Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 8, Bài 5: Luyện tập Tính chất Hóa học của oxit và axit - Năm học 2018-2019 - Phạm Thế Ninh

Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 8, Bài 5: Luyện tập Tính chất Hóa học của oxit và axit - Năm học 2018-2019 - Phạm Thế Ninh

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức : Ôn tập lại các TCHH của oxit bazơ, axit vào PTHH.

2. Kỹ năng : Rèn kỹ năng viết PTPƯ, kỹ năng các bài tập định tính và định lượng.

3.Thái độ : Sự lôgic của hoá học, sự yêu thích môn học.

4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, NL giải quyết vấn đề

doc 4 trang Người đăng Phan Khanh Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 240Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 8, Bài 5: Luyện tập Tính chất Hóa học của oxit và axit - Năm học 2018-2019 - Phạm Thế Ninh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4
Ngày soạn: 10/09/2018
Tiết: 8 
Ngày dạy: 13/09/2018
Baøi 5: LUYEÄN TAÄP: TÍNH CHAÁT HOÙA HOÏC CUÛA OXIT VAØ AXIT 
I. MỤC TIÊU : Sau bài naøy HS phaûi: 
1. Kiến thức : - Ôn tập lại các TCHH của oxit bazơ, axit vaø PTHH. 
2. Kỹ năng : - Rèn kỹ năng viết PTPƯ, kỹ năng các bài tập định tính và định lượng.
3.Thái độ : 
 - Sự lôgic của hoá học, sự yêu thích môn học.
4. Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, NL giải quyết vấn đề
II. CHUẨN BỊ:
1. Đồ dùng dạy học:
a. Giáo viên: - Sơ đồ TCHH của oxit bazơ, oxit axit, axit.
b. Học sinh: - Ôn lại TCHH của oxit bazơ, oxit axit, axit.
2. Phương pháp, Kĩ thuật: 
- PP: Làm việc nhóm, vấn đáp, làm việc cá nhân, 
- Kĩ thuật: KT khăn trải bàn
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
1. Hoạt động Khởi động (8p)
- GV ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra bài cũ:Nêu tính chất hóa học của H2SO4 loãng? Viết phương trình phản ứng minh họa? 
ĐVĐ: Nhằm củng cố về tính chất hóa học của oxit axit, oxit bazơ, axit và mối quan hệ của chúng. Hôm nay, chúng ta cùng học bài luyện tập.
2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1 : Kiến thức cần nhớ (15’)
* Phương pháp: Làm việc nhóm, vấn đáp, làm việc cá nhân.
Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, NL giải quyết vấn đề
Bước
Nội dung
Chuyển giao nhiệm vụ
- GV treo bảng phụ sơ đồ khung sơ đồ 1 tóm tắt tính chất hóa học của oxit: Hãy điền vào những ô trống các loại hợp chất vô cơ phù hợp và viết PTHH.
 Yêu cầu thảo luận theo nhóm để hoàn thành sơ đồ.
- GV Yêu cầu các nhóm khác nhận xét.
- GV Kết luận.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận: Hãy điền vào các ô trống các loại hợp chất cho phù hợp viết PTHH để hoàn thành sơ đồ khung sơ đồ 2 tóm tắt tính chất hóa học của axit.
- GV: Chọn 1 nhóm nhanh nhất treo bảng.
- GV: Kết luận.
Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân. 
- Thảo luận nhóm để hoàn thiện sơ đồ
- Viết PTPƯ minh họa cho các sơ đồ trên
- Chú ý lắng nghe .
Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp.
- Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp
- Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV theo dõi các nhóm HS 
- GV tổ chức các nhóm đánh giá lẫn nhau.
- GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.
Sản phẩm học tập
I. Kiến thức cần nhớ
1. Tính chất hóa học của oxit
(1) CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
(2) CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 +H2O
(3) CaO + CO2 → CaCO3
(4) CaO + H2O → Ca(OH)2
(5) SO2 + H2O → H2SO3
2. Tính chất hóa học của axit
(1) Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
(2) H2SO4 + CuO → CuSO4 + H2O
(3) H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
* H2SO4 đặc có những tính chất hóa học riêng
- Tác dụng với nhiều kim loại không giải phóng H2
2H2SO4(dd, đặc, nóng) + CuCuSO4+ SO2 + 2H2O
- Tính háo nước, hút ẩm
C12H22O1111H2O
Hoạt động 2 : Bài tập ( 20’) .
* Phương pháp: Làm việc nhóm, vấn đáp, làm việc cá nhân, 
* Kĩ thuật dạy học: KT khăn trải bàn
Năng lực: NL sử dụng ngôn ngữ hóa học, NL vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống, NL giải quyết vấn đề
Bước
Nội dung
Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Treo đề bài tập 
Cho các chất sau : SO2, Fe2O3, K2O, BaO, P2O5 . Hãy cho biết những chất nào tác dụng được với 
a.Nước; b. Axit clohiđric; c. Kalihđrôxit.
Viết PTHH nếu có .
GV: Gọi 3 học sinh lên bảng làm bài .
GV : Höôùng daãn HS laøm BT
Hoà tan 13g kẽm bằng 400ml dd HCl 3M 
a.Tính V khí thoát ra ( đktc ) 
b.Tính nồng độ mol của dd thu ñöôïc sau pư ( Vdd không thay đổi ) 
 -GV: chia lớp thành 2 nhóm.
-HS: chia nhóm, cử nhóm trưởng, thư kí.
→ tiến hành thảo luận theo KT khăn trải bài.
-GV: theo dõi, quan sát, hướng dẫn.
-HS: cử đại diện trình bày.
Các nhóm nhận xét chéo.
GV: Yêu cầu HS viết PTHH thực hiện dãy biến hoá sau: 
 ( 1) (2 ) (3) 
FeS2 SO2 K2SO3 SO2 
 (4) (5) (6)
 SO3 H2SO4 HCl 
GV: Gọi 6 học sinh lên bảng viết PT
Thực hiện nhiệm vụ
- Làm việc cá nhân. 
- Thảo luận nhóm để hoàn thiện sơ đồ
- Viết PTPƯ minh họa cho các sơ đồ trên
- Chú ý lắng nghe .
Báo cáo, thảo luận
- GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp.
- Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp
- Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV theo dõi các nhóm HS 
- GV tổ chức các nhóm đánh giá lẫn nhau.
- GV xác nhận ý kiến đúng ở từng câu trả lời.
Sản phẩm học tập
Bài 1 : 
a.Những chất tác dung với nước là :SO2, K2O, BaO, P2O5 
-SO2 + H2O H2SO3 
-K2O + H2O 2KOH
-BaO+ H2O Ba(OH)2 
-P2O5 +3H2O 2H3PO4 
b.Những chất tác dụng với HCl là: Fe2O3, K2O, BaO 
- 6HCl + Fe2O3 2FeCl3 + 3H2O 
- 2HCl + K2O 2KCl + H2O 
- 2HCl + BaO BaCl2 + H2O 
c.Những chất tác dụng với dd KOH: SO2, P2O5 
2KOH + SO2 K2SO3 + H2O 
6KOH + P2O5 2K3PO4 + 3H2O 
Bài 2 
nZn = m : M = 13 : 65 = 0,2 mol
nHCl = CM . V = 3 . 0,4 = 1,2 mol 
PTHH : 
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 
1mol 2mol 1mol 1mol
Tỉ lệ :(0,2:1) < (1,2:2) nHCl dư, nZn p/ư đủ 
VH2 = 0,2 . 22,4 = 4,48 (l)
CMZnCl2 = n : V = 0,2 : 0,4 = 0,5M 
nHCldư = 1,2 – 0,4 = 0,8 mol
CM HCldư = 0,8 : 0,4 = 2M 
Bài 3 :Viết PTPƯ thực hiện dãy biến hoá sau 
1. 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 
2. SO2 + K2O K2SO3 .
3. K2SO3 + 2HCl H2O + SO2 + 2KCl 
4. 2SO2 + O2 2SO3 
5. SO3 + H2O H2SO4 
6. H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl
3. Hoạt động luyện tập. 
GV lưu ý lại các tính chất hóa học của axit, oxit, cách giải bài toán dựa vào PTPƯ
4. Hoạt động vận dụng. 
5. Hoạt động tìm tòi mở rộng.
Làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 (21/SGK)
 Kẻ trước bảng tường trình thí nghiệm, đọc nghiên cứu trước nội dung bài thực hành 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_8_bai_5_luyen_tap_tinh_chat_hoa_h.doc