Giáo án Hoá học 9 - Trường THCS Kim Long - Tiết 48 - Bài 36: Metan

Giáo án Hoá học 9 - Trường THCS Kim Long - Tiết 48 - Bài 36: Metan

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức :

- Nắm được kiến thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học của metan.

- Nắm được định nghĩa liên kết đơn, phản ứng thế.

- Biết trạng thái tự nhiên và ứng dụng của metan.

2. Kĩ năng:

- Viết được PTHH của phản ứng thế, phản ứng cháy của metan.

3. Thái độ :

- Hiểu và say mê môn học.

II. Chuẩn bị:

- Mô hình dạng rỗng và đặc của phân tử metan.

- Lọ đựng khí metan.

- Bài giảng điện tử.

 

doc 3 trang Người đăng hoaianh.10 Lượt xem 1373Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoá học 9 - Trường THCS Kim Long - Tiết 48 - Bài 36: Metan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS KIM LONG	Ngày soạn : 08/02/2009
GSTT : PHẠM THỊ THÙY OANH	Ngày dạy : 13/02/2009
GVHD : HỒ THỊ MAI TRANG
GIÁO ÁN HÓA 9
Tuần 24 Tiết 48 Bài 36: METAN
Mục tiêu : 
Kiến thức : 
Nắm được kiến thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học của metan.
Nắm được định nghĩa liên kết đơn, phản ứng thế.
Biết trạng thái tự nhiên và ứng dụng của metan.
Kĩ năng:
Viết được PTHH của phản ứng thế, phản ứng cháy của metan.
Thái độ :
Hiểu và say mê môn học.
Chuẩn bị:
Mô hình dạng rỗng và đặc của phân tử metan.
Lọ đựng khí metan.
- Bài giảng điện tử.
Tổ chức hoạt động dạy học:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ ( 7 phút )
Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử sau: CH4, CH3Cl, CH4O.
Dãy nào sau đây đều là hiđrôcacbon: a) CH4, C2H6, NaHCO3 , C2H6O 
	 b) C2H5ONa, C2H4Br2, HNO3, C6H6
	 c) CH4, C2H4, C2H2, C6H6 
	 d) CH3Br, CH4, C2H6, C2H4Cl2
Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Dãy hiđrocacbon trên là những chất mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở những bài tiếp theo. Hôm nay chúng ta sang Bài 36 : METAN
	CTPT : CH4
	PTK : 16
Trợ giúp của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : I. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí.(6 phút)
1. Trạng thái tự nhiên.
- Hãy quan sát những hình ảnh và cho biết metan có ở đâu?
- Học sinh lắng nghe, quan sát tranh và trả lời.
Trong tự nhiên, metan có nhiều trong mỏ khí, mỏ dầu, mỏ than, trong bùn ao, trong khí biogaz.
2. Tính chất vật lí.
- Cho học sinh quan sát lọ đựng khí metan. 
- Vậy metan có những tính chất vật lí nào ?
- Học sinh quan sát
- Học sinh trả lời
- Metan là chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí ( d = ), rất ít tan trong nước
Hoạt động 2: II- Cấu tạo phân tử.(5 phút)
- Metan có công thức phân tử là CH4
- Gọi học sinh lên biễu diễn công thức cấu tạo của metan. 
- Giáo viên lắp ráp mô hình dạng rỗng và đặc của phân tử metan (góc liên kết = 109,5)
- Giới thiệu: giữa nguyên tử C và nguyên tử H chỉ có một liên kết. 
- Những liên kết như vậy gọi là liên kết đơn (liên kết đơn bền)
- Vậy trong phân tử metan có mấy liên kết đơn ?
- Học sinh lên bảng viết công thức cấu tạo của metan.
- Học sinh quan sát.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh trả lời.
- CTCT của metan:
H
H-C-H
H
- Trong phân tử metan có 4 liên kết đơn.
Hoạt động 3: III.Tính chất hóa học ( 15 phút )
2.Tác dụng với oxi (phản ứng cháy):
- Cho học sinh quan sát thí nghiệm: đốt cháy khí metan, dung ống nghiêm úp phía trên ngọn lửa, sau một thời gian thấy có các giọt nước bám vào thành ống nghiệm. Rót nước vôi trong vào ống nghiệm, lắc nhẹ, thấy nước vôi trong bị vẩn đục. Chứng tỏ trong ống nghiệm có khí gì? 
- Vậy metan cháy trong ôxi cho những sản phẩm nào?
- Gọi học sinh lên bảng viết phương trình.
Giới thiệu: Phản ứng này tỏa nhiều nhiệt nên dùng làm nhiên liệu.
- Hỗn hợp metan và oxi là hỗn hợp nổ và nổ mạnh nhất khi VCH4 : VO2 = 1 : 2
- Gọi học sinh đọc phần 2 của mục: Em có biết?
- Cho học sinh xem ảnh thiệt hại sau các vụ nổ hầm khí metan.
- Học sinh quang sát thí nghiệm, theo dõi hiện tượng.
- Khí CO2.
- Trả lời câu hỏi.
- Học sinh lên viết phương trình.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc sách
- Học sinh quan sát
CH4 (k) + 2 O2 (k) 
t CO2 (k)+ 2H2O(h) 
2. Tác dụng với clo( phản ứng thế)
Cho học sinh quan sát thí nghiệm
- Mời học sinh nêu hiện tượng
- Từ hiện tượng này các em hãy rút ra nhận xét
- Cho học sinh xem hình mô phỏng sự thay thế nguyên tử hiđro bằng clo
- Gọi học sinh lên viết phương trình
- Phản ứng giữa metan và clo thuộc loại phản ứng gì ?
- Học sinh quan sát thí nghịêm
- Hiện tượng: màu vàng của clo mất đi, giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ
- Học sinh quan sát
- Học sinh viết phương trình
- Học sinh trả lời
CH4 (k) + Cl2 (k) as CH3Cl (k) + HCl (k)
Hoạt động 4: IV.Ứng dụng (4 phút )
- Cho học sinh xem hình ảnh ứng dụng của metan.Yêu cầu học sinh ghi tóm tắt vào vở.
- Học sinh quan sát và ghi vào vở
Metan là nhiên liệu, nguyên liệu trong đời sống và trong công nghiệp.
Củng cố ( 7 phút )
Hãy nêu tính chất vật lý của metan?
Hãy nêu tính chất hóa học của metan?
Cho học sinh đọc phần còn lại của mục: Em có biết?
Cho học sinh làm bài tập 2 trang 116 SGK
Dặn dò
Học bài, làm làm các bài: 1, 3, 4 trang 116 SGK
Xem trước bài Êtilen.
Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn	GS thực tập

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of metan.doc