Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 6, Bài 4: Một số axit quan trọng (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Phạm Thế Ninh

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 6, Bài 4: Một số axit quan trọng (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Phạm Thế Ninh

 I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Biết được

 - Tính chất, ứng dụng, cách nhận biết axit HCl, H2SO4 loãng, Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.

2. Kỹ năng:

 - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của axit H2SO4 loãng

 - Viết các phương trình hoá học chứng minh tính chất của H2SO4 loãng

 - Nhận biết được dung dịch axit HCl và dung dịch muối clorua

3. Thái độ:

 - Sự yêu thích môn học, khả năng lôgic tư duy .

 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, NL giải quyết vấn đề.

5. Trọng tâm - Tính chất hóa học của H2SO4 loãng

 

doc 3 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 252Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 6, Bài 4: Một số axit quan trọng (Tiết 1) - Năm học 2018-2019 - Phạm Thế Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3
Ngày soạn: 04/09/2018
Tiết:6 
Ngày dạy: 06/09/2018
BÀI 4 : MỘT SỐ AXIT QUAN TRỌNG (T1)
TCVL, TCHH CỦA AXIT H2SO4,VÀ SẢN XUẤT H2SO4
 I. MỤC TIÊU : Sau bài này HS phải:
1. Kiến thức: Biết được: 
 - Tính chất, ứng dụng, cách nhận biết axit HCl, H2SO4 loãng, Phương pháp sản xuất H2SO4 trong công nghiệp..
2. Kỹ năng: 
 - Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của axit H2SO4 loãng
 - Viết các phương trình hoá học chứng minh tính chất của H2SO4 loãng 
 - Nhận biết được dung dịch axit HCl và dung dịch muối clorua 
3. Thái độ: 
 - Sự yêu thích môn học, khả năng lôgic tư duy .
 4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, NL giải quyết vấn đề.
5. Trọng tâm - Tính chất hóa học của H2SO4 loãng.
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Gíáo viên : 
 Hóa chất : H2SO4đ, giấy quì tím, Zn, Cu(OH)2, dd NaOH, CuO.
 Dụng cụ : Ống nghiệm, giá ống nghiệm, kẹp gỗ .
b.Học sinh: - Học bài, coi trước nội dung bài.
 2. Phương pháp: Thí nghiệm , Trực quan, vấn đáp, liện hệ, thỏa luận nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Hoạt động Khởi động
- GV ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ
GV: Kiểm tra 2hs
HS1: Nêu tính chất hoá học chung của axit
HS2: Chữa bài tập 3 (SGK)Tr.14
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu về axit sunfuric H2SO4 (12’) 
* Phương pháp: Thí nghiệm, Trực quan, vấn đáp, liện hệ.
Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL thực hành hóa học, NL vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, NL giải quyết vấn đề.
Bước
Nội dung
Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Cho học sinh quan sát lọ đựng dd H2SO4 đặc nhận xét .
- GV:Pha loãng H2SO4 đặc phải rót từ từ H2SO4 đặc 
vào nước, không làm ngược lại ? Tại sao ? 
- GV: Làm thí nghiệm pha
loãng H2SO4 đặc . 
- GV: H2SO4 lõang có đầy đủ các tính chất hóa học của axit mạnh.
- GV: Gọi học sinh lên bảng viết các PTPƯ minh hoạ (4 hs)
-GV: Kết luận .
Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân .Quan sát, nhận xét trạng thái, màu sắc của dung dịch .
- Thảo luận theo nhóm trả lời các câu hỏi 
- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi của GV(do H2SO4 háo nước). 
Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp.
- Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp
- Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV theo dõi các nhóm HS 
- GV tổ chức các nhóm đánh giá lẫn nhau.
- GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.
Sản phẩm học tập
B/.Axit sunfuric :H2SO4 
I. TÍNH CHẤT VẬT LÍ :
-Chất lỏng sánh, không màu, nặng gấp đôi nước .
-D = 1,83g/ml (C% = 98%) 
-Không bay hơi, dễ tan trong nước, toả rất nhiều nhiệt .
II. TÍNH CHẤT HÓA HỌC:
1. Axít sunfuric loãng có tính chất hóa học của axít:
a. Làm quỳ tím hoá đỏ .
b.Tác dụng với kim loại muối + H2
Mg+H2SO4MgSO4 + H2
c. Tác dụng với bazơ muối + nước .
H2SO4+Zn(OH)2ZnSO4+2H2O 
d. Tác dụng với oxit bazơ muối + nước
3H2SO4+Fe2O3Fe2(SO4)3+3H2O
Hoạt động 2:Tìm hiểu cách sản xuất H2SO4 ( 7’)
* Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, liện hệ.
Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, , NL vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, NL giải quyết vấn đề.
Bước
Nội dung
Chuyển giao nhiệm vụ
 Thuyết trình về nguyên liệu, phương pháp và các công đoạn sản xuất H2SO4 .
 Yêu cầu HS lên bảng viết các PTHH sảy ra trong từng công đoạn.
Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân 
- HS Chú ý lắng nghe .
- Thảo luận theo nhóm .
Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp.
- Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp
- Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV theo dõi nhóm HS 
- GV tổ chức các nhóm đánh giá lẫn nhau.
- GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.
Sản phẩm học tập
- Gv kết luận, kiến thức cần nhớ: 
III. SẢN XUẤT H2SO4 : 
1. Nguyên liệu :
Lưu huỳnh hay FeS2
2. Các công đoạn sản xuất:
a. Sản xuất lưu huỳnh đioxit:
S + O2 SO2.
4FeS2+11O28SO2+ 2Fe2O3 
b. Sản xuất lưu huỳnh trioxit: 
2SO2+ O2 2SO3
c.Sản xuất H2SO4:
SO3 + H2O H2SO4
3. Hoạt động luyện tập.
GV: Y/c hs nhắc lại tính chất hoá học của axit
4. Hoạt động vận dụng. - Cho hs làm bài tập:
Cho các chất sau: Ba(OH)2, Fe(OH)3, SO3, Na2O, Mg, Cu, CuO, P2O5. Chất nào tác dụng với 
 a.Nước . b.dd H2SO4 lõang . c.dd KOH .
 Viết PTHH của phản ứng. HS thảo luận nhóm.
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng.
 GV hướng dẫn HS về nhà làm bài tập 1, 2, 3, SGK/19 .
 Làm bài tập SBT .
 Xem trước bài “Một số axit quan trọng (tt)”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_6_bai_4_mot_so_axit_quan_trong_ti.doc