Giáo án Lớp 1 - Tuần 30 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tâu

Giáo án Lớp 1 - Tuần 30 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tâu

Mục tiêu

* HS hiểu:

- Lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với đời sống con người.

- Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.

- Quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em.

* HS biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.

 

doc 13 trang Người đăng HoangHaoMinh Lượt xem 1481Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Lớp 1 - Tuần 30 - Tô Thị Mận - Trường tiểu học số 2 Nà Tâu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 30
Thứ 2 ngày 6 tháng 4 năm 2009 (1a1)
Thứ 3 ngày 7 tháng 4 năm 2009 (1a2)
Chiều 
Tiết 1: Đạo đức
BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG 
(TIẾT 1) 
I. Mục tiêu
* HS hiểu:
- Lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với đời sống con người.
- Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em.
* HS biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
II. Tài liệu và phương tiện
- Vở bài tập đạo đức 1.
- Bài hát: Ra chơi vườn hoa.
- Điều 19, 26, 27, 32, 39 Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: + Cần chào hỏi và tạm biệt khi nào?
 + Chào hỏi và tạm biệt thể hiện điều gì?
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Quan sát cây và hoa ở nơi sân trường, vườn trường, vườn hoa công viên
- Hướng dẫn HS đàm thoại theo các câu hỏi:
+ Ra chơi ở sân trường, vườn trường, các em có thích không? 
+ Sân trường,vườn trường có đẹp, mát không? 
+ Để sân trường, vườn trườngluôn mát và sạch đẹp em phải làm gì? 
- GV kết luận. 
*H/Đ2: HS làm bài tập 1 
- Hướng dẫn HS làm bài tập và trả lời câu hỏi: 
+ Các bạn nhỏ đang làm gì? 
+ Những việc đó có tác dụng gì? 
+ Em có thể làm như các bạn đó không? 
- GV kết luận. 
*H/Đ3: Quan sát tranh và thảo luận BT2 
+ Các bạn đang làm gì? 
+ Em tán thành những việc làm nào? Tại sao? 
- GV mời 1 số HS lên trình bày. 
- GV kết luận:
+ Biết nhắc nhở, khuyện bạn không phá hoại cây là hành động đúng. 
+ Bẻ cành, đu cây là hành động sai. 
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS làm BT1. 
- Một số HS lên trình bày ý kiến. 
- Cả lớp nhận xét và bổ sung. 
- HS tô màu vào quần áo các bạn có hành động đúng trong tranh. 
- Một số HS trình bày. Cả lớp nhận xét bổ sung.
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS thực hiện tốt nội dung bài học. 
Tiết 2: Đạo đức (T)
BẢO VỆ HOA VÀ CÂY NƠI CÔNG CỘNG 
(TIẾT 1) 
I. Mục tiêu
* HS hiểu:
- Lợi ích của cây và hoa nơi công cộng đối với đời sống con người.
- Cách bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
- Quyền được sống trong môi trường trong lành của trẻ em.
* HS biết bảo vệ cây và hoa nơi công cộng.
II. Tài liệu và phương tiện
- Vở bài tập đạo đức 1.
- Bài hát: Ra chơi vườn hoa.
- Điều 19, 26, 27, 32, 39 Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: + Cần chào hỏi và tạm biệt khi nào?
 + Chào hỏi và tạm biệt thể hiện điều gì?
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Quan sát cây và hoa ở nơi sân trường, vườn trường, vườn hoa công viên
- Hướng dẫn HS đàm thoại theo các câu hỏi:
+ Ra chơi ở sân trường, vườn trường, các em có thích không? 
+ Sân trường, vườn trường có đẹp, mát không? 
+ Để sân trường, vườn trường  luôn mát và sạch đẹp em phải làm gì? 
- GV kết luận. 
*H/Đ2: HS làm bài tập 1 
- Hướng dẫn HS làm bài tập và trả lời câu hỏi: 
+ Các bạn nhỏ đang làm gì? 
+ Những việc đó có tác dụng gì? 
+ Em có thể làm như các bạn đó không? 
- GV kết luận. 
*H/Đ3: Quan sát tranh và thảo luận BT2 
+ Các bạn đang làm gì? 
+ Em tán thành những việc làm nào? Tại sao? 
- GV mời 1 số HS lên trình bày. 
- GV kết luận:
+ Biết nhắc nhở, khuyện bạn không phá hoại cây là hành động đúng. 
+ Bẻ cành, đu cây là hành động sai. 
- HS quan sát và trả lời câu hỏi.
- HS làm BT1. 
- Một số HS lên trình bày ý kiến. 
- Cả lớp nhận xét và bổ sung. 
- HS tô màu vào quần áo các bạn có hành động đúng trong tranh. 
- Một số HS trình bày. Cả lớp nhận xét bổ sung.
3. Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS thực hiện tốt nội dung bài học. 
Tiết 3: Tự nhiên và xã hội 
TRỜI NẮNG, TRỜI MƯA
I. Mục tiêu
Giúp HS biết: 
- Những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa.
- Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa.
- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng hoặc trời mưa.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình ảnh trong bài 30 SGK.
- GV và HS sưu tầm những tranh, ảnh về trời nắng trời mưa.
III. Các hoạt động dạy học	
1. Kiểm tra: + Kể tên những con vật có ích? Những con vật có hại?
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Làm việc với những tranh ảnh về trời nắng, trời mưa
- GV yêu cầu HS phân loại những tranh, ảnh về trời nắng, những tranh ảnh về trời mưa.
- Cho HS lần lượt nêu dấu hiệu của trời nắng, trời mưa (vừa nói, vừa chỉ vào tranh, ảnh). 
- Sau đó, một vài bạn nhắc lại tất cả các ý kiến mô tả về bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa.
- GV yêu cầu đại diện vài nhóm đem những tranh, ảnh về trời nắng, mưa đã sưu tầm được lên giới thiệu trước lớp.
- GV kết luận.
*H/Đ2: Thảo luận
- GV yêu cầu HS mở SGK. Hướng dẫn HS thảo luận:
+ Tại sao khi đi dưới trời nắng, bạn phải đội mũ, nón?
+ Để không bị ướt, khi đi dưới trời mưa, bạn phải nhớ làm gì?
- GV gọi một số HS nói lại những gì các em đã thảo luận.
- GV kết luận.
- Chia lớp thành 3 đến 4 nhóm.
- Các nhóm phân loại tranh về trời nắng, trời mưa.
- HS nêu dấu hiệu trời nắng, trời mưa.
- HS hỏi và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Một số HS trình bày.
3. Củng cố, dặn dò
- GV cho HS chơi trò chơi: “Trời nắng, trời mưa”.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài 31 “Thực hành: Quan sát bầu trời”.
Tiết 4: Mĩ thuật
XEM TRANH THIẾU NHI VỀ ĐỀ TÀI SINH HOẠT
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
- Tập quan sát, mô tả hình ảnh và màu sắc trên tranh.
- Nhận ra vẻ đẹp của tranh thiếu nhi.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh sinh hoạt với các nội dung chủ đề khác nhau.
2. HS: Sưu tầm tranh vẽ của các thiếu nhi về đề tài sinh hoạt. Vở Tập vẽ 1.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Giới thiệu tranh
- GV giới thiệu một số tranh, hướng dẫn HS nhận ra:
+ Đề tài của tranh.
+ Các hình ảnh trong tranh.
- GV nhận xét, kết luận. 
*H/Đ2: Hướng dẫn HS xem tranh
- GV giới thiệu tranh (Vở tập vẽ 1) và gợi ý để HS nhận ra:
+ Đề tài của tranh?
+ Các hình ảnh trong tranh, đâu là hình ảnh chính, đâu là hình ảnh phụ?
+ Em có thể cho biết hoạt động trên tranh đang diễn ra ở đâu? (địa điểm)
+ Sắp xếp các hình vẽ (bố cục).
+ Những màu chính được vẽ trong tranh?
+ Em thích nhất màu nào trên bức tranh của bạn?
- Sau khi HS trả lời, GV bổ sung. 
*H/Đ3: Tóm tắt và kết luận
- Những bức tranh các em vừa xem là tranh đẹp. Muốn hiểu biết và thưởng thức được tranh, các em cần quan sát để đưa ra những nhận xét về bức tranh đó.
*H/Đ4: Nhận xét, đánh giá
- Nhận xét chung tiết học.
- Động viên, khuyến khích những HS có ý kiến nhận xét tranh.
+ Cảnh sinh hoạt trong gia đình: Bữa cơm, học bài, xem ti vi,  
+ Cảnh sinh hoạt ở phố phường, làng xóm: Dọn vệ sinh, làm đường, 
+ Cảnh sinh hoạt trong ngày lễ hội: Đấu vật, đua thuyền, chọi gà, chọi trâu, 
+ Cảnh sinh hoạt ở sân trường trong giờ ra chơi: Kéo co, nhảy dây, chơi bi,  
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe. 
3. Dặn dò
- Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh.
- Chuẩn bị cho bài học sau: “Vẽ cảnh thiên nhiên”. 
Thứ 4 ngày 8 tháng 4 năm 2009
Sáng
Tiết 1(1a1), Tiết 3(1a2)
Thủ công
CẮT, DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN
I. Mục tiêu
- HS biết cách cắt các nan giấy.
- HS cắt được các nan giấy và dán thành hàng rào.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Mẫu các nan giấy và hàng rào, 1 tờ giấy kẻ ô, kéo, hồ dán, thước kẻ
2. HS: Giấy màu có kẻ ô. Bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán. Vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS 
 2. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Quan sát và nhận xét
- GV cho HS quan sát các nan giấy mẫu và hàng rào (H1).
- GV đặt câu hỏi cho HS nhận xét:
+ Số nan đứng? Số nan ngang?
+ Khoảng cách giữa các nan đứng bao nhiêu ô? Giữa các nan ngang bao nhiêu ô?
*H/Đ2: Hướng dẫn kẻ, cắt các nan giấy 
- GV thao tác các bước chậm để HS quan sát.
- Lật mặt trái của tờ giấy màu có kẻ ô, kẻ theo các đường kẻ để có 2 đường thẳng cách đều nhau. GV hướng dẫn kẻ 4 nan đứng (dài 6 ô rộng 1 ô) và 2 nan ngang (dài 9 ô rộng 1 ô) theo kích thước yêu cầu.
- Cắt theo các đường thẳng cách đều sẽ được các nan giấy (H2).
*H/Đ3: Học sinh thực hành kẻ, cắt nan giấy
- Hướng dẫn HS kẻ, cắt các nan giấy theo các bước.
- Trong lúc HS thực hiện bài làm, GV quan sát, giúp đỡ HS yếu hoàn thành nhiệm vụ.
- Quan sát, nhận xét: Cạnh của các nan giấy là những đường thẳng cách đều. Hàng rào được dán bởi các nan giấy.
- Quan sát theo từng thao tác của GV.
- HS thực hiện theo các bước:
+ Kẻ 4 đoạn thẳng cách đều 1 ô, dài 6 ô theo đường kẻ của tờ giấy màu làm nan đứng.
+ Kẻ tiếp 2 đoạn thẳng cách đều 1 ô, dài 9 ô làm nan ngang.
+ Thực hành cắt các nan giấy rời khỏi tờ giấy màu. 
3. Nhận xét - dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
Tiết 2(1a1), Tiết 4(1a2)
Âm nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT: ĐI TỚI TRƯỜNG
I. Mục tiêu
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- HS biết thực hiện các động tác vận động phụ hoạ.
II. Chuẩn bị
- Nhạc cụ gõ.
- Chuẩn bị các động tác vận động phụ hoạ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: HS hát bài: “Đi tới trường”
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Ôn tập bài hát: “Đi tới trường”
- GV cho HS ôn lại bài hát nhiều lần bằng nhiều hình thức.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- Chia nhóm, hướng dẫn HS hát nối tiếp từng câu.
*H/Đ2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp một số động tác phụ họa.
- Cho một số nhóm lên biểu diễn trước lớp.
- HS hát theo hướng dẫn của GV.
- Hát theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
- HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về ôn lại bài hát tập vỗ tay đúng phách và đúng tiết tấu lời ca.
Chiều
Thứ 4 ngày 8 tháng 4 năm 2009 (1a1)
Thứ 5 ngày 9 tháng 4 năm 2009 (1a2)
Tiết 1: Thủ công (T)
CẮT, DÁN HÀNG RÀO ĐƠN GIẢN
I. Mục tiêu
- HS biết cách cắt các nan giấy.
- HS cắt được các nan giấy và dán thành hàng rào.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Mẫu các nan giấy và hàng rào, 1 tờ giấy kẻ ô, kéo, hồ dán, thước kẻ
2. HS: Giấy màu có kẻ ô. Bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán. Vở thủ công.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS 
 2. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Hướng dẫn kẻ, cắt các nan giấy 
- GV thao tác các bước chậm để HS quan sát.
- Lật mặt trái của tờ giấy màu có kẻ ô, kẻ theo các đường kẻ để có 2 đường thẳng cách đều nhau. GV hướng dẫn kẻ 4 nan đứng (dài 6 ô rộng 1 ô) và 2 nan ngang (dài 9 ô rộng 1 ô) theo kích thước yêu cầu.
- Cắt theo các đường thẳng cách đều sẽ được các nan giấy (H2).
*H/Đ2: Học sinh thực hành kẻ, cắt nan giấy
- Hướng dẫn HS kẻ, cắt các nan giấy theo các bước.
- Trong lúc HS thực hiện bài làm, GV quan sát, giúp đỡ HS yếu hoàn thành nhiệm vụ.
- Quan sát theo từng thao tác của GV.
- HS thực hiện theo các bước:
+ Kẻ 4 đoạn thẳng cách đều 1 ô, dài 6 ô theo đường kẻ của tờ giấy màu làm nan đứng.
+ Kẻ tiếp 2 đoạn thẳng cách đều 1 ô, dài 9 ô làm nan ngang.
+ Thực hành cắt các nan giấy rời khỏi tờ giấy màu. 
3. Nhận xét - dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị đồ dùng cho tiết học sau.
Tiết 2: Mĩ thuật (T)
XEM TRANH THIẾU NHI VỀ ĐỀ TÀI SINH HOẠT
I. Mục tiêu
Giúp HS:
- Làm quen, tiếp xúc với tranh vẽ của thiếu nhi.
- Tập quan sát, mô tả hình ảnh và màu sắc trên tranh.
- Nhận ra vẻ đẹp của tranh thiếu nhi.
II. Đồ dùng dạy học
1. GV: Một số tranh thiếu nhi vẽ cảnh sinh hoạt với các nội dung chủ đề khác nhau.
2. HS: Sưu tầm tranh vẽ của các thiếu nhi về đề tài sinh hoạt. Vở Tập vẽ 1.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của HS
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Hướng dẫn HS xem tranh
- GV giới thiệu tranh (Vở tập vẽ 1) và gợi ý để HS nhận ra:
+ Đề tài của tranh?
+ Các hình ảnh trong tranh, đâu là hình ảnh chính, đâu là hình ảnh phụ?
+ Em có thể cho biết hoạt động trên tranh đang diễn ra ở đâu? (địa điểm)
+ Sắp xếp các hình vẽ (bố cục).
+ Những màu chính được vẽ trong tranh?
+ Em thích nhất màu nào trên bức tranh của bạn?
- Sau khi HS trả lời, GV bổ sung. 
*H/Đ2: Tóm tắt và kết luận
- Những bức tranh các em vừa xem là tranh đẹp. Muốn hiểu biết và thưởng thức được tranh, các em cần quan sát để đưa ra những nhận xét về bức tranh đó.
*H/Đ3: Nhận xét, đánh giá
- Nhận xét chung tiết học.
- Động viên, khuyến khích những HS có ý kiến nhận xét tranh.
- HS quan sát tranh, trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe. 
3. Dặn dò
- Về nhà tập quan sát và nhận xét tranh.
- Chuẩn bị cho bài học sau: “Vẽ cảnh thiên nhiên”. 
Tiết 3: Tự nhiên và xã hội (T)
TRỜI NẮNG, TRỜI MƯA
I. Mục tiêu
Giúp HS biết: 
- Những dấu hiệu chính của trời nắng, trời mưa.
- Sử dụng vốn từ riêng của mình để mô tả bầu trời và những đám mây khi trời nắng, trời mưa.
- Có ý thức bảo vệ sức khoẻ khi đi dưới trời nắng hoặc trời mưa.
II. Đồ dùng dạy học
- Các hình ảnh trong bài 30 SGK.
- GV và HS sưu tầm những tranh, ảnh về trời nắng trời mưa.
III. Các hoạt động dạy học	
1. Kiểm tra: + Kể tên những con vật có ích? Những con vật có hại?
2. Bài mới 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Làm bài tập 1
- GV cho HS nêu yêu cầu bài tâp.
- Hướng dẫn HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
*H/Đ2: Làm bài tập 2
- Gv cho HS nêu yêu cầu bài tập.
- Cho HS làm bài.
- Nhận xét, chữa bài.
*Bài 1: Điền các từ: Trong xanh, mây xám, trắng, sáng chói, giọt mưa, Mặt Trời vào chỗđể hoàn thành các câu:
a, Khi trời nắng, bầu trời trong xanh, mây trắng, Mặt Trời sáng chói.
b, Khi trời mưa, có nhiều hạt mưa rơi, bầu trời phủ đầy mây xám, ta không nhìn thấy Mặt Trời.
*Bài 2: Đánh dấu + vào  dưới hình vẽ thể hiện cách ăn mặc có lợi cho sức khỏe.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ 5 ngày 9 tháng 4 năm 2009
Sáng 
Tiết 1(1a2), Tiết 2(1a1)
Thể dục
TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu
- Tiếp tục học trò chơi “ Kéo cưa lừa xẻ”. Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi có kết hợp vần điệu.
 - Tiếp tục “chuyền cầu theo nhóm 2 người”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện
1. Địa điểm: Trên sân trường.Dọn vệ sinh nơi tập.
2. Phương tiện: 1 còi và có đủ cho 2 HS có 1 quả cầu trinh.
III. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Định lượng
Tổ chức tập luyện
1. Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp. Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, đầu gối, hông.
2. Phần cơ bản
* Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”.
* Chuyền cầu theo nhóm 2 người. 
3. Phần kết thúc
- Thả lỏng.
- Đi thường theo nhịp.
- Ôn động tác vươn thở và điều hòa của bài thể dục.
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học. Giao việc về nhà.
1 - 2 phút
1 - 2 phút
50 - 60m
1 phút
2 phút
8 - 10 phút
8 - 10 phút
2 - 3 phút
1 - 2 phút
2 x 8 nhịp
1 - 2 phút
1 phút
- Cán sự lớp điều khiển lớp báo cáo sĩ số.
- Từ 1 hàng dọc chạy thành đội hình vòng tròn.
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn HS chơi.
- Cho HS chơi kết hợp với vần điệu.
- Tập hợp hàng dọc.
- Cho HS quay mặt vào nhau tạo thành từng đôi một cách nhau 1,5 - 3m.
- Đội hình hàng dọc (2 - 4 hàng).
- GV cùng HS hệ thống bài học.
- Khen những tổ, cá nhân học ngoan, tập tốt.
Thứ 6 ngày 10 tháng 4 năm 2009
Sáng
Tiết 1(1a2), Tiết 3(1a1)
Thể dục
TRÒ CHƠI
I. Mục tiêu
- Tiếp tục học trò chơi “ Kéo cưa lừa xẻ”. Yêu cầu biết tham gia vào trò chơi có kết hợp vần điệu.
 - Tiếp tục “chuyền cầu theo nhóm 2 người”. Yêu cầu tham gia vào trò chơi ở mức tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện
1. Địa điểm: Trên sân trường.Dọn vệ sinh nơi tập.
2. Phương tiện: 1 còi và có đủ cho 2 HS có 1 quả cầu trinh.
III. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Định lượng
Tổ chức tập luyện
1. Phần mở đầu: 
- GV nhận lớp. Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Chạy nhẹ nhàng thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên ở sân trường.
- Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu.
- Xoay các khớp cổ tay, cẳng tay, cánh tay, đầu gối, hông.
2. Phần cơ bản
* Trò chơi “Kéo cưa lừa xẻ”.
* Chuyền cầu theo nhóm 2 người. 
3. Phần kết thúc
- Thả lỏng.
- Đi thường theo nhịp.
- Ôn động tác vươn thở và điều hòa của bài thể dục.
- GV cùng HS hệ thống lại bài.
- Nhận xét giờ học. Giao việc về nhà.
1 - 2 phút
1 - 2 phút
50 - 60m
1 phút
2 phút
8 - 10 phút
8 - 10 phút
2 - 3 phút
1 - 2 phút
2 x 8 nhịp
1 - 2 phút
1 phút
- Cán sự lớp điều khiển lớp báo cáo sĩ số.
- Từ 1 hàng dọc chạy thành đội hình vòng tròn.
- GV nêu tên trò chơi, hướng dẫn HS chơi.
- Cho HS chơi kết hợp với vần điệu.
- Tập hợp hàng dọc.
- Cho HS quay mặt vào nhau tạo thành từng đôi một cách nhau 1,5 - 3m.
- Đội hình hàng dọc (2 - 4 hàng).
- GV cùng HS hệ thống bài học.
- Khen những tổ, cá nhân học ngoan, tập tốt.
Tiết 2(1a2), Tiết 4(1a1)
Âm nhạc
ÔN TẬP BÀI HÁT: ĐI TỚI TRƯỜNG
I. Mục tiêu
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- HS biết thực hiện các động tác vận động phụ hoạ.
II. Chuẩn bị
- Nhạc cụ gõ.
- Chuẩn bị các động tác vận động phụ hoạ.
III. Các hoạt động dạy học
1. Kiểm tra: HS hát bài: “Đi tới trường”
2. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
*H/Đ1: Ôn tập bài hát: “Đi tới trường”
- GV cho HS ôn lại bài hát nhiều lần bằng nhiều hình thức.
- GV theo dõi, uốn nắn.
- Chia nhóm, hướng dẫn HS hát nối tiếp từng câu.
*H/Đ2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ
- GV hướng dẫn HS hát kết hợp một số động tác phụ họa.
- Cho một số nhóm lên biểu diễn trước lớp.
- HS hát theo hướng dẫn của GV.
- Hát theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân.
- HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về ôn lại bài hát tập vỗ tay đúng phách và đúng tiết tấu lời ca.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUẦN 30.doc