Giáo án hội giảng Ngữ văn 9 - Tuần 21 Tiết 96: Văn bản: Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi

Giáo án hội giảng Ngữ văn 9 - Tuần 21 Tiết 96: Văn bản: Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi

Tuần 21 - Tiết 96 :

Văn bản : TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆ

 - Nguyễn Đình Thi -

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS ;

1.Kiến thức:

 - Học sinh hiểu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Đình Thi

 - Hệ thống luận điểm của bài tiểu luận Tiếng nói văn nghệ

 - Hieåu ñöôïc noäi dung tieáng noùi cuûa vaên ngheä là phản ánh cuộc sống thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ,đó là tư tưởng, thái độ tình cảm của người nghệ sĩ,là sự rung động của người cảm nhận.

 -Hiểu thêm cách viết bài văn nghị luận văn học qua tác phẩm nghị luận ngắn gọn, chặt chẽ và giàu hình ảnh của Nguyễn Đình Thi.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng đọc và phân tích tác phẩm văn bản nghị luận.

 - Có kĩ năng trong việc viết văn nghị luận.

 3. Thái độ:

- Trân trọng những giá trị tác phẩm văn nghệ. Biết yêu và cảm nhận được những tác động của văn nghệ đối với bản thân.

 

doc 10 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 590Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án hội giảng Ngữ văn 9 - Tuần 21 Tiết 96: Văn bản: Tiếng nói của văn nghệ - Nguyễn Đình Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐỒNG NAI
PHOØNG GD&ÑT TP. BIEÂN HOØA 
Giaùo vieân : Mai Thò Haø
GIAÙO AÙN THI HOÄI GIAÛNG CAÁP TỈNH
Moân Ngöõ vaên 9
 NAÊM HOÏC 2008 - 2009
Ngaøy soaïn : 10/03/ 2009
Ngaøy daïy : 18/03/2009
Tuaàn 21 - Tieát 96 :	
Văn bản : TIEÁNG NOÙI CUÛA VAÊN NGHEÄ
 - Nguyễn Đình Thi -
I/ MUÏC TIEÂU CAÀN ÑAÏT : Giuùp HS ;
1.Kiến thức:
 - Học sinh hiểu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Nguyễn Đình Thi
 - Hệ thống luận điểm của bài tiểu luận Tiếng nói văn nghệ
 - Hieåu ñöôïc noäi dung tieáng noùi cuûa vaên ngheä là phản ánh cuộc sống thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ,đó là tư tưởng, thái độ tình cảm của người nghệ sĩ,là sự rung động của người cảm nhận.
 -Hieåu theâm caùch vieát baøi vaên nghò luaän vaên hoïc qua taùc phaåm nghò luaän ngaén goïn, chaët cheõ vaø giaøu hình aûnh cuûa Nguyeãn Ñình Thi.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng đọc và phân tích tác phẩm văn bản nghị luận.
 - Có kĩ năng trong việc viết văn nghị luận.
 3. Thái độ:
- Trân trọng những giá trị tác phẩm văn nghệ. Biết yêu và cảm nhận được những tác động của văn nghệ đối với bản thân. 
II/ CHUAÅN BÒ :
1.Giáo viên : 
 - Soaïn giaùo aùn
 - Tranh aûnh veà nhaø vaên Nguyeãn Ñình Thi, Lép Tôi-xtôi, Cảnh mùa xuân trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, một số hình ảnh khác minh họa cho bài.
 - Tài liệu tham khảo, Tuyển tập Nguyễn Đình Thi, Sách phê bình: “ Mấy vấn đề về văn học”, Sách giáo viên, Sách thiết kế bài giảng
 2. Học sinh: 
 Chuẩn bị bài, Tìm chân dung Nguyễn Đình Thi
III/ TIEÁN TRÌNH CAÙC HOAÏT ÑOÄNG DAÏY – HOÏC :
 1. Ổn định tổ chức:
 - Kiểm tra sĩ số:
 - Kiểm tra vệ sinh
 2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Qua lời bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, em thấy sách có tầm quan trọng như thế nào? Việc đọc sách có ý nghĩa gì?
 Trả lời:- Sách là nơi lưu giữ và lưa truyền học vấn, là kho báu di sản của nhân loại. Nếu chúng ta không đọc sách là xóa bỏ quá khứ, là kẻ thụt lùi, lạc hậu là kẻ kiêu ngạo một cách ngu xuẩn.
 - Đọc sách có ý nghĩa lớn lao và lâu dài đối với mỗi con người,vì đọc sách là con đường học tập và tích lũy nâng cao tri thức một cách lâu bền nhất.Dù văn hóa nghe nhìn thực tế cuộc sống đang là những con đường học tập quan trọng khác nhưng không bao giờ thay thế cho việc đọc sách.
3. Bài mới:
 GV: Giới thiệu bài bằng cách đặt cho học sinh một tình huống:
 ? Khi em lao động và học tập căng thẳng em sẽ làm gì? 
 ( Học Sinh: xem phim, đọc sách, nghe nhạc)
 Có rất nhiều cách để chúng ta có thể giải tỏa những căng thẳng, những lo toan, suy tư trăn trở trong cuộc sống.Nếu các em căng thẳng trong học tập và lao động mà được nghe một lời ru, một câu hát, được xem một vở kịch, được ngắm một tác phẩm điêu khắc, hay được thưởng thức một bức hội họa thì cô tin chắc rằng tất cả các em sẽ thấy lòng mình dịu đi, thấy yêu đời và sảng khoái hơn, chúng ta lại tiếp tục lao động và học tập hiệu quả hơn. Vậy thì cái gì đã làm nên điều đó. Đấy chính là sự kì diệu của văn nghệ đấy các em ạ. Vậy văn nghệ có nội dung như thế nào,có tác động gì đến đời sống con người chúng ta. Hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu điều ấy qua tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi.
Hoạt động dạy và học
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác giả tác phẩm:
Bước 1: Giới thiệu tác giả:
? Bằng sự chuẩn bị ở nhà em hãy giới thiệu khái quát vài nét về tác giả Nguyễn Đình Thi? (GV cho HS lên thuyết trình trước lớp)
Gv :Chiếu chân dung Nguyễn Đình Thi và chốt ý: 
 Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ tài năng về mọi mặt, sáng tác rất nhiều lĩnh vực, và ở lĩnh vực nào cũng thành công và để lại những tác phẩm rất nổi tiếng như:(GV chiếu và chỉ giới thiệu ở mỗi thể loại một trong các tác phẩm sau): 
 * Truyện: Xung Kích (1951); Mặt trận trên cao (1967); Vỡ bờ (1962-1970)
 * Phê bình VH: Mấy vấn đề văn học (1956); Công việc của người viết tiểu thuyết (1964)
 * Thơ: Bài thơ Hắc Hải (1958); Đất nước (1948-1955) Tia nắng (1985); 
 * Kịch: Con nai đen; Hoa và Ngần; Giấc mơ; Rừng trúc; Nguyễn Trãi ở Đông Quan; Tiếng sóng.
 * Âm nhạc: Người Hà Nội; Diệt Phát xít.
 Chính vì sự tài năng và uy tín của ông, nên ông đã từng giữ nhiều chức vụ quan trọng. Hơn 30 năm là Tổng thư kí Hội Văn học Việt Nam, là đại biểu quốc hội khóa đầu tiên. Vì vậy mà năm 1996 ông đã được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Đặc biệt là vào ngày 21/12/2008 Hội nhà văn Việt Nam đã tổ chức truy tặng Huân Chương Hồ Chí Minh cho nhà văn Nguyễn Đình Thi- người đã có những đóng góp lớn lao cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước, xây dựng nền văn học nghệ thuật Việt Nam.
 Bước 2: Tìm hiểu tiểu luận “ Tiếng nói của văn nghệ”
? Hoàn cảnh và xuất xứ của văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”?
 GV: Cầm cuốn “Mấy vấn đề về văn học” và giới thiệu và chốt:
 Ra đời năm 1948 “Tiếng nói của văn nghệ” như mang hơi thở của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang trong giai đoạn khó khăn mà cũng vô cùng anh dũng của dân tộc. Là người nghệ sĩ - chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, Nguyễn Đình Thi đã nhập cuộc vào trận chiến đau thương và anh dũng của dân tộc để sáng tác. Sức sống dân tộc và trái tim người nghệ sĩ-chiến sĩ ấy như hòa cùng một nhịp đã hóa thành “Tiếng nói của văn nghệ” để ngợi ca sức mạnh của văn nghệ đối với đời sống con người ở bất kì không gian, thời gian hoặc giai đoạn lịch sử nào. Điều ấy được thể hiện như thế nào cô và các em sang phần thứ hai của bài học:
 Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu chú thích, thể loại, bố cục của văn bản:
Bước 1: Hướng dẫn học sinh đọc:
GV: Cần đọc với giọng đọc to, rõ ràng truyền cảm, chú ý đọc các dẫn chứng thơ.
GV đọc mẫu: Từ đâu đến “Của Nguyễn Du hay Tôn-xtôi”
Hai học sinh đọc tiếp bài -> Nhận xét cách đọc của bạn.
Bước 2: Tìm hiểu chú thích
GV: lưu ý đến các từ ngoài các chú thích sách giáo khoa sau: Văn nghệ, Phật giáo diễn ca.và chú thích Trí thức hóa trong sách giáo khoa
Bước 3: Tìm hiểu thể loại:
? Văn bản được viết theo thể loại nào?
 -Văn nghị luân
? Vì sao em biết nó được viết theo văn bản nghị luận?
 - Lập luận chặt chẽ, giải thích chứng minh rõ ràng, có các hệ thống luận điểm.
GV: Bài viết dưới dạng văn nghị luận về một vấn đề văn nghệ theo cách lập luận giải thích chứng minh rất chặt chẽ
Bước 4: Bố cục - Hệ thống luận điểm của văn bản
? Trên cơ sở của bài văn nghị luận em hãy chỉ ra bố cục của văn bản?
 HS thảo luận nhóm nhanh -> Trả lời->Nhận xét chiếu định hướng:
Bố cục 3 phần:
 Phần 1: “ Từ đầu -> một cách sống của tâm hồn” : Nội dung của văn nghệ. 
 Phần 2: “ Tiếp theo -> trang giấy” Vai trò tiếng nói văn nghệ rất cần thiết đối với đời sống con người trong hoàn cảnh chiến đấu sản xuất vô cùng gian khổ thời kì đầu kháng chiến chống Pháp
Phần 3: Phần còn lại -> Khả năng cảm hóa sức lôi cuốn kì diệu của văn nghệ:
 Nội dung chính của từng phần như trên chính là hệ thống luận điểm của bài. Vậy:
? Em có nhận xét gì về hệ thống luận điểm trên?
 - Các luận điểm có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau có sự giải thích cho nhau, để phân tích sâu sắc sức mạnh của văn nghệ.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh phân tích nội dung của văn nghệ:
 GV chiếu đoạn văn đầu tiên cho học sinh đọc
? Theo em nội dung của văn nghệ được khái quát qua những từ ngữ nào ?
- Vật liệu mượn ở thực tại.. nói một điều gì mới mẻ.. một lời nhắn nhủ
? Vật liệu mà người nghệ sĩ mượn ở thực tại là gì? 
- Là hiện thực cuộc sống
 ? Có phải khi sáng tác người nghệ sĩ bê nguyên si thực tại ấy không? Họ đã làm gì với vật liệu ấy?
-Không, khi sáng tác người nghệ sĩ gửi vào đó một điều gì đó mới mẻ.
 ? Điều mới mẻ, lời nhắn nhủ mà người nghệ sĩ muốn gửi đến là ai?
- Người tiếp nhận (bạn đọc)
GV: Ngay ở phần đầu của văn bản tác giả đã bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ, nhưng không phải là sự sao chép đơn giản, chụp ảnh nguyên si thực tại mà khi phản ánh người nghệ sĩ như muốn nói lên một điều gì đó mới mẻ. 
? Để chứng minh cho luận điểm trên tác giả đã phân tích những dẫn chứng văn học nào?
Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Truyện An-na Ca-ra-nhi-na cảu L.Tôn-xtôi
? Trong tác phẩm của mình, Nguyễn Du đã phản ánh hiên thực nào?
Cảnh mùa xuân.
? Trong tiểu thuyết của L.Tôn-xtôi thì hiện thực nào đã được phản ánh ?
 - Cái chết của An-na Ca - rê-nhi-na.
GV: Để làm sáng tỏ luận điểm của mình tác giả đã lấy hai dẫn chứng văn học rất tiêu biểu dẫn từ hai tác giả vĩ đại của dân tộc và thế giới.
Chiếu tranh “Cảnh ngày xuân” trong Truyện Kiều
 Hai câu thơ Nguyễn Du chủ yếu miêu tả cảnh ngày xuân với vài nét chấm phá:cỏ xanh hoa trắng cho cảnh thôi, mà xuân đã hiện lên thật duyên dáng và đầy tươi trẻ. Sức xuân đã bừng dậy trên những cành lê trắng muốt.
GV: Chiếu chân dung nhà văn L.Tôi-xtôi: 
 GV Cầm cuốnTiểu thuyết An na Ca-rê-nhi-na của đại văn hào Nga Lép Tôn-xtôin để giới thiệu : Đây là một kiệt tác văn chương thế giới, là đỉnh cao nghệ thuật về việc xây dựng tâm lí nhân vật. Trong tác phẩm của mình nhà văn đã đề cập đến những vấn đề thời sự nóng bỏng của thời đại mình như tình yêu hôn nhân gia đình, rồi mâu thuẫn giữa địa chủ và người nông dân,lí tưởng và hạnh phúc của con người. Các nhân vật luôn sống trong một tâm trạng bất an trước những vấn đề đó. Đặc biệt là nhân vật An-na Ca-rê-nhi-na, cô đau khổ vì phải chịu những thành kiến xã hội vùi dập, vì không tìm thấy hạnh phúc trong hôn nhân, trong cuộc sống, nàng đã lao vào đoàn tàu đang chạy và chết một cách thảm khốc.
? Theo Nguyễn Đình Thi thì hai dẫn chứng ấy tác động như thế nào đến đời sống con người?
- Hai câu thơ làm chúng ta rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã miêu tả và cảm thấy trong lòng ta sự sống luôn được tái sinh.
- Cái chết của An-na Ca-ra nhi-na làm người đọc bâng khuâng thương cảm
GV: Đó chính là lời gửi, lời nhắn là nội dung tư tưởng mà hai tác giả gửi lại cho chúng ta. 
? Bằng những kiến thức văn học em hãy lấy một tác phẩm cụ thể đã để lại lời nhắn gửi sâu sắc trong em?
Học sinh có thể dẫn các dẫn chứng văn học như:Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, Làng của Kim Lân, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
GV: Tiếp tục cho học sinh nghe bài hát “Mùa xuân nho nhỏ” của nhạc sĩ Trần Hoàn phổ thơ Thanh Hải.
?Sau khi nghe giai điệu của bài hát “Mùa xuân nho nhỏ”của Trần Hoàn đã để lại trong em cảm xúc gì?
 - Trước mùa xuân rộng lớn của đất nước, chúng ta cảm thấy mình như yêu đời, yêu cuộc sống hơn và muốn cống hiến một phần nhỏ bé của mình vào niềm vui chung của đất nước
? Nếu như bây giờ các em không nghe bài hát ấy nữa mà nghe về một bài diễn thuyết “làm thế nào để cống hiến sức mình cho đất nước” thì theo em cách nào dễ đi vào lòng con người hơn?
- Cách đọc và cảm nhận bằng thơ,bằng âm nhạc
GV: Vậy các em đã nghe được lời gửi của văn nghệ, nghe được tâm tư tình cảm của người nghệ sĩ. Vậy thì lời gửi ấy, tiếng nói ấy của văn nghệ là gì? Nó khác với các bộ môn khoa học khác như thế nào? Các em quan sát và đọc đoạn văn tiếp theo.
GV chiếu đoạn văn: “Lời gửi của văn..trang sách”
? Trong đoạn văn trên tác giả diễn đạt mấy ý chính?
- Lời gửi của văn nghệ là không những bài học luân lí
- Lời gửi của văn nghệ phức tạp, phong phú và sâu sắc hơnđó là những vui buồn,yêu ghét .
? Em hiểu thế nào về bài học luân lí ở đời?
- Là những quy tắc về các mối quan hệ đạo đức giữa người với người.
? Tại sao tác giả lại nói lời gửi của văn nghệ lại phức tạp hơn và phong phú sâu sắc hơn? (HS thảo luận nhóm nhỏ-các bạn trong bàn )
 - Vì ở đó còn chứa đựng những nội dung tư tưởng, tình cảm phong phú của nhà văn.
 ? Qua đó tác giả cho biết bản chất của những lời gửi,lời nhắn của người nghệ sĩ đó là gì?
- Là những say sưa, vui buồn, yêu ghét, mơ mộng, phấn kích.
- Bao nhiêu tư tưởng trong những câu thơ trong sách vốn quen mà lạ
 ?Theo Nghuyễn Đình Thi thì tất cả những lời nhắn gửi ấy tác động như thế nào đến con người ?
 - Khiến ta rung động ngỡ ngàng để rồi thay đổi “mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”, đem lại cho thời đại một cách sống của tâm hồn.
 GV: Quả đúng là nội dung phản ánh của văn nghệ rất là phong phú đa dạng.Nó không chỉ là hiện thực của cuộc sống, là tâm tư tình cảm của người nghệ sĩ mà còn có cả những rung động cảm xúc của mỗi chúng ta nữa..Nói như Hoài Thanh “chúng ta có thể vui buồn, mừng giận với những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu”.Đặc biệt là trong văn học.Vì được học văn mà các em biết đau với nỗi đau bán con của chị Dậu,ta suy nghĩ về Bước đường cùng của anh Pha, ta buồn xót xa trước cái chết của lão Hạc, hay của cô bé bán diêm, ta hiểu được lòng của ông Hai khi biết tin giặc đánh phá làng mình trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân, ta cảm thấy nỗi đau căm thù chất chứa trong câu “Dây thép gai đâm nát trời chiều” của Nguyễn Đình Thi..
? Qua tìm hiểu, em thấy nội dung phản ánh của văn nghệ khác với nội dung của các bộ môn khoa học khác như thế nào? Cho ví dụ minh họa?
- Bộ môn khoa học khác khám phá miêu tả và đúc kết các hiện tượng tự nhiên hay xã hội, các quy luật khách quan, mang tính chính xác.
- Còn nội dung của văn nghệ tập trung miêu tả chiều sâu tính cách, số phận con người thông qua hình tượng nghệ thuật.
GV:Lấy ví dụ cho học sinh phân biệt nội dung phản ánh của văn nghệ với các môn khoa hoc khác.Có thể chiếu hình ảnh một cánh đồng sen và đặt câu hỏi cho học sinh
 ? Em có biết trong khoa học người ta định nghĩa cây sen như thế nào không ?
 - Trong khoa học thì sen là một loài cây mọc ở nước, lá to tròn, hoa màu hồng hay trắng, hương thơm nhẹ,hạt dùng để ăn.(Từ điển Tiếng Việt).
? Cho học sinh đọc một bài ca dao nói về sen?
- Trong ca dao: Trong đầm gì đẹp bằng sen
 Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
 Nhị vàng bông trắng lá xanh
 Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
GV: Bài thơ không chỉ miêu tả cái hiện thực của sen là lá xanh bông trắng nhị vàng, rồi phẩm chất của sen nữa mà qua đó còn biểu hiện một triết lí sống cao đẹp.
Gv: Cái hiện thực mà người nghệ sĩ phản ánh cho dù là sự vật là cây, là cối, là bức tranh, là pho tượng,là vải,là gỗ nhưng tất cả đều được phả vào trong đấy cảm xúc nội tâm của người nghệ sĩ. 
 ? Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả trong phần thứ nhất này?
- Lập luận chặt chẽ, từ khái quát đến việc đưa các dẫn chứng để giải thích chứng minh rồi kết luận.
? Ngoài phương thức lập luận tác giả còn sử dụng phương thức biểu đạt nào nữa.
 - Kết hợp biểu cảm và tự sự.
? Qua cách biểu đạt đó tác giả muốn ta hiểu nội dung chủ yếu của văn nghệ là ?
- Taùc phaåm ngheä thuaät laáy chaát lieäu ôû thöïc taïi ñôøi soáng khaùch quan ngheä só gôûi vaøo ñoù moät caùch nhìn, moät lôøi nhaén nhuû cuûa mình.
- Taùc phaåm vaên ngheä khoâng caát leân nhöõng lôøi lí thuyeát khoâ khan maø chöùa ñöïng taát caû nhöõng caûm xuùc cuûa ngöôøi ngheä só. Noù mang ñeán cho moãi chuùng ta nhöõng rung ñoäng, ngôõ ngaøng tröôùc nhöõng ñieàu töôûng chöøng ñaõ quen thuoäc.
GV: Chốt và cho hoc sinh ghi bài.
GV Chiếu Bức Tranh trong bài Chiếc là cuối cùng của
 Ô Hen-ry để bình chốt và chuyển tiết :
 Chắc các em vẫn còn nhớ nhân vật Giôn-xi trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của Ô Hen- ry .Cô đã rất tuyệt vọng trước căn bệnh của mình.Cô đã nghĩ đến cái chết với một ý nghĩ “Bao giờ chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng thì cô sẽ chết”. Cụ Bơ men biết được sự thật đó đã rất giận và buồn trước ý nghĩ điên rồ của cô. Và thế là cụ đã vẽ chiếc lá cuối cùng trong đêm mưa tuyết để rồi ngày mai cụ đã ra đi mãi mãi. Nhưng các em biết không đằng sau “Chiếc lá cuối cùng của Ô-hen-ry”, kiệt tác của cụ Bơ-men ấy là tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn và người họa sĩ. “Chiếc lá cuối cùng” ấy đã trả lại màu xanh cho chiếc lá vốn đã úa vàng, trả lại màu hồng cho đôi má người thiếu nữ vốn đã xanh xao, trả lại niềm tin nghị lực cho những người yếu đuối. Chiếc lá cuối cùng đã trở thành niềm hi vọng hồi sinh.Và đó cũng chính là một trong những sức mạnh và vai trò của văn nghệ đấy các em ạ. Vậy sự kì diệu và tác động của văn nghệ còn là gì nữa tiết sau cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu tiếp. 
I.Giới thiệu tác giả tác phẩm:
1. Tác giả:
- Nguyễn Đình Thi (1924-2003),sinh tại Lào, quê gốc ở Hà Nội
- Là người nghệ sĩ tài năng. Được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (1996)
2. Tác phẩm:
 Viết tại chiến khu Việt Bắc (năm 1948), in trong cuốn “Mấy vấn đề về văn học (1956)
II. Đọc hiểu văn bản:
III. Phân tích:
1. Nội dung tiếng nói của văn nghệ:
- Cách lập luận chặt chẽ, kết hợp với những dẫn chứng sinh động.
- Nội dung chủ yếu của văn nghệ là hiện thực mang tính cụ thể sinh động, là đời sống tình cảm của con người qua cái nhìn và tình cảm có tính cá nhân của người nghệ sĩ.
 4. Củng cố:
 ? Nêu những nội dung cơ bản của văn nghệ? Đọc một bài thơ em thích thể hiện tác động của văn nghệ đối với em. 
 5. Dặn dò:
1 Xem và soạn tiếp phần đọc hiểu văn bản ở tiết 2 
2.Em hãy lấy dẫn chứng ở bài Bếp lửa của Bằng Việt để làm sáng tỏ:“Văn nghệ giúp ta nhận thức và giáo dục tình cảm một cách tự nhiên nhất”
IV. Rút kinh nghiệm:
 Duyệt của Ban Giám Hiệu Biên Hòa ngày 10 tháng 3 năm 2009
 Người soạn
 Giáo viên Mai Thị Hà

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoi_giang_ngu_van_9_tuan_21_tiet_96_van_ban_tieng_no.doc