Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 46: Êtylen: C2H4 (28)

Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 46: Êtylen: C2H4 (28)

I- MỤC TIÊU :

1/ Kiến thức :

- Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lý và tính chất hóa học của Êtilen.

- Hiểu được liên kết đôi và đặc điểm của nó.

- Hiểu được phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp là các phản ứng đặc trưng của Êtilen và các hiđro cacbon có liên kết đôi.

- Biết được ứng dụng quan trọng của Êtilen.

2/ Kỹ năng :

- Biết cách viết PTHH của phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phân biệt Êtilen và Metan bằng phản ứng với dung dịch Brom.

3/ Thái độ :

Lòng tin vào khoa học.

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 976Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 46: Êtylen: C2H4 (28)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngàydạy : 
	Tuần 23 :
	Tiết 46 : ÊTYLEN : C2H4 (28)
I- MỤC TIÊU :
1/ Kiến thức :
Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lý và tính chấtø hóa học của Êtilen.
Hiểu được liên kết đôi và đặc điểm của nó.
Hiểu được phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp là các phản ứng đặc trưng của Êtilen và các hiđro cacbon có liên kết đôi.
Biết được ứng dụng quan trọng của Êtilen.
2/ Kỹ năng :
Biết cách viết PTHH của phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phân biệt Êtilen và Metan bằng phản ứng với dung dịch Brom. 
3/ Thái độ :
Lòng tin vào khoa học.
II-PHƯƠNG PHÁP:
 Nêu vấn đề, thảo luận, quan sát.
III- CHUẨN BỊ :
	Mô hình phân tử Êtilen.
IV- HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
1/ Ổn định : Kiểm diện.
2/ KTBC :
Gọi 01 HS viết CTCT của Metan.
Nhận xét.
01 HS nêu tính chất hoá học của Metan, viết PTHH.
01 HS làm bài tập 3.
01 HS làm bài tập 4.
a/ 
b/
 3/ Bài mới :
GV giới thiệu : Etilen là nguyên liệu để điều chế Polietilen dùng trong công nghiệp chất dẻo. Ta hãy tìm hiểu công thức cấu tạo, tính chất và ứng dụng của Etilen.
HS nêu : Công thức phân tử
 Phân tử khối
Hoạt động 1 :
GV đưa ra các tình huống khác nhau về trạng thái màu sắc, tính tan, tỉ khối của etilen so với không khí HS lựa chọn phương anù đúng -> rút ra tính chất vật lí của etilen.
HS nêu tính chất vật lý.
Hoạt động 2.
GV cho HS các nhóm tự gắn mô hình phân tử etilen.
HS nhận xét liên kết trong phân tử.
HS lên bảng viết cấu tạo phân tử của etilen.
GV nêu khái niệm liên kết đôi.
Hoạt động 3 : 
Học sinh quan sát thí nghiệm đốt cháy Etilen. Nhận xét. Viết PTHH.
GV yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ, mô tả thí nghiệm dẫn metan qua dung dịch Brom, nêu nhận xét. (Không là mất màu dung dịch Brom).
GV : Vậy Etilen có làm mất màu dung dịch Brom không? Học sinh quan sát hình vẽ 4.8 và nêu hiện tượng thí nghiệm.
GV giới thiệu phản ứng trùng hợp.
Do trong phân tử Etilen có liên kết đôi các phân tử Etilen có thể kết hợp với nhau tạo thành phân tử có kích thước và khối lượng rất lớn gọi là Polietilen.
Họat động 4.	
Etilen có những ứng dụng quan trọng nào ? 
Học sinh trả lời theo sơ đối SGK.
4/-Củng cố và luyện tập: 
 học sinh làm bài tập 1,2
5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
 BTVN 3,4/119
Hướng dẫn làm bài tập 4:Viết PTHHtìm số mol etilensố mol oxithể tích oxithể tích không khí =thể tích oxi nhân cho 5
Đọc em có biết
Nêu lý thuyết (8đ).
Nêu được 02 tính chất và viết đúng PTHH (10đ).
Giải :
Công thức phân tử:C2H4
Phân tử khối:28
I – TÍNH CHẤT VẬT LÍ :
 Etilen là chất khí, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
II – CẤU TẠO PHÂN TỬ
 H H 
 C=C Viết gọn : CH2 = CH2
 H H
 Trong phân từ etilen có 1 liên kết đôi giữa C=C. trong liên kết đôi có 1 liên kết kém bền dễ bị đứt ra trong phản ứng hoá học.
III – TÍNH CHẤT HOÁ HỌC :
1/ Tác dụng với Oxi :
to
Etilen cháy tạo ra khi Cacbonic và tỏa nhiệt.
PTHH : C2H4 (K) + 3O2 (K) –> 2CO2 + 2H2O (l)
2/ Etilen có làm mất màu dung dịch Brom không?
Thí nghiệm :
Hiện tượng : dung dịch Brom bị mất màu.
Nhận xét : Etilen đã phản ứng với Brom trong dung dịch.
PTHH: CH2 = CH2 + Br2 -> Br - CH2 - CH2 – Br (K) (dd) (dd) 
Các chất có liên kết đôi dễ tham gia phản ứng cộng.
3/ Phản ứng trùng hợp :
...+ CH2 = CH2 + CH2 = CH2 + CH2 = CH2+...
 to ...- CH2 - CH2- CH2- CH2-CH - CH2...
IV – ỨNG DỤNG :
Etien là nguyên liệu để điều chế:Nhựa polietilen, rượu êtylic, axit axetic, đicloetan,kích thích quả xanh mau chín.
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET46.doc