd muối đồng, người ta nói kẽm hoạt động hoá học mạnh hơn đồng.
- G/V: Yêu cầu H/S đọc thông tin phần cuối bài học.
I. Phản ứng của kim loại với phi kim
1. Tác dụng với ôxi	
- HS nêu phản ứng và viết phương trình 
3Fe(r) + 2O2(k) đ Fe3O4(r)
Kim loại + ôxi đ ôxit 
2. Tác dụng với phi kim khác 
- HS lên bảng viết phương trình phản ứng
 2Na(r)+ Cl2(k) đ 2NaCl(r) 
t0
t0
Mg(r) + S(r) đ MgS(r)
Fe(r) + S(r) đ FeS(r)
II. Phản ứng của kim loại với dd axít 
- H/S: Nhắc lại phản ứng của axit vói kim loại
- HS lên bảng viết phương trình phản ứng 
Zn(r) + H2SO4(dd) đ ZnSO4(dd) + H2(k)
III. Phản ứng của kim loại với dd muốn
1. Phản ứng của Cu với dd AgNO3
- H/S: Có một lớp kim loại trắng xám bám trên dây đồng, dd màu xanh bị nhạt dần
Cu(r)+2AgNO3(dd)đ Cu(NO3)2(dd) + 2Ag(r)
2. Phản ứng của Zn với dd muối đồng sunfat.
- H/S: Quan sát G/V làm thí nghiệm.
- H/S: Zn tan dần, có lớp Cu màu đỏ bám vào thanh kẽm, dd nhạt mầu dần 
Zn(r) + CuSO4(dd) ->ZnSO4(dd) + Cu(r)
IV. Củng cố – luyện tập
- Y/C một H/S nhắc lại nội dung chính của bài.
t0
- H/S làm bài 4 SGK
(1). Mg + 2HCl đ MgCl2+ H2ư
(2). 2Mg + O2 t0 2MgO
(3). Mg + H2SO4 đ MgSO4 + H2ư
t0
(4). Mg + Cu(NO3)2 đ Mg(NO3)2 + Cu
(5). Mg + S đ MgS
V. Hướng dẫn học ở nhà
- Xem lại nội dung chính của bài.
- Làm các bài tập 2, 3, 5, 6, 7 SGK. 
- Xem trước bài “ Dãy hoạt động hoá học của kim loại”
_______________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docT21- T22.doc