1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
-Đọc trơn toàn bài,biết ngắt nghỉ hơi đúng.
-Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Chi, cô giáo)
2.Rèn kĩ năng đọc –hiểu:
-Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới: lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê, hồn.
-Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn học sinh trong câu chuyện.
TuầN 13 Thứ hai ngày 10 tháng 11 năm 2008 Tập đọc: bông hoa niềm vui I. Mục đích, yêu cầu : 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: -Đọc trơn toàn bài,biết ngắt nghỉ hơi đúng. -Biết đọc phân biệt lời người kể với lời các nhân vật (Chi, cô giáo) 2.Rèn kĩ năng đọc –hiểu: -Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới: lộng lẫy, chần chừ, nhân hậu, hiếu thảo, đẹp mê, hồn. -Cảm nhận được tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ của bạn học sinh trong câu chuyện. II. Đồ dùng dạy học GV: - Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK III. Các hoạt động dạy học Tiết 1: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh A. Kiểm tra bài cũ - Nhận xét ghi điểm B. Bài mới a. Giới thiệu bài: Ghi đề b. Luyện đọc: *Đọc mẫu toàn bài. Lời kể thong thả, lời chị cần khẩn, lời cô giáo dịu dàng, trìu mến. * Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ. - Đọc từng câu +Hướng dẫn HS đọc từ khó - Đọc từng đoạn trước lớp +Hướng dẫn HS nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm. ngắt nhịp đúng ở một số câu dài. - Giúp HS hiểu nghĩa từ mới - Đọc từng đoạn trong nhóm - Thi đọc giữa các nhóm - Đọc đồng thanh -3 HS đọc thuộc lòng bài" mẹ"+ TLCH (SGV) -Chú ý lắng nghe -Tiếp nối nhau đọc từng câu trong trong bài. +Đọc:lộng lẫy , chần chừ, ốm nặng -Tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài +Luyện đọc + Đọc phần chú giải -Luyện đọc theo N3 -Thi đọc cá nhân nhóm từng đoạn cả bài. -Lớp đọc đồng thanh Tiết 2: c.Hướng dẫn tìm hiểu bài H: Mới sáng tinh mơ, Chi đã vào vườn hoa để làm gì? H: Vì sao Chi không giám tự ý hái bông hoa niềm vui? H:khi biết vì sao Chi cần bông hoa, cô giáo nói thế nào? H: Câu nói cho thấy thái độ của cô giáo như thế nào? H: Theo em bạn Chi có những đức tính gì đáng quý? d. Luyện đọc lại. -Chia lớp thành 3 nhóm -Nhận xét chung e.Củng cố dặn dò H: Câu chuyện này nói lên điều gì? *Phải biết thương bố, tôn trọng nội quy chung của nhà trường, thật thà. -Nhận xét giờ học. -Đọc đoạn 1 -> trả lời -Đọc đoạn 2 -> trả lời -Đọc đoạn 3- trả lời -Đọc thầm toàn bài -> trả lời -Nhóm tự phân vai kể lại câu chuyện - Các nhóm thi đọc - Lớp nhận xét. Toán: 14 trừ đi một số: 14 - 8 I. Mục tiêu: Giúp HS: - Biết thực hiện phộp trừ dạng 14-8 - Tự lập bảng trừ có nhớ dạng 14-8 và bước đầu học thuộc bảng trừ đó. - Biết vận dụng bảng trừ đã học để làm tính và giải bài toàn II. Đồ dùng dạy học - GV: 1 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời - HS: Bộ đồ dùng III. Các hoạt động dạy học Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh A. Kiểm tra bài cũ - 1 HS nhắc lại muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào?. - 2 HS lên làm bài tập 1. - Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới a. Giới thiệu bài: Ghi đề b. Hướng dẫn HS thực hiện phép trừ dạng 14 - 8 và lập bảng trừ (14 trừ đi một số). - Đính lên bảng 1 bó 1 chục que tính và 4 que tính rời H: Có mấy que tính H:Có 14 que tính lấy đi 8 que tính còn lại bao nhiêu que tính? H: Muốn biết còn lại bao nhiêu que tính, em làm như thế nào? - Chốt lại cách tính. - Hướng dẫn HS đặt tính và tính kết quả. c. HS tự lập bảng trừ : d.Thực hành Bài 1: Bài 2: Bài 3: Bài 4: - Nhận xét C.Cũng cố, dặn dò. - GV và HS hệ thống lại bài. - Nhận xét giờ học. -14 que tính -Trả lời - Thao tác trên que tính để tìm ra kết quả. - Nêu các cách tìm ra kết quả. -Lớp làm vào bảng con -> nêu cách đặt tính và tính. -Lập bảng trừ - Học thuộc các công thức. -1 HS đọc yêu cầu. - Dựa vào bảng trừ để tính rồi ghi kết quả. - Nối tiếp nhau đọc bài. => Lớp nhận xét sữa lỗi. -1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm. - Tính nhẩm, ghi ngay kết quả - 2 HS lên bảng làm. -Lớp nhận xét, nêu cách làm. -1 HS đọc yêu cầu - Muốn tớnh hiệu khi đó biết số bị trừ và số trừ ta làm thế nào? - Trả lời - Tự làm bài vào vở - 3 hS lờn bảng làm và chữa bài -Đọc bài, tự phân tích bài toán - Làm bài vào vở , 1 HS lên bảng giải Đạo đức: QUAN TÂM GiúP Đỡ BạN (Tiết 2) I. Mục tiêu: 1.HS biết: -Quan tâm giúp đỡ bạn là luôn vui vẻ, thân ái với các bạn, sẵn sàng giúp đỡ bạn khi gặp khó khăn. -Sự cần thiết của quan tâm giúp đỡ bạn. 2.Có hành vi quan tâm, giúp đỡ bạn bè trong cuộc sống hàng ngày. 3.Thái độ: -Yêu mến, quan tân, giúp đỡ bạn bè xung quanh. -Đồng tình với các biểu hiện quan tâm, giúp đỡ bạn. II. Các hoạt động dạy học Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh A. Kiểm tra bài cũ - Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới a. Giới thiệu bài: Ghi đề b. Đoán xem điều gì xãy ra: - Cho HS quan sát tranh. - Kết luận: Quan tâm giúp đỡ bạn phải đúng lúc đúng chỗ và không vi phạm nội dung của nhà trường. c. Tự liên hệ: - Nêu yêu cầu - Kết luận: Cần quan tâm, giúp đỡ bạn bè, đặc biệt là những bạn có hoàn cảnh khó khăn. d. Trò chơi: Hái hoa dân chủ. - Theo dõi, nhận xét. - Cần phần cư xữ tốt với bạn bè, không nên phân biệt đối xữ với bạn nghèo, bạn khuyết tật, bạn khác giới. Đó là thực hiện quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ em. C. Củng cố dặn dò - 1 HS nhắc lại ghi nhớ của bài. - Nhận xét giờ học. - 2 HS: Vì sao cần quan tâm, giúp đỡ bạn. -Quan sát tranh - Đoán các cách ứng xử của Nam - Thảo luận nhóm 4 về 3 cách ứng xử trên. - Các nhóm lên trình bày (đóng vai). -Lớp nhận xét. - Một số HS trả lời, lớp nhận xét. - Đại diện một số tổ lên trình bày. - Hái hoa và trả lời các câu hỏi. Thứ ba ngày 11 tháng 11 năm 2008 Toán: 34 - 8 I. Mục tiêu: Giúp HS: -Biết thực hiện phép trừ dạng 34-8. -Vận dụng phép trừ đã học để làm tính và giải toán. -Củng cố cách tìm số hạng chưa biết và cách tìm số bị trừ. II. Đồ dùng dạy học - GV: 3 bó mỗi bó 1 chục que tính và 4 que tính rời. - HS: bộ đồ dùng III. Các hoạt động dạy học Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh A. Kiểm tra bài cũ - Nhận xét ghi điểm B. Bài mới a. Giới thiệu bài: Ghi đề b. Giáo viên tổ chức cho HS tự tìm ra kết quả của phép trừ 34 - 8: - Nêu thành bài toán: Có 34 que tính bớt đi 8 que tính hỏi còn bao nhiêu que tính? Nêu lại cách: Muốn bớt đi 8 que tính, phải bớt đi 4 que tính rời, rồi bớt thêm 4 que tính nữa để có 8. Vậy muốn bớt thêm 4 que tính nữa ta phải thay thế 1 chục que tính bằng 10 que tính rời, bớt tiếp 4 que tính còn 6 que tính rời, 2 bó qt và 6 que tính rời gộp thành 26 que tính H: Vậy 34 - 8 bằng bao nhiêu? c. Thực hành: Bài 1: Bài 3: C. Củng cố dặn dò - GV cùng HS hệ thống lại bài - Nhận xét giờ học. - 4 HS đọc bảng trừ (14 trừ đi một số) - 1 HS lên giải bài 4 - Nhắc lại bài toán và phân tích bài toán rút ra phép tính 34-8 - Thao tác trên que tính để tìm ra kết quả (26 que tính) - Nêu nhiều cách tách khác nhau và kết quả phép tính 34-8= 26 -34 - 8= 26 - Đặt tính và nêu cách tính. -1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm - Làm bài rồi chữa bài. -1 HS đọc yêu cầu - -Tự làm rồi chữa bài - 1 Hs lên bảng chữa bài Kể chuyện: BÔng hoa niềm vui I. Mục đích, yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng nói: - Biết kể đoạn mở đầu của câu chuyện theo 2 cách: theo trình tự câu chuyện bằng hoặc thay đổi trình tự câu chuyện. -Biết dựa vào tranh và trí nhớ, biết kể lại ND chính của câu chuyệ( đoạn2,3) bằng lời của mình. - Biết tưởng tượng thêm chi tiết trong đoạn cuối của câu chuyện 2.Rèn kĩ năng nghe: Có khả năng tập trung theo giỏi bạn kể; biết nhận xét , đánh giá lời kể của bạn. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ SGK. III. Hoạt động dạy- học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh A. Kiểm tra bài cũ - Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới a. Giới thiệu bài: Ghi đề b. Hướng dẫn kể chuyện: - Hướng dẫn HS tập kể theo cách 1 - Hướng dẫn HS tập kể theo cách 2, giúp HS nắm được yêu cầu kể chuyện. Kể đúng ý trong chuyện, có thể thay đổi thêm bớt từ ngữ tương đương thêm chi tiết. - Nhận xét chỉ dẫn thêm về cách kể. c. Kể phần chính câu chuyện dựa theo từng ý tóm tắt: d. Kể đoạn kết chuyện theo mong muốn: - Nêu yêu cầu 3. C.Củng cố dặn dò - Khen những em kể chuyện hay. - Nhận xét giờ học. - 2 HS nối tiếp nhau kể lại chuyện " Sự tích cây vú sữa" -Kể cần đủ ý, theo thứ tự. - Xung phong kể -Quan sát 2 tranh nêu ý chính được diễn tả trong tranh - Tập kể theo nhóm - Mỗi em kể theo ý nối tiếp nhau - Các nhóm cử đại diện thi kể trước lớp (mỗi em kể 2 ý). - Cả lớp bình chọn HS kể tốt nhất. - Tập kể theo nhóm sau đó nối tiếp nhau thi kể trước lớp. Âm nhạc: HọC BàI HáT : CHIếN Sĩ Tí HON Nhạc Đình Nhu. Lời Việt Anh I. Mục tiêu: -Hát đúng giai điệu và lời ca. -Hát đồng đều, rõ lời. -Biết bài chiến sĩ tí hon dựa trên giai điệu nguyên bản bái hát: Cùng nhau đi Hồng binh của tác giả Đình Nhu. Lời mới Việt Anh. II. Chuẩn bị: -Hát chuẩn xác bài chiến sĩ tí hon. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học. 2.Hát mẫu bài hát -Hát mẫu. -Cho HS đọc lời ca. -Dạy hát từng câu. +Bắt nhịp. -Sữa những chỗ hát sai. +Hát kết hợp vỗ tay. -Nhận xét, bổ sung. 3.Củng cố, dặn dò: -Hát lại bài hát vài lần. -Nhận xét tiết học. -Lắng nghe. -Đọc lời ca. -Hát từng câu. -Vỗ tay theo nhịp của bài hát. -Tổ, bàn, cá nhân thực hiện. Tập chép: BÔNG HOA NIềM VUI I. Mục đích, yêu cầu - Chép lại chính xác trình bày đúng một đoạn trong bài“Bông hoa niềm vui” - Làm đúng các bài tập phân biệt iê/yê, r/ d hoặc thanh hỏi/ thanh ngã II. Đồ dùng dạy học GV: - Viết sẵn bài chép - Viết nội dung bài , 3 III. Các hoạt động dạy học Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh A. Kiểm tra bài cũ - Nhận xét, ghi điểm. B. Bài mới a. Giới thiệu bài: Ghi đề b. GV hướng dẫn HS nghe - viết: *Chuẩn bị: - Đọc bài chính tả H: Đoạn văn là lời của ai? H: Cô giáo nói gì với Chi? * Hướng dẫn cách trình bày H:Đoạn văn có mấy câu? H: Những chữ nào trong bài được viết hoa? H: Đoạn văn gồm có những dấu gì? * Hướng dẫn HS viết từ khó - Gạch chân - Chữa lỗi chính tả * Chép bài -> Chấm, chữa bài (5 - 7 bài) *Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. Bài 2: - Chữa bài Bài 3: -Nhận xét sữa chữa về câu C. Cũng cố, dặn dò: - GV cùng HS hệ thống lại bài.- GV nhận xét giờ học. - 3 HS lên bảng tìm những tiếng bắt đầu bằng r, d, gi. -2 HS đọc lại - lời cô giáo và Chi - Trả lời -> Lớp nhận xét, bổ sung. - Tìm - Luyện viết bảng con. -Nhìn bảng chép bài, dò bài -1 HS đọc yêu cầu, - 6 Hs lên bảng viết vào giấy - Nhận xét bài bạn -Nêu yêu cầu - Làm mẫu( Em thích xem rối nước./Em không thích nói dối.) - Lớp làm vào vở nháp - 4 HS làm trên giấy to- dán bảng - Lớp nhận xét Thứ tư ngày 12 tháng 11 năm 2008 Tập đọc: quà của bố I. Mục đích, yêu cầu: 1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng: - Đọc trơn toàn bài , biết ngắt nghĩ hơi đúng ở các câu có dấu 2 chấm vànhiều dấu phẩy. - Biết đọc bài với giọng đọc nhẹ nhàng, vui, hồn nhiên. 2. Rèn kĩ năng đoc- hiểu: - Hiểu nghĩa của các từ mới; thúng câu, cà cuống, niềng niễng, cá sộp, xập xành, muồm muỗm,mốc thếch. - Hiểu nội dung bài: tình cảm yêu thương của người bố qua những món quà đơn sơ dành cho các con. II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. - tranh ảnh chụp một số con vật nhỏ nêu ... ác hoạt động: *Hoạt động 1: Quan sát trường học +Tổ chức cho h/s đi tham quan trường học để khai thác một số nội dung sau: - Tên trường và ý nghĩa của tên trường? - Các lớp học? - Các phòng khác? - Sân trường và vườn tường? +Yêu cầu vài h/s lên nói trước lớp về cảnh quan của trường mình - Nhận xét. + Kết luận: *Hoạt động 2: Làm việc với sgk Yêu cầu h/s làm việc theo cặp + Các cặp quan sát các hình 3; 4; 5; 6 ở trang 33 và trả lời các câu hỏi sau với bạn: - Ngoài các phòng học, trường của bạn còn có những phòng nào? - Nói về các hoạt động diễn ra ở lớp học, phòng điều hành, thư viện và phòng y tế trong các hình? - Bạn thích phòng nào, tại sao? + Yêu cầu vài nhóm thảo luận trước lớp. + Kết luận: *Hoạt động 3: Trò chơi "hướng dẫn viên du lịch" -Phân vai cho h/s nhập vai: Hướng dẫn viên du lịch, nhân viên thư viện, nhân viên y tế, một số vai khác ở các phòng chức năng, số còn lại đóng vai khách tham quan nhà trường. C.Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học. -Chuẩn bị bài cho tiết học sau - 1 em trả lời, lớp nhận xét. - Tham quan: - Đứng ở cổng trường, đọc tên và địa chỉ của trường. - Sau đó h/s đứng xếp hàng ở sân trường để quan sát các lớp học, nói địa chỉ của từng lớp. - Tiếp tục cho h/s tham quan phòng BGH, phòng hội đồng, thư viện, phòng đội, phòng y tế, phòng để đồ dùng dạy học. +Vài em nêu nhận xét của mình. + Lớp bổ sung. - HĐ nhóm đôi: - Các nhóm quan sát các hình vẽ trang 33 và trong nhóm một em hỏi một em trả lời và ngược lại. - Một số cặp thảo luận trước lớp. - Nhận xét, bổ sung , nhắc lại - Tham gia đóng vai: - Nhận vai của mình. +HD viên du lịch: giới thiệu về trường mình. +Vai thư viện: Giới thiệu các hoạt động diễn ra ở thư viện. +Nhân viên y tế: Giới thiệu các hoạt động diễn ra ở phòng y tế. +Khách thăm quan: Hỏi các câu hỏi. - Lớp nhận xét, bổ sung. - Cả lớp hát bài " em yêu trường em" Thứ năm ngày 27 tháng 11 năm 2008. Toán luyện tập I. Mục tiêu: - Củng cố về phép trừ có nhớ các số trong phạm vi 100. Tìm SBT, số trừ. Vẽ đường thẳng đi qua 2 điểm cho trước. - Rèn KN tính và vẽ hình - GD HS tự giác học tập II. Đồ dùng: - Bảng phụ - Phiếu hT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra: - Vẽ 1 đoạn thẳng? - Vẽ 1 đường thẳng? - Chấm 3 điểm thẳng hàng? B. Bài mới: 1.Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học. 2.Thực hành: * Bài 1: Tính nhẩm - Treo bảng phụ - Ghi KQ vào phép tính * Bài 2: Tính - Khi đặt tính và tính ta cần chú ý gì? - Chữa bài , nhận xét * Bài 3: Tìm x - x là số gì? - Muốn tìm số trừ ta làm ntn? - Muốn tìm SBT ta làm ntn? - Chấm bài, nhận xét * Bài 4: -Hướng dẫn HS tự vẽ. C. Củng cố, dặn dò: - Thế nào là 3 điểm thẳng hàng? - Nêu cách tìm SBT? ST? - Ôn lại bài. - Vẽ - Nhận xét - Nhẩm miệng - Đọc KQ -Đọc yêu cầu. - Các hàng thẳng cột với nhau và thực hiện theo thứ tự từ phải sang trái - Làm bảng con. - Nêu yêu cầu - Trả lời - Làm phiếu HT a) x - 17 = 25 b) 32 - x = 18 x = 25 + 17 x = 32 - 18 x = 42 x = 14 - Đọc đề -Tự vẽ -Vài em nhận xét. Tập viết Chữ hoa : N I. Mục tiêu - Rèn kĩ năng viết chữ - Biết viết chữ hoa N cỡ vừa và nhỏ - Viết cụm từ ứng dụng : Nghĩ trước nghĩ sau (cỡ nhỏ) chữ viết đúng mẫu, đều nét và nối chữ đúng quy định II. Đồ dùng GV : Mẫu chữ N, bảng phụ viết nghĩ (dòng 1), nghĩ trước nghĩ sau (dòng 2) HS : vở TV III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh A. Kiểm tra bài cũ - Viết chữ M - Đọc từ ứng dụng viết trong bài trước B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD viết chữ trên bảng con. * HD HS quan sát và nhận xét chữ hoa N + Treo chữ mẫu - Chữ N viết hoa cao mấy li ? - Viết bằng mấy nét ? + HD HS quy trình viết - Viết mẫu, vừa viết vừa nhắc lại quy trình -Hướng dẫn HS viết trên bảng con - Quan sát giúp đữ những em viết kém * HD viết cụm từ ứng dụng - Nghĩa của cụm từ ứng dụng : suy nghĩ chín chắn trước khi làm -Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét - Nhận xét độ cao của các chữ cái ? - Nhận xét khoảng cách giữa các tiếng? -Hướng dẫn HS viết chữ vào bảng con - Nhận xét 3. HD HS viết vào vở TV - Nêu yêu cầu viết - Theo dõi giúp đỡ HS viết yếu, chậm 4.Chấm, chữa bài - GV chấm 5, 7 bài - Nhận xét bài viết của HS C. Củng cố, dặn dò -Nhận xét tiết học - Về nhà hoàn thành nốt bài TV - Viết bảng con - Miệng nói tay làm + Quan sát - Chữ N viết hoa cao 5 li - Được viết bằng 3 nét + Quan sát + Viết chữ N viết hoa trên bảng con + Đọc: Nghĩ trước nghĩ sau - Chữ N, g, h cao 2,5 li. Chữ t cao 1,5 li. Các chữ cái còn lại cao 1 li - Các tiếng cách nhau một thân chữ + HS viết chữ Nghĩ vào bảng con - Nhận xét + Viết bài vào vở TV Thủ công: Cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều I. Mục tiêu: -Biết cách thực hành: gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm xe đi ngược chiều. -Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông. II. Đồ dùng dạy học: - Như bài trứơc. III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh 1.Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học. 2.Hướng dẫn: a.Nêu quy trình gấp, cắt, dán biển báo giao thông. Bước 1: Gấp, cắt, dán. -Gấp, cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông có cạnh 6 ô. -Cắt HCN màu trăng có chiều 4 ô và 1 ô. -Cắt HCN màu khác có chiều dài 10 ô và rộng 1 ô. -Đi từng bàn hướng dẫn HS gấp, cắt. Bước 2: Dán biển báo cấm xe đi ngược chiều. -Dán chân biển báo lên tờ giấy trắng. -Dán hình tròn màu đỏ chờm lên chân biển bái khoảng nửa ô. -Dán hình chữ nhật màu trắng ở giữa hình tròn. +Đi từng bàn quan sát, uốn nắn HS. +Tổ chức trưng bày sản phẩm. b. Nhận xét, dặn dò: -Nhận xét sự chuẩn bị. -Chuẩn bị đò dùng cho tiết sau. -Lắng nghe. -Thực hành. -Cả lớp dán biển báo. -Trưng bày sản phẩm. Thứ sáu ngày 28 tháng 11 năm 2008 Toán luyện tập chung I. Mục tiêu: - Củng cố về phép cộng , phép trừ trong phạm vi 1ô. Tìm số hang trong một tổng, SBT, ST. Giải bài toán có lời văn. - Rèn KN tính và giải toán - GD HS tự giác học toán II. Đồ dùng: - Bảng phụ - Phiếu HT III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học. 2. Luyện tập: * Bài 1: - Treo bảng phụ - Ghi KQ vào bảng * Bài 2: - KHi đặt tính ta chú ý gì? - Chấm bài - Nhận xét * Bài 4: Tìm x - x là số gì? - Cách tìm x? - Chấm bài , nhận xét * Bài 5: - Bài toán thuộc dạng toán gì? Vì sao? C.Củng cố, dặn dò: - Cách tìm số hạng? - Cách tìm số bị trừ? - Cách tìm số trừ? - Ôn lại bài. - Đọc đề - Nhẩm miệng- Đọc KQ - Đọc yêu cầu. Đặt tính rồi tính - Các hàng thẳng cột với nhau và thực hiện từ phải sang trái. - Làm bảng con -Đọc yêu cầu. - Là số hạng (hoặc số trừ, số bị trừ) - Nêu a) x + 14 = 40 b) 52 - x = 17 x = 40 - 14 x = 52 - 17 x = 26 x = 35 - Đọc đề - Dạng toán về ít hơn. Vì: ngắn hơn nghĩa là ít hơn - Tự làm bài vào vở Bài giải Băng giấy màu đỏ dài là: 65 - 17 = 48( cm) Đáp số: 48 cm. Nghe - viết Bé Hoa I. Mục tiêu + Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài bé Hoa + Tiếp tục luyện tập phân biệt các tiếng có âm đầu và vần dễ lẫn ai / ay, ât / âc II. Đồ dùng GV : Bảng phụ viết nội dung BT 3 III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh A. Kiểm tra bài cũ - Viết tiếng chứa vần ai / ay, âm đầu s / x - Nhận xét B. Bài mới 1. Giới thiệu bài - Nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD nghe - viết * Hướng dẫn HS chuẩn bị - Đọc toàn bài chính tả một lượt - Em Nụ đáng yêu như thế nào ? - Viết : bây giờ, yêu lắm, có lúc, đen láy, ru em, tròn * Viết bài vào vở - Theo dõi, uốn nắn * Chấm, chữa bài - Chấm 5, 7 bài - Nhận xét bài viết của HS 3. HD làm bài tập chính tả * Bài tập 2 ( SGK trang 125 ) - Giúp HS sửa cách viết sai * Bài tập 3 ( SGK trang 125 ) - Nhận xét bài làm của HS - Lời giải : sắp xếp, xếp hàng, sáng sủa, xôn xao C. Củng cố, dặn dò - Nhận xét giờ học, khen những HS học tốt, có tiến bộ, nhắc nhở những em chưa cố gắng - Yêu cầu cả lớp về nhà xem lại các bài chính tả đã làm - 2 HS lên bảng, cả lớp viết bảng con - Nhận xét bạn - 2, 3 HS đọc lại - Em Nụ môi đỏ hồng, mắt mở to, trong và đen láy - Viết bảng con + Viết bài vào vở chính tả - Đọc yêu cầu bài tập + Tìm những từ chứa tiếng có vần ai , ay - Cả lớp làm bài vào bảng con - Nhận xét bạn - Đọc yêu cầu bài tập phần a + Điền vào chỗ trống s hay x - Làm bài vào vở - Đổi vở cho bạn, nhận xét Tập làm văn Chia vui . Kể về anh chị em. I. Mục tiêu + Rèn kĩ năng nghe và nói : - Biết nói lời chia vui ( chúc mừng ) hợp với tình huống giao tiếp + Rèn kĩ năng viết : - Biết viết đoạn văn ngắn kể về anh, chị, em của mình II. Đồ dùng GV : Tranh minh hoạ bài tập đọc III. Các hoạt động dạy học chủ yếu Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh A.Kiểm tra bài cũ - HS làm lại BT 1 (tiết TLV tuần 14) - Nhận xét B. bài mới 1. Giới thiệu bài - Nêu MĐ, YC của tiết học 2. HD làm bài tập * Bài tập 1 ( Miệng ) - Chú ý : Nói lời chia vui một cách tự nhiên, thể hiện thái độ vui mừng của em trai trước thành công của chị * Bài tập 2 ( M ) - Khuyến khích HS bày tỏ lời chúc mừng theo các cách khác nhau - GV nhận xét * Bài tập 3 ( Viết ) -Hướng dẫn, gợi ý. - Theo dõi uốn nắn - Nhận xét bài viết của HS C. Củng cố, dặn dò - Nhận xét chung tiết học - Yêu cầu HS thực hành nói lời chia vui khi cần thiết. - Về nhà viết lại hoàn chỉnh đoạn văn về anh, chị, em. - Làm - Nhận xét - Đọc yêu cầu bài tập + Bạn Nam chúc mừng chị Liên được giải Nhì trong kì thi học sinh giỏi của tỉnh. Hãy nhắc lại lời của Nam - Nối tiếp nhau nói lại lời của Nam - Em chúc mừng chị. Chúc chị sang năm được giải nhất - Đọc yêu cầu bài tập -Nối tiếp nhau nói. - Đọc yêu cầu bài tập + Viết 3 đến 4 câu kể về anh, chị, em ruột ( hoặc anh, chị, em họ ) của em - HS làm bài vào vở - Từng HS đọc bài viết của mình - Nhận xét bạn SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu: - Đỏnh giỏ hoạt động tuần 15 để HS thấy được những ưu, nhược điểm của cỏ nhõn, lớp trong tuần qua. - Nắm được kế hoạch hoạt động của tuần 16 II. Lên lớp: 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Đỏnh giỏ hoạt động tuần 15: - Cỏc tổ trưởng đỏnh giỏ tổ viờn của mỡnh. - Lớp trưởng đỏnh giỏ nhận xột tỡnh hỡnh của lớp. - í kiến của học sinh. - Giỏo viờn nhận xột, tổng kết. + Tuyên dương các bạn có nhiều tiến bộ trong học tập :............................................. + Tổ 1 Vệ sinh tốt đặc biệt là bạn :.............................................................................. + NHắc nhở một số em chưa tiến bộ: ......................................................................... + Nói chuyện làm việc riêng nhiều: ............................................................................ 3.Kế hoạch tuần 16: - Thi đua học tốt để chào mừng ngày 22/12 - Thực hiện vệ sinh sạch sẽ, ngày học tốt, giờ học tốt, tuần học tốt. *********************
Tài liệu đính kèm: