Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 5: Tính chất hoá học của axit

Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 5: Tính chất hoá học của axit

I – MỤC TIÊU:

1- Học sinh biết được những tính chất hoá học chung của axit và dẫn ra được PTHH tương ứng cho mỗi tính chất.

2-Học sinh biết vận dụng những hiểu biết về tính chất hoá học để giải thích hiện tượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.

 -Học sinh biết vận dụng những tính chất hoá học của axit, để làm bài tập hoá học.

3- Thái độ: học sinh yêu thích môn học, có lòng tin vào khoa học.

II – PHƯƠNG PHÁP:

-Đặt vấn đề, thí nghiệm ,thảo luận nhóm.

III – CHUẨN BỊ:

Hoá chất: dung dịch HCl, dung dịch H2SO4, quỳ tím, kim loại Zn, Al, Fe, CuO.

Dụng cụ: ống nghiệm, đũa thuỷ tinh.

 IV – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 908Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 5: Tính chất hoá học của axit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NgàyDạy:
TUẦN II 
Tiết 5: 	 TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA AXIT
I – MỤC TIÊU:
1- Học sinh biết được những tính chất hoá học chung của axit và dẫn ra được PTHH tương ứng cho mỗi tính chất.
2-Học sinh biết vận dụng những hiểu biết về tính chất hoá học để giải thích hiện tượng thường gặp trong đời sống và sản xuất.
 -Học sinh biết vận dụng những tính chất hoá học của axit, để làm bài tập hoá học.
3- Thái độ: học sinh yêu thích môn học, có lòng tin vào khoa học.
II – PHƯƠNG PHÁP:
-Đặt vấn đề, thí nghiệm ,thảo luận nhóm.
III – CHUẨN BỊ:
Hoá chất: dung dịch HCl, dung dịch H2SO4, quỳ tím, kim loại Zn, Al, Fe, CuO.
Dụng cụ: ống nghiệm, đũa thuỷ tinh.
 IV – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động
Nội dung
1. Ổn định:
2. KTBC:
Gọi 1 học sinh làm bài tập 1.
3. Bài mới:
Giới thiệu: gọi 1 học sinh lên bảng viết PTHH của oxit axit tác dụng với nước. Giáo viên hỏi học sinh:
- Các sản phẩm trên thuộc loại hợp chất gì? (axit)
- Thành phần của axit.
- Làm thế nào để nhận biết axit ? Vậy các axit khác nhau có một số tính chất hoá học giống nhau đó là những tình chất nào ?
* Hoạt động 1:
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm :nhỏ một giọt dd axit HClvào mẫu giấy quỳ tím .
- Hiện tượng quan sát được.
- Nhận xét
- Gọi học sinh khác khẳng định lại tính chất này.
Ngoài tính chất trên, axit còn có tính chất hoá học nào khác. Cho học sinh làm bài tập: có những chất sau: CuO, Mg, HCl, Fe(OH)3 những chất nào có thể tác dụng với nhau để thu được khí hiđro? Đó là tính chất hoá học tiếp theo của axit.
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm :-cho một ít bột Mg vào ống nghiệm 1, một ít Cu vào ống nghiệm 2
-Nhỏ vài giọt HCl vào 2 ống nghiệm .
- Hiện tượng quan sát được.
- Nhận xét
- Viết PTHH.
- Kết luận về tính chất hoá học này.
Giáo viên lưu ý học sinh: HNO3, H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng khí hiđro.
* Hoạt động 2:
Gọi 1 học sinh nhắc lại tính chất hoá học của oxít bazơ, sau khi học sinh nêu được oxit bazơ tác dụng với axit, giáo viên đi đến vấn đề vậy axit có tác dụng được với bazơ không các em, hãy làm thí nghiệm để làm rõ vấn đề này.
Giáo viên tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm :Lấy một ít Cu(OH)2cho vào ống nghiệm ,nhỏ vài giọt H2SO4 vào ống nghiệm lắc đều .Quan sát :
- Hiện tượng.
- Nhận xét.
- Viết PTHH.
- Kết luận.
Giáo viên nhấn mạnh phản ứng trung hoà.
Học sinh nhắc lại tính chất của oxit bazơvà viết PTHH của ôxit bazơ với axit.
-Giáo viên giới thiệu tính chất :axit tác dụng với muối.
* Hoạt động 3:
Giáo viên giới thiệu về phân laọi axit mạnh hay yếu.
4/-Củng cố và luyện tập: 
 -Gọi 1 em lên bảng làm bài tập 1.
-1 em làm bài tập 2b,c.
5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
 -Làm bài tập 2a, b, 3,4/SGK/14
-HD làm bài tập 4. phương pháp hoá học cho HClhoặc H2SO4 tác dụng với hỗn hợp trên àcân à % về khối lượng.
-Phương pháp vật lý: Dùng nam châm để tách sắtà cân à % Fe
S + O2 à SO2 
SO2(k)+ CaO(r) à Ca CO3(r)
SO2 (k)+H2O(l)àH2SO3(dd)
H2SO3(dd)+Na2O(r)àNa2SO3 (dd) + H2O(l)
Na2SO3(r)+H2SO4(dd)à
 Na2SO4 (dd) + H2O(l)+SO2 (k).
SO2(k) + Na2O(r)àNa2SO3(r)
I- Tính chất hoá học: 
1/ Axit làm đổi màu chất chỉ thị:
Dung dịch axit làm đổi màu giấy quỳ tím thành đỏ.
Học sinh làm đúng-giáo viên ghi điểm.
2/ Axit tác dụng với kim loại: 
- Kim loại bị hoà tan, có bọt khí không màu bay ra.
- Phản ứng sinh ra muối và khí H2 .
- PTHH:
Mg + 2HCl à MgCl2 + H2
 (r) (dd) (dd) (k)
* Dung dịch axít tác dụng được với nhiều kim loại tạo thành muối và giải phóng khí hiđrô. 
Lưu ý : HNO3, H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng khí hiđro.
3/ Axit tác dụng với bazơ.
- Hiện tượng: Cu(OH)2 bị hoà tan, tạo dung dịch có màu xanh lam.
- Nhận xét: sản phẩm là muối đồng sunfat có màu xanh làm và nước.
PTHH:
H2SO4 + Cu(OH)2à CuSO4 + H2O
(dd) (r) (dd) (l)
Axit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước.
Phản ứng này gọi là phản ứng trung hoà.
4/ Axit tác dụng với Oxit Bazơ.
- Hiện tượng: Fe2O3 bị hoà tan, tạo dung dịch có màu vàng nâu.
- Nhận xét: sản phẩm là muối săùt (III) có màu vàng nâu.
PTHH:
Fe2O3 + 6HClà 2FeCl3 + 3H2O
(r) (dd) (dd) (l)
Axit tác dụng với oxit bazơ tạo ra muối và nước. 
II – AXIT MẠNH VÀ YẾU.
- Axit mạnh: HNO3, HCl, H2SO4...
- Axit yếu H2S, H2CO3...
- Axit trung bình: H3PO4...
V - RÚT KINH NGHIỆM:	

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET05.doc