Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 57: Chất béo

Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 57: Chất béo

I- MỤC TIÊU :

 1- Nắm được định nghĩa chất béo.

 - Nắm được trạng thái thiên nhiên, tính chất vật lí, hoá học và ứng dụng của chất béo.

 Viết được công thức phân tử của Glixêrol, công thức tổng quát của chất béo.

 2-Viết được sơ đồ phản ứng bằng chữ của chất béo.

 3-Thái độ : có lòng tin vào khoa học .

II-PHƯƠNG PHÁP:

Nêu vấn đề, thí nghiệm, quan sát.

III- CHUẨN BỊ :

 - Dụng cụ : ống nghiệm, kẹp gỗ.

 - Hoá chất : Nước, benzen, dầu ăn.

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 907Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học lớp 9 - Tiết 57: Chất béo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy:
Tuần 29 : 
Tiết 57 : CHẤT BÉO 
I- MỤC TIÊU :
 1- Nắm được định nghĩa chất béo.
	- Nắm được trạng thái thiên nhiên, tính chất vật lí, hoá học và ứng dụng của chất béo.
	Viết được công thức phân tử của Glixêrol, công thức tổng quát của chất béo.
	2-Viết được sơ đồ phản ứng bằng chữ của chất béo.
	3-Thái độ : có lòng tin vào khoa học .
II-PHƯƠNG PHÁP:
Nêu vấn đề, thí nghiệm, quan sát.
III- CHUẨN BỊ : 
 - Dụng cụ : ống nghiệm, kẹp gỗ.
	 - Hoá chất : Nước, benzen, dầu ăn.
IV – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 1/ Ổn định : Kiểm diện.
 2/ KTBC :
Nhận xét bài kiểm tra.
 3/ Bài mới :
 Hoạt động 1 :
	Giáo viên đặt câu hỏi : Trong thực tế chất béo có ở đâu?
–> Học sinh trả lời.
 Hoạt động 2.
 Học sinh làm thí nghiệm 
- Cho vài giọt dầu ăn vào 2 ống nghiệm đựng nước và benzen, lắc nhẹ và quan sát.
- Học sinh báo cáo hiện tượng, nhận xét tính chất vật lí của chất béo.
Hoạt động 3 :
Giáo viên giới thiệu : đun chất béo ở nhiệt độ, áp suất cao, người ta thu được glixerol và các axit béo.
- Công thức chung của axit béo 
R-COOH sau đó thay thế R = C17H35, C17H3, C15H31.
- Học sinh nhận xét về thành phần của chất béo.
Hoạt động 4 :
Giáo viên giới thiệu đun nóng chất béo với nước có axit làm xúc tác tạo thành các axit béo và glixerol.
Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm còn gọi là phản ứng xà phòng hoá.
Củng cố cho học sinh làm bài tập : Hoàn thành các phương trình phản ứng sau.
a/ (CH3COO)3 C3H5 + NaOH –> ? + ?
b/(C17H35COO)3C3H5 + H2O –> ? + ?
c/(C17H35COO)3C3H5 +?–>17H35COO + ?
d/CH3COOC2H5 + ? –> CH3COOK + ?
Hoạt động 5 :
- Học sinh liên lệ ứng dụng của chất béo. 
4/-Củng cố và luyện tập: 
 Học sinh đọc ghi nhớ.
Bài tập : Tính khối lượng muối thu được khi thuỷ phân hoàn toàn 178kg chất béo có công thức (C17H35COO)3C3H5 
GV: nhận xét, ghi điểm.
5/ Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 
 BTVN: 1,2,3,4/147 
-Hướng dẫn bài tập 4 : giải áp dung dịch luật bảo toàn khối lượng.
I/ CHẤT BÉO CÓ Ở ĐÂU ?
Chất béo có trong dầu thực vật và mỡ động vật.
II/ TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA CHẤT BÉO.
- Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước.
- Chất béo tan được trong benzen, dầu hoả, xăng...
III – TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA CHẤT BÉO.
- Chất béo là hỗn hợp nhiều este của glixêrol với các axit béo có công thức chung là : (R-COO)3C3H5
IV – TÍNH CHẤT HOÁ HỌC QUAN TRỌNG CỦA CHẤT BÉO.
1/ Phản ứng thuỷ phân chất béo
axit
 (R-COO)3C3H5+3H2O-->3RCOOH+C3H5(OH)3
 chất béo axit béo glixerol 
 2/ Phản ứng xà phòng hoá :
 (R-COO)3C3H5 + 3NaOH3RCOONa
 +C3H5(OH)3
V – ỨNG DỤNG CỦA CHẤT BÉO.
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Điều chế glixêrol và xà phòng.
Giải
PTHH :
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH-> 3 C17H35COONa + C3H5(OH)3
 mmuối = = 
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET57.doc