I-MỤC TIÊU
- Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật Dế Mèn
- Hiểu ND bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối.
- GD hs kĩ năng tự nhận thức về bản thân: quan tâm giúp đỡ người khó khăn.
TUẦN 2 Thứ hai ngày 15 tháng 8 năm 2011 Tiết 1; CHÀO CỜ Tiết 2 : TẬP ĐỌC: DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU (tiếp theo) I-MỤC TIÊU - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật Dế Mèn - Hiểu ND bài: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối. - GD hs kĩ năng tự nhận thức về bản thân: quan tâm giúp đỡ người khó khăn. II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc. III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1-. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm, trả lời câu hỏi về nội dung bài thơ. - Nhận xét, ghi điểm 2- Dạy bài mới: a-. Giới thiệu bài b Luyện đọc: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện đọc - Gọi hs đọc bài - Gọi HS đọc nối tiếp 3 đoạn của bài (2 lượt), kết hợp sửa lỗi phát âm, ngắt nghỉ hơi, giải thích từ mới (chóp bu, nặc nô, lủng củng) - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp - Gọi 1HS đọc toàn bài - Đọc diễn cảm toàn bài, chuyển giọng linh hoạt phù hợp với diễn biến câu chuyện (từ hồi hộp, căng thẳng tới hả hê) Hoạt động 2: Tìm hiểu bài - Yêu cầu HS đọc thầm, trả lời câu hỏi: + Trận địa mai phục của bọn nhện đáng sợ như thế nào? + Dế Mèn đã làm thế nào để bọn nhện phải sợ? + Dế Mèn đã nói thế nào để bọn nhện nhận ra lẽ phải? + Em thấy có thể tặng cho Dế Mèn danh hiệu nào sau đây: võ sĩ, tráng sĩ, chiến sĩ, hiệp sĩ,dũng sĩ, anh hùng? - Rút ra ý nghĩa của bài học: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp, ghét áp bức, bất công, bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm - Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2,3, phân biệt rõ lời NV - Tổ chức cho 2 tổ thi đọc diễn cảm đoạn 2,3 C. Củng cố dặn dò: - Hỏi: Em học được điều gì ở nhân vật Dế Mèn? - Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà đọc trước bài Truyện cổ nước mình. - 1HS đọc thuộc lòng bài thơ Mẹ ốm, trả lời -Lắng nghe - Lắng nghe -1hs đọc,lớp theo dõi sgk - Đọc nối tiếp - Luyện đọc theo cặp - 1HS đọc toàn bài - Lắng nghe - Đọc thầm, trả lời các câu hỏi + HS khá giỏi trả lời - Nêu ý nghĩa - Luyện đọc đoạn 2, 3 - Thi đọc diễn cảm đoạn 2, 3 - Trả lời - Lắng nghe Tiết 3: TOÁN: CÁC SỐ CÓ SÁU CHỮ SỐ I-MỤC TIÊU Biết mối quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề. Biết viết, đọc các số có đến sáu chữ số. Yêu thích môn Toán, trình bày bài, viết số rõ ràng. II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Phóng to bảng trang 8 SGK, bộ đồ dùng dạy học Toán 3, giấy khổ to kẻ sẵn bảng ở BT2 - HS: SGK, VBT Toán. III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Kiểm tra bài cũ - Gọi 2HS lên bảng tính giá trị của biểu thức 435 : m với m = 3 n x 6 với n = 250 - Nhận xét, ghi điểm 2. Dạy bài mới: A-. Giới thiệu bài b-. Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu số có sáu chữ số + Ôn về các hàng đơn vị, chục, trăm, nghìn, chục nghìn - Cho HS nêu quan hệ giữa đơn vị các hàng liền kề - Nhận xét, kết luận + Hàng trăm nghìn - Giới thiệu: 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn 1 trăm nghìn viết là 100 000 - Yêu cầu HS nhắc lại + Viết và đọc số có sáu chữ số - Cho HS quan sát bảng có viết các hàng từ đơn vị đến trăm nghìn - Gắn các thẻ số 100 000; 10 000; ; 1 lên các cột tương ứng trên bảng, yêu cầu HS đếm xem có bao nhiêu trăm nghìn, chục nghìn và xác định số đó - Hướng dẫn HS đọc số và viết số Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: - Hướng dẫn cho HS phân tích mẫu - Yêu cầu HS đọc số và viết số rồi viết kết quả vào ô ở câu b - Mời hs lên bảng viết kết quả - Nhận xét Bài tập 2: - Gọi hs đọc yêu cầu bt - Nêu cách làm (bài mẫu) - Yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi làm bài - Gọi lần lượt HS lên điền vào giấy khổ to đã kẻ sẵn - Nhận xét Bài tập 3: - Gọi hs đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu từng cặp đọc số - Gọi lần lượt HS đọc các số - Nhận xét Bài tập 4: - Gọi hs đọc yêu cầu - Yêu cầu HS viết các số vào vở (câu c,d dành cho HS khá giỏi) - Mời hs lên bảng viết số - Nhận xét C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn dò HS xem trước bài Luyện tập. - 2HS lên bảng tính giá trị biểu thức - Nêu quan hệ đơn vị các hàng liền kề - Lắng nghe, quan sát - Nhắc lại - Quan sát -Quan sát, xác định số - Đọc số và viết số - Lắng nghe - Phân tích mẫu - Đọc số và viết số - 3hs lên bảng viết kết quả - Đọc yêu cầu bt - Lắng nghe - Thảo luận nhóm đôi - Điền kết quả - Lắng nghe, sửa bài - Đọc yêu cầu bt - Từng cặp đọc số - Đọc số - Lắng nghe - Đọc yêu cầu bt - Viết số vào vở - 3hs lên bảng viết số - lắng nghe, sửa bài - Lắng nghe Tiết 4 : CHÍNH TẢ: MƯỜI NĂM CÕNG BẠN ĐI HỌC I-MỤC TIÊU Nghe - viết chính xác và trình bày đúng đoạn văn Mười năm cõng bạn đi học, không mắc quá 5 lỗi trong bài. Luyện phân biệt và viết đúng những tiếng có âm, vần dễ lẫn: s/x,ăng/ ăn. - Cẩn thận, có ý thức trong khi viết bài. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Ba tờ phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT 2 III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1-. Kiểm tra bài cũ: - Mời 1HS đọc cho 2HS viết bảng lớp, cả lớp viết vào nháp các tiếng có vần an/ang trong tiết trước. - Nhận xét, ghi điểm 2-. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài b. Nội dung: Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – viết - Đọc toàn bài CT trong SGK một lượt, yêu cầu HS theo dõi - Yêu cầu HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý tên riêng cần viết hoa (Vinh Quang, Chiêm Hóa, Tuyên Quang, Đoàn Trường Sinh, Hanh), con số (10 năm,4 ki-lô-mét), những từ dễ viết sai - Luyện viết một số tên riêng và từ khó (khấp khuỷu, gập ghềnh, liệt) - Hỏi: Nội dung của đoạn này là gì? - Lưu ý HS trước khi viết (cách trình bày, tư thế ngồi viết ) - Yêu cầu HS gấp SGK, GV đọc từng cụm từ cho HS viết - Đọc lại cho HS soát bài - Yêu cầu HS đổi vở soát lỗi cho nhau - Chấm chữa 7-10 bài, nêu nhận xét chung Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập CT ( Bài tập 2: - Nêu yêu cầu BT - Mời 4HS lên thi làm bài nhanh trên bảng, cả lớp làm vào vở - Nhận xét, biểu dương Bài tập (3): Chọn bài 3a - Nêu yêu cầu và chọn bài cho HS làm - Yêu cầu cả lớp giải câu đố nhanh, viết đúng chính tả lời giải đố - Nhận xét, khen ngợi những HS giải nhanh và viết đúng CT C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học, nhắc những HS viết sai về nhà luyện viết thêm - Dặn dò về nhà tìm 10 từ ngữ chỉ sự vật có tiếng bắt đầu bằng s/x hoặc ăng/ăn. - 1HS đọc, 2HS viết bảng, cả lớp viết vào nháp - Theo dõi trong SGK - Đọc thầm, lưu ý - 2HS lên viết bảng, dưới lớp viết vào vở nháp - Trả lời - Lắng nghe - Viết vào vở - Soát bài - Từng cặp đổi vở soát lỗi - Lắng nghe - 4HS làm trên phiếu, cả lớp làm vào vở - Sửa bài - Lắng nghe - Giải câu đố - Sửa bài Lắng nghe - Lắng nghe Tiết 5 : KHOA HỌC: TRAO ĐỔI CHẤT Ở NGƯỜI (tiếp theo) I-MỤC TIÊU Kể được tên một số cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hóa, hô hấp, tuần hoàn, bài tiết. Biết được nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động, cơ thể sẽ chết. GD hs ý thức tôn trọng cơ thể, biết bảo vệ cho sức khỏe của mình. II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Hình trang 8 SGK; phiếu học tập, bộ đồ chơi “Ghép chữ vào chỗ trong sơ đồ”. III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1HS trả lời: Thế nào là quá trình trao đổi chất ở người? - Gọi 1HS lên bảng vẽ sơ đồ trao đổi chất ở người - Nhận xét, ghi điểm 2- Dạy bài mới: A a-. Giới thiệu bài b-. Nội dung Hoạt động 1: Xác định những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người (15p) - Giao nhiệm vụ cho HS quan sát hình trang 8 và thảo luận theo cặp hoàn thành phiếu học tập (nêu tên cơ quan, chức năng và dấu hiệu bên ngoài của quá trình trao đổi chất) - Gọi đại diện nhóm trình bày - Mời cả lớp trao đổi bổ sung - Đặt câu hỏi: + Hãy nêu những biểu hiện bên ngoài của quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường. + Kể tên các cơ quan thực hiện quá trình đó + Nêu vai trò của cơ quan tuần hoàn - Kết luận: Những cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình trao đổi chất ở người: tiêu hóa, tuần hoàn, hô hấp, bài tiết - Liên hệ: Để có một sức khỏe tốt, cơ thể khỏe mạnh, chúng ta cần làm gì? Hoạt động 2: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các cơ quan trong việc thực hiện sự trao đổi chất ở người - Phát cho mỗi nhóm một bộ đồ chơi (gồm sơ đồ hình 5 và các tấm bìa viết những từ còn thiếu) - Phổ biến cách chơi: các nhóm lựa chọn phiếu để ghép vào chỗ - Mời các nhóm trình bày sản phẩm của mình, trình bày về mối quan hệ giữa các cơ quan trong quá trình trao đổi chất - Nhận xét, đánh giá sản phẩm của từng nhóm C. Củng cố dặn dò: - Yêu cầu HS nêu tên các cơ quan và chức năng của cơ quan đó. Điều gì sẽ xảy ra nếu một trong các cơ quan trên ngừng hoạt động? - Dặn dò HS về nhà vẽ lại sơ đồ hình 5 và xem trước bài tiếp theo. - 1HS trả lời - 1HS vẽ sơ đồ - Thảo luận theo cặp hoàn thành phiếu học tập - Trình bày - Trao đổi, bổ sung - Trả lời - - -Lắng nghe - Trả lời -- Các nhóm nhận bộ đồ chơi - Lắng nghe - Trình bày - Lắng nghe - Trả lời - Lắng nghe Thứ ba ngày 16 tháng 8 năm 2011 Ngày soạn: 15-8-2011 Ngày giảng: 16-8-2011 Tiết 1;LUYỆN TỪ VÀ CÂU MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU – ĐOÀN KẾT I-MỤC TIÊU Biết thêm một số từ ngữ (gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Thương người như thể thương thân (BT1,4); nắm được cách dùng một số từ có tiếng “nhân” theo 2 nghĩa khác nhau: người, lòng thương người (BT2,3) Tinh thần hợp tác, đoàn kết trong thảo luận nhóm. II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bút dạ và phiếu khổ to để làm BT1,bảng phân loại BT2, một số tờ giấy trắng khổ to. HS: SGK, VBT Tiếng Việt III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1 1- Kiểm tra bài cũ: - Gọi 2HS lên bảng, cả lớp viết vào vở những tiếng chỉ người thân trong gia đình mà phần vần có 1 âm, có 2 âm - Nhận xét, ghi điểm 2 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: - Gọi HS đọc yêu cầu BT - Phát bút dạ và phiếu cho 4 nhóm, yêu cầu các nhóm viết những từ tìm được vào phiếu - Mời đại diện các nhóm trình bày kết quả - Nhận xét, chốt lại lời giải đúng Bài tập 2: - Gọi đọc yêu cầu của bài - Yêu cầu HS trao đổi theo cặp, làm vào vở - Mời HS trình bày kết quả - Nhận xét, đối chiếu lời giải đúng trên bảng phụ Bài tập 3: - Gọi đọc yêu cầu BT - Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, mỗi HS trong nhóm nối tiếp viết 1 câu mình đặt lên phiếu - Mời đại diện các nhóm dán kết quả lên bảng lớp - Nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc (nhóm đặt đúng và nhiều câu) Bài tập 4: (Dành cho HS khá, giỏi) - Yêu cầu HS đọc 3 câu tục ngữ, suy nghĩ trả lời: Câu tục ngữ khuyên ta điều gì, chê điều gì? - Nhận xét, kết luận C. Củng cố dặn dò: - Hỏi: Trong tiết học này, các em biết thêm được những từ ngữ nào về chủ điểm Thương người như thể thương thân? - Nhận xét tiết học, dặn dò HS xem trước tiết LTVC tuần sau. - Viết những tiếng có phần vần theo yêu cầu - Lắng nghe - Đọc - Làm việc theo nhóm - Các nhóm trì ... chấm - Yêu cầu cả lớp viết đoạn văn vào vở - Gọi một số HS đọc đoạn văn trước lớp, giải thích tác dụng của dấu hai chấm - Nhận xét C. Củng cố dặn dò: - Hỏi: Dấu hai chấm có tác dụng gì? - Dặn dò HS về nhà tìm trong các bài đọc 3 trường hợp dùng dấu hai chấm, chuẩn bị cho tiết LTVC sau. - 1HS làm BT1 - Lắng nghe - Lắng nghe - Đọc nội dung BT1 - Đọc và nêu tác dụng của dấu hai chấm - Lắng nghe - Đọc ghi nhớ - Trả lời - Đọc nội dung BT - Nêu tác dụng của dấu : - Sửa bài - -Đọc yêu cầu BT - Lắng nghe - Viết đoạn văn vào vở - Đọc đoạn văn, giải thích - Sửa bài - Trả lời - Lắng nghe Tiết 2 ; TOÁN SO SÁNH CÁC SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ I-MỤC TIÊU So sánh được các số có nhiều chữ số. Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn. Yêu thích môn học, học tập tích cực. II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bảng phụ viết sẵn BT1. . III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2HS phân tích các số: 510 233; 478 098; 661 037; 321 654 - Nhận xét, ghi điểm 2. Dạy bài mới: A. a Giới thiệu bài b. Nội dung Hoạt động 1: So sánh các số có nhiều chữ số - Viết lên bảng: 99 578 100 000; yêu cầu HS viết dấu thích hợp vào chỗ chấm, giải thích lí do - Nhận xét: Trong hai số, số nào có chữ số ít hơn thì số đó bé hơn - Viết lên bảng:693 251 693 500; yêu cầu HS viết dấu thích hợp vào chỗ chấm,giải thích lí do - Viết số 321; 654 000; 654 321; yêu cầu HS viết chữ số vào các hàng ở các lớp cho thích hợp - Nhận xét, kết luận: Ta so sánh các chữ số ở cùng hàng với nhau, bắt đầu từ cặp chữ số đầu tiên ở bên trái Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: - Hướng dẫn HS rút ra kinh nghiệm khi so sánh hai số bất kì - Yêu cầu HS điền dấu thích hợp vào chỗ chấm và giải thích vì sao lại chọn dấu đó - Nhận xét, kết luận Bài tập 2: -Yêu cầu HS nêu số lớn nhất trong các số đã cho - Nhận xét Bài tập 3: - Yêu cầu từng cặp trao đổi để xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn - Gọi HS trình bày trên bảng - Nhận xét Bài tập 4: (Dành cho HS khá giỏi) - Yêu cầu HS nêu số bé nhất, số lớn nhất (không cần giải thích) C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn dò HS xem trước bài Triệu và lớp triệu. - 2HS phân tích các số - Viết dấu thích hợp vào chỗ chấm, giải thích - Lắng nghe - Viết dấu thích hợp vào chỗ chấm, giải thích - Viết các chữ số vào các cột thích hợp -Lắng nghe - Lắng nghe - Viết dấu thích hợp vào chỗ chấm và giải thích - Nêu số lớn nhất - Trao đổi nhóm đôi - Trình bày kết quả - Nêu số bé nhất, lớn nhất theo yêu cầu đề bài - Lắng nghe Tiết 3 LỊCH SỬ: LÀM QUEN VỚI BẢN ĐỒ (tiếp theo) I-MỤC TIÊU Nêu được các bước sử dụng bản đồ: đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bản đồ. Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển. II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ hành chính Việt Nam. III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2HS trả lời: + Thế nào là bản đồ? + Hãy kể một số yếu tố của bản đồ? - Nhận xét, ghi điểm 2. Dạy bài mới: a a-Giới thiệu bài b- Nội dung Hoạt động 1: Cách sử dụng bản đồ - Yêu cầu HS dựa vào kiến thức bài trước trả lời: + Tên bản đồ cho ta biết điều gì? + Dựa vào bảng chú giải ở hình 3 (bài 2) để đọc các kí hiệu của một số đối tượng địa lí + Chỉ đường biên giới phần đất liền của VN với các nước láng giềng - Yêu cầu HS đọc SGK nêu các bước sử dụng bản đồ - Kết luận Hoạt động 2: Bài tập - Chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát hình 1,2 lần lượt làm BT a,b - Mời đại diện nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm - Mời các nhóm khác bổ sung - Kết luận - Treo bản đồ hành chính VN lên bảng, yêu cầu: + Đọc tên bản đồ, chỉ các hướng Bắc, Nam, Đông,Tây + Chỉ vị trí của tỉnh mình đang sống trên bản đồ + Nêu tên những tỉnh, thành phố giáp với tỉnh của mình - Kết luận C. Củng cố dặn dò: - Hỏi: Muốn sử dụng bản đồ cần theo những bước nào? - Dặn d ò HS đọc trước bài Nước Văn Lang. - 2HS trả lời - Lắng nghe - Lắng nghe - Trả lời và chỉ trên bản đồ - Trình bày - Lắng nghe - Các nhóm quan sát và làm bài tập - Các nhóm trình bày - Các nhóm bổ sung - Lắng nghe - Quan sát và chỉ trên bản đồ theo yêu cầu - Lắng nghe - Trả lời - Lắng nghe Tiết 4: KĨ THUẬT Tiết 5: TIẾNG ANH Tiết 6: ÂM NHẠC Thứ sáu ngày 19tháng 8 năm 2011 Ngày soạn: 18-8-2011 Ngày giảng:19-8-2011 Tiết 1: :THỂ DỤC Tiết 2: TOÁN TRIỆU VÀ LỚP TRIỆU I-MỤC TIÊU Nhận biết hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu và lớp triệu. Biết viết các số đến lớp triệu. Yêu thích môn học, có thái độ học tập tích cực. II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: SGK, giấy khổ to viết sẵn BT4. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1- Kiểm tra bài cũ - Gọi 2HS xếp các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 6547; 54 700; 651 023; 871 459 - Nhận xét, ghi điểm 2-. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài b. Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu lớp triệu gồm các hàng: triệu, chục triệu, trăm triệu - Yêu cầu 1HS lên bảng lần lượt viết số một nghìn, mười nghìn, một trăm nghìn và viết tiếp số mười trăm nghìn - Giới thiệu: Mười trăm nghìn còn gọi là một triệu, viết là 1000 000 - Yêu cầu HS đếm xem 1 triệu có tất cả mấy chữ số 0 - Giới thiệu tiếp chục triệu và trăm triệu - Giới thiệu tiếp: Hàng triệu, hàng chục triệu, hàng trăm triệu hợp thành lớp triệu. Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập Bài tập 1: - Cho HS đếm thêm 1 triệu từ 1 triệu đến 10 triệu - Mở rộng cho HS đếm thêm từ 10 triệu đến 100 triệu, từ 100 triệu đến 900 triệu Bài tập 2: -Hướng dẫn bài mẫu - Yêu cầu HS viết số thích hợp vào chỗ chấm - Nhận xét Bài tập 3: - Yêu cầu HS viết ra các số ở cột 2 và đếm xem mỗi số có bao nhiêu chữ số; có bao nhiêu chữ số 0 (HS khá giỏi làm thêm cột 1) Bài tập 4: (Dành cho HS khá giỏi) - Phân tích mẫu cho HS hiểu cách làm - Yêu cầu HS làm cá nhân, đối chiếu với kết quả trên bảng phụ C. Củng cố dặn dò: - Nhận xét tiết học, dặn dò HS xem trước bài Triệu và lớp triệu (tt). - 2HS lên bảng thực hiện - Lắng nghe - Lắng nghe - 1HS lên bảng viết - Lắng nghe - Trả lời - Lắng nghe - Lắng nghe - Đếm từ 1 triệu đến 10 triệu - Đếm thêm - Lắng nghe - Viết số thích hợp vào chỗ chấm - Viết các số và đếm có bao nhiêu chữ số 0 - Lắng nghe - Làm vào vở - Lắng nghe Tiết 3: TẬP LÀM VĂN: TẢ NGOẠI HÌNH CỦA NHÂN VẬT TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN I- MỤC TIÊU Hiểu : Trong bài văn KC, việc tả ngoại hình của nhân vật là cần thiết để thể hiện tính cách của nhân vật (ND ghi nhớ). Biết dựa vào đặc điểm ngoại hình để xác định tính cách nhân vật (BT1, mục III); kể lại được một đoạn câu chuyện Nàng tiên ốc có kết hợp tả ngoại hình bà lão hoặc nàng tiên (BT2) Gd hs kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin (làm việc nhóm, chia sẻ thông tin) II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GV: + Bảng phụ viết yêu cầu BT1 III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 1HS trả lời câu hỏi: Khi kể chuyện cần lưu ý điều gì? - Nhận xét, ghi điểm 2. Dạy bài mới: a Giới thiệu bài b. Nội dung: Hoạt động 1: Phần Nhận xét - Gọi 3HS nối tiếp đọc các BT1,2,3 - Yêu cầu cả lớp trao đổi cùng bạn để trả lời câu hỏi: Ngoại hình của Nhà Trò nói lên điều gì về tính cách và thân phận của nhân vật này? - Gọi 3 HS lần lượt lên bảng làm bài vào phiếu - Mời cả lớp nhận xét, bổ sung - Kết luận Hoạt động 2: Phần Ghi nhớ - Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK trả lời: + Muốn tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì? + Ngoại hình nhân vật nói lên điều gì? - Kết luận: Ngoại hình góp phần thể hiện tính cách nhân vật. Hoạt động 3: Phần Luyện tập Bài tập 1: - Gọi HS đọc nội dung BT - Phát phiếu bài tập, yêu cầu HS làm việc theo nhóm nêu những chi tiết tả ngoại hình nhân vật (KN tìm kiếm và xử lí thông tin (làm việc nhóm, chia sẻ thông tin) - Gọi đại diện các nhóm trình bày - Nhận xét, kết luận Bài tập 2: - Yêu cầu HS kể 1 đoạn của câu chuyện Nàng tiên Ốc, kết hợp tả ngoại hình của bà cụ hoặc nàng tiên (HS khá giỏi có thể kể hết toàn bộ câu chuyện) - Nhận xét cách kể C. Củng cố dặn dò: - Hỏi: Khi tả ngoại hình nhân vật cần chú ý tả những gì? - Dặn dò HS về nhà viết vào vở BT2 - HS trả lời - lắng nghe - Lắng nghe - Đọc - Trao đổi trả lời - 3HS làm vào phiếu - Nhận xét, bổ sung - Lắng nghe - Trả lời - Lắng nghe - Đọc - Làm việc theo nhóm - Trình bày - Lắng nghe, sửa bài - Kể lại câu chuyện, kết hợp tả ngoại hình - Lắng nghe - Trả lời - Lắng nghe Tiết 4; ĐỊA LÍ: DÃY HOÀNG LIÊN SƠN I-MỤC TIÊU: Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của dãy Hoàng Liên Sơn. Chỉ được dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ tự nhiên Việt Nam. Sử dụng bảng số liệu để nêu đặc điểm khí hậu ở mức độ đơn giản: dựa vào bảng số liệu cho sẵn để nhận xét về nhiệt độ của Sa Pa vào tháng 1 và tháng 7. II-ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - GV: Bản đồ Địa lí tự nhiên VN III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 2HS trả lời: + Thế nào là bản đồ? Hãy kể một số yếu tố của bản đồ? - Nhận xét, ghi điểm 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài: Dãy Hoàng Liên Sơn b. Nội dung Hoạt động 1: Hoàng Liên Sơn – dãy núi cao và đồ sộ nhất VN - Chỉ vị trí của dãy núi Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN, yêu cầu HS dựa vào kí hiệu, tìm vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn (HLS) ở hình 1 SGK - Yêu cầu HS dựa vào hình 1 và SGK, trả lời câu hỏi: + Kể tên những dãy núi chính ở phía bắc của nước ta, trong những dãy núi đó, dãy núi nào dài nhất? + Dãy Hoàng Liên Sơn nằm ở phía nào của sông Hồng và sông Đà? + Dãy HLS dài bao nhiêu km? Rộng bao nhiêu km? + Đỉnh núi, sườn và thung lũng ở dãy núi HLS như thế nào? - Nhận xét, kết luận - Mời 1HS lên chỉ và mô tả dãy HLS trên bản đồ - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi theo các gợi ý sau: + Chỉ đỉnh núi Phan-xi-păng và cho biết độ cao của nó + Tại sao đỉnh Phan-xi-păng được gọi là “nóc nhà” của Tổ quốc? + Quan sát tranh, ảnh mô tả về đỉnh Phan-xi-păng Hoạt động 2: Khí hậu lạnh quanh năm - Yêu cầu đọc SGK, cho biết khí hậu ở những nơi cao của HLS ntn? - Gọi 1HS lên chỉ vị trí của Sa Pa và giải thích và sao Sa Pa trở thành thành phố du lịch, nghỉ mát nổi tiếng - Kết luận C. Củng cố dặn dò: - Hỏi: Dãy HLS có đặc điểm về địa hình và khí hậu như thế nào? - Dặn d ò HS đọc trước bài Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. - 2HS trả lời - lắng nghe - Lắng nghe - Quan sát, tìm vị trí của dãy Hoàng Liên Sơn - Trả lời + HS khá giỏi chỉ và đọc tên những dãy núi chính - Lắng nghe - 1HS lên chỉ và mô tả - Thảo luận nhóm đôi - Lắng nghe - Quan sát và chỉ trên bản đồ theo yêu cầu - Trả lời - Chỉ và giải thích - Lắng nghe - Trả lời - Lắng nghe Tiết 5 HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ Tiết 6 SINH HOẠT
Tài liệu đính kèm: